Home Đời Sống Gia Đình Sống ở Mỹ, nên ủng hộ gạo sản xuất tại Mỹ

Sống ở Mỹ, nên ủng hộ gạo sản xuất tại Mỹ PDF Print E-mail
Tác Giả: Hà Giang/Người Việt   
Thứ Bảy, 07 Tháng 1 Năm 2012 08:38

(FDA kiểm soát quá trình sản xuất, không thêm hoá chất), đã có bán tại Little Sàigòn. Gạo Panda Rice, vừa ngon vừa rẻ...

Vừa đặt chân đến cửa chợ Sài Gòn City, khách hàng đã thấy một chồng gạo cao
chất ngất. Bước hẳn vào trong, ngay sau mấy quầy tính tiền, lại là một chồng
gạo nữa, cũng gọn gàng và cao không kém.

Anh Quới Phạm, giám đốc chợ Sài Gòn City bên cạnh chồng gạo Panda Rice, một loại gạo
 thơm hảo hạng của Hoa Kỳ đang được công ty Sài Gòn City Marketplace giới thiệu đến
 đồng hương.

Trong ngày, chồng gạo này sẽ vơi đi trông thấy, theo tỉ lệ của dòng người đi lại
vội vàng hoặc thong thả trong ngôi chợ sạch sẽ, khoảng khoát, và có một vẻ gì
rất đặc biệt so với những ngôi chợ khác trong vùng.
 
Không phải Jasmin Rice của Thái Lan, không phải Nàng Hương của Việt Nam,
cũng không phải Ông Ðịa hay Ba Cô Gái, mà là một loại gạo có cái tên rất dễ
thương, dù còn hơi lạ với giới tiêu dùng.
 
Ðó là những bao gạo in hai chữ “Panda Rice” dưới hình một chú gấu mặt bầu
bĩnh láu lỉnh, mắt chăm chú, lưỡi liếm môi, chờ được ăn những hạt cơm trắng
ngần, đựng trong một bát nghi ngút khói.
 
Panda Rice, cái tên nghe thật lạ!

Không lạ sao được, vì chỉ cách đây hơn một năm, ngay cả doanh gia Nguyễn
Minh Chiêu, chủ nhân của Saigon City Marketplace và Công Ty Tây Hồ, và anh
Quới Phạm, con rể ông, người cai quản chợ Sài Gòn City, cũng còn chưa bao
giờ nghe đến hai chữ Panda Rice, chứ đừng nói là bận rộn giới thiệu loại gạo rất
mới này đến người tiêu thụ qua hệ thống siêu thị của mình.
 
Theo lời ông Chiêu và anh Quới, thì dù mới trình làng hơn một tháng, mà Sài
Gòn City đã tiêu thụ được một số gạo đáng kể: 2,500 bao 40 lbs, hay 50 tấn.
“Wow, 50 tấn trong một tháng?
Sao bán chạy vậy?”
“Vì Panda Rice dẻo, ngon, rẻ, và là gạo thơm sản xuất ở Hoa Kỳ!” Anh Quới trả
lời, một cách gọn gàng, như đã nhiều lần phân tích về gạo Panda Rice cho chính
mình.
“Có bà cụ tuần trước đến mua về ăn thử, tuần sau lại đến đòi mua thêm 3, 4 bao
nữa để về dự trữ kẻo hết.” Anh kể thêm.

Rồi giải thích là bà cụ này cho anh biết sau khi ăn gạo một tuần, đo chất đường
trong máu “thấy thấp hẳn xuống” nên đi “mua thêm để dành”.
 
Vậy là gạo Panda Rice rất ít đường?
“Gạo nào cũng có đường, không nhiều thì ít. Khách hàng nói ăn giảm đường
nhiều thì mình biết vậy, nhưng thật ra cũng khó kiểm chứng.”
Trời ơi, bán hàng mà có cơ hội quảng cáo cho sản phẩm lại không chịu nắm lấy,
còn đòi “kiểm chứng” cho chính xác như một khoa học gia thì kể ra cũng lạ.
Hỏi ra mới biết anh Quới, trước khi chuyển qua ngành siêu thị và cai quản Sài
Gòn City, là một kỹ sư điện tử, tốt nghiệp tại Oregon State University, từng làm
việc cho các hãng Intel, Hewlett Packard và Micron Technology.
Cơ duyên nào đã đưa gia đình doanh gia Nguyễn Minh Chiêu đến với Panda
Rice?

Theo lời ông Chiêu, tất cả bắt đầu từ một chuyến đi chơi.
Cách đây hơn một năm, vào dịp Thanksgiving, ông Chiêu cùng gia đình đưa
nhau đi cruise đến Caribbean Islands nghỉ ngơi sau những ngày làm việc tất bật.
Trong chuyến đi chơi kéo dài 10 ngày đó, chẳng ai nghĩ rằng mình sẽ bận tâm
đến công việc. Thế nhưng định mệnh lại có một dự tính khác.
Trong một bữa ăn tối trên du thuyền, họ tình cờ gặp Clark, một nhà nông nghiệp
với nhiều ruộng lúa phì nhiêu ở miền Tây Hoa Kỳ. Là một tỷ phú tay trắng tạo
nên sự nghiệp trong ngành gạo, từ năm 1980, ông Clark đã thiết lập một nhà
máy xay, và tổ hợp lúa, qua đó các nhà nông có thể điều kiện sản xuất được
nhiều loại gạo hảo hạng, với mục đích giúp đỡ giới trồng lúa phát triển thị
trường, đồng thời nâng cao ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ.
Ngoài việc phân phối trong nội địa, ông Clark còn giúp nhà nông Hoa Kỳ xuất
cảng một số lượng lớn gạo qua Nhật, Ðài Loan, Ðại Hàn, Mễ Tây Cơ và một số
các nước khác ở vùng Trung Ðông.

Khi biết gia đình ông Chiêu có siêu thị, vị tỷ phú nhà nông này bảo họ “nhất
định phải thử gạo” của ông, vì gạo dẻo, ngon, “bảo đảm người Á Ðông sẽ thích
lắm”.
“Gạo hảo hạng ‘USDA grade #1 Rice’ đó!”
Ông Clark nói đi nói lại.
Gạo Mỹ à? USDA grade #1 Rice thì sao? Nghĩ thế, nhưng ông Chiêu và anh
Quới vẫn cam đoan với người bạn mới quen: “Vâng, chúng tôi chắc chắn sẽ thử
chứ!”
 
Chuyến đi chấm dứt, gia đình ông Chiêu trở lại với cụôc sống bận rộn. Bao gạo
do nhà tỷ phú Clark gửi đến để họ ăn thử phải nằm chờ... hơi lâu.
“Người mình ăn gạo Thái Lan chứ mấy ai thích ăn gạo Mỹ”, anh Quới nghĩ
thầm.
Cho đến một hôm, để dọn cho gọn bếp, vợ anh lôi gạo ra nấu.
“Ngon quá!”
William, cậu con trai lớn 7 tuổi của anh kêu lên.
“Yummi!”
Richard, đứa con nhỏ 3 tuổi phụ họa.
“Ừ, dẻo và ngon thật!”
Một người khác trong gia đình gật gù.

Rồi một ngày sau, anh Quới nghe vợ “báo cáo”:
“Anh à, cái gạo mới này tốt à nha, để qua hôm sau còn dẻo, bữa nay em nấu
cơm gà Rôti, tụi nhỏ nó ăn quá trời.”
Ngay sau đó, cả đại gia đình ông Chiêu trở thành những “rice tasters”. Còn vợ
anh Quới thì khỏi nói, thử nghiệm đủ món khác nhau với bao gạo Mỹ.
Cơm gà Rôti, Cơm Sườn Nướng, Cơm trắng Mỡ Hành, Cơm đỏ cá Salmon.
Món nào cũng được ủng hộ, hết ào ào.
Nhưng đến món cháo thì mới thật là vô địch, khó có gạo nào bì. Những hạt gạo
sánh quyện vào nhau trong bát, mềm mà vẫn hơi dẻo, nhai kỹ lại có chất ngọt,
chỉ cần ăn cháo trắng cũng thấy ngon.

Thấy gạo có triển vọng, trong khi vợ bận rộn thử nghiệm trong bếp, anh Quới
cũng bù đầu nghiên cứu.
Gạo Mỹ khác với gạo Thái Lan như thế nào? Ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ
khác nông nghiệp của các nước Á Châu như ra sao? Và gạo như thế nào thì mới
được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho mang nhãn hiệu “USDA grade #1 Rice”?
Những kết quả nghiên cứu làm anh ngạc nhiên thích thú.
Theo tài liệu Liên Hiệp Quốc, gạo là thực phẩm chính, chiếm 80% khẩu phần,
của hơn 50% của dân số 7 tỉ người trên thế giới. Gạo được trồng ở hơn 100 quốc
gia, và dù với kỹ nghệ tối tân hiện nay, nông nghiệp tại các nước Á Ðông vẫn bị
lệ thuộc vào mực nước và thời tiết. Hơn 100 quốc gia không trồng được phải
nhập cảng gạo. Ba phần tư gạo được sản xuất trên thế giới là gạo hạt dài (long
grain), số còn lại là hạt vừa (medium grain) và hạt tròn (short grain).
Với kỹ thuật canh tác tối tân, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất xuất cảng được cả 3
loại gạo, và là nước xuất cảng gạo lớn hàng thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và
Việt Nam. Từ trồng, cấy, gặt đến xay, ngành trồng gạo hoàn toàn được cơ giới
hóa, do đó gạo Hoa Kỳ tinh khiết, và có phẩm chất rất tốt.
Ngoài dụng cụ tối tân, để bảo đảm chất lượng, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ
(USDA) có luật rất rõ ràng trong việc xếp hạng các loại gạo, và thường xuyên
đến thanh tra những vựa lúa.
 
Tài liệu của USDA cho biết, loại gạo muốn đoạt được tước danh “USDA grade
#1 Rice”, tức hạng cao nhất của gạo Hoa Kỳ, phải tinh khiết đến độ chỉ được
phép có 2 hạt gạo bị sứt mẻ trong mỗi 500 grams, và tuyệt đối không có một hạt
bụi, hay trấu.
Vài chuyến thăm nông trại vùng Bắc Cali khiến cha con ông Chiêu được nhìn
tận mắt kỹ thuật canh tác “100% automation” hết sức tinh vi của Hoa Kỳ, và kết
luận rằng thứ gạo họ đang nghiên cứu là một sản phẩm đáng được đưa vào thị
trường Á Ðông.
Dẻo, ngon, rẻ, và phẩm chất tinh khiết, tại sao người mình cứ phải dùng loại gạo
nhập cảng nhỉ? Tại sao không tiêu thụ gạo Hoa Kỳ để giúp nông nghiệp và kinh
tế Hoa Kỳ? Mình nhất định phải tiếp tay phân phối gạo này cho cộng đồng
người Việt. Anh Quới tự nhủ.
Ông Chiêu cho biết ông rất vui khi chợ Sài Gòn City bắt đầu hoạch định chương
trình giới thiệu gạo thơm Hoa Kỳ đến với đồng hương.
Ðặc biệt là với ông, niềm vui không thuần túy chỉ vì lý do thương mại.
“Loại gạo này vì trồng trên cao, nhỏ hột, hột lúa chịu lạnh và có độ dẻo cao,
ngon cơm, làm tôi nhớ đến gạo Nanh Chồn tỉnh Bà Rịa của Việt Nam!” Ông
tâm sự.
 
Anh Quới cho biết việc chuẩn bị đưa gạo vào thị trường cũng tốn thì giờ không
kém. Nào là phải đặt tên, thiết kế logo, bao bì, và định giá, v.v...
“Tên Panda Rice là do ba em đặt đó!” Anh Quới khoe.
Ðặt tên cho gạo có lẽ là việc khó nhất. Tên phải đặt làm sao để khi thiết kế logo
nhìn vào biết ngay sản phẩm Á Ðông, mà lại không Việt Nam quá, để có thể
phân phối đến những thị trường khác.
Panda Rice có giá rất rẻ, chỉ $25 cho một bao gạo 40 lbs, so với $40 cho 50 lbs
gạo Thái.
“Chúng tôi quyết định lời rất ít để giới thiệu Panda Rice vào thị trường!” Anh
Quới tâm sự.
Ngoài quyết định bán giá thấp, Sài Gòn City còn nấu cơm tại chợ cho khách
hàng ăn thử vào mỗi cuối tuần.
“Một bao gạo thường thì hoặc 25 lbs, hoặc 50 lbs, chị biết tại sao mỗi bao gạo
Panda Rice chỉ có 40 lbs không?”
Ðưa mắt nhìn một phụ nữ khiêng bao gạo bỏ vào xe một cách nhẹ nhàng, anh
Quới hỏi rồi tự trả lời một cách hãnh diện:
“Tại vì em quan sát thấy thường thì phụ nữ đi chợ một mình, và một bao gạo
50 lbs thì với phụ nữ nặng, khó khiêng quá.

Bao 40 lbs vừa sức họ hơn”.
Thật đúng là đầu óc tỉ mỉ, chính xác của một kỹ sư.
Nhìn khách hàng bu quanh người nấu để lấy từng chiếc ly giấy nhỏ xíu đựng
chút cơm nóng hổi ăn thử, gật gù, rồi khiêng gạo bỏ vào xe, ai cũng thấy sự lôi
cuốn của loại gạo thơm Hoa Kỳ được xếp hạng “USDA grade #1 Rice” này.
“Dẻo quá!” Nancy, một phụ nữ nếm cơm thốt lên.
Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt bà Nancy cho biết nghe người bạn
kể về một loại gạo mới ít đường nên muốn nếm thử.
“Gạo này dẻo quá, chắc làm cơm nắm hay sushi thì ngon lắm!” Bà Nancy nói.
 
Bà Dung đang đẩy một xe đi chợ trong có bao Panda Rice tuần trước đã mua ăn
thử, thấy gạo ngon nên hôm nay muốn đến “mua thêm bao nữa để dành”.
Tỏ ra rành về lúa gạo bà Dung nói bà thích Panda Rice vì “khi vo gạo thấy còn
cám nhiều, tức còn nhiều chất bổ”.
Một thanh niên tên Duy, 21 tuổi, cho biết hay đi chợ hộ bà ngọai vì bà đã 76 tuổi
nói:
Ngoại em thích gạo này lắm, nhất là khi nấu cháo.
Dẻo, ngon, rẻ, tinh khiết, và ủng hộ nền kinh tế Hoa Kỳ, có nhiều lý do để người
tiêu dùng quyết định mua Panda Rice.
Ðộc giả nào chưa thử Panda Rice, xin mời đến chợ Sài Gòn City nếm thử vào
mỗi cuối tuần, hoặc vào trang mạng www.pandariceusa.com tìm hiểu thêm./.