Thời Kỳ Vong Quốc - Chương 1 |
Tác Giả: Sử gia Tôn Thất Thiệt | |
Thứ Bảy, 26 Tháng 12 Năm 2009 13:13 | |
Trích trong Bộ HOÀI QUỐC SỬ KÝ TOÀN THƯ của Tôn Thất Thiệt. Những ai muốn nghiên cứu cuộc tranh đấu của người Công Giáo tại San Jose không thể không đọc bộ truyện hấp dẫn này.
LTS Saigon Echo: Bộ HOÀI QUỐC SỬ KÝ TOÀN THƯ do sử gia Tôn Thất Thiệt biên soạn và được nhà xuất bản Gió Ðộc ấn hành năm 3050. Đây là câu chuyện dã sử viết về một vương quốc xa xưa vào cuối thể kỷ thứ 20. Mọi chi tỉết trong câu chuyện đều hoàn toàn có tính cách tưởng tượng. Tất cả mọi sự trùng hợp về địa danh, nhân vật và tình tiết đều không nằm trong ý muốn của tác giả. LỜI MỞ ĐẦUCâu chuyện xảy ra vào năm thứ sáu đời Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA. Tục truyền rằng vào mùa hè năm Bính Dần 1986, Hoàng Ðế THẠCH ĐỖ MA ra chiếu chỉ bổ nhậm Tổng Trấn LỘ DUNG về trấn nhậm Doanh TUẪN GIÁO thay thế cho Tổng Trấn BÌNH VIỄN AN được về quê dưỡng bệnh sau 11 năm giữ ấn tín. Mặc dầu thống lĩnh binh quyền trong thời gian rất lâu, BÌNH VIỄN AN chỉ mới thực sự giữ ấn Tổng Trấn được 9 tháng.
CHƯƠNG IĐỊA DANH VÀ NHÂN VẬT1.1 DOANH TUẪN GIÁOTrấn phủ của Doanh TUẪN GIÁO nằm ở phía Tây Nam của đế đô HỒ SINH là nơi mà hơn 5000 người HOÀI QUỐC thường tụ tập nhau về sinh hoạt. Người HOÀI QUỐC là một sắc tộc thiểu số đến định cư và bắt đầu lập nghiệp từ mùa hè năm Ất Mão 1975. Vương quốc của họ nằm ở phía Tây bờ biển HOÀ BÌNH đã bị bọn Rợ HỒ từ phương Bắc tràn xuống đánh phá và cướp mất. Gần một triệu người đã lên rừng vượt biển lánh nạn, họ tản mác tứ phương và lập nghiệp trong các Vương quốc lân cận. Một số người HOÀI QUỐC sau khi đào thoát khỏi Vương quốc của họ trên những mộc thuyền và thiết hạm, vượt HOÀ BÌNH Đại Dương để đến nơi cư trú mới là Vương quốc HỒ SINH này. HOÀI QUỐC là một giống dân bất khuất và kiên cường; đã bị đô hộ hơn ngàn năm bởi những Vương quốc cường thịnh khác, nhưng họ không bao giờ chịu khuất phục và đồng hóa. Ngoài yếu tố thiên nhiên về khí hậu ôn hòa, tương tự như khí hậu ở cố quốc, HỒ SINH còn có đủ phương tiện thuận lợi về phương diện kinh tế nên người HOÀI QUỐC kéo đến lập nghiệp ngày càng đông. Song song về kinh tế và khí hậu, tín ngưỡng còn là một yểu tố quan trọng khác, có lẽ là hàng đầu đối với người HOÀI QUỐC. Những người HOÀI QUỐC theo THIÊN GIÁO đương nhiên trở thành thần dân của Hoàng Ðế THẠCH ĐỖ MA khi họ quyết định định cư và lập nghiệp tại Vương quốc này. Mặc dầu có tinh thần họp đoàn và thích sống quây quần vào một nơi, họ chưa có cơ hội để thực hiện ước mơ đó. Trái lại họ phải sống rải rác ở các Trấn lân cận dưới quyền cai trị của những Tổng trấn người bản xứ. Họ được đặc ân của Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA cho phép tổ chức và tham dự những nghi lễ tế tự bằng ngôn ngữ của họ trong những đền thờ của người HỒ SINH. Tuy nhiên điều đó chưa làm cho họ thỏa mãn; họ muốn có một ngôi đền riêng biệt với những sắc thái đặc thù của người HOÀI QUỐC để họ có cơ hội tế lễ cũng như bảo tồn và phát triển nền văn hóa cổ truyền đã có từ nghìn đời của họ. 1.2 VƯƠNG QUỐC HỒ SINHHỒ SINH là một Vương quốc mới được thiệt lập vào năm Canh Thân 1980 do sắc dụ của Ðại Đế GIANG PHONG Đệ II. Nhận thấy Vương quốc KIM SƠN dưới quyền cai trị của Hoàng Đế GIANG QUỲNH ngày càng lớn mạnh nên Ðại Đế GIANG PHONG Ðệ II đã quyết định cắt phần đất phía Nam của Vương quốc KIM SƠN để thành lập Vương quốc HỒ SINH và phong cho Phó Vương THẠCH ĐỖ MA làm Hoàng Đế cai trị phần đất mới này. Tất cå các Vương quốc dưới quyền của Ðại Đế GIANG PHONG đều lấy THIÊN GIÁO làm Quốc giáo nên tất cả thần dân đều có chung một nghi lễ tế tự. THIÊN GIÁO được sáng lập cách đó gần 2000 năm do THIÊN SAI GIÁO CHỦ, chủ trương tôn thờ THƯỢNG ĐẾ và yêu thương tha nhân trong tình huynh đệ. THIÊN SAI GIÁO CHỦ đã dùng những lời vàng ngọc để giáo huấn dân chúng và cuối cùng dùng vũ khí tối độc là Thập Tự Giá để chiến thắng kẻ thù của nhân loại là Tử Thần và Ngạ Quỷ. Ngoài việc lấy Công Bằng và Bác Ái làm nền tảng, THIÊN GIÁO còn lấy Ðức Vâng Phục làm phương châm để đạt được sự thống nhất chặt chẽ trong mọi tầng lớp tín đồ. Và Ðức Vâng Phục cũng là một yếu tố góp phần vào cuộc biến loạn kể trên. 1.3 VƯƠNG QUỐC HỒ SINH: TỔ CHỨC HÀNH CHÁNHHoàng Đễ THẠCH ĐỖ MA chia lãnh thổ ra làm 47 Trấn và 3 Doanh: Trấn được phân ra làm hai loại: Lãnh Thổ Trấn và Thể Nhân Trấn. Lãnh Thổ Trấn hoàn toàn do các Tổng Trấn người HỒ SINH cai trị và dân chúng thuộc quyền là những người HỒ SINH chính tông cùng những người thuộc các sắc tộc thiểu số muốn hội nhập. Thể Nhân Trấn được qui định trong bộ luật LA LUẬT do Đại Đế GIANG PHONG Ðệ II ban hành là một định chế đặc biệt được áp dụng cho những người sống trong một Vương quốc không phải là quê hương mình. Doanh là một cơ cấu hành chánh cũ, không còn được áp dụng trong Bộ TÂN LA LUẬT nữa. Hai Doanh thuộc vương quốc HỒ SINH đã được thiết lập trước ngày Bộ TÂN LA LUẬT ban hành cũng có mục đích như Thể Nhân Trấn giành cho người CỦ SÂM và người HÀN ĐỊA. Ngoài Trấn và Doanh, HỒ SINH còn có một tổ chức hành chánh nhỏ hơn là NHA được thiết lập có mục đích thiên về văn hóa và xã hội, chẳng hạn như NHA MỤC VỤ THIÊN GIÁO HOÀI QUỐC được thành lập riêng cho người HOÀI QUỐC trước khi Nha này được nâng lên hàng Doanh. Khi ban hành chiếu chỉ nâng NHA MỤC VỤ THIÊN GIÁO HOÀI QUỐC lên hàng Doanh và đổi tên thành DOANH TUẪN GIÁO, Hoàng Đế THẠCH ÐỒ MA đã cho rằng: Doanh cũng có quyền hành về tổ chức cũng như Trấn, chỉ khác nhau về danh xưng mà thôi. 1.4 BÌNH VIỄN AN VÀ CÔNG CUỘC DỰNG TRẤNBÌNH VIỄN AN là một bậc Khai Trấn Công Thần, suốt đời tận tụy hy sinh cho dân, cho nước. Ông là một vị quan tài đức, cương trực, văn võ song toàn đã có công rất nhiều trong việc khai phá và xây dựng Doanh TUẪN GIÁO. Tuy nhiên vì đường lối cương trực của vị Tổng Trấn này không thích hợp với chính sách đối nội của Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA nên việc cho Ông về quê dưỡng bệnh vẫn còn là một thắc mắc trong lòng dân chúng. Kể từ ngày được giao phó trọng trách chăm sóc cho người HOÀI QUỐC, BÌNH VIỄN AN đã tận tâm hoàn thành nhiệm vụ một cách vất vả. Đối với dân, Ông đã cố gắng hy sinh chăm sóc và lo lắng cho họ cả về tinh thần lẫn vật chất. Ðối với Triều đinh, BÌNH VIỄN AN đã tỏ ra là một công thần có lòng cương trực. Nhiều lần những lời đề nghị của Ông đã đi ngược lại với chính sách của Hoàng Đề THẠCH ĐỖ MA. Mặc dầu theo chế độ Quân chủ, BÌNH VIỄN AN đã cho áp dụng một thể chế dân chủ trong việc chiêu hiền giúp nước. Vì người HOÀI QUỐC ở rải rác trên toàn lãnh thổ HỒ SINH nên tuỳ theo địa dư, Ông phân chia Vương quốc HỒ SINH ra làm 9 KHA. Kế đó Ông ra lệnh và yêu cầu dân cư thuộc mỗi Kha liên hệ minh danh đầu phiếu để chọn ra ba vị lo việc nước. 27 vị (chức vụ Kha Trưởng và Kha Phó) kể trên kết hợp lại thành BANG HÀNH SỰ giúp đỡ BÌNH VIỄN AN trong tất cả công việc liên quan đến đời sống dân chúng; phần lớn công việc của họ có tính cách tôn giáo như tổ chức và điều hành các nghi lễ tế tự tại các đền thờ. Ðể kiện toàn tổ chức, những Kha Trưởng và Kha Phó đã đề cử một vị trong số 27 vị làm Bang Chủ để điều hành BANG HÀNH SỰ cho mỗi nhiệm kỳ 2 năm. Bang Chủ của BANG HÀNH SU thuộc nhiệm kỳ Tân Sửu Bính Dần là Giáo Học THIỀN TRANG. Vì được đề cử trong tinh thần dân chủ và nhất là những vị này không lãnh bổng lộc của triều đình nên tiếng nói của họ rất có giá trị. Hoàng Ðế THẠCH ĐỖ MA đã nhiều lần phủ nhận thực quyền của BANG HÀNH SỰ nhưng người HOÀI QUỐC vẫn áp dụng định chế đặc biệt này vì thể chế đã có từ trước ngày Vương quốc HỒ SINH được thành lập. Ngoài ra, để cắt bớt gánh nặng trong việc cai trị hơn 5000 người HOÀI QUỐC, Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA đã phong cho ĐẬU LƯ và CHÁNH NGUYÊN làm Phó Tổng Trấn, phụ tá cho BÌNH VIỄN AN. Mùa Thu năm Canh Tý 1984, nhận thấy lòng dân đã quyết tâm mong muốn phát triển hơn nữa (xuyên qua chiến dịch Góp Quỹ Dựng Đền), BÌNH VIỄN AN lúc bấy giờ đang giữ chức vụ Giám Lĩnh của NHA MỤC VỤ đã viết sớ về tấu trình tự sự và đề nghị thiết lập Thể Nhân Trấn cho người HOÀI QUỐC. Căn cứ vào những điều kiện được ấn định trong Bộ LA LUẬT (điều Ngũ Bách Thập Bát) và nhất là dựa vào lời hứa của Hoàng Đế GIANG QUỲNH khi ngài còn cai trị lãnh thổ HỒ SINH, BÌNH VIỄN AN đã cho phép hơn 2000 người ký tên vào tờ sớ gửi về triều đình. Hoàng Đế THẠCH ĐỖ MA cương quyết bác bỏ thỉnh nguyện này và đồng thời ban hành một Sắc dụ nói rõ về chính sách cai trị của Ngài đối với các dân tộc thiểu số trong Vương quốc thuộc quyền. Chính sách đó là những người từ phương xa đến phải hội nhập vào đời sống của người bản xứ nhất là đối với những người trong lứa tuổi trung niên và đồng ấu. Ròng rã hơn một năm trời, sau bao lần viết sớ dâng lên và chiếu chỉ ban xuống, người HOÀI QUỐC bắt đầu có những hoạt động mạnh mẽ hơn cho thỉnh nguyện của họ. Họ thành lập BANG BIỆT VỤ gồm những nhân sĩ, luật gia trong nước để vận động và điều hành việc thỉnh nguyện này. Ngoài việc thỉnh nguyện bằng văn thư và bút tự, dân chúng bắt đầu dùng hình thức cầu nguyện ở cả những nơi công cộng nhất là tại Ðền Thờ Vương Quốc để hy vọng tiếng nói của họ sẽ được triều đình lắng nghe.
|
< Prev |
---|