Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 2 |
Tác Giả: Sử gia Tôn Thất Thiệt | |||
Thứ Tư, 13 Tháng 1 Năm 2010 13:22 | |||
Cuối thu năm Tân Sửu l985, sau bao nhiêu vất vả về tinh thần lẫn vật chất, người HOÀI QUỐC đã nhìn thấy đốm lửa hy vọng khi Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA ban hành đạo dụ nâng NHA MỤC VỤ lên thành DOANH TUẪN GIÁO. CHƯƠNG IITHỜI KỲ LỌAN LẠC2.1 TÂN TỔNG TRẤN LỘ DUNGCuối thu năm Tân Sửu l985, sau bao nhiêu vất vả về tinh thần lẫn vật chất, người HOÀI QUỐC đã nhìn thấy đốm lửa hy vọng khi Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA ban hành đạo dụ nâng NHA MỤC VỤ lên thành DOANH TUẪN GIÁO. Tuy nhiên sự thành công của người HOÀI QUỐC phải trả một giá quá đắt: đó là việc BÌNH VIỄN AN sẽ ra đi dưỡng bệnh sau 9 tháng đặt nền móng cho Doanh tân lập này. Trong những lần đi kinh lược hay trong những cuộc hội hè, lễ tế, ông luôn luôn kêu gọi dân chúng chung sức gìn giữ những gì vừa mới đạt được, tha thứ cho nhau theo tinh thần THIÊN GIÁO và nhất là để ông đi bình yên vì ông biết dân chúng thương ông rất nhiều, có thể sẽ xin triều đình để giữ ông lại. Cuộc biến động bùng nổ thực sự vào mùa hè năm Bính Dần 1986 khi toàn thể dân chúng trong các Trấn nhận được tin Hoàng Ðế THẠCH ĐỖ MA bổ nhậm Tổng Trấn LỘ DUNG về trấn nhậm DOANH TUẪN GIÁO. Họ nghi ngờ ý định của triều đình vì LỘ DUNG luôn luôn ủng hộ chính sách hội nhập và không tha thiết với người HOÀI QUỐC. Hơn nữa trong đạo dụ thành lập DOANH TUẪN GIÁO có đoạn nói rằng: cứ sau 10 năm, triều đình sẽ tái cứu xét để Doanh có đủ điều kiện tồn tại hay không và người có quyền đề nghị đóng cửa Trấn phủ lại là Tổng Trấn. Dân chúng hoang mang lo sợ thật sự. Ở các đền thờ, đuờng phố, tư gia, đâu đâu dân chúng cũng tụ tập để bàn luận, chia xẻ, ước đoán về những sự việc sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới. Bây giờ có một số nhân sĩ họp cùng với một số Kha Trưởng và Kha Phó đứng ra thành lập BANG PHÒNG THỦ CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH để chống lại quyết định của triều đình. Họ mời được một người, trước kia đã từng làm quan Án Sát khi còn ở cố quốc, gia nhập để lãnh đạo phong trào thỉnh nguyện này. Việc gia nhập BANG PHÒNG THỦ CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH của ông cũng là một giai thoại ly kỳ. Họ bảo rằng sau khi nghiên cứu về mộ phần của các Thánh Tuẫn Giáo người HOÀI QUỐC, ông đã phát hiện ra là tất cả các mộ ấy đều được an táng tại các thế đất không nhiều thì ít có liên quan đến các Hàm Rồng . Ðiều này là một dấu hiệu cho thấy là người HOÀI QUỐC, con cháu các Thánh Tuẫn Giáo sẽ có ngày làm vẻ vang cho quê hương mình. 2.2 HỊCH CHÁNH ĐẠO và DIÊN HỒNG ĐẠI HỘISau khi có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của BANG HÀNH SỰ, BẠC TRANG cấp tốc phổ biến hịch CHÁNH ĐẠO khắp nơi, kêu gọi dân chúng nhất tề đứng lên đòi triều đình phải thoả mãn hai nguyện vọng như sau: - Thiết lập Thể Nhân Trấn cho người HOÀI QUỐC. Hịch CHÁNH ĐẠO là một công trình tổng hợp do BANG PHÒNG THỦ CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH và một số đông người có lòng với đại cuộc. Hịch nêu lên nguyện vọng, lập trường, tư tưởng, cảm nghĩ của dân chúng bằng mọi hình thức văn chương thi phú. Dân chúng đón nhận hịch một cách nồng nhiệt; trái lại Triều đình cảm thấy lo âu vô cùng. Bây giờ XÚ UẾ VÂN đang là Tể Tướng kiêm Nội Bộ Thượng Thư của HỒ SINH, sau khi lĩnh ý của Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA, ra lệnh cho các Tổng Trấn người bản xứ dùng mọi phương tiện sẵn có để ngăn chận hịch. Tể Tướng Xú Uế Vân là một người có rất nhiều quyền hành và thế lực; ông đứng ra chăm lo tất cả công việc triều chính trong những lần Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA đi kinh lược. Tính tình của ông cũng giống Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA và chính sách của Ông có lẽ còn gay gắt hơn nhiều. Ngày 20 tháng 7 năm Bính dần 1986, BANG PHÒNG THỦ CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH dự định sẽ tổ chức một DIÊN HỒNG ĐẠI HỘI trong khuôn khổ buổi lễ Tri Ân và tiễn biệt Tổng Trấn BÌNH VIỄN AN sau 11 năm nhọc nhằn dựng Trấn. Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA ước mong có một cuộc lễ như thế để ông có dịp giới thiệu Tân Tổng Trấn LỘ DUNG với thần dân của Ngài. Nhưng sau khi biết được ý định của BANG PHÒNG THỦ CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH sẽ lợi dụng buổi lễ để DIÊN HỒNG ĐẠI HỘI, ông ra lệnh huỷ bỏ buổi lễ và đồng thời ra yết thị công bố với dân chúng là Hoàng Đế đang bị thích khách đe doạ. Đây là một đòn chiến thuật để ông thoát khỏi cảnh phải đối diện với hàng ngàn thần dân của ông vì lúc nào ông cũng cho rằng nhóm chống đối chỉ là thiểu số. Tuy buổi lễ bị huỷ bỏ, dân chúng cũng kéo nhau về tham dự đông đảo để nam phụ lão ấu trong toàn cõi có dịp bày tỏ quyết tâm của họ đối với hai thỉnh nguyện kể trên. Những băng giấy với hàng chữ “THỂ NHÂN TRẤN: thuận” và “LỘ DUNG: bác” được tất cả dân chúng giơ cao và hô to như là một dứt khoát với Triều đình. Tuy nhận được lệnh của Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA là không được tham dự buổi lễ, Tổng Trấn BÌNH VIỄN AN đã cố gắng đến với đám dân của ông vào giây phút cuối trước khi DIÊN HỒNG ĐẠI HỘI bế mạc. Một số đông dân chúng đã xúc động và nước mắt của họ là những chung Ly Bôi Tửu được dành cho những bậc Khai Trấn Công Thần. 2.3 LỘ DUNG VÀ THAM MƯU BỘĐể chuẩn bị cho việc trấn nhậm Doanh TUẪN GIÁO được dễ dàng, Tổng Trấn LỘ DUNG bắt đầu tổ chức hệ thống nhân sự trong việc điều hành công việc của Doanh phủ, Ông đã thâu nạp được một số người trước kia bất mãn với cựu Tổng Trấn BÌNH VIỄN AN hoặc những người không bao giờ hợp tác với dân HOÀI QUỐC. Đứng đầu THAM MƯU BỘ của LỘ DUNG là KHUYỂN NGÔN ĐẦU ĐÀ, một người trước kia đã tu luyện tại một tu viện của THIÊN GIÁO. Về võ nghệ, KHUYỂN NGÔN ĐẦU ĐÀ có một binh khí sở trường là “VU KHỐNG LUẬN” mà có lần Tổng Trấn BÌNH VIỄN AN đã thất điên bát đảo. Kế đến là VÕ CÔN TÚ TÀI, một người có họ hàng đã làm đến chức Quyền GIÁM LĨNH của NHA MỤC VỤ. Sau VÕ CÔN TÚ TÀI là ĐÈN HOA TẶC TỬ đã tung hoành ngang dọc một thời tại Trấn CẨM BÁO. Cả hai nhân vật trên chuyên sử dụng “NẶC DANH THƯ” và võ nghệ đã đến mức thượng thừa, nhất là khi phải giao đấu trong bóng tối. TRANG CỐNG TẦN cũng đầu quân dưới trướng của LỘ DUNG. Mặc dầu không phải là cao thủ lợi hại của phái HẮC MA nhưng TRANG CỐNG TẦN có đường quyền “MẠT SÁT CÀN” cũng làm cho mọi người phải kiêng nể. Ngoài ra trong những ngày còn lận đận với công danh sự nghiệp, LỘ DUNG đã được LÊ GIA TRANG CHỦ mời về trang trại của Ông để nghỉ ngơi và làm Đại Bản Doanh cho mưu đồ đại sự. LỘ DUNG cũng đã móc nối với một số người thuộc VĨNH VÔ NGÃ ÁI HỮU Hội để cộng tác với Ông ta. Một số người sau khi biết được ý đồ của LỘ DUNG đã từ chối hợp tác; tuy nhiên một số khác vì nặng đầu óc địa phương vẫn còn bám sát vị Tổng Trấn để hy vọng có được một chức quan nhỏ trong Doanh TUẪN GIÁO. 2.4 ĐỘT KÍCH DOANH TUẪN GIÁO LẦN THỨ NHẤTNgày 21 tháng 7 năm Bính Dần 1986, lúc ấy vào khoảng đầu giờ Mùi trước sân tiền đường của Trấn LẪU GÀ TỒ một khung cảnh nhộn nhịp khác thường. Đoàn người ngựa của Tổng Trấn LỘ DUNG đang chuẩn bị cho cuộc di quân về Doanh TUẪN GIÁO. Tổng Trấn LỘ DUNG trong bộ nhung phục màu đen, có đeo thẻ bài trắng nai nịt gọn gàng, trên tay nắm chặt ấn Tổng Trấn đã được Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA ban cho cách đó hơn một tháng đang duyệt qua hàng quân trước giờ lên đường. Sau khi đưa mắt quan sát quân ngũ lần cuối cùng, Tổng Trấn LỘ DUNG dõng dạc hét to: “Phen nầy nếu không vào được Doanh TUẪN GIÁO, ta thề không về LẪU GÀ TỒ nầy nữa.” Nói xong ông phóng lên chiến mã và hô to: “Lên đường!” Đoàn người ngựa hăm hở phóng ra khỏi cổng thành, lấy hướng Nam của Tử Lộ NHỊ BÁT THẬP trực chỉ Doanh TUẪN GIÁO. Sau hơn nửa giờ đường, đoàn chiến mã của LỘ DUNG đã đến được ngã tư SINH TỬ Lộ và CÁCH PHI TẦN. Ông cho đoàn quân dừng lại và gửi toán thám báo vào quan sát địa hình địa vật trong Doanh TUẪN GIÁO. Lúc bấy giờ trong Trấn phủ của Doanh TUẪN GIÁO chỉ có lác đác một vài người phụ nữ đang dọn dẹp sảnh đường. Lại có thêm vài tráng niên đang ngồi uể oải chờ đợi bên ngoài dưới bức trướng màu đỏ kẻ chữ “BANG HÀNH SỰ”. Mọi người đều mang tâm trạng bàng hoàng vì sự ra đi đột ngột của Tổng Trấn BÌNH VIỄN AN, và bồn chồn lo lắng không biết bao giờ Tổng Trấn LỘ DUNG mới đưa quân vào Doanh phủ. Phó Tổng Trấn CHÁNH NGUYÊN đi đi lại lại trước cổng Tiền đường và cũng mang tâm trạng như đám dân trước mặt. Toán thám báo của Tổng Trấn LỘ DUNG phi ngựa vào sân và giả vờ như những tín hữu đến nguyện đường để cầu nguyện. LỘ DUNG sau khi chờ đợi khoảng chừng một khắc và thấy Toán Thám Báo không trở lại thì biết mọi sự vẫn bình thường, liền ra lệnh cho đoàn quân xông vào cổng Trấn phủ. Vừa bước vào sảnh đường, Tổng Trấn LỘ DUNG liền bị ngay những người phụ nữ vây chặt và bắt đầu cuộc chất vấn. Bọn cận vệ vội vàng tiến lên và bám sát những người chống đối để phòng bị việc bất trắc có thể xảy ra. Những người tráng niên nhận thấy đám quân binh của LỘ DUNG có phần chiếm ưu thế, liền thoát ra cổng thành và tức tốc phi báo cho dân chúng ở gần đó. Chỉ trong khoảnh khắc, dân cư từ các Trấn lân cận đổ về thật đông bắt đầu tấn công LỘ DUNG và đoàn tùy tùng. Với chủ trương bất bạo động của THIÊN GIÁO, họ không dùng vũ lực, nhưng chỉ dùng khẩu khí để giao tranh mà thôi. Đang khi cuộc cãi vã đến hồi gây cấn thì bất ngờ có một thiếu phụ phóng vào sảnh đường. Thiếu phụ xông thẳng đến Tổng Trấn LỘ DUNG và bắt đầu một màn tấn công dữ dội. Bà dùng tất cả những ngôn từ cả văn hoa lẫn bình dân sẵn có trong văn chương của HOÀI QUỐC để dạy cho LỘ DUNG bài học về đạo làm người, về liêm sỉ, về nhân phẩm . . . Tiếng nói của thiếu phụ oang oang, dõng dạc át cả những tiếng gay go giữa đám dân chúng và bọn cận thần của LỘ DUNG. Không khí bắt đầu căng thẳng, tình trạng trở nên hỗn loạn. Giữa cái nóng oi bức của buổi trưa hè, sắc mặt LỘ DUNG biến đổi từ đỏ sang chàm. Ông lo sợ thật sự và trong khoảnh khắc, vội ra lệnh cho quân liên lạc với Triều Đình. Người thiếu phụ vẫn tiếp tục to tiếng và dồn LỘ DUNG vào góc sảnh đường. Sau này người ta được biết bà là người ở Trấn VƯU SƠN, đã mai danh ẩn tích từ lâu, không màng đến thế sự. Nhưng sau khi thấy cảnh trái tay gai mắt xảy ra tại Doanh TUẪN GIÁO, bà tức tốc xuống núi và gia nhập đám dân CHÁNH ĐẠO. Thấy lòng nhiệt thành, hy sinh của bà và nhất là bà có dáng dấp của một võ tướng, người thời bấy giờ tặng cho bà biệt hiệu ‘THĂNG LONG NỮ TƯỚNG”. Ngoài ra trong đợt tấn công sơ khởi cũng có sự góp mặt của các đại hán TRƯƠNG VÕ HUỲNH, biệt danh “HOẢ TÂM ĐẠI HIỆP”, HỒNG MÃO TIẾN và rất đông anh hùng hào kiệt từ khắp nơi kéo về. Lúc bấy giờ Tể tướng XÚ UẾ VÂN đang nằm nghỉ trưa tại tư dinh thì được quân của LỘ DUNG cấp báo về tình hình tại Doanh TUẪN GIÁO. Ông vội vàng áo mũ chỉnh tề, vào lãnh chỉ thị của THẠCH ĐỖ MA và liên lạc với Vương quốc THẾ TRẦN để xin viện binh giải cứu LỘ DUNG. Vương quốc THẾ TRẦN liền ra lệnh SỞ CẢNH BỊ mang một đạo quân trong giáp y màu đen, trang bị đoản côn cùng với Tể Tướng XÚ UẾ VÂN phi ngựa như bay về Doanh TUẪN GIÁO. Khi lọt được vào sảnh đường, quân Cảnh Bị vội vàng tách rời đám dân chúng khỏi LỘ DUNG và bảo vệ cho Ông ta thật nghiêm nhặt. Họ không dám động vào đám người chống đối vì Vương quốc THẾ TRẦN chỉ can thiệp khi có những va chạm về vũ lực mà thôi. Đang lúc tình hình cực kỳ khẩn trương vì dân chúng vẫn tiếp tục la ó dữ dội, bất ngờ có một hán tử đầu tóc bạc phơ sồng sộc tông cửa sảnh đường. Bọn CẢNH BỊ trong một phản ứng tự nhiên đề phòng cuộc tấn kích bất ngờ, đẩy vội Tổng Trấn LỘ DUNG vào nhà xí và đóng chặt cửa lại. Mọi người đều thích chí cười ồ vì mỉa mai thay, trên cửa nhà xí có tấm bảng đề: “LỘ DUNG : bác” đã được dán trong cuộc lễ ngày hôm trước. Sau khi thấy không có phản ứng nguy hiểm nào nữa, CẢNH BỊ mở cửa nhà xí cho LỘ DUNG bước ra và dân chúng lại tràn đến tiếp tục xỉ vả. Sau này khi nhắc đến hán tử đầu bạc kể trên người ta mới tìm ra được tung tích ông là người ở Trấn CẨM BÁO, họ NGŨ tên CỐT và có biệt danh là “BẠCH THỦ THIỀN SƯ” vì ông làu thông kinh sử của THIÊN GIÁO rất nhiều. Giáo Học THIỀN TRANG được cấp báo việc đột nhập của Tổng Trấn LỘ DUNG cũng vội vã phi ngựa về Doanh và chạm trán với Tể tướng XÚ UẾ VÂN tại NỮ VƯƠNG Đài trong sân Doanh TUẪN GIÁO. XÚ UẾ VÂN liền không bỏ cơ hội vội vàng thuyết phục THIỀN TRANG để chấp nhận LỘ DUNG. Tuy nhiên tất cả nam phụ lão ấu đều nhất tề phản đối. Nhận thấy lòng dân đã quyết tâm ngăn chận LỘ DUNG bằng mọi cách, Tể tướng XÚ UẾ VÂN ra lệnh cho LỘ DUNG lui quân về phía cổng thành. Bất thình lình XÚ UẾ VÂN hô to: “Tẩu Vi Thượng Sách”, thế là cả đoàn người ngựa quay đầu phóng vội khỏi cổng thành. Trước khi vượt qua khỏi cổng, Tổng Trấn LỘ DUNG còn ngoái cổ lại, trỏ vào đám dân chúng mà hét lớn: “Ta sẽ trở lại”, rồi phóng ngựa như bay lẫn vào đám bụi mù của đoàn quân chiến bại. 2.5 TẤN CÔNG DOANH TUẪN GIÁO LẦN THỨ HAI Sau cuộc đột kích lần thứ nhất thất bại, Tể Tướng XÚ UẾ VÂN tức tốc mở cuộc họp hành quân tham mưu quan trọng gồm một số võ tướng của Triều Đình để tìm một chiến thuật khác khả dĩ đưa được Tổng Trấn LỘ DUNG vào Doanh TUẪN GIÁO. Sau khi nghiên cứu tình hình và mổ xẻ ưu khuyết điểm của cuộc tấn kích lần trước, Tể Tướng XÚ UẾ VÂN hoàn tất lệnh hành quân lần thứ hai với những chi tiết như sau: Lúc bấy giờ Doanh TUẪN GIÁO có một không khí tấp nập khác thường. Dân chúng từ khắp nơi đổ về càng lúc càng đông cốt để nghe tin tức về cuộc phản công đánh bật LỘ DUNG vào buổi trưa. Họ say mê thích thú theo dõi diễn biến của cuộc đột kích và lấy làm tiếc vì không được góp phần vào trận đánh kể trên. Tuy nhiên họ cũng nô nức trong lòng vì biết rằng chẳng sớm thì muộn LỘ DUNG và đoàn tuỳ tùng sẽ trở lại vào lúc chiều tối. Như thường lệ, Phó Tổng Trấn CHÁNH NGUYÊN chủ tế cuộc lễ thường nhật vào giờ Dậu trong không khí ngột ngạt của một ngày vừa có biến động. Trong lúc tề tựu, dân chúng phát hiện lác đác một vài thủ hạ thân tín trong THAM MƯU BỘ của LỘ DUNG đang trà trộn vào đám đông đang dự lễ. Bất thình lình có tiếng la to: “Tổng Trấn LỘ DUNG đến”. Thế là khung cảnh hỗn loạn diễn ra. Một số người như ánh chớp phóng nhanh ra cổng thành để quan sát. Nhưng đó chỉ là báo động giả. Cuối cùng buổi lễ được kết thúc một cách vội vã, không có bài hát cũng như lời cầu Cảm Tạ như thường lệ, để dân chúng tự động kéo nhau ra giữ cổng thành. Chỉ trong khoảnh khắc tiếng vó ngựa dồn dập của đoàn quân SỞ CẢNH BỊ thuộc Vương quốc THẾ TRẦN ào ạt tiến vào Trấn phủ. Trong y giáp màu đen với đầy đủ trang bị cho một cuộc cận chiến, họ bố trí quân cả trong lẫn ngoài Doanh TUẪN GIÁO để ngăn ngừa một cuộc bạo động về vũ lực. Và giờ tấn công đã điểm, cũng nhung phục màu đen, cổ đeo thẻ bài trắng và ấn Tổng Trấn trên tay, LỘ DUNG cùng với XÚ UẾ VÂN oai vệ trên lưng BỘ ÍCH LONG CẦU chiến mã phóng như bay vào cổng bắc của Trấn phủ. Lập tức trong một phản ứng nhanh nhẹn chưa từng thấy trong cổ kim chiến sử, hàng trăm người của phe chống đối tràn ra, vai sát vai tạo thành một bức tường người dày đặc án ngữ cổng thành. Cùng với chiến thuật cố hữu, tất cả mọi người đều giơ cao và hô to khẩu hiệu : “LỘ DUNG: bác” vang động cả một góc trời. Dân chúng HỒ SINH gần đó cũng kéo nhau ra quan sát một thế trận thật kỳ lạ chưa từng xảy ra tại vương quốc của họ bao giờ. BỘ ÍCH LONG CẦU của XÚ UẾ VÂN bị vây chặt không thể tiến lên được nửa bước. Cuối cùng cả bốn võ tướng XÚ UẾ VÂN, LỘ DUNG, ẨU GÀN BỘ và TỈ MA LĨNH phải xuống Nhìn vào lực lượng của phe CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH, người ta thấy có rất đông anh hùng hào kiệt và nhân dân từ các Trấn. Trong số các KHA TRƯỞNG và KHA PHÓ, có mặt BẢO TRẦM LUÂN của NAM HỔ SINH, HOÀNG NGỌC CHƯƠNG của MIÊU PHÁ THẠCH; TRANG THẾ NGỌC của ÁNH DƯƠNG; TƯ MÃ Ý và BẠCH THỦ THIỀN SƯ của CẨM BÁO. Về các BANG, HỘI có ĐỊNH THIẾU GIA của ẤU NHI ĐOÀN nổi danh với ngón đòn “MỘC TÚC CƯỚC”; LIÊN BÀ BA, Hội Chủ của HIỀN MẪU THIÊN GIÁO Hội; NGƯƠN TRẤN CƯƠNG, Bang Chủ của TRÁNG NIÊN BANG, hợp cùng với TRƯƠNG VÕ HUỲNH, cả hai sở trường về thuật “SÁT NHĨ TRUYỀN THANH” xoáy thốc vào lỗ tai của LỘ DUNG và quan quân Triều đình. Phái nữ cũng góp phần không nhỏ vào cuộc chống cự ác liệt kể trên với sự xông xáo của THIỀN TRANG PHU NHÂN và nhiều phụ nữ khác. Ngoài ra còn có sự góp mặt của hàng trăm hán tử, dân đinh đã mai danh ẩn tích từ lâu nay lại có dịp tung hoành ngang dọc. Nhận thấy tình hình cực kỳ nghiêm trọng vì khí thế nhân dân càng lúc càng cao, Tình Báo Trưởng ĐU LẬT vội vàng yêu cầu Tể Tướng XÚ UẾ VÂN cho di tản chiến thuật. Trong khoảnh khắc XÚ UẾ VÂN quyết định ra lệnh cho hai Phó Tổng Trấn ĐẬU LƯ và CHÁNH NGUYÊN phải ra trình diện thượng cấp tại chiến trường. Bằng một chiêu thức cực kỳ hiểm độc, XÚ UẾ VÂN đẩy hai Phó Tổng Trấn lên lưng BỘ ÍCH LONG CÂU và cùng với LỘ DUNG, ẨU GÀN BỘ phóng ra khỏi cổng thành. Bọn thủ hạ của LỘ DUNG rón rén lợi dụng bóng tối cũng đào thoát khỏi sân Trấn phủ. Dân chúng reo hò, vui mừng, hớn hở vì đã hoàn toàn đẩy lui được cuộc tấn công vũ bão của LỘ DUNG. Tuy nhiên họ không giấu được nỗi lo âu trước mặt vì sự thất thoát của hai Phó Tổng Trấn ĐẬU LƯ và CHÁNH NGUYÊN. Màn đêm xuống dần trên Doanh TUẪN GIÁO nhưng đám dân chưa chịu giải tán. Gió lạnh ở đâu bất chợt kéo về. Một vài chiếc lá rụng, bay bay trong gió. Gió càng lúc càng mạnh. Người HOÀI QUỐC bắt đầu thấm lạnh, thấm lạnh bởi trận gió trái mùa và thấm lạnh bởi lối hành xử lạ thường của những quan lại của một Triều đình có một Quốc Giáo luôn luôn lấy TÌNH THƯƠNG làm nền tảng cho việc trị dân giữ nước. Xa xa tiếng trống sang canh buồn bã vọng về xen lẫn với giọng hò ru con của một người thiếu phụ HOÀI QUỐC: “Hò ơ! . . . Ý dân là Ý của Trời, 2.6 QUYẾT ĐỊNH THẤT NHÂN TÂMRạng sáng ngày 22 tháng 7 năm Bính Dần 1986, XÚ UẾ VÂN ra lệnh họp khẩn cấp với Tổng Trấn LỘ DUNG và hai Phó Tổng Trấn ĐẬU LƯ và CHÁNH NGUYÊN tại Dinh Tể Tướng. Cả bốn võ quan đều mệt mỏi sau một đêm dài mất ngủ. XÚ UẾ VÂN mất ngủ vì bóp đầu nặn trán cố tìm một phương thức để đối phó với nhóm CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH. LỘ DUNG thao thức năm canh vừa tức, vừa sợ. Tức vì không thực hiện đúng lời trước ba quan tướng sĩ là sẽ cách chức BANG HÀNH SỰ khi vừa về nhậm Trấn, trái lại, Ông bị chính những người này đẩy ra khỏi cổng thành. Sợ vì đêm ngủ chập chờn bị ám ảnh bởi hình ảnh của một đám đông vừa hét vừa giơ cao bảng “LỘ DUNG : bác”. ĐẬU LƯ và CHÁNH NGUYÊN trằn trọc suốt đêm vì cảnh lạ nhà lạ nước khi bị bắt ngủ đêm ở trang trại của người dân trong Trấn. Trong cuộc họp này, ĐẬU LƯ và CHÁNH NGUYÊN không có ý kiến gì để phát biểu. Trái lại XÚ UẾ VÂN và LỘ DUNG đã đưa ra những giải pháp thật táo bạo. Và cuối cùng, một trong những giải pháp đã được ban hành. Đó là việc nghiêm cấm các nghi lễ được cử hành tại Nguyện Đường của Doanh TUẪN GIÁO. Quyết định trên vừa được ban hành càng làm cho người dân HOÀI QUỐC thêm phẫn uất vì việc cấm đoán các nghi lễ là một điều đã vượt quá sức chịu đựng của họ. Đối với người theo THIÊN GIÁO, tế tự là một hình ảnh thiêng liêng cao trọng thuộc về phần tâm linh không có gì có thể thay thế được. Việc cấm đoán của Triều đình và LỘ DUNG là một điều không thể chấp nhận. Để phản đối với quyết định trên, BANG PHÒNG THỦ CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH phát hịch khắp nơi thông báo những biện pháp sau: - Báo tin cho Quan KHÂM SAI của Đại Đế GIANG PHONG Đệ II và gửi Hoả Tốc Thư cho chính Đại Đế xin can thiệp gấp. “THẬP TỰ DI HÀNH” là hình ảnh của một đoàn người vai mang Thập Tự, tượng trưng cho sự đau khổ vất vả của cuộc đời, âm thầm lầm lủi nối đuôi nhau đi trong trận thế như một con rắn khổng lồ uốn khúc lượn quanh Đền Thờ. Về hình thức và tâm lý, đây là một hình ảnh biểu dương lực lượng bất bạo động. Về tâm linh, Thập Tự Giá là vũ khí độc nhất đã chế ngự được Tà Thần, và những người vác nó đã thực hiện đúng lời căn dặn của THIÊN SAI GIÁO CHỦ: “Hãy bỏ mình vác Thập Giá mà theo Ta”. Một hôm LỘ DUNG phi ngựa ngang đám dân làng đang bày trận thế và rất lấy làm ngạc nhiên vì số người di hành trong thế trận rất đông. Ông khiếp sợ ra mặt và vội vàng họp THAM MƯU BỘ tìm biện pháp đối phó. Để hoá giải thế trận “THẬP TỰ DI HÀNH”, và nhất là để tiêu diệt nhóm chống đối, Ông tức tốc cho thành lập một đạo quân lấy tên là Quân TỬ THỦ ĐỨC TIN THIÊN GIÁO. Với lập luận là BANG PHÒNG THỦ CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH đã đi quá xa trong lĩnh vực tôn giáo, việc thành lập đạo quân này là điều cần thiết. Ông dự định làm lễ xuất quân cho đạo quân trên trong một cuộc lễ lấy tên là GIẢI HOÀ để che mắt triều đình. Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA và Tể Tướng XÚ UẾ VÂN có biết trước ý đồ của LỘ DUNG hay không là điều mà các sử gia đang cố tìm tài liệu. Sau khi xem thiên văn và nhật nguyệt tuần hoàn, Ông đã chọn được ngày lành tháng tốt cho ngày Tế GIẢI HOÀ. Đó là ngày 9 tháng 8 năm Bính Dần 1986. Ngày hôm ấy Tể Tướng LỘ DUNG đã đi vào huyền sử của người HOÀI QUỐC THIÊN GIÁO và cũng chính ngày này LỘ DUNG không thể nào quên được bước đường hoạn lộ của Ông. 2.7 SỨC MẠNH QUẦN CHÚNGTrước ngày buổi Tế GIẢI HOÀ được tổ chức BANG PHÒNG THỦ CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH đã ra yết thị cho toàn dân tẩy chay các cuộc hội họp và tế tự do Tổng Trấn LỘ DUNG chủ xướng. Vì nghĩ rằng lần này cũng như mọi lần, nhóm chống đối sẽ không tham dự buổi Tế GIẢI HOÀ nên LỘ DUNG đã cho công văn đi khắp nơi mời gọi mọi người về dự tế. Bất thình lình BẠC TRANG hán tử và Giáo Học THIỀN TRANG đổi chiến thuật, phổ biến trong Hịch CHÁNH ĐẠO kêu gọi dân chúng về tham dự lễ tế trên cho thật đông để cầu nguyện cho những người đồng đạo cần được bồi dưỡng Đức tin. LỘ DUNG và THAM MƯU BỘ của Ông bất ngờ sa vào thế hoả mù vì không biết phe chống đối sẽ làm gì trong buổi tế. Trước đó một ngày tức là vào ngày 8 tháng 8 năm Bính Dần 1986, Ông lại cho thi hành một quyết định thật nhẫn tâm khác: Đó là việc cấm chỉ các Phó Tổng Trấn cử hành các buổi tế tự tại các trang trại và nhà dân trong các Trấn, đồng thời Ông cho phong toả cửa CHẦU GIA trong Nguyện Đường để ngăn chận việc hiệp thông thiêng liêng cao quý nhất của THIÊN GIÁO. Những quyết định thật nhẫn tâm vừa kể của LỘ DUNG đã làm cho quả bóng đầy hơi không còn sức dồn nén nữa nên nổ tung. Chiều ngày mồng 9 tháng 8 năm Bính Dần 1986, người HOÀI QUỐC từ các trấn trong những bộ áo quần sạch sẽ tươm tất, lũ lượt kéo về Đền Thờ Vương Quốc. Có người đi thật sớm để hy vọng chiếm được chỗ tốt trong Đền Thờ. Lúc bấy giờ LỘ DUNG và các thủ hạ cảm thấy nao núng vì phe CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH đã tập họp đông đảo ngoài sức tưởng tượng. Họ còn mang các bảng hiệu bằng vải phản đối Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA và LỘ DUNG về những quyết định có tính cách áp bức tôn giáo nêu trên. Cũng như thường lệ, Triều đình đã xin viện binh từ SỞ CẢNH BỊ của Vương Quốc THẾ TRẦN đến giữ an ninh cho LỘ DUNG và buổi tế. Sau khi cho đám KHUYỂN NGAO (xem phần chú giải) đánh hơi lục soát khắp cả Đền Thờ để tìm Hoả công và Địa lôi, bọn CẢNH BỊ cho dân chúng tiến vào. Sau vài lời chào mừng trọ trẹ bằng ngôn ngữ HOÀI QUỐC của viên Tổng Trấn người bản xứ, nghi thức tế tự bắt đầu. Bài hát Ca Nhập Tế được trổi lên với LIỄU TU SINH dẫn đầu cuộc rước, kế đến là các Phó Tổng Trấn đi hàng đôi một: Quản Giáo Trưởng XÀ ĐẦU và Phó Tổng Trấn ĐỒNG TÂM NGUYÊN, Phó Tổng Trấn MÂY NGÀN và MAI KHANG (một Phó Tổng Trấn Vương Quốc bạn ở phiá Nam HỒ SINH, Phó Tổng Trấn ĐẬU LƯ và CHÁNH NGUYÊN và cuối cùng là vị Chủ Tế, Tổng Trấn LỘ DUNG trong bộ nhung phục đại lễ Thất Phẩm màu xanh. Vừa thấy LỘ DUNG bước vào Chánh điện, lập tức cả ngàn người không ai bảo ai đồng nhất loạt hét to : “LỘ DUNG:bác” vang dội cả Đền Thờ. Những tấm bảng kẻ hàng chữ trên được giơ cao, tràn ngập như hàng ngàn con bướm trắng lấp lánh phản chiếu ánh nắng chiếu vào từ các khung cửa sổ của Đền Thờ. Tiếng la hét phản đối ầm ầm như sóng đại dương, rền rĩ như những viên đại pháo thần công rớt vào chỗ đứng của vị Tân Tổng Trấn. LỘ DUNG nét mặt ngơ ngác, thẩn thờ như người mất hồn, đã mấy lần cố gắng làm Dấu Thập Tự bắt đầu cuộc tế nhưng đều thất bại. Ông không ngờ cả ngàn người dân mà Ông đinh ninh sẽ được cai trị trong những ngày sắp tới đang công khai coi thường luật vua phép nước và chức Tổng Trấn oai vệ của Ông. Ông xấu hổ quá, muốn chạy trốn khỏi Đền Thờ nhưng cổng nào cũng bị phe chống đối vây chặt. Ông muốn bay lên Trời để khỏi thấy cảnh nhục nhã, nhưng môn khinh công “CÂN ĐẨU VÂN” ông chưa học xong. Ông muốn chui xuống đất thì bài “ĐỘN THỔ QUYỀN” ông chưa thuộc. Ông muốn tàng hình thành mây khói thì cẩm nang “ẢO ẢNH PHÁP” ông không bao giờ chịu luyện tập. Ông muốn ngã chết lập tức thì nghe có tiếng thì thầm bên tai “Không, ngươi phải sống; ân đền oán trả.” Cuối cùng không còn cách nào thoát hiểm, Ông lẩm bẩm lập đi lập lại hai tiếng “Từ Hải, Từ Hải” rồi đứng chết lặng tại bàn tế lễ giữa tiếng gào thét của dân chúng. Bấy giờ toán phòng vệ của BANG PHÒNG THỦ CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH phải hoạt động ráo riết, rải quân chận các lối lên Chánh Điện để ngăn chận những người quá khích và để bảo vệ cho LỘ DUNG. “HOẢ TÂM ĐẠI HIỆP” TRƯƠNG VÕ HUYNH mở đường máu tiến sát lên Chánh Điện tuyên đọc “Cảnh Cáo Thư” trước mặt các Phó Tổng Trấn thuộc NHÓM YỂM TRỢ của LỘ DUNG. Không khí vô cùng hỗn loạn. Bọn CẢNH BỊ được báo động tràn vào các cửa Đền Thờ để chờ lệnh xung trận. KHUYỂN NGÔN ĐẦU ĐÀ chạy lên chạy xuống như gà mắc đẻ, thỉnh thoảng lại thì thầm to nhỏ vào lổ tai LỘ DUNG, đồng thời vận khí đan điền, hà hơi tiếp sức, chữa trị cấp tốc những chỗ nội thương cho vị thủ lãnh. Đám thủ hạ trong THAM MƯU BỘ của Ông bàng hoàng tìm chỗ ẩn núp hoặc “bỏ Thầy mà trốn đi hết”. Nhận thấy nếu để LỘ DUNG đứng lâu giữa Chánh Điện sẽ gây thêm sự căm phẫn, viên Tổng Trấn người bản xứ vội ra lệnh cho LỘ DUNG và đoàn Tế lễ bước vào. Như một cái xác không hồn, LỘ DUNG thất thểu bước xuống khỏi Chánh Điện trong sự che chở của Toán Phòng Vệ thuộc BANG PHÒNG THỦ CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH. Sử chép rằng: Sau khi cuộc lễ hoàn tất, những người lo việc quét dọn trong Đền Thờ đã nhặt được Ấn Tổng Trấn của LỘ DUNG trong lúc nguy khốn đã đánh rơi mất. Lại cũng có người kể rằng: Vị Tân Tổng Trấn bị giao động tâm thần quá sức nên đã ngất xỉu và lúc về đã quên chỗ cột con chiến mã của Ông. 2.8 LỄ TRAO GƯƠM TỔNG TRẤNSau cuộc tỉ đấu tại Đền Thờ Vương Quốc là tuần lễ dưỡng thương của LỘ DUNG. Ông đã mất đi sự nô nức hăm hở của buổi ban đầu khi mới nhận chiếu chỉ Tổng Trấn của Triều đình. Những lúc bị bắt buộc phải xuất hiện trước ba quân tướng sĩ, Ông đã tuyên bố rằng Ông không có tham vọng gì trong chức vụ Tổng Trấn của Doanh TUẪN GIÁO nhưng vì Đức Vâng Phục và Dạ Trung Thành với Đức Vua mà ông phải liều chết lăn xả vào chốn dầu sôi lửa bỏng ấy. Và sự từ nhiệm không còn là quyết định ở nơi Ông nữa mà tất cả đều tuỳ thuộc vào nơi Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA. Tể Tướng XÚ UẾ VÂN và Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA sau khi nghe phúc trình tự sự về cuộc Tế Giải Hoà tại Đền Thờ Vương Quốc đã bị nhóm CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH bẻ gãy, liền giận dữ triệu tập văn võ quần thần để tìm cách đối phó. Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA một mặt ra chỉ thị cho Tể Tướng XÚ UẾ VÂN tống đạt một công văn hoả tốc có triện của Tể Tướng tước bỏ danh hiệu THIÊN GIÁO của BANG HÀNH SỰ và mặc nhiên xem cơ cấu hành chánh nầy như một tổ chức THẾ TRẦN vì đã ủng hộ phe CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH. Mặc khác Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA ra chiếu chỉ sẽ áp dụng hình phạt tối đa của THIÊN GIÁO là “TUYỆT THÔNG ÁN” cho hai thủ lãnh của nhóm chống đối là BẠC TRANG hán tử và Giáo Học THIỀN TRANG nếu hai Ông vẫn tiếp tục làm loạn và không thừa nhận Tổng Trấn LỘ DUNG. Đồng thời Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA vẫn tiếp tục tiến hành LỄ TRAO GƯƠM cho LỘ DUNG vào ngày 16 tháng 8 năm Bính Dần 1986 tại Đền Thờ ĐỒNG TÂM mặc cho sự chống đối càng ngày càng mạnh. Sử sách đời sau đã cho rằng quyết định của Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA lúc bấy giờ là một quyết định chỉ làm thoả mãn tự ái của Ông mà thôi, trái lại nó đã đưa cuộc biến động vào thế khó giải quyết. BANG PHÒNG THỦ CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH và BANG HÀNH SỰ khi biết được quyết định của Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA liền hội họp quân dân suốt tuần lễ để tìm phương cách ngăn chận LỄ TRAO GƯƠM TỔNG TRẤN. Theo kế hoạch của BẠC TRANG Hán Tử, nhân dân thuộc phe CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH sẽ tụ họp trước cổng Đền Thờ vào lúc sớm với hy vọng sẽ được cung nghinh Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA khi Ông ngự giá vào Đền Thờ. Họ sẽ xếp hàng trong vòng trật tự hai bên lối đi dẫn vào cổng chánh của Tiền đường và dự định dâng sớ yêu cầu đình chỉ LỄ TRAO GƯƠM TỔNG TRẤN cho LỘ DUNG. Khi dâng sớ, tất cả mọi người sẽ quỳ xuống theo nghi lễ “THẦN TỬ BÁI LONG NHAN” là hình thức tỏ sự tôn kính và trung thành của người HOÀI QUỐC theo THIÊN GIÁO. Nếu Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA vẫn cương quyết tiến hành ý định của Ông, họ sẽ tiến vào Đền Thờ để trả lời câu hỏi có thừa nhận Vị Tân Tổng Trấn do Hoàng Đế Chủ Tế đưa ra trong lễ nghi TRAO GƯƠM. Tất cả mọi người đều thông suốt kế hoạch và bắt đầu kéo đến Đền Thờ từ đầu giờ thân ngày 16 tháng 8 năm Bính Dần 1986. Bấy giờ bọn thủ hạ của LỘ DUNG cho treo những băng vải trước cổng Đền Thờ trên đó kẻ những câu tung hô Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA và chúc mừng LỘ DUNG sắp được chính thức sắc phong Tổng Trấn. Nhóm CHÂN LÝ VÀ THÁI BÌNH cũng sẽ trả đũa bằng cách cho giăng những băng vải chống đối LỘ DUNG và chính sách độc đoán của Triều đình. Họ cũng cho phân phát cấp tốc Hịch CHÁNH ĐẠO song song với những băng giấy “LỘ DUNG: bác” để dùng trong lúc dâng sớ hoặc Lễ TRAO GƯƠM. Dân chúng hai phe đến càng lúc càng đông và đứng thành hai nhóm riêng biệt. Nhóm ủng hộ LỘ DUNG chỉ có một số ít nên biết thân biết phận đứng lui vào một góc cạnh Dinh Tổng Trấn ĐỒNG TÂM. Được đặt vào tình trạng báo động trước cả tuần lễ, Vương Quốc THẾ TRẦN đã điều động một lực lượng hùng hậu quân của SỞ CẢNH BỊ có sự tăng cường của bầy khuyển ngao tiến chiếm các cổng và lối đi dẫn vào Đền Thờ. Được biết chi phí cho đám quân CẢNH BỊ trong ngày Lễ TRAO GƯƠM của Tổng Trấn LỘ DUNG lên đến hai mươi hai vạn quan được trả bởi tiền thuế của người HỒ SINH. Gần đến giờ hành lễ, nhóm ủng hộ LỘ DUNG xếp thành hàng tư tay nắm chặt tay, tiến vào Đền Thờ giữa tiếng la ó của phe CHÂN LÝ và THÁI BÌNH đang đứng án ngữ ở hai bên cổng. Bất thình lình bọn CẢNH BỊ thiết lập cấp tốc một hàng rào ngăn chận lối vào cổng hậu và trong chớp mắt, đoàn xa giá của Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA trên có LỘ DUNG phóng vào như ánh chớp. Lý do là Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA đã bị bọn nịnh thần tâu rình rằng phe chống đối sẽ ném uế khí vào LONG THỂ của Ông nên Ông phải huỷ bỏ cách thức di hành quang minh chính đại như thường lệ. Thấy bài quyền “THẦN TỬ BÁI LONG NHAN” không có cơ hội biểu diễn, nhóm dân chống đối tìm cách nhanh chân tiến vào Đền Thờ. Tuy nhiên vì có chỉ thị của Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA nên bọn lính của SỞ CẢNH BỊ tìm cách hoãn binh không cho họ vào ào ạt như mong muốn. Bọn này đã cho lục soát từng người một, bất kể nam phụ lão ấu thật chậm chạp cốt để giới hạn nhóm người chống đối lọt vào Đền Thờ. Hơn nữa họ tịch thu tất cả hịch CHÁNH ĐẠO trong có những bảng giấy chống LỘ DUNG và vất vào một xó. Cho đến giờ hành lễ chỉ có một số ít cảm tử quân của phe CHÂN LÝ và THÁI BÌNH lọt được vào bên trong mà thôi. Khi đoàn tế lễ gồm các Tổng Trấn và Phó Tổng Trấn người HỒ SINH cũng như người HOÀI QUỐC và Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA bước vào Chánh Điện thì nhóm cảm tử quân của CHÂN LÝ và THÁI BÌNH bắt đầu phản đối la hét dữ dội. Thế là bọn CẢNH BỊ bên ngoài liền khoá chặt tất cả các cửa Đền Thờ và không cho một ai vào nữa. Nhóm Nhạc công của Đền Thờ phải tập trung tất cả sự chú ý để khỏi hát sai nhịp nhưng cuối cùng đành thất thủ. Nhóm chống đối mặc dầu không có người chỉ huy nhưng cũng đã tự động thích ứng với tình thế; họ tràn lên chiếm cứ các lối đi dẫn lên Chánh Điện và đồng hát to bài “LỘ DUNG: bác” theo một điệu dân ca HỒ SINH mà họ đã tập trước đó mấy ngày. Bọn CẢNH BỊ lập tức thành lập một hàng rào án ngữ, lưng quay lên Chánh Điện, mặt hướng xuống đối diện với đám đông ngăn ngừa bạo động. Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA đã nhiều lần định làm dấu THẬP TỰ bắt đầu cuộc lễ nhưng bị tiếng la hét ngăn lại. Các Tổng Trấn và Phó Tổng Trấn đều bị tâm thần giao động nặng nề không còn tập trung tư tưởng vào cuộc lễ nữa. Cuối cùng Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA run rẩy đặt gươm lên vai vị Tân Tổng Trấn không có dân hậu thuẫn này. Mặc dầu đã mặc nhung phục Thất Phẩm dày cộm của ngày Đại Lễ, chất thép lanh của lưỡi gươm thấm qua lớp áo cũng làm LỘ DUNG rùng mình. Trong cái không khí hỗn loạn, ồn ào như một buổi chợ phiên, LỘ DUNG chợt nghĩ đến những ngày trước mặt. Theo lẽ thường, vị Tân Tổng Trấn sẽ múa gươm diễn võ trước mặt bá quan tướng sĩ để xác nhận chủ quyền lãnh thổ. Phần Ông, có lẽ sẽ không bao giờ có dịp đi hết chiêu của Đường Gươm Dòng Họ LỘ trên phần đất của Doanh TUẪN GIÁO. Tất cả những nghi thức trong lễ TRAO GƯƠM đều được diễn ra trong sự hối hả cập rập. Không một ai trong Đền Thờ có thể nghe được những lời đối đáp giữa Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA và vị Tân Tổng Trấn. Buổi lễ mất đi sự trang nghiêm, long trọng, đồng tâm hiệp ý mà chỉ là những động tác có tính cách hình thức để chứng tỏ quyền bính của một Triều đình mà thôi. Bấy giờ “HOẢ TÂM ĐẠI HIỆP” TRƯƠNG VÕ HUỲNH trong chiếc áo vải nâu, màu đơn sơ như lòng người HOÀI QUỐC, hiên ngang tiến lên giữa Đền Thờ như Kinh Kha sang Tần diệt bạo, hai chân dạng ra như ‘Ngạo Nghễ Tấn”, tay chỉ thẳng vào mặt Vị Chủ Tế, dùng thuật “SÁT NHĨ TRUYỀN THANH” lanh lảnh: “Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA! Hãy nghe tiếng thần dân của Ông.” Tất cả mọi người của phe LỘ DUNG đều tức giận nhưng không làm gì được. Cuối cùng nhóm cảm tử quân của phe CHÂN LÝ và THÁI BÌNH bất mãn kéo nhau ra khỏi Đền Thờ trả lại sự trống trải hoang tàn như tâm trạng của những ngưòi đang phò vị Tổng Trấn bất hạnh. Tục truyền rằng ngay chính đêm TRAO GƯƠM TỔNG TRẤN, trời đất đã xảy ra những chuyện lạ lùng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Sấm chớp nổi lên khắp nơi, đất đai rung chuyển cực mạnh. Trời đổ mưa như thác. Gió thổi điên cuồng vũ bão làm sập đổ dinh thự đền đài trong các Trấn. Sóng thần từ HOÀ BÌNH ĐẠI DƯƠNG cuồn cuộn kéo vào đập mạnh vào chân núi của bờ biển HỒ SINH. Mọi người đều run sợ, tiếng khóc than nổi lên khắp nơi. Người HOÀI QUỐC lo sợ cho ngày THẾ MẠT. Họ kéo nhau ra đứng trên những ghềnh đá cao mé biển hướng về cố quốc than khóc thảm thiết. Bấy giờ có một Lão Đạo Sĩ râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc, vai vác một con dê nhỏ, mờ mờ ẩn hiện trên nền trời đen thẳm, chốc chốc lập loè ánh chớp. Lão Đạo Sĩ đứng do dự hồi lâu rồi bất thình lình ném mạnh con dê xuống lòng biển cả. Lập tức sóng biển thôi gào thét, mưa dứt hạt, gió ngừng thổi và trời đất trở lại quang đãng như không có gì xảy ra. Chú thích: Khuyển ngao là một giống vật 4 chân được nuôi trong nhà để lo việc canh gác và bảo vệ cho gia chủ. Giống vật này có một đặc tính là luôn luôn trung thành với người nuôi và chỉ làm theo lệnh của chủ không cần suy xét. Riêng đối với một số người HOÀI QUỐC, khuyển ngao còn được xem là một món ăn bổ dưỡng trong những gia đình bình dân, đó là món MỘC TỒN. Trái lại đối với dân HỒ SINH, khuyển ngao là một giống vật được biệt đãi và được bảo vệ tối đa, có khi còn trọng hơn người. Đó là một nét tiêu biểu nhỏ của sự khác biệt về phong tục tập quán giữa hai bên bờ ĐÔNG và TÂY của HOÀ BÌNH ĐẠI DƯƠNG. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 25 thì giống khuyển ngao không còn xuất hiện trên mặt địa cầu này nữa. Theo tài liệu của các nhà Sinh Vật Học được phổ biến tại Viện Nghiên Cứu “TIẾN TRÌNH NHÂN LOẠI” vào đầu thế kỷ thứ 30 thì có giả thuyết cho rằng: Bất cứ một sinh vật nào trên mặt địa cầu cũng đều bị chi phối bởi Luật Đào Thải. Trong cơ thể của khuyển ngao có một loài vi khuẩn cực mạnh có khuynh hướng phát triển nhanh chóng trong cơ thể của con người. Sau bao nhiêu thế kỷ chung đụng với nhau, một số người đã bị nhiễm loại vi khuẩn ấy cho nên có những hành động tương tự như giống vật bốn chân này. Vì con người có thể làm những công việc của loài khuyển ngao nên về sau giống vật ấy không còn được trọng dụng nữa và dần dần bị mai một. Đó là nguyên nhân đưa đến sự tuyệt chủng của giống vật khôn mà không ngoan này. Trong các cuộc khai quật đồ cổ ở đầu thứ thế kỷ 30, tại những vùng thuộc Vương Quốc HỒ SINH, người ta đã tìm thấy hài cốt của những người có một thời đã nhiễm vi khuẩn khuyển ngao.
|
< Prev | Next > |
---|