Chương 4 - Cuộc Tự Vệ Văn Hóa Đích Danh Tại San Jose |
Tác Giả: Phạm Kim Vinh | |||
Thứ Bảy, 10 Tháng 10 Năm 2009 13:40 | |||
Chính nghĩa quá hiển nhiên... Sau hơn một năm theo dõi vụ căng thẳng về tôn giáo giữa khối người Công giáo VN và một giáo phẩm người Mỹ, chúng tôi thấy - tùy theo đó là từ phía bênh hoậc chống khối giáo dân Việt - nhiều từ ngữ khác nhau được dùng để gán cho hành động của khối người Công giáo ấy. Khi càng nhận được thêm tin tức, hình ảnh, càng được đọc những lời khả kính và can đảm của những linh mục Việt Nam lên tiếng mang lại thêm chính nghĩa cho một chính nghĩa ngày càng sáng ngời, chúng tôi càng vững vàng tin khi dùng từ ngữ “tự vệ văn hóa” để nói tới hành động của khối người Công giáo VN tại San Jose từ giữa năm 1986 cho tới nay. Những ai không tán thành từ ngữ trên đây của chúng tôi sẽ khó giữ được lập trường của mình khi đọc phần trình bày dưới đây, vì các phần dẫn chứng trong phần ấy hiển nhiên cho thấy rằng khối người Việt Công giáo ấy đã phải dự một cuộc chiến hoàn toàn mất bình đẳng ngay từ đầu, và rằng họ đã phải chịu nhiều thua thiệt hơn bất cứ một cộng đồng chủng tội thiểu số nào khác tại quốc gia này, trong khi chứng tỏ đã đóng góp vật chất thật nhiều và về tinh thần, vẫn giữ được sự lễ độ và cung kính để bảo vệ được uy tín cho tôn giáo của họ. Trong một lá thư ngỏ đề ngày 23 tháng 2 năm 1987, linh mục Nguyễn An Ninh viết từ giáo phận Detroit xa xôi để tỏ thái đỏ thiện cảm của Ngài đối với cuộc tự vệ văn hóa của giáo dân Việt tại San Jose. Trong thư ấy, có đoạn viết: “Khi đang viết thư này, tôi nhỏ lệ trên hai gò má! Một đàng tôi là linh mục, là người của Giáo hội, một đàng là, tôi đồng thời là người của Đồng Bào Việt Nam tôi!” Lá thư này cho chúng tôi thấy rõ những khó khăn lớn mà linh mục Nguyễn An Ninh đang phải đương đầu. Tuy là ngừơi theo đạo Phật, nhưng chúng tôi hiểu được một chút sự ràng buộc về kỷ luật của Giáo Hội đối với một linh mục VN trứơc tình thế phức tạp và tế nhị này. Khi hiểu được một chút như thế, chúng tôi lại càng kính phục tinh thần của linh mục Ninh khi Ngài rất thẳng thắn viết rằng Ngài cũng còn những ràng buộc với những người đang dự cuộc chiến bất bình đẳng này, vì Ngài vẫn là đồng bào VN của họ. Chính cái lời sau của lời tuyên bố này đã chiếu rọi ánh sáng cuộc tự vệ văn hóa liên hệ, và làm sáng tỏ thêm chính nghĩa của cuộc tự vệ ấy. Không thiếu gì thủ đoạn hạ cấp được tung ra để làm cho bên ngoài tưởng rằng cuộc tự vệ văn hóa ấy không có chính nghĩa. Linh mục Ninh đã kín đáo cho hiểu rằng Ngài đã thấy cái chính nghĩa ấy, đó là chính nghĩa chiến đấu cho một nếp sống Việt của người Việt tại nước Mỹ. Đo đó, tuy đây chỉ là một lời phát biểu rất ôn hòa trong sự thận trọng hiển nhiên, nhưng lời phát biểu ấy đã triệt tiêu được những sự xuyên tạc và vu cáo đê tiện đã và đang còn được tung ra nhằm vào cuộc tự vệ văn hóa cao quý này. Rồi chúng tôi lại được đọc lá thư ngỏ linh mục Duyên Mậu, vị giáo phẩm đã 70 tuổi, và là người được rất nhiều vị giáo phẩm VN tại hải ngoại kính nể. Trong là thư dề ngày 10 tháng 4 năm 1987, linh mục Duyên Mậu rất thẳng thắn viết rằng Ngài đã “cảnh giác những người nào hay đoàn thể nào đã không bênh vực giáo dân San Jose thì chớ, sao lại chửi họ.” Ngài viết tiếp: ”...Bữa trước, tôi mượn cha Hiền cuốn video Ước Mơ Giáo Xứ về cho dân xem. Ai cũng chảy nứơc mắt trước cảnh CHÓ SĂN NHE RĂNG – CẢNH SÁT ĐÔNG ĐÚC VỚI DÙI CUI... VỚI NÉT MẶT LẦM LÌ – CỐ CHẤP – HAM DANH VỌNG TẠI THÁNH ĐƯỜNG... Những kẻ chỉ vì ham danh vọng, không vì phần rỗi người ta thì làm sao theo chân Chúa được? Làm sao nhân danh Chúa được?” Ngài kết luận lá thư bằng lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa: “Thua đừng nản. Thắng đừng hợm mình kiêu căng... Đừng bám vào danh vọng.” Nếu lá thư của linh mục Nguyễn An Ninh làm sáng tỏ chính nghĩa của giáo dân tại San Jose trong cuộc khủng hoảng diễn ra từ hơn một năm nay thì lá thư của linh mục Duyên Mậu còn làm cho chính nghĩa ấy sáng ngời thêm nhiều nữa, vì khi Ngài đứng hẳn về phía giáo dân đang tự vệ, Ngài còn minh thị lên án những kẻ đang bị lóa mắt vì bệnh bám lấy danh vọng đến nỗi đang “làm ô danh Hội Thánh Chúa nơi trần gian.” Tiếp tục đi tìm những sự kiện và dấu vết mang lại chính nghĩa, chính danh và chính thống cho cuộc tự vệ văn hóa của giáo dân VN tại San Jose, chúng tôi được đọc một lời dậy bảo rất giản dị nhưng lại vô cùng sâu sắc của Đức Giáo Hoàng Pio VI: “Bất cứ ở đâu mà có một lớp người di dân nói cùng một ngôn ngữ, và có một đời sống ổn định thì nên thiết lập Giáo Xứ Thể Nhân cho họ.” Cho tới nay, chỉ có những kẻ đui mù mới không nhận thấy là khối người tỵ nạn VN đã hội đủ hai điều kiện căn bản mà Đức Giáo Hoàng Pio VI đã nói tới. Vấn đề ngôn ngữ thống nhất của người Việt tại xứ người là điều không cần phải chứng minh. Vấn đề đời sống ổn định của họ thì nay lại cũng không cần phải chứng minh nữa. Nếu chịu khó theo dõi công cuộc định cư của ngừơi Việt tại Mỹ, người ta sẽ thấy rằng chỉ vài năm sau khi đợt đầu tiên của khối người tỵ nạn VN đặt chân lên đất Mỹ, họ đã ổn định được cuộc sống của họ mau hơn bất cứ một chủng tộc thiểu số nào khác tại xứ này. Điều làm cho chúng tôi vô cùng ngạc nhiên là GM DuMaine tại San Jose lại có thể làm trái hẳn với lời răn dậy của Đức Giáo Hoàng Pio VI, và lại còn tuyên bố trong một cuộc họp gồm những giới chức Mỹ, và các giới chức ấy cố vấn đoàn của Tòa Giám Mục San Jose: “Đám dân tỵ nạn VN cần phải cho họ thấy họ chỉ có một con đường duy nhất là phải hội nhập. Tập tục cổ truyền là cái gì nếu không phải là những điều mà người ta tự bịa ra cho mỗi dân tộc mà trong Phúc Âm, Chúa không hề nói đến.” Ở một chương khác, chúng tôi đã trích dẫn lời khuyến cáo đầy khôn ngoan của tổ chức Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nhóm họp tại thành phố Havana của Cuba năm 1956, theo đó thì quốc gia tiếp nhận di dân không nên phân tán mỏng nếu khối di dân đến đông đảo cùng một lúc, để tránh phản ứng tự vệ của khối người ấy. Kinh nghiệm quan sát tại các nước có nhiều di dân cho thấy rằng dân tộc nào càng kiêu hùng thì khối di dân xuất xứ từ dân tộc ấy càng có phản ứng tự vệ văn hóa mãnh liệt. Đây chính là trường hợp của khối người tỵ nạn VN, và sự mãnh liệt càng gia tăng vì khối người ấy từ bỏ quê hương của họ hòan toàn vì lý do chính trị. Lời tuyên bố của GM DuMaine có tác dụng dội ngược, nghĩa là thay vì tưởng rằng nói như thế sẽ biện minh được sự cưỡng bách đồng hóa (nòi tới đây chữ đồng hóa với một khối người có một nền văn minh và một nếp sống hòan toàn khác hẳn với nền văn minh da trắng thì quả là một sự phán xét rất thiếu khôn ngoan) thì lời tuyên bố ấy làm sáng ngời thêm chính nghĩa của giáo dân VN trong cuộc tự vệ văn hóa tại San Jose. Khi nói tới hai chữ ổn định là chúng tôi chỉ mới nói tới sự ổn định về mặt vật chất. Khi nói về đời sống tinh thần, người Công giáo VN tại Mỹ đã tỏ ra vượt lên trên nhiều khối chủng tộc khác, và vượt lên trên luôn cả khối 53 triệu người Công giáo Mỹ nữa, nếu nói về sức chịu đựng, tinh thần khắc kỷ, hy sinh, cố gắng đóng góp cho Giáo Hội và lòng mến mộ đạo. Các đức tính này được chứng tỏ rất rõ khi người ta nhìn vào một số vấn đề liên hệ đến quyền lợi của người Công giáo Mỹ. Ngày 3 tháng 7 năm 1987, nhật báo The Monterey Herald loan tin mười linh mục Mỹ đã vào đơn tại tòa Thượng Thẩm (phần đời) quản hạt Monterey để kiện Giám Mục Shubsda về sự “bất công trong việc ấn định qui chế lương bổng hưu trí” cho số linh mục ấy. Trong đơn kiện, các linh mục này còn tố cáo là qui chế lương bổng của Tòa Giám Mục Moterey “có mưu toan lừa gạt các linh mục đương sự.” Trong vụ này, không thấy có những đơn khiếu nại lời lẽ đầy kinh cẩn và hèn mọn như những đơn của người Công giáo VN gửi Tòa Giám Mục San Jose. Tội danh “lừa gạt” mà mười linh mục nguyên đơn ghi trong đơn khởi tố cho thấy óc thực tế và khôn ngoan của người Công giáo VN: Tòa Giám Mục vẫn có thể phạm những thường tội như bất cứ người trần tục nào khác, vì lẽ giản dị là Giám Mục cũng chỉ là người bằng xương bằng thịt, với tất cả những sự yếu kém về thể xác lẫn linh hồn của người trần tục. Đáng chú ý hơn nữa là mười linh mục này không còn tin tưởng ở sự phán xét “công bằng và bác ái” của hệ thống lãnh đạo cấp cao hơn Tòa Giám Mục nữa nên các linh mục nguyên đơn mới quyết định khởi tố thẳng ở tòa án trần tục. Tờ National Catholic Reporter mới đăng tin một cuộc khủng hoảng trầm trọng về tôn giáo đã xẩy ra tại giáo phận Boston, tiểu bang Massachusetts, nhà thờ Sacred Heart ở thị trấn Lexington. Được biết rằng trong mười năm qua, nhà thờ Sacred Heart tai Lexington gầm hầu hết là những người trí thức giầu có trong thị trấn, và họ sống với nhau rất hòa thuận. Họ là những người sống với nhau rất cởi mở, và có thể họ còn được coi là có tinh thần cấp tiến nữa, hiểu theo nghĩa không mù quáng nhắm mắt nghe linh mục cai quản nói bất cứ điều gì cũng phải coi là chân lý. Mọi sự không còn được hòa thuận nữa từ khi linh mục chủ trương rất bảo thủ và độc đóan là Thomas C. Foley được cử về coi nhà thờ tai Lexington. Trong bài giảng đầu tiên, linh mục Foley đã khẳng định nói với con chiên rằng ông ta là “trọng tâm của ủy quyền” tại nhà thờ ấy, và rằng chỉ có một mình ông ta là có quyền định đoạt tính chất và kiểm soát hoạt động vủa nhà thờ tại đó. Người ta có thể đoán được sự phẫn nộ của giáo dân Lexington sau khi nghe bài giảng đầu tiên của linh mục Foley. Các cơ quan lãnh đạo và cố vấn của nhà thờ rất hoảng hốt và lo sợ. Họ liên tiếp chia nhau tiếp xúc với linh mục Foley để tìm cách hàn gắn sự đổ vỡ đã do sự cứng rắn của linh mục Foley gây ra, nhưng nhóm nào cũng đều tỏ ra thất vọng vì “sự lạnh lùng, cứng rắn và thái độ bất hợp tác” của linh mục Foley. Cuộc gặp gỡ của bất cứ nhóm nào với linh mục Foley cũng đều chấm dứt trong không khí thù nghịch. Không khí thanh thản ngày trước đã tan biến. Các giáo dân Lexington cho Tòa Giám Mục Boston biết rằng họ thấy linh mục Foley là người “thiếu khả năng lãnh đạo, có những thái độ chia rẽ và không có khả năng hòa hợp với người trần tục.” Tòa Giám Mục Boston tìm cách cứu chữa bằng một giải pháp “tạm để tình hình lắng dịu”, thí dụ cử một linh mục khác về Lexington cùng cai quản với linh mục Foley, và đó là “người có những khả năng bổ túc” cho các khả năng của linh mục Foley. Nhưng giáo dân Lexington nhất định không chấp nhận giải pháp vá víu ấy! Họ đòi phải đổi linh mục Foley đi nơi khác, nếu không thì họ sẽ ly khai thành một nhà thờ khác. Tờ NCR ước lượng rằng có tới sáu chục phần trăm giáo dân Lexington muốn linh mục Foley phải ra đi. Không những đã hoàn toàn bác bỏ giải pháp tạm thời của Tòa Giám Mục Boston, giáo dân Lexington còn muốn ngưng đóng góp tiền bạc cho nhà thờ Sacred Heart nữa. Trong trường hợp này, người ta cũng lại thấy vắng bóng cử chỉ rất cung kính và hèn mọn của giáo dân VN tại San Jose. Trường hợp của linh mục Charles Curran không giảng dậy môn thần học đúng tinh thần chính thống của Vatican còn trầm trọng hơn nhiều. Linh mục Curran dậy thần học tại Viện Đại Học Công Giáo America tại thủ đô Hoa-Thịnh-Đốn. Theo truyền thống của sự giảng dậy về đạo đức của người Công giáo, người ta cấm không được đề cập các vấn đề nóng bỏng như phá thai, ngừa thai theo phương pháp nhân tạo, tình dục ngoài khuôn khổ hôn nhân, v.v... Nhưng linh mục Curran không làm theo sự cấm đoán ấy. Từ năm 1979, Vatican đã theo dõi và điều tra sự giảng dậy của linh mục Curran, và ra lệnh cho ông ta phải rút lại quan điểm giảng dậy nếu không sẽ mất cương vị một giáo sư giảng về thần học của Công giáo. Linh mục Curran nhìn nhận rằng quan điểm của ông ta trái với các sự giảng dậy của Giáo Hội, nhưng ông ta nói rằng các sự giảng dậy của Giáo Hội chưa bao giờ đựơc định nghĩa như là “không bao giờ sai lầm cả”, cho nên cánh cửa luôn luôn đựơc mở cho những sự tiến hóa và sửa đổi. Viện Đại Học Công Giáo America đã đề nghị chuyển linh mục Curran sang làm việc khác tại một phân khoa khác của Viện nếu Vatican lên án ông ta. Nhưng ông ta nhấn mạnh rằng ông ta chỉ biết dậy có môn thần học. Ông ta đề nghị một giải pháp dung hòa, nghĩa là không giảng về những đề tài nóng bỏng nữa, nhưng bước kế tiếp là ông ta có thể sẽ đưa đơn kiện. Hiện nay, linh mục Curran vẫn đang chờ quyết định của Vatican. Tuần báo phát hành toàn quốc Mỹ là tờ Insight, đề ngày 29-7-1987 nhận xét trong bài viết về sự bất đồng trong Giáo Hội Công Giáo Mỹ rằng “linh mục Curran không phải là nhà thần học duy nhất để tin rằng những sự giảng dậy cổ truyền của Giáo Hội đã lỗi thời theo thời gian”. Linh mục Dòng Tên Richard McCormick, dậy thần học tại Viện Đại Học Georgetown ở Hoa-Thịnh-Đốn nói rằng “Linh mục Curran đã chỉ nói những gì mà nhiều thần học đã nói từ hơn hai chục năm qua”. Có những người Công giáo Việt Nam quá bảo thủ, quá sợ sệt đã “khiếp sợ” cuộc tự vệ văn hóa của người Công giáo VN tại San Jose. Có người đã gán cho cuộc tự vệ ấy những tội thật ghê gớm, như “phản đạo”, “phản lọan”. Có người gọi cuộc tự vệ ấy là “cộng sản đứng sau giật dây”, và nhiều tội tưởng tựơng khác nữa... Câu hỏi rất lý thú nên được đặt ra ở đây là những người bảo thủ và sợ sệt kia nghĩ gì về những sự bất đồng đang diễn ra tại một số quốc gia, làm cho Tòa Thánh La Mã phải nhức óc tìm cách giải quyết. Vụ linh mục Curran chưa phải là vụ chót và cũng chưa phải là vụ trầm trọng nhất. Tháng 9 năm 1986, Tòa Thánh La Mã giảm nhiều quyền hạn của Tổng Giám Mục Seattle là Raymond Hunthausen (tiểu bang Whashington, Hoa Kỳ) và trao những quyền ấy cho Giám Mục Donald Wuerl. Biện pháp giảm quyền này đựoc thi hành vì theo bản tin cùa hãng Associated Press, La Mã tố cáo TGM Hunthausen là đã quá dễ dãi chấp thuận nhiều vụ hủy bỏ hôn nhân, quá dễ dãi trong vịêc giải tội mà không cần xưng tội (giải tội tập thể), dễ dãi để cho bọn đồng tình luyến ái gặp nhau trong cơ sở của nhà thờ, v.v... Đối với nhiều người Mỹ thì TGM Hunthausen được coi là người “phóng khóang” (liberal), nhưng những người quá bảo thủ quanh Đức Giáo Hoàng lại lên án TGM Hunthausen. Có điều đã rõ là cách giải quyết của Vatican (giảm quyền và trao quyền cắt giảm ấy cho một vị Giám Mục khác) đã “gây ra sự bất mãn lan tràn trong số người Công gíao Mỹ tại Seattle”, theo sự nhận xét của ông Jason Berry, phái viên tờ National Catholic Reporter, và nhận xét này được nhật báo Los Angeles Times đăng tải ngày 30-8-1987. Ông Jason Berry đã được giải thửơng về những bài của ông nhận định về hiện tình Công giáo thế giới do Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo tặng. Những kẻ tưởng rằng có thể dùng bạo lực tinh thần và bạo lực vật chất để đè bẹp cuộc tự vệ văn hóa của người Công giáo tại San Jose nghĩ gì thì đương kim Đức Giáo Hoàng John Paul II giải quyết vụ TGM Hunthausen một cách rất thực tế và sáng suốt? Phái viên Jason Berry viết rằng cách giải quyết vụ TGM Hunthausen cho thấy “tinh thần thực tế hơn nữa” của Đức Giáo Hoàng John Paul II. Ngài đã chỉ định một ủy ban ba người để nghiên cứu rồi gởi khuyến cáo tới Vatican để người quyết định. Đó là Tổng Giám Mục San Francisco John R. Quinn (vị này hiện được Đức Giáo Hoàng rất trọng nể, và cũng là người rất thông cảm và xót thương thân phận của người Công giáo VN tại San Jose), Hồng Y Chicago là Joseph J.Bernadin và Hồng Y New York là John J. O’Connor. Ba vị này đã làm vai trò “trung gian hòa giải”, và gửi tới Vatican lời khuyến cáo nên phục hồi đầy đủ quyền hạn của TGM Hunthausen. Sau khi nhận được khuếyn cáo này, theo tờ National Catholic Reporter, Đức Giáo Hoàng John Paul II đã trả lời: “Nếu đây là đường lối mà quý vị muốn Ta làm thì đó là đường lối chúng ta sẽ làm theo”. Ngày 27-5-1987, Khâm sứ Tòa Thánh tại Mỹ là Đức Tổng Giám Mục Pio Laghi tuyên bố rằng Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh trao lại tất cả quyền hành của một vị Tổng Giám Mục cho Đức Cha Hunthausen. Giới quan sát tôn giáo cho rằng sự phục hồi quyền hành cho TGM Hauthausen là việc đáng được hoan nghênh, vì được thi hành bốn tháng trước khi Đức Giáo Hoàng thăm nước Hoa Kỳ. Theo cách nhìn rất trần tục của người viết sách này, mối liên lạc giữa Vatican và khối người Công giáo Mỹ rất tế nhị và đặc biệt. Nhìn dưới một khía cạnh rất thực tế, 53 triệu người Công giáo Mỹ là một đóng góp tài chính rất đáng kể cho ngân sách Vatican. Đời sống Mỹ và lối suy tưởng của dân Mỹ đã thay đổi rất nhiều từ thập nịen 1970 cho tới nay. Ngày 23-8-87, nhật báo Los Angeles Times đăng kết quả một cuộc thăm dò tại Mỹ trong giới người Công giáo Mỹ về Đức Giáo Hoàng và về những giáo điều của Công giáo. Phái viên chuyên về Công giáo ấy là Russell Chandler viết rằng giáo dân Mỹ “rất kính yêu Đức Giáo Hoàng, nhưng không tuyệt đối tuân theo những giáo điều của Ngài”, nhất là về mặt tình dục và về vấn đề hôn nhân. Theo thống kê của sự thăm dò ghi trong số báo vừa kể, đa số trong khối 53 triệu người Công giáo Mỹ bất đồng về những lời răn dậy của Đức Giáo Hoàng về một số vấn đề quan trọng. Sự bất đồng ấy mạnh mẽ nhất trong số con chiên lớp tuổi 40 và nhỏ tuổi hơn. Hơn nữa, cứ mười con chiên thì có một người nói rằng một giáo dân có thể không đồng ý với những giáo điều của Công giáo mà vẫn tự coi mình là một con chiên trung thành. Và ngay cả trong số những người Công giáo Mỹ từng tỏ ra rất tin tưởng ở các giáo điều của Đức Giáo Hoàng, và tin tưởng ở các chính sách của Vatican thì cứ năm người mới có một người nói rằng một con chiên phải tuyệt đối tuân theo các giáo điều của Công giáo mới được coi là con chiên trung thành. Nhưng đối với ai đã nhìn ra được rằng kẻ thù nguy hiểm nhất và tai hại nhất cho nhân loại ngày nay là chủ nghĩa cộng sản thì thách đố lớn nhất cho Tòa Thánh La Mã không phải là sự bất đồng trong khối 53 triệu người Công giao Mỹ mà là sự xuất hiện của điều được gọi là “thần học giải phóng”. Vấn đề là một ưu tư lớn của Đức Giáo Hoàng John Paul II. Phong trào “thần học giải phóng” đang gây chấn động lớn tại Thế Giới Đệ Tam, đặc biệt là Châu Mỹ La Tinh, là nơi qui tụ hơn phân nửa dân số Công gíao trên thế giới. Không những phong trào này làm cho Giáo Hội Công giáo La Mã rất quan tâm mà nó còn làm cho thế giới băn khoăn chờ xem lập trường của Giáo Hội Công Giáo trước gọng kìm, lưỡi hái của hai chủ nghĩa tư bản và cộng sản đang chia nhau xâu xé địa cầu. Tìm một lời giải thích cho sự xuất hiện phong trào “thần học giải phóng”, Linh mục Nguyễn An Ninh viết rằng: “...sự quá thận trọng của guồng máy Giáo Hội, sự thiếu nhạy cảm của nhiều nhân vật trong Giáo Hội, khả năng đáp ứng quá hạn chế của những con tim mệt mỏi đang ngồi nghỉ ngơi trong những “lồng ngực chờ hưu”..., đã trói buộc chân tay của những người có khả năng mà chỉ biết vâng phục, đồng thời, xô đẩy những người nhiều khả năng khác mà thiếu nhẫn nại, mạo hiểm bước vào con đường không biết đi về đâu” (Theo tạp chí Qua Điểm, năm thứ 2, số 7, tháng 10 năm 1984). Những người mạo hiểm mà linh mục Nguyễn An Ninh đề cập là những người chủ trương thuyết “thần học giải phóng”. Đối với những con người này, linh mục Nguyễn An Ninh đặt một câu hỏi lớn: “Có thể là một Kitô hữu mac-xít không?” Câu trả lời đến từ linh mục Ernesto Cardenal, Bộ Trưởng Văn Hóa trong chính phủ thân cộng của Sandinista của Nicaragua khi linh mục ấy nói: “Tôi là môn đệ của Marx, có tin vào Thượng Đế, đang bứơc theo Đức Kitô, đồng thời, làm cách mạng xây dựng vương quốc của Ngài.” Linh mục Cardenal là một trong những nhân vật họat động nhất trong nhóm các linh mục Công giáo chủ xướng phong trào “thần học giải phóng” tại Châu Mỹ La Tinh hiện nay. Phong trào này dựa theo biện chứng pháp lịch sử của Karl Marx để phân tích nguyên nhân và hiện trạng nghèo khổ của các nước Thế Giới Đệ Tam, trình bày Chúa Giêsu như hình ảnh một lãnh tụ cách mang giải phóng, giải thích Phúc Âm theo chiều hướng bạo động để làm nguyên tắc đấu tranh cho người nghèo, lấy “giai cấp đấu tranh” làm phương châm cho công cuộc giải phóng những dân tộc đang bị chèn ép và bị bóc lột... Phong trào THGP xuất hiện từ gần hai chục năm nay, và đã được Vatican theo dõi rất chăm chú. Phong trào ấy trực tiếp hay gián tiếp đã góp một phần trách nhiệm trong quyết định của Tòa Thánh La Mã ra lệnh cho các thần-học-gia danh tiếng phải chấm dứt việc dậy học trong các Viện Đại Học, buộc hai linh mục Mỹ trong Quốc Hội Mỹ phải từ chức, ra lệnh cho bốn linh mục khác trong chính phủ thân cộng Nicaragua trở về nhiệm vụ chăn chiên thuần túy, và quan trọng nhất là quyết định triệu linh mục Leonardo Boff, người chủ chốt của phong trào THGP tại quốc gia Công giáo Brazil về La Mã trình diện và điều trần về những tư tưởng, sách báo ông viết, cũng như hoạt động của ông tại Brazil, và các người “đồng chí hướng” với ông tại Châu Mỹ La Tinh. Được biết rằng sau khi có lệnh của Vatican thì linh mục Boff đã vâng lời, lên đường đi La Mã trình diện. Sau đó có những tin tức cho thấy Tòa Thánh không ra lệnh tuyệt đối phải dẹp bỏ thuyết THGP, đồng thời, có những dấu vết cho thấy là linh mục Boff chưa sẵn sàng từ bỏ thuyết ấy. Trong khi chúng tôi đi tìm dấu vết và tin tức để biết rằng Tòa Thánh La Mã đã tìm được giải pháp thích đáng trước thách đố của phong trào THGP chưa, thì được đọc một bản tin của nguyệt san Dân Chúa, số tháng 8 năm 1987, một bản tin mới về phong trào THGP. Dưới tựa “Vatican lại ra tay đối với các nhà thần học giải phóng”, bản tin viết: “Cha Johann Fuellebach, giáo sư tại trường đại học nổi tiếng ở Rôma, Gregorian, đã bị gọi tới Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin để trả lời một số câu hỏi với Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Thánh Bộ Trưởng, về những tư tưởng về lãnh vực Thần Học Giải Phóng của Ngài. Cha Fuellenbach là một linh mục Dòng Ngôi Lời (Divine Word), đã từng hoạt động truyền giáo tại Phi Luật Tân và tại Tân Guinea trong nhiều năm. Ngài cũng là một trong những linh mục có thể sẽ được bầu làm Bề Trên Cả của dòng vào năm tới. Một số sinh viên của cha Fuellenbach đã trình các bài giảng của Ngài lên Tòa Thánh, vì nội dung của những bài giảng đó có liên qua tới một nền thần học nhằm “canh tân xã hội”, một hình thức của Thần Học Giải Phóng kiểu Châu Mỹ La Tinh mà Tòa Thánh đã cho rằng có nhiều điểm không phù hợp với Đức Tin Công Giáo, chẳng hạn như việc khuyến khích các tầng lớp bị đàn áp nên sử dụng hình thức võ trang giải phóng. Hy vọng vấn đề sẽ giải quyết êm đẹp. “Một vụ liên hệ nữa, Thánh Bộ Truyền Giáo vừa ra lệnh thay đổi chức chủ bút của tờ Nigrizia (40.000 bản hàng tháng). Linh mục Alessandro Zatonelli, nguyên chủ bút của nguyệt san nói trên, đã ứng dụng Thần Học Giải Phóng trong các bài viết của Ngài.Ngoài ra, linh mục Zatonelli đã gọi Bộ Trưởng Quốc Phòng Ý là kẻ “buôn bán vũ khí chiến tranh”. Trong khi ông này tố giác linh mục Zatonelli đã khuyến khích các “hoạt động khủng bố”. Linh mục Zatonelli đã bị đổi đi truyền giáo ở Nairobi, xứ Kenya, Phi Châu. Bản tin trên đây cho bên ngoài thấy rõ một điều: chưa biết Tòa Thánh đã có quyết định tối hậu như thế nào đối với phong trào THGP tại Châu Mỹ La Tinh, nhưng nay thì phong trào ấy đã được giảng dậy ngay tại một đại học nổi tiếng của Công giáo ở ngay sát bên Tòa Thánh. Rồi một tờ báo rất quan trọng xuất bản ngay gần Tòa Thánh cũng áp dụng thuyết ấy vào các bài viết. Cái tựa mà nguyệt báo Dân Chúa đặt cho bản tin làm cho chúng tôi ngạc nhiên, vì việc gọi cha Fuellenbach tới Tòa Thánh cũng giống như việc gọi linh mục Boff từ Brazil tới La Mã, không thể nào được suy diễn là “Vatican đã ra tay”. Chúng ta đã thấy Đức Giáo Hoàng John Paul II giải quyết vụ TGM Hunthausen ở Seattle tế nhị như thế nào rồi. Vụ phong trào THGP nghiêm trọng hơn nhiều, và chắc chắn không thể giải quyết hấp tấp và hời hợt. Người ta biết rằng Công Đồng Vatican II (1958-1961) đã đề ra được những nguyên tắc hướng dẫn tối hảo qua Hiến Chê “Giáo Hội trong Thế Giới hôm nay”. Các vị Giáo Hoàng John Paul VI và John Paul II là những vị đã mở kỷ nguyên mới bằng cách bước ra khỏi Vatican, thân hành đến các quốc gia, và đến cả Liên Hiệp Quốc nữa, để thămviếng huynh đệ, không phải chỉ thăm những người Công giáo, mà là thăm bất cứ ai trong cộng đồng loài người, lớn tiếng keu gọi mọi người tự “giải phóng” mình khỏi thành kiến và tham vọng, để xích lại gần nhau, xây dựng một trật tự mới trong công bằng và nhân ái. Nên nhìn nhận rằng Mẹ Teresa Calcutta của Ấn Độ đang được coi là vị Thánh Sống của Bác Ai, và Đức Giáo Hoàng John Paul II hiện đang đựơc nhiều người không Công giáo coi là vị lãnh đạo sáng giá nhất trong thế giới hiện đại, được hàng tỷ người trên thế giới coi là vị Thánh của Nhân Quyền. Nhưng lại cũng phải nhìn nhận rằng tiếng nói của các vị ấy vẫn chưa xuyên thủng được bức tường cố chấp và ích kỷ của những kẻ đang nắm trong tay những phương tiện khả dĩ làm thay đổi đời sống của loài người! Với một người sâu sắc và triệt để chống cộng như Đức Giáo Hoàng John Paul II thì không thể nào suy diễn rằng chỉ “ra tay” bằng cách cấm đoán việc truyền bá phong trào THGP để coi như Tòa Thánh đã giải quyết xong vần đề tư tưởng trọng đại ấy. Chẳng qua sự suy diễn ấy chỉ phát xuất từ một tinh thần cực kỳ bảo thủ và sợ sệt, sợ mọi thay đổi, dù biết rằng những thay đổi ấy sẽ làm cho đời sống con ngừơi tốt đẹp hơn, và làm cho công cuộc chống lại chủ nghĩa cộng sản hữu hiệu hơn. Trước 1975, chúng tôi có hân hạnh đại diện cho nhật báo Chính Luận để theo dõi hoạt động hàng tháng của một tổ chức Công giáo người Việt tại Sàigòn gọi là “phong trào trí thức Công Giáo Pax Romana”. Trong mỗi buổi sinh họat như vậy, có một vị được tổ chức mời tới thuyết trình, rồi sau đó là phần thảo luận. Hầu hết các đề tài thuyết trình hồi đó đều liên hệ xa hoặc gần tới tình hình chính trị của Việt Nam. Mỗi lần đến giờ thảo luận, chúng tôi đều rất chú ý đến một Giáo Sư người Việt trung niên tên là Nguyễn Văn Lan. Ông Lan là người Công giáo rất ngoan đạo, nhưng ông cũng là người lúc nào cũng phát biểu những ý kiến táo bạo nhất. Ông Lan thường thành khẩn lên án tinh thần sợ sệt, bảo thủ và sợ thay đổi của người Công giáo. Chúng tôi nhận thấy sự không vui trên nét mặt những người Công giáo khác hiện diện, nhưng các vị ấy không dám ngăn cản sự phát biểu của ông Lan. Có một lần vào giờ giải lao, chúng tôi bày tỏ sự kính phục ông Lan vì đã có can đảm phê bình những nhược điểm của chính những người cùng một tôn giáo với ông. Tôi cũng cho ông ta biết rằng ở dưới, có người tặng cho ông ta cái biệt danh là “giáo sư B-52”, hàm ý rằng những lời phát biểu rất thẳng thắn của ông ta nặng như những trái bom từ pháo đài B-52 rớt xuống. Ông Lan đã cười rất buồn mà trả lời rằng: “Tôi chẳng lấy gì làm hãnh diện khi được khen như vậy. Anh tưởng chúng tôi có đầu óc cách mạng lắm, phải không? Anh đã lầm. Người Công giáo chúng tôi rất sợ thay đổi, sợ làm ácch mạng. Biết rằng phải thay đổi mới có thể khá, mới có thể tiến bộ, nhưng không ai dám làm, chỉ cứ ngồi mà ôm lấy cái hiện tại.” Bây giờ, chúng tôi không ngạc nhiên nữa khi thấy những phương tiện tối đa đã được tung ra ngay từ phút đầu để hy vọng diệt cuộc tự vệ văn hóa của người Công giáo tại San Jose. Những Thiệt Thòi Phi Lý Của Người Công Giáo VN Tại San Jose Ngay từ thế kỷ 16, Đức Giáo Hoàng Pio VI đã nhắn nhủ: “Bất cứ ở đâu mà có một lớp người di dân nói cùng một ngôn ngữ, và có cùng một đời sống ổn định thì nên thiếp lập Giáo Xứ Thế Nhân cho họ.” Ở hậu bán thế kỷ 20, trong chuyến đi thăm nước Mỹ lần thứ hai, Đức Giáo Hoàng John Paul II đã nhắn nhủ tại thành phố Miami: “Là người tỵ nạn, các con nên gìn giữ những phong tục, tập quán cổ truyền, những lễ nghi đạo giáo đáng yêu của quê hương, và coi đó như là những di sản đặc biệt mà Thiên Chúa đã ban thưởng cho mọi dân tộc.” (Miami, ngày 11-9-1987) Ngày 12-9-1987, tại thành phố New Orleans, tiểu bang Lousiana, trước một cử tọa gồm hầu hết là người da đen theo Công giáo, Đức Giáo Hoàng John Paul II lại nhắn nhủ những ngừơi da đen ấy là “Hãy giữ gìn di sản văn hóa phong phú” của họ và làm cho di sản ấy “sống động”. Được biết rằng người Công giáo da đen tại vùng này đã tranh đấu để được quyền hát trong thánh lễ những bài hát do người da đen viết, và luôn cả những bài thánh ca xuất xứ từ phía đạo Tin Lành, và cũng tranh đấu để các buổi lễ, họ có quyền vừa hát vừa vỗ tay. Ngày 12-9-1987, Đức Giáo Hoàng John Paul II đã vỗ tay cùng với các tín đồ Công giáo da đen khi họ đồng ca bài “Black Thankfulness”. Cũng trong dịp có mặt tại thành phố này, Ngài đã nhắc nhở mọi người Công giáo trên thế giới rằng “Giáo Hội không thể im lặng trước những sự bất công”. Lời nhắn này được đưa ra khi Ngài nói tới những bất công mà người da đen đã chịu từ bao lâu nay. Khi Ngài tới thành phố Antonio, tiểu bang Texas, ơi có rất đông người Mễ Tây Cơ sinh sống, vấn đề gìn giữ di sản văn hóa của các chủng tộc thiểu số tại Mỹ lại được nêu lên. Linh mục Rosendo Urrabazo, Giám Đốc Trung Tâm Văn Hóa người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ tại San Antonio cho biết rằng các Giám Mục Mỹ đều luôn luôn nghĩ tới lý lịch văn hóa và truyền thống của người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ.” Trong chuyến thăm nước Mỹ mười ngày, Đức Giáo Hoàng John Paul II được tường trình về hiện tình người Công giáo gốc Mễ Tây Cơ. Đây là khối người thiểu số tại Mỹ có tỷ lệ theo Công giáo cao nhất. Tỷ lệ ấy đang gặp thử thách rất lớn. Bản ước tính của tuần báo có ầtm mức quốc tế US News & World Report đề ngày 21-9-1987 cho thấy rằng trong hơn mười năm qua, ít ra đã có tới 15% người Công giáo gốc Mễ Tây Cơ bỏ Công giáo để theo tôn giáo khác. Nhiều tờ báo lớn của Mỹ đã nói tới những vấn đề mà người Công giáo Mỹ không thể hòan toàn đồng ý với quan điểm của Giáo Hội La Mã như hôn nhân, phá thai, vấn đề phụ nữ được phong linh mục, v.v... Có tờ báo thẳng thắn nêu ra vấn đề là “Giáo Hội không thể giải quyết đựơc mọi sự việc trên đời này”. Đặc biệt là bỉnh bút Kenneth Woodward nhận định trên tuần báo Mỹ Newsweek đề ngày 21-9-1987 về chuyến đi Mỹ của Đức Giáo Hoàng John Paul II, Woodward lập lại lời của Đức Giáo Hoàng khi Ngài mới đặt chân tới Mỹ “Tôi tin chắc rằng Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ là một Giáo Hội tốt, một Giáo Hội rất tốt.” Nhưng Woodward viết thêm rằng “Vào lúc Ngài từ giã Hoa Kỳ, có thể Đức Thánh Cha đã khám phá ra rằng Giáo Hội Hoa Kỳ cũng là một Giáo Hội hữu trách và có tinh thần độc lập nữa.” Đặt cuộc tự vệ văn hóa của người Công giáo VN tại San Jose trước bối cảnh kể trên đây, người ta càng thấy rõ những thiệt thòi của họ. Trước hết là những thiệt thòi chỉ vì quá trung thành với Giáo Hội La Mã. Bao chí Mỹ thừơng nói đến cộng đồng người Mễ Tây Cơ tại Mỹ như là cộng đồng ngaon đạo nhất. Điều ấy có thể đúng với các cộng động khác, trừ cộng đồng người tỵ nạn Việt Nam. Tuy là người theo tôn giáo khác nhưng ngừơi viết sách này có nhiều cơ hội thấy sự sùng đạo của người Công giáo VN ngay từ trước khi có cuộc đổi đời năm 1975. Một sự so sánh nhỏ nhưng có nhiều ý nghĩa: Chùa hoặc Niệm Phật đường của người Việt theo đạo Phật mọc ra rất nhiều tại hải ngoại sau năm 1975, nhưng chưa bao giờ có sự chen chúc này mà chúng tôi thấy rõ sự sùng đạo của người Công giáo VN. Trong hai tôn giáo lớn nhất của người Việt là Công giáo và Phật giáo, có khác biệt thật lớn về sự lập cơ sở thờ phượng. Phía người theo đạo Phật thì đang có tình trạng lạm phát chùa chiền. Như đã viết ở đầu sách này, có vài sư sãi gặp nhau là đủ nẩy ra ý kiến tìm “Phật tử góp tiền xây chùa”. Trong khi đó, người Công giáo VN phải nhờ nhà thờ của người Công giáo Mỹ, và sự nhờ vả này không phải lúc nào cũng êm đẹp, mặc dầu lòng Bác Ái luôn luôn được người Công giáo Mỹ nhắc nhở. Cảnh nhờ vả luôn luôn làm cho kẻ đi nhờ cảm thấy tủi nhục, nhất là khi người Công giáo VN có một lối sống hoàn toàn khác hẳn lối sống của người Công giáo Mỹ. Khó khăn trên đây không làm nản lòng những người Công giáo VN. Họ tiếp tục trung thành với Giáo Hội, tiếp tục giữ vững đức tin của họ. Chúng tôi không có số thống kê nhưng vẫn cảm thấy rất tin tưởng rằng không xẩy ra hiện tượng bỏ Công giáo theo một tôn giáo nào khác như đã xảy ra với những người Mễ Tây Cơ tại Mỹ. Trong khi đó, lại có hiện tựơng ngược lại, nghĩa là có những người Việt bỏ đạo Phật theo Công giáo. Chúng tôi đã được biết rõ là có một số người từng nguyện rằng “Nếu đi thóat được khỏi VN thì sẽ vào Công giáo”. Khi họ tìm được tự do, họ đã xin rửa tội về trở thành người Công giáo. Người Công giáo VN còn bày tỏ sự trung thành với La Mã bằng nhiều cách khác nữa, nhất là bằng cách đóng góp tiền bạc. Người viết sách này tình cờ được biết chuyện đóng góp này khi theo dõi Đêm Thánh Ca do người Công giáo VN tồ chức tại Orange County, phía Nam California cuối năm 1986. Đêm ca nhạc tôn giáo này đã được thâu và in thành băng video để bán trên thị trường. Một thanh niên Công giao VN tên là ĐXT cho biết rằng tuy anh hy sinh nhiều ngày giờ để giúp thâu hình đêm nhạc hôm ấy, và sau đó in thành những cuộn video, nhưng anh không nhận được chút thù lao nào, vì theo lời anh, ban tổ chức đêm nhạc ấy nói là “mọi số tiền thâu được về Đêm Thánh Ca này đều được gửi về Tòa Thánh La Mã.” Người ta có thể hiểu rằng người Công giáo VN đã và sẽ còn đóng góp cụ thể như thế cho Giáo Hội La Mã. Như đã nói ở trên, các khó khăn vì đã nhờ vả xứ người không làm giảm lòng sùng đạo của người Công giáo VN tại San Jose. Ngay cả khi họ bị Tòa Giám Mục San Jose cấm các linh mục VN không được giúp họ làm lễ, họ vẫn cố lặn lội đi xa cả trăm cây số để tìm một giáo phận thật sự công bằng và bác ái làm lễ cho họ. Tinh thần sùng đạo ấy chắc chắn là chỉ thấy nơi người Công giáo VN. Kế đến là những thiệt thòi chỉ vì làm đúng theo lời răn dậy của Tòa Thánh La Mã. Từ Giáo Hoàng Pio VI đến Giáo Hoàng John Paul II, thời gian trôi qua là gần năm thế kỷ, nhưng lời răn dậy của Giáo Hội về sự duy trì và bảo vệ lý lịch văn hóa của các nhóm người bị thua kém vì hòan cảnh chính trị vẫn là một răn dậy bất biến. Lời nhắn của Đức Giáo Hoàng John Paul II ngày 11-9-1987 càng làm sáng tỏ chính nghĩa cuộc tự vệ văn hóa của người Công giáo VN tại San Jose. Nhu cầu Giáo Xứ Thế Nhân và nhu cầu gìn giữ nguồn gốc đã được hai vị Giáo Hoàng xác nhận thì tính cách chính đáng và thiêng liêng của hai nhu cầu ấy đã quá hiển nhiên. Đức Tổng Giám Mục John Quinn đã sớm nhận ra được tính cách chính đáng ấy, vì Ngài là người rất sáng suốt và rất nhân ái, là hai đức tính giúp Ngài hiểu rằng hai vấn đề ấy không còn thuần túy nằm trong khuôn khổ của luật lệ hoặc của tôn giáo nữa. Trong cuộc tự vệ văn hóa đầy rẫy bất công và bất lợ này, ngừơi Công giáo VN tại San Jose đã nhận ra được ngay từ khi họ tới định cư tại đây một nhu cầu tinh thần mới mẻ do hòan cảnh lưu vong tạo ra: đó là vai trò của các linh mục người Việt để giúp họ chống lại cám dỗ vong bản, cũng như chống lại mọi mưu toan cưỡng bách đồng hóa. Vai trò mới mẻ này đòi hỏi ở các linh mục rất nhiều can đảm, chịu đựng và hy sinh. Chúng tôi đã được nghe một linh mục trẻ VN nói cho biết rằng có nhiều linh mục VN ở hải ngoại gặp những khó khăn giống những khó khăn của người trần tục ”đi kiếm sở làm”. Vì kiếm khó như thế cho nên mỗi khi được một giáo xứ nào của Mỹ chấp nhận thì linh mục người Việt mừng hơn được phong thánh, và khi được nhận rồi thì chỉ còn biết làm sao cho đủ bổn phận tối thiểu mỗi ngày, mọi chuyện khác, dầu có liên hệ sâu rộng đến quê hương đồng bào thân yêu của mình cũng nhắm mắt buông xuôi. Vì nhu cầu mới này nên người Công giáo VN tại San Jose nhận ra ngay những linh mục VN nào có khả năng giúp họ giữ vững nguồn gốc và danh dự của người Việt. Hậu quả không tránh được là họ không thể chấp nhận được một linh mục Việt nào trực tiếp hoặc gián tiếp ép buộc họ chối bỏ nguồn gốc và truyền thống cũng như tập tục của họ. Thiệt thòi lớn nhất của người Công giáo Việt tự vệ văn hóa ở San Jose là hai thỉnh cầu chính đáng và thiêng liêng của họ đã chỉ được đáp ứng bằng những biện pháp thù nghịch và độc ác thường chỉ thây được dùng khi người ta muốn tận diệt kẻ tử thù. Hãy nhớ lại mười linh mục Mỹ mang Tòa Giám Mục Monterey ra kiện tòa án thường luật. Hãy nhớ lại tối hậu thư mà người Công giáo Mỹ thị trấn Lexington gửi cho Tòa Giám Mục Boston nếu không đổi linh mục Foley đi nơi khác. Có một cái nghe quen thuộc như một điệp khúc buồn khi đọc tối hậu thư của giáo dân Lexington lời buộc tội linh mục Foley: “Thiếu khả năng lãnh đạo, có những thái độ chia rẽ, và không có khả năng hòa hợp với người trần tục”. Dường như điệp khúc buồn ảm đạm này đã được nghe thấy trên vùng trời San Jose. Hãy nhớ lại lời lẽ mà người Công giáo San Jose dùng để xin Tòa Giám Mục San Jose chấp nhận thỉnh cầu của họ. Họ càng xin một cách hèn mọn thì lại càng đáp lễ bằng những biện pháp độc ác với mức độ độc ác gia tăng. Tạp chí hàng tuần Los Angeles Times Magazine đề ngày 13-9-87 nói tới phương cách thi hành kỷ luật của Đức Giáo Hoàng John Paul II và của Hồng Y Ratzinger, một trong vài vị thân tín của đương kim Giáo Hoàng. Tờ báo ấy viết rằng “tuy dứt khóat thi hành kỷ luật, nhưng cả ĐGH cũng như Hồng Y Ratzinger đều không phải là người không bếit nương tay tha thứ. Trong gần chín năm tại ngôi Giáo Hoàng, Ngài chưa hề đụng tới vạ tuyệt thông. Và trong mỗi trường hợp phải dùng kỷ luật, Ngài đều để cánh cửa ngỏ cho sự hòa giải. Bây giờ người ta mới biết rằng linh mục xứ Ba Tây Leonardo Boff, người dám dùng lý thuyết Mac-xit để viết sách và giảng thần học đã chỉ bị Tòa Thánh La Mã ra lệnh “phải im lặng trong một năm”. Thật đáng tiếc vô cùng vì tinh thần bác ái và sáng suốt ấy không được truyền một phần nhỏ nào tới bầu trời San Jose. Lại cũng phải nói rõ là cuộc tự vệ văn hóa của ngừơi Công giáo VN ở San Jose không thể nào được nhìn như là một thứ tội. Tính cách tự vệ chính đáng của những người Công giáo ấy đã được chứng minh ngay ở đoạn trên đây, nên không cần phaỉ bàn thêm nữa. Điều phải là tại sao cuộc tự vệ chính đáng ấy – chính đáng đến nỗi được tới hai vị Giáo Hoàng ban phép lành – lại bị mưu bóp chết bằng những hành động độc ác? Mỉa mai hơn nữa là tất cả những sự độc ác ấy đều vô hiệu sau khi được mang ra áp dụng. Thất bại vì dùng đến sự độc ác rồi thì kẻ bại trận có biết tự tìm lối thoát trong danh dự không? Từ Quyền Hành Đến Độc Ác Và Ngu Xuẩn Câu nói ”Quyền hành làm cho con người ta trở nên độc ác, ngu xuẩn và ích kỷ” áp dụng rất đúng để lượng định hậu quả những biện pháp tung ra nhằm đè bẹp cuộc tự vệ văn hóa của người Công giáo VN tại San Jose. Nhận xét thành khẩn của Giáo Sư Công giáo Nguyễn Văn Lan về sự bảo thủ và cúi mặt của người Công giáo VN được cầu an cũng được nghiệm đúng đối với người Công giào VN đang run rẩy theo dõi, đang nhìn lén những người Công giáo can đảm dấn thân đòi cho được quyền tín ngưỡng theo lề lối VN, nhìn lén mà trong lòng không tránh được sự cảm phục những ngừoi dấn thân, nhưng vì quen tự buông xuôi theo đà khiếp nhược cầu an nên đành cúi mặt, ngậm miệng... Ngay từ lúc nổ ra cuộc tự vệ văn hóa này, người ngoại cuộc đã thấy rằng đó là một cuộc chiến hết sức bất bình đẳng. Phía “cha” có trong tay thật nhiều phương tiện, thật nhiều quyền thế, và thật ít đức công bình bác ái. Phía ”con” thì nghèo nàn về phương tiện, và vì ở vị thế của người “con” nên hành động, phản ứng, cầu xin, bất cứ điều gì cũng bị mắc kẹt. Trong cuộc chiến bất bình đẳng ấy mà có kẻ lại dùng hai chữ “hòa giải” thì quả thật là một cuộc chơi chữ rẻ tiền. Điều được nhận thấy ngay là kẻ có quyền thế đã dùng tối đa phương tiện từ lúc sơ khởi, và dùng các phương tiện ấy một cách rất tàn bạo, không thèm quan tâm đến sự việc là giải quyết vấn đề theo cách ấy chắc chắn sẽ làm thiệt hại nhiều cho uy tín Giáo Hội La Mã, và làm ô danh Thiên Chúa nói chung. Tại sao phải dùng đến mức tàn bạo ấy đối với những kẻ ngày đêm luôn luôn xưng “con”một cách cung kính? Câu trả lời không khó kiếm. Thứ nhất, những kẻ làm ô danh Công giáo lâu nay đã quen cai trị bằng sự ngu dân, quen nhìn thấy sự cầu an cúi mặt của một số ngừơi Công giáo chung quanh, quen suy tưởng rằng nếu ta có làm điều gì sai lầm thì chúng nó cũng không khi nào dám hé răng. Nay có kẻ dám chống lại ta thì sự trả đũa sẽ không có chỗ cho tha thứ. Không có gì tai hại hơn là phản ứng mù quáng của những kẻ quen bệnh tự tôn nhưng thiếu phục thiện mà lại nhận đựơc một bài học đích đáng. Thứ hai, điều này mới đáng kể, tại sao mấy tên tỵ nạn da vàng nhỏ con lại dám chống lại ta. Cái thứ câu hỏi này sẽ làm cho kẻ có quyền thế và nặng đầu óc thực dân càng thêm rối loạn để không giữ được sự sáng suốt tối thiểu nữa. Thứ ba, không thiếu gì những thứ cố vấn loại Lê Chiêu Thống ngày đêm rót vào tai kẻ quyền thế lời khuyến cáo rằng “chỉ cần đánh giập đầu bọn chúng ngay từ đầu bằng những đòn độc thì chúng sẽ tan hàng ngay.” Thứ tư, một khi đã có những ngừơi Công giáo VN ra khỏi sự sợ hãi vô lý để nêu lên những sai lầm trọng đại của những kẻ đội lốt tu hành làm bậy thì những kẻ ấy cảm thấy chỗ ngồi của mình không an toàn nữa. Nếu đây là cuộc chiến giữa hai kẻ tử thù thì người ta hiểu được sự tàn bạo và sự độc ác này. Cổ nhân từng nói rằng “Hổ dữ còn không nỡ ăn thịt con”, nhưng xem chừng câu nói ấy không thể áp dụng được cho cuộc chiến bất bình đẳng này. Nhìn lại những phương tiện ghê gớm và hùng hậu được tung ra tưởng có thể mau lẹ tiêu diệt được cuộc tự vệ văn hóa của ngừơi Công giáo VN tại San Jose, chỉ có một kết luận: Đây là trang sử đáng buồn nhất cho ngừơi Công giáo trên thế giới. Là một người Việt Nam, hãnh diện được làm người Việt và sống tạm tại xứ này từ hơn mười hai năm nay, chúng tôi theo dõi vụ đàn áp văn hóa này ròng rã đã hơn một năm để tìm hiểu. Chúng tôi rất tiếc phải viết rằng trước hết, chúng tôi lên án những kẻ đã triệt để khai thác tinh thần khiếp nhược và cầu an của một số người Công giáo tỵ nạn VN. Vì xảy ra vụ đàn áp này nên chúng tôi càng thấy thấm thía khi nhớ lại nhận xét rất ngay thẳng của Giáo Sư Nguyễn Văn Lan về tinh thần bảo thủ và bệnh hoạn của nhiều người Công giáo. Làm cho người Việt thù ghét người Việt, đó là một mưu toan thật hiểm độc mà người có một chút lương tri cũng như đạo đức cũng không bao giờ dám làm. Đây là một trò giải trí ngoại hạng cho những kẻ có đầu óc thực dân, quen đánh giá thấp người Việt qua khuôn mẫu một số người tỵ nạn VN cúi mặt lải nhải câu nói ô nhục đến ngàn đời “Xin nhận nơi này làm quê hương”. Dùng thủ đoạn này, người ta muốn rêu rao với thế giới rằng hàng ngũ khiếp nhược, cầu an và vong bản của người Việt hải ngoại rất đông đảo. Sự khinh miệt dân tộc Việt Nam đã quá lộ liễu qua thủ đoạn này. Sự khinh miệt ấy càng nhục nhã cho ngừơi VN hơn nữa khi thấy rõ là những kẻ chủ trương cưỡng bách đồng hóa theo lối thực dân đã dựa vào khối người khiếp nhược và cầu an kia để chạy tội cho chính sách kém văn minh ấy. Trong gần hai năm qua, chúng tôi đã thâu thập nhiều tài liệu Việt ngữ và Anh ngữ của hai phía trong vụ đàn áp này, và từ sự nghiên cứu các tài liệu đối nghịch nhau ấy, chúng tôi tìm được nhiều điều đáng buồn cho thân phận người Việt lưu vong, nhất là cho thân phận những người Công giáo VN lâu nay không dám lên tiếng, dầu họ mắt thấy tai nghe nhiều điều bất xứng nơi một số người gọi là “lãnh đạo tinh thần” của họ nhưng lại không dám có hành động gì để chấm dứt những sự bất xứng ấy. Những người Công giáo Việt không ủng hộ cuộc tự vệ văn hóa này đã gán cho cuộc tự vệ ấy thật nhiều tội. Chúng tôi đã mất nhiều ngày giờ tìm bằng chứng hoặc tài liệu để mong chứng minh rằng những ngừơi Công giáo “bảo hoàng hơn vua” này là đúng, là thật. Chúng tôi đã thất bại trong sự đi tìm ấy. Trong khi đó, chúng tôi mong mỏi tha thiết một điều giản dị, dễ làm là những người Công gíao sợ sệt kia hãy có can đảm nói thẳng rằng họ chống lại cuộc tự vệ văn hóa của đồng bào tại San Jose, vì họ chủ trương họ là những người nhắm mắt tin rằng những người lãnh đạo tinh thần của họ “không bao giờ có thể sai lầm”, và rằng dầu cho có xảy ra những sự sai lầm thì họ cũng vẫn tôn sùng mù quáng những kẻ lãnh đạo đã sai lầm. Ít ra, một lời thú nhận thẳng thắn như thê cũng vớt vát được một chút khí phách cho sự chống đối. Nhưng ngay cả một chút khí phách vớt vát ấy cũng thiếu vắng trong hàng ngũ chống đối cuộc tự vệ văn hóa. Vì họ không thuyết phục được người khác rằng những lời tố cáo của họ đưa ra là có căn bản, có bằng chứng nên chúng tôi đành phải kết luận rằng những người Công giáo sợ sệt kia hung hãn gán cho cuộc tự vệ ấy nhiều điều xấu xa thì càng chứng tỏ họ múôn che đậy cái tội khiếp nhược và vong bản của chính mình, chưa kể cái tội đắc lực đồng lõa với những kẻ phạm tội tàn sát văn hóa của một khối người thiểu số đã tìm đến nương thân tại xứ này chỉ vì trót tin rằng xứ này sẽ không phạm vào các tội kém văn minh. Câu nói “Tình người Việt còn một chút này” càng đọc lên càng thấy mỉa mai khi áp dụng vào vụ đàn áp văn hóa tại San Jose. Thật khó có thể tìm được một lý do nào vững chắc để biện minh cho một số người Việt cúi mặt theo lệnh của kẻ khác mầu da, khác văn hóa, khác ngôn ngữ thi hành những biện pháp làm nhục hai chữ Việt Nam và phá hoại công trình can đảm của một khối người Công giáo VN sáng suốt và thông minh, một công trình mà sự chính đáng và cao quý được đương kim Giáo Hoàng quan tâm và nhìn nhận rõ rệt đến nỗi Ngài phải nói đến công trình ấy ngay khi đặt chân tới chặng đầu của chuyến thăm Hoa Kỳ 10 ngày trong năm 1987. Chỉ vì hai chữ cầu an mà đã có những ngừơi Công giáo thản nhiên trước những hành động trả thù man rợ mà ngoại nhân mang áp dụng đối với đồng bào của họ. Không những đã thản nhiên mà còn có cả những kẻ ca ngợi và chế thêm dầu vào lửa nữa. Những kẻ cầu an này mong nhận được sự tưởng thưởng nào cho tinh thần vong bản và khiếp nhược ấy? Mong được khen là người Công giáo “ngoan đạo, không bao giời dám trái lệnh của bề trên, mặc dầu có lúc, bề trên cũng phạm những sai lầm còn nghiêm trọng và tai hại hơn người trần tục? Tinh thần cuồng tín và mù quáng này làm cho chúng tôi rất ngạc nhiên, vì ngày nay, chỉ còn thấy tinh thần ấy nơi một số dân tộc bán khai, thí dụ như dân tộc Ba Tư, dân tộc Afghanistan... Tinh thần ấy cũng khiến cho chúng cảm thấy tội nghiệp cho họ khi so sánh với sự phóng khoáng mà nhiều tôn giáo lớn khác dành cho tín đồ của mình. Các tôn giáo ấy không có những tín đồ tự giam mình vào sự cuồng tín ngu dại đến nỗi tự biến mình thành một thứ nô lệ cho sự xác tín của chính mình. Điều này nhận thấy rõ nhất tại hai tôn giáo lớn khác là Tin Lành và Phật Giáo. Quyền đòi hỏi những sửa đổi, những cải cách để làm cho đời sống tinh thần của mình được tốt đẹp hơn là quyền thiêng liêng của tín đồ Tin Lành và Phật Giáo. Chúng tôi đã thấy những mục sư Tin Lành lẳng lặng và ngoan ngoãn mang hành lý đi kiếm nhà thờ khác sau khi bị tín đồ bất tín nhiệm. Chúng tôi đã thấy những tín đồ Tin Lành đưa ra những sửa đổi mà giới lãnh đạo nhà thờ Tin Lành liên hệ phải nghe theo. Chúng tôi đã thấy có những tín đồ Phật Giáo tuyên bố không tới lễ tại một chùa nào đó nữa, vì chùa ấy không còn đáp ứng đúng lòng mong mỏi tôn giáo của họ nữa. Cũng lại có những phật tử “mời” một số sư sãi đi nơi khác, tìm chùa khác, vì họ thấy các sư sãi ấy không còn xứng đáng lãnh đạo họ về mặt tinh thần nữa. Quyền nói lên sự bất đồng của mình mà vẫn còn là một tín đồ trung thành của Công giáo là điều được nhìn thấy rõ nơi khối 53 triệu ngừơi Công giáo Mỹ, và sự kiện hiển nhiên ấy cũng rõ hơn nữa trong chuyến thăm nước Mỹ mười ngày của Đúc Giáo Hoàng John Paul II. Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố những lời cảnh giác không tránh được, nhưng một người rất thông minh và sắc bén như Ngài thì không thể nào coi thường cái thực tại ấy nơi một khối người Công giáo quan trọng như khối người Công giáo Hoa Kỳ. Được biết rằng sau khi đã gặp Đức Giáo Hoàng, và sau khi nghe nói rằng “Sự bất đồng là một sai lầm nghiêm trọng”, Hồng Y Chicago là Joseph Bernadin đã phát biểu: “Chúng ta không thể đọc trong tim của con người”, và “Tôi không thể nào phán xét lương tâm của một người.” (Nhật báo Chicago Tribune, được tờ Register ở California đăng lại ngày 25-9-1987). Một vài thí dụ lấy từ những cộng đồng tôn giáo khác, từ những xứ khác được nêu trong sách này sẽ giúp độc giả thấy rằng cuộc tự vệ văn hóa của người Công giáo VN tại San Jose không mang tính chất cuồng tín hoặc phá hoại. Nó hòan tòan là một thỉnh cầu chính đáng và nhất trí của một khối người biết rõ việc họ làm, biết rõ việc tại sao họ phải làm, và người ta không thể gán cho họ những tội tưởng tượng. Trong sự phân tách tối hậu, những kẻ lâu nay vẫn dùng tôn giáo để làm khí giới thực hiện chính sách ngu dân đã hỏang sợ vì tầm mức ảnh hưởng trong các thỉnh cầu chính đáng của người Công giáo VN tại San Jose. Tầm mức ấy không còn bị giới hạn vào lãnh vực của vùng San Jose nữa. Cuộc tự vệ thiêng liêng này đã kéo dài hai năm. Chắc chắn đã có nhiều người ngạc nhiên vì không nghĩ rằng cuộc chiến bất bình đẳng ấy lại có thể kéo dài như vậy, và có người còn nói rằng, “không biết làm sao để tiên đóan hồi kết cuộc”. Vì đã dùng mọi thủ đoạn, mọi khí giới tàn ác nhất mà không đè bẹp được cuộc tự vệ văn hóa ấy nên người ta lại dùng thêm các khí giới hạ cấp hơn nữa như sự vu cáo và bịa đặt... Kẻ có một chút kiến thức về nguyên tắc chiến tranh sẽ hiểu rằng phía kẻ mạnh mà dùng khí giới như thế trong khi không chịu tìm hiểu sức mạnh của đối phương thì kẻ mạnh sẽ bại trận. Mũ Cộng Sản: Một Khí Giới Của Kẻ Yếu Hèn Nếu hoạt động tranh đấu của người Việt lưu vong có điều gì làm cho thế giới bên ngoài nhớ đến nhiều thì có lẽ đó là cái tài chụp mũ lẫn cho nhau là cộng sản, là tày sai của cộng sản. Vì trò chụp mũ bần tiện này diễn ra quá nhiều lần, quá lâu, quá thông thường nên người ta đã gom góp được những nét quen thuộc của các vụ chụp mũ ấy để hình thành một khuôn mẫu chụp mũ! Và từ khuôn mẫu ấy, có khá nhiều nét đặc biệt cho phép người ta sớm nhận diện được những kẻ chụp thuộc thành phần nào, chụp mũ nhằm mục đích gì... Khuôn khổ một cuốn sách nhỏ chỉ cho phép chúng tôi trình bày tổng quát những nét vừa kể khi viết về trò chụp mũ cho nhau là cộng sản. Trước khi đi vào nhận xét tổng quát này, chúng tôi thấy cần phải xác định ở đoạn này hai danh xưng cần thiết. Vì tính cách đàn áp theo lối thực dân man rợ đã rõ rệt nên từ đây, những kẻ đàn áp văn hóa của người Công giáo tại San Jose được chúng tôi gọi tắt là “Phe Đàn Áp”. Vì chính nghĩa của người Công giáo VN tự vệ văn hóa tại San Jose rất sáng tỏ nên chúng tôi dùng danh xưng “Phía Chính Nghĩa” để nói đến những người Công giáo can đảm ấy. Thứ nhất, những kẻ gọi là đứng trong hàng ngũ người Việt quốc gia quen dùng trò chụp mũ này đều hầu hết là những tên lưu manh và hèn nhát. Khi có người khác cạnh tranh với chúng, chúng không bao giờ dám nhận một cuộc tranh đua thẳng thắn. Thay vào đó, chúng sẵn sàng chụp mũ cộng sản cho những người không cộng tác với chúng, hoặc tuy đứng cùng một phía nhưng không thuần phục chúng. Thứ hai, những tên vừa kể đều rất kém thông minh. Trong khối óc nhỏ bé và tiểu nhân của chúng, chúng chỉ cần dùng mọi thủ đoạn bỉ ổi nhất để vu cáo cho người khac, và không cần biết những hậu quả của những vụ vu cáo và chụp mũ ấy sẽ tai hại như thế nào cho cuộc chiến đấu chung của người Việt quốc gia. Thứ ba, vì quen chụp mũ một cách vô tội vạ như thế ngay từ khi còn ở VN trước năm 1975 nên những kẻ dùng thủ đoạn này không bao giờ chịu nhận là đã làm bậy. Điều này dễ hiểu vì chúng tin rằng nạn nhân không bao giờ dám có hành động quyết liệt để phản công. Thế giới bên ngoài sẽ coi người Việt quốc gia VN như là những người chỉ quen sống với tình trạng không có luật pháp, kẻ nào dùng luật rừng là kẻ ấy nắm thế thượng phong. Tình trạng chỉ bị ngăn chặn hoặc chấm dứt khi được luật pháp của các nước tiên tiến can thiệp, như đã từng thấy tại các nước Tây phương tiếp nhận người tỵ nạn VN sau năm 1975. Thứ tư, những người quen chụp mũ cộng sản cho người khác lại rât sợ không dám trực tiếp tố cáo những tên cộng sản hoặc những hoạt động của cộng sản mà căn cước, lý lịch và tính chất hoạt động cộng sản rất rõ rệt. Thứ năm, ngay cả những kẻ nắm quyền hành rộng rãi trong tay cũng ham dùng mũ cộng sản để vu cáo cho người khác, vì những kẻ này tuy có quyền thế nhưng lại không có chính nghĩa. Lịch sử những vụ chụp mũ trong hàng ngũ người Việt quốc gia là một điệp khúc buồn. Chỉ cần nêu vài trường hợp là đủ thấy tầm vóc sự ô nhục của thói quen làm cho thế giới bên ngoài khinh miệt tòan thể dân tộc Việt Nam. Thí dụ rõ nhất của VN trước năm 1975 vẫn là thí dụ chụp mũ dưới thời Nguyễn Văn Thiệu. Đã có lúc, hắn được coi là người điều khiển một quân đội đông tới trên nửa triệu người, chưa kể công an, mật vụ. Hắn càng cai trị lâu, uy tín càng xúông thấp, và hắn càng chụp mũ cộng sản cho nhiều người hơn trước chỉ vì những người ấy khinh bỉ hắn ra mặt nên không bao giờ thèm cộng tác với hắn. Hắn chụp mũ cho người quốc gia chân chính dễ dàng bao nhiêu thì hắn lại càng bất lực bấy nhiêu khi tìm ra những tên cộng sản thật sự nằm vùng trong guồng máy chính quyền của hắn. Cơ quan tình báo trung ương của Thiệu có một số cán bộ cộng sản nằm vùng từ rất lâu, mãi đến khi miền Nam VN bị cộng sản chiếm năm 1975, người ta mới biết đến danh tính và số lượng của những tên nằm vùng ấy. Và chúng ta chỉ biết được sự tiết lộ này nhờ các tác giả ngoại quôc viết về cái chết của miền Nam VN. Vụ tên Phạm Xuân Ẩn là một tên tình báo của Hà-nội là một bằng chứng khác chứng minh tiền đề trên đây của chúng tôi là đúng. Tên ấy nằm vùng kỹ đến nỗi được tuần báo Times của Mỹ dùng vào một chức vụ quan trọng trong văn phòng của tuần báo ấy ngay tại Sài-gòn. Dĩ nhiên là chính quyền Thiệu không biết chút nào về hoạt động nằm vùng của tên Ẩn. Còn ở trong quân lực VNCH thì Hà-nội đã gài người của chúng nằm vùng từ trước đó cả chục năm! Cũng lại chỉ nhờ có tác giả ngoại quốc viết về chiến tranh VN nên chúng ta mới được biết vụ nằm vùng mai phục trường kỳ này của Hà-nội ngay bên trong tổ chức của quân lực VNCH. Ít ra cũng có vài tướng lãnh trong quân lực VNCH duy trì liên lạc chặt chẽ với họ hàng là nhân vật cao cấp của cộng sản. Có một tướng lãnh từng coi Cục Tiếp Vận (hiểu nôm na là coi về ngành tiếp tế cho toàn thể quân lực VNCH) đã có lần chứa một tên bà con rất gần ngay trong cư xá sĩ quan bộ Tổng Tham Mưu, và tên bà con này là cán bộ rất cao cấp của Việt Cộng. Rồi đến những vụ sĩ quan cao cấp của quân lực miền Nam VN ở gần biên giới Cao Mên bán súng đạn và nhiên liệu cho Việt Cộng để chúng lại dùng những thứ ấy giết hại người lính VNCH. Rồi lại còn nhiều tên có bằng dược sĩ đều đều tiếp tế y dược cho Việt Cộng. Chính quyền Thiệu không bao giờ điều tra những vụ nằm vùng hoặc tiếp tế trực tiếp này cho Việt Cộng! Thí dụ thứ hai cũng ô nhục không kém thí dụ vừa kể. Còn nhớ là trong khoảng thời gian từ năm 1979 cho đến tận cuối năm 1984, tổ chức lừa bịp đội lốt kháng chiến trong hàng ngũ người Việt nào không chịu cúng tiền cho chúng, không chịu hợp với chúng. Các nạn nhân đều phải cúi mặt im lặng vì không có phương tiện nào để lên tiếng tự vệ. Đây mới chỉ là một chút hư danh gọi là “kháng chiến”, chưa có viện trợ, chưa có xôi thịt mà những kẻ lừa bịp đã hung hăng chụp mũ những người lương thiện rồi. Thế rồi lại có những tên côn đồ đội lốt cầm bút cũng theo gương các “đàn anh” trong tổ chức lừa bịp dùng những tờ báo lá cải vu oan cho người lương thiện để tống tiền. Trong mấy năm liền, bọn côn đồ cầm bút này là công cụ rất đắc lực cho bọn lừa bịp đội lốt kháng chiến. Cũng như trường hợp của Nguyễn Văn Thiệu, bọn lừa bịp này không hề dùng ngày giờ để phanh phui hoặc tiêu diệt các tổ chức nằm vùng của Hà-nội tại các vùng có đông đảo người tỵ nạn VN. Toàn thể nhân sự và sức mạnh của bọn lừa bịp ấy đã được tập trung để vu cáo, để làm nản lòng những người quốc gia lương thiện trong khi những người này chỉ có một cái tội là đã sáng suốt sớm nhận ra bản chất lừa bịp của chúng. Trường hợp thứ hai bi hài hơn hai trường hợp kể trên rất nhiều, vì nó diễn ra trong một cuộc chiến mà tương quan lực lượng của hai bên bất bình đẳng ngay từ đầu, và cứ nhìn vào bề ngoài thì người ta dễ bị cám dỗ để mà kết luận rằng phía Chính Nghĩa là “Châu Chấu” mà dám “Đá Xe”. Tiếc rằng sự việc diễn ra đã khác hẳn với cái bề ngoài của trận chiến kỳ quái ấy. Trước hết, hãy lên tỏ lòng kính phục những tên cố vấn Lê Chiêu Thống của phe đàn áp. Kẻ ngoại nhân dù có độc ác đến đâu cũng không đủ hiểm độc bằng người da vàng. Khi người da vàng thuộc thành phần lưu manh thì người ấy có thể trở nên vô địch thế giới về lưu manh và tàn ác. Những tên cố vấn ấy hẳn là đã đoan chắc với những kẻ ngoại nhân là dùng cái mũ cộng sản chụp cho phía Chính Nghĩa thì sẽ ăn chắc. Trong sự hăng say của khả năng khuyển mã, bọn ấy đã chụp luôn cả mũ cộng sản cho linh mục Nguyễn Văn Tịnh. Khi chúng tôi viết đến bài này thì bọn Lê Chiêu Thống hạng C này đã phải ngưng vụ chụp mũ linh mục Tịnh vì lẽ giản dị là cái mũ ấy không gây được chút thiệt hại nào cho sức mạnh của phía Chính Nghĩa. Điều thứ hai là bọn cố vấn Lê Chiêu Thống tuy rất muốn trắng trợn vu cáo những người lãnh đạo của phía Chính Nghĩa là cộng sản, nhưng cũng vẫn còn phải e sợ chưa dám gọi hẳn những vị lãnh đạo ấy là cộng sản. Chính cái lề an toàn vài phần trăm này trong thủ đọan của chúng đã để lộ sự yếu kém của chúng. Chúng có thể ngụy tạo điều gì cũng được, vì đó là quyền của chúng, nhưng ở đây gọi hai ông Trần An Bài và Trần Công Thiện là cộng sản thì lời vu cáo ấy chắc chắn sẽ dội ngược, nghĩa là sẽ chỉ làm cho những người có sự vô tư tối thiểu bật cười. Không dám gọi hai ông Bài và Thiện là cộng sản thì phải dùng con đường vòng. Các diễn tiến của vụ đàn áp này cho thấy rằng ngay từ đầu, phe đàn áp chỉ có những tên tay sai có trí thông minh dưới mức trung bình. Sức thông minh ấy chỉ cho phép chúng nghĩ đến con đường vòng là dùng từ ngữ “phương pháp đấu tranh và sách động của cộng sản” để gán cho hoạt động tự vệ của phía Chính Nghĩa. Nhìn lại các hình thức tranh đấu chính trị hoặc tranh đấu cho nhân quyền trên thế giới, chưa bao giờ người thấy có một nguyên tắc nào nói rằng chỉ có người cộng sản mới được dùng phương pháp này, phương pháp kia để tranh đấu. Sự thật đơn giản trong cuộc tránh đấu này là phía Chính Nghĩa đã có những người lãnh đạo giỏi ngay từ đầu để nghiên cứu đường lối hành động làm cho đối phương phải bó tay. Thay vì phải biết chịu thua trong danh dự theo luật chơi thông thường trong tình thế này, thì phe đàn áp lại rêu rao rằng phía Chính Nghĩa dùng đường lối cộng sản. Đây là một trong những lời tố cáo thật ngu xuẩn của phe đàn áp. Tố cáo như thế có nghĩa rằng chính bọn chúng xác nhận là chỉ có những người cộng sản mới nghĩ ra được những đường lối hoặc phương pháp tranh đấu đi đến thắng lợi. Tố cáo như thế rõ ràng là ca tụng ngừơi cộng sản. Những tên ngu xuẩn mà hành động thì chỉ có thể đạt được kết quả ngược lại như vậy. Lại còn nghe thấy phe đàn áp phao vu rằng có tay sai cộng sản trong hàng ngũ Chính Nghĩa. Dĩ nhiên lời phao vu này không bao giờ được chứng minh là có bằng chứng. Lại một lần nữa, vì ngu xuẩn phe đàn áp đã lại ca tụng cộng sản khi phao vu như vậy: theo phe đàn áp thì cộng sản phải là thứ ba đầu sáu tay cho nên chỗ nào, tổ chức nào, chúng vẫn có thể xâm nhập, thành phần nào trong hàng ngũ người Việt quốc gia cũng đều bị chúng dụ dỗ, tổ chức hoặc tẩy não! Như để chứng minh rằng tiền đề trên đây của chúng tôi là đúng, chỉ thấy phe đàn áp chụp mũ cho phía Chính Ngfhĩa, trong khi phe ấy không dám hé răng để tố cáo các cơ sở kinh tài và cơ sở văn hóa nằm vùng của cộng sản đang càng ngày càng hoạt động lộ liễu, một sự lộ liễu tương đương với sự chửi thẳng vào người Việt quốc gia ở hải ngoại. Những Hậu Quả Của Sự Chụp Mũ Cộng Sản Chúng tôi đã chứng minh rằng trong hàng ngũ người Việt lưu vong từ năm 1975 cho tới nay, bọn lừa bịp chính trị và bọn lưu manh cũng như đám côn đồ cầm bút quen dùng thủ đoạn chụp mũ cộng sản lên đầu những người chống lại chúng hoặc biết rõ bộ mặt lưu manh của chúng. Khi biết rõ những thành phần nào vẫn dùng thủ đoạn ấy thì ta không cần phải bận tâm nữa. Nhưng điều làm chúng tôi ngạc nhiên, kèm theo một sự tội nghiệp, khi thấy rằng chính những kẻ đang mang cái nhãn hiệu “lãnh đạo tinh thần” lại bắt chước bọn hạ cấp kia để dùng trò chụp mũ cộng sản lên đầu khối người Công giáo VN, mà còn cho người Công giáo khắp nơi trên thế giới nữa. Ở tiểu đoạn này, chúng tôi trình bày rõ hơn nữa những hậu quả cho phe đàn áp khi dùng tới một thủ đọan rất hạ cấp và nguy hiểm như vậy. Kính mời độc giả và đồng bào đọc bản tin của tờ Công Giáo có tầm mức quốc gia của Mỹ, có số phát hành tòan quốc Mỹ là tờ National Catholic Reporter, số báo đề ngày 25-9-1987, trang 38, bài mang tựa là “Những người Công giáo Mỹ gốc Á Chấu ngày càng bất mãn”. Nhận định của tờ báo có tầm vóc như tờ NCR rất đáng được chú ý, ít ra cũng vì hai lý do. Thứ nhất, đó là tiếng nói bán chính thức của khối 53 triệu người Công giáo Mỹ. Ở những đoạn trước của cuốn sách này, chúng tôi đã nêu lên lối suy tưởng của khối người Công giáo ấy, theo đó thì tuy họ tiếp tục trung thành với Giáo Hội La Mã, nhưng cái đa số rất lớn của khối giáo dân ấy không còn chấp nhận thái độ mù quáng tin theo bất cứ giáo điều mà Giáo Hội đưa ra cho họ nữa. Những nhu cầu càng ngày càng phức tạp của nhân loại, cùng với sự yếu kém của mỗi con người chúng ta, dầu đó là con người hèn mọn hay đó là con người được mang cái chiêu bài “lãnh đạo tinh thần”, đã cáng ngày càng làm cho giáo dân Mỹ cảm thấy họ phải có cái quyền nêu lên những băn khoăn và những thắc mắc của họ trong tương quan giữa họ và Giáo Hội La Mã về mọi khia cạnh trong đời sống vật chất và tinh thần của họ. Thứ hai, tờ NCR tuy do những ngừơi Công giáo Mỹ da trắng chủ trương, và tuy đa số lớn người Mỹ da trắng vẫn còn giữ thái độ kỳ thị đối với sắc dân da màu sống trên đất Mỹ, nhưng riêng tờ NCR có một điều đang chú ý trong cách nhìn của họ đối với thân phận của các khối người Công giáo thuộc các chủng tộc thiểu số. Đó là một cách nhìn tương đối phóng khóang và tương đối quảng đại, nhất là khi rõ rệt có những sự bất công đối với các chủng tộc thiểu số ấy. Những sự bất công áp đặt lên đầu khối giáo dân VN trong cuộc tự vệ văn hóa tại vùng San Jose đã được tờ báo ấy nêu lên tuy ngắn gọn nhưng đã tạm đủ để nói lên thực chất của vấn đề, - nói rõ hơn nữa là xác nhận Chính Nghĩa của cuộc tự vệ văn hóa ấy. Thật là một điều đầy ý nghĩa khi tờ báo NCR lựa linh mục Dòng Tên Norman Walling để nói lên những thiệt thòi của khối người Công giáo Mỹ gốc Á Châu. Và đến khi lên tiếng thì cũng lại là điều rất đáng chú ý, khi linh mục Walling lựa cuộc tự vệ của phía Chính Nghĩa, giáo dân VN tại San Jose như là thí dụ điển hình (Linh mục Walling đang phục vụ cộng đồng Công giáo Trung Hoa tại San Francisco). Linh mục Walling cho biết rằng sự truyền thông giữa những người lãnh đạo tinh thần và giáo dân gốc Á Châu đã suy đồi đến nỗi đi tới mức độ không chịu nổi nữa. Để nêu thí dụ, linh mục này đã nêu đích danh Cộng Đồng Công Giáo VN tại San Jose như là trường hợp rõ rệt nhất. Trong thí dụ ấy, linh mục Walling để rằng cộng đồng ấy “tố cáo Giám Mục của họ” là đã “nhạy cảm về mặt văn hóa” (hiểu là thờ ơ và tàn nhẫn đối với vấn đề văn hóa của người tỵ nạn VN) và đã “độc tài” vì đã gạt bỏ lời xin của Cộng Đồng ấy để lập một “Giáo Xứ riêng rẽ”. Ở đoạn dưới của bản tin, tờ NCR viết rất rõ về lý do và mục tiêu cao cả của phía Chính Nghĩa khi muốn có Giáo Xứ riêng rẽ của mình tại khu vực San Jose. Bài báo ấy viết: “Không giống các di dân gốc Á Châu khác đã phải bỏ lại những người lãnh đạo tinh thần của bản xứ họ, những người VN đã chứng kiến sự di chuyển của Giáo Hội quốc gia của họ từ miền Bắc vào miền Nam sau sự phân chia hậu chiến về lãnh thổ của xứ sở họ, và kế đến là sự di chuyển của Giáo Hội ấy đến Hoa Kỳ sau chiến thắng của cộng sản.... đối với những người VN, một Giáo Xứ riêng biệt tượng trưng cho sự tồn tại các hình thức thờ phượng quen thuộc của họ, cũng như đó là sự duy trì được nguyên vẹn sự lãnh đạo Giáo Hội của họ. Vì Giáo Hội ở VN đang ở vào thế yếu nên những ngừơi tỵ nạn sợ rằng sự sáp nhập vào cái cơ cấu rộng lớn hơn của người Mỹ sẽ có nghĩa là sự xóa bỏ hẳn các truyền thống văn hóa của họ, và sự tan rã cộng đồng chủng tộc của họ”. Từ khi bùng nổ cuộc chiến tự vệ văn hóa của người Việt tại San Jose cho tới nay, phe đàn áp đã đưa ra nhiều lời cáo buộc phía Chính Nghĩa. Dĩ nhiên phe ấy tìm mọi cách để phủ nhận Chính Nghĩa của phía tự vệ văn hóa. Bài báo ngắn được trích dẫn từ tờ NCR trên đây tưởng đã quá đủ để khỏi phải bình luận thêm. Nếu có cần nói gì thêm thì đó là trách nhiệm của phe đàn áp khi vu cáo và những hậu quả của sự vu cáo bỉ ổi ấy. Đọc bản tin của tờ NCR, người ta thấy tờ báo ấy đã cho độc giả biết đâu là phía Chính Nghĩa. Chỉ riêng cái danh xưng của phía Chính Nghĩa mà tờ báo ấy ghi trong bản tin đã có giá trị như một sự thừa nhận tính cách chính đáng đại diện của khối người Công giáo VN tại San Jose. Hai tội lớn của phe đàn áp là tội độc ác văn hóa và tội độc tài được nêu lên rất hiển nhiên để cho người đọc hiểu tại sao khối người Công giáo tại San Jose lại “chịu không nổi nữa” trong mối liên lạc giữa họ và những người lãnh đạo tinh thần của họ tại giáo phận San Jose. Người ta đã thấy phe đàn áp viện dẫn nhiều điều giáo luật để cố ý gạt bỏ việc lập một Giáo Xứ Thế Nhân cho người Công giáo VN tại San Jose, nhưng các giáo luật ấy lại không áp dụng được vào thực trạng của Giáo Hội VN. Sự viện dẫn ấy nghe rất lạc lõng và ngớ ngẩn, khiến người ngoại cuộc cảm thấy tội nghiệp cho chính những kẻ đang đàn áp theo đường lối thực dân man rợ mà lại cứ cố muốn tự khóac cho mình cái vỏ tôn trọng luật lệ. Chỉ cần một đoạn ngắn, tờ NCR đã nhắc nhở phe đàn áp, và luôn thể nhắc nhở các giáo xứ khác của Mỹ đang chứa những người Công giáo tỵ nạn VN về một sự thật đã diễn ra từ năm 1954 cho tới ngày nay: khối người Công giáo đã có thói quen trung thành là khi rời bỏ sanh quán của họ, họ cũng mang theo luôn cả những người lãnh đạo của họ. Họ làm như thế là vì muốn bảo vệ và gìn giữ các truyền thống văn hóa của họ, nhất là truyền thống được thờ phượng theo nếp sống của người VN. Sự gìn giữ ấy không phải chỉ được giới hạn vào lãnh vực tôn giáo, mà còn có nghĩa rộng rãi hơn nữa là bảo vệ và gìn giữ an toàn chính trị và an tòan văn hóa cho ngừơi tỵ nạn VN. Sự tranh đấu quyết liệt để thực hiện hai sự an toàn sinh tử ấy đương nhiên là bổn phận của bất cứ người tỵ nạn VN nào còn hãnh diện được làm người Việt đã được tổ tiên họ truyền lại từ bao nhiêu thế hệ trước đó. Nói một cách khác, tờ NCR xác nhận là những ngừơi Công giáo VN tại San Jose đã hành động rất đúng khi đòi có một Giáo Xứ riêng cho họ, vì đó là sự nối tiếp truyền thống lâu dài của họ về mặt tôn giáo có từ ở VN rất lâu, trước khi có cuộc tỵ nạn vĩ đại của hàng trăm ngàn người Việt tại Hoa Kỳ. Cái Chính Nghĩa không thể chối cãi này đã làm cho phe đàn áp thật sự bối rối và hoảng hốt, và sự bối rối cũng như hoảng hốt ấy đã đưa họ tới những lỗi lầm trọng đại không thể cứu chữa được nữa. Theo dõi cuộc đàn áp này từ trên một năm nay, chúng tôi thấy phe đàn áp đã tung ra cùng một lúc nhiều lời cáo buộc các tội tưởng tượng nhằm vào phía Chính Nghĩa, đáng kể nhất là ba sự cáo buộc. Một là “phá nát cộng đồng người Việt tại San Jose”, hai là “chống lại Giáo Hội”, ba là “cộng sản”. Cần chú ý rằng kẻ ngoại nhân da trắng đứng ở hậu trường để đám tay sai thuộc hạ thuộc thành phần Việt vong bản hung hãn đưa ra những lời cáo buộc vừa kể. Cáo buộc một và cáo buộc hai liên hệ rất nhiều đến tôn giáo của giáo dân Việt tại San Jose nên kẻ trần tục và hèn mọn viết sách này tự thấy không cần phải góp ý kiến. Cáo buộc thứ ba cần được mọi người vô tư góp ý vì nó có một tầm quan trọng rất lớn, và mang lại những hậu quả rất tai hại ngay trong chính những kẻ đang chơi trò chụp mũ cộng sản. Vì phía Chính Nghĩa tranh đấu trong một cuộc chiến tuy bất bình đẳng nhưng đó là một cuộc chiến rất cao quý mà chỉ có bọn nặng đầu óc thực dân hoặc bọn hèn nhát cúi mặt quên nguồn gốc để lãnh chút ân huệ nhỏ giọt của kẻ ngoại nhân thì mới phủ nhận, nên phe đàn áp mới gọi là “công sản”. Nên nhắc lại là những tên ồn ào gọi phía Chính Nghãi là “cộng sản” là những kẻ cùng màu da, chủng tộc và ngôn ngữ cũng như văn hóa như những người phía Chính Nghĩa. Việc chụp mũ lên phía Chính Nghĩa xác nhận ba điều. Một là phe đàn áp đang ở đường cùng của lý luận và phương tiện rồi. Nếu cái mũ cộng sản không làm tan rã được cuộc chiến đấu thiêng liêng của phía Chính Nghĩa thì phe đàn áp sẽ đành chịu bó tay. Thư hai, vì phía Chính Nghĩa chiến đấu để gìn giữ và thực hiện an toàn chính trị cũng như an tòan văn hóa cho người Công giáo VN tại San Jose, - trong cuộc chiến ấy, hiển nhiên là có sự bảo vệ cho danh dự cho hai chữ Việt Nam -, mà phe đàn áp gọi họ là “cộng sản” thì có nghĩa là theo suy luận của phe đàn áp, chỉ có những cộng sản mới tranh đấu cho an toàn và cho danh dự của người Việt. Hệ luận là người quốc gia không bao giờ biết hoặc đấu tranh cho những mục tiêu cao đẹp đó. Thứ ba, và điều này quan trọng nhất, là khi xác nhận rằng chỉ có người cộng sản mới bảo vệ danh dự và an tòan cho người Việt tại xứ người thì chính những tên người Việt mất gốc nằm trong phe đàn áp đã tự vạch mặt chỉ tên, tự kê khai lý lịch và căn cước là thuộc thành phần vong bản đang cúi mặt làm trâu ngựa cho kẻ ngoại nhân. Sau khi viết về sự vụng về và dại dột trên đây của phe đàn áp, cần phải bàn về trách nhiệm của phe ấy khi đã dùng thủ đoạn đê hèn như vậy. Ở một phần trước chúng tôi đã nêu rõ là bọn lừa bịp chính trị và bọn lưu manh rất hay dùng cái mũ cộng sản để thực hiện mục tiêu xấu xa của chúng. Có thể đã có một số ít người thoạt đầu tin ở lời vu cáo của bọn chúng, nhưng về lâu dài, thực chất đạo tặc của bọn ấy đã làm cho số người dễ tin kia mở mắt. Sau đó, mọi người không bận tâm nghĩ đến trách nhiệm của bọn ngậm máu phun người nữa, vì có ai ngớ ngẩn đến nỗi đòi bọn giặc cướp phải ăn năn hối lỗi? Nhưng khi những kẻ cố bám lấy cái chiên bài “lãnh đạo tinh thần” mà phạm tội dùng thủ đoạn và chiến thuật cùa bọn đạo tặc để vu cáo cuộc chiến đấu cao quý của một khối người Công giáo VN đông đảo thì vấn đề trách nhiệm không thể chối cãi. Xin đừng hiểu đó là thứ trách nhiệm chỉ được nại ra trước tòa án thường tụng. Trách nhiệm nói ở đây là trách nhiệm trước lương tâm của chính những kẻ ấy. Phe đàn áp chỉ hy vọng giải tỏa được trách nhiệm nặng nề vừa nói nếu chứng minh được rằng quả thật phía Chính nghĩa là “cộng sản”. Sự chứng minh này sẽ không bao giờ có được vì lẽ giản dị cuộc chiến này là cuộc chiến của những người Công giáo VN thông minh và sáng suốt, đòi hỏi những gì mà họ rất xứng đáng và có qưyền được hưởng. Phe đàn áp đã từng dùng ngay chính nơi thờ phượng, tung truyền đơn cộng sản để mong gieo vạ cho phía Chính Nghĩa. Trò hạ cấp ấy đã diễn ra hơn một lần tại vùng San Jose, nhưng đã thất bại thảm hại như mọi thất bại của mọi thủ đoạn bần tiện khác trước đó của phe đàn áp. Phe đàn áp đã không có Chính Nghĩa, mà ngay cả khối nhân sự cũng thiếu vắng những bộ óc thông minh và khôn ngoan nên mới đi từ sự vụng về và ngu dại này đến sự vụng về và ngu dại khác. Vụ chụp mũ cộng sản còn mang lại cho phe đàn áp một thất bại sâu nặng hơn nữa: đó là sự khinh bỉ của mọi người ngoại cuộc đang chăm chú theo dõi cuộc chiến bất bình đẳng này. Khi cố vấn cho ngoại nhân da trắng dùng mũ cộng sản để mong hại phía Chính Nghĩa, những tên người Việt vong bản đã tự lôi mình xuống thấp hơn sự xếp hạng của loài người. Sự xúông thấp ấy đưa chúng xuống hạng thú vật khi chúng yêu cầu, chỉ đường rồi còn xưng tụng cảnh sát và chó trận của chính quyền bản xứ xung phong vào những người Công giáo VN không có một khí giới nào trong tay, và những ngừơi Công giáo này không thể bị bất cứ một kẻ nào buộc tội khi họ bày tỏ niềm hãnh diện còn được là người Việt Nam. Công Bằng Và Bác Ái Kiểu Thực Dân Địa điểm và khung cảnh: một nhà thờ Công gíao của người da trắng tại một xứ thuộc nền văn minh da trắng, - Người tham dự: giáo dân da trắng và giáo dân tỵ nạn VN, - Nghi thức lễ: nghi thức quen thuộc của giáo dân VN. Không khí yêu thương và hiểu biết lẫn nhau tỏa ra khắp giáo đường. Phải chăng phe đàn áp tại San Jose đã biết ăn năn để nhìn nhận các quyền thiêng liêng về tôn giáo của phía Chính Nghĩa? Không. Đây là một thánh lễ tại giáo đường Notre Dame de Neunkirch, nằm trên vùng đất Alsace, giáp biên giới Pháp-Đức một chúa nhật trong sáng, được báo chí Pháp tường thuật, và được nguyệt san Nhịp Cầu số 14, phát hành tháng 6 năm 1987 (Tiếng nói của người Công giáo VN tự do tại phía Đông nứơc Pháp) đăng lại. Phái viên Ch. G. của một tờ báo Pháp ngữ gọi thánh lễ này của những giáo dân VN tại vùng Alsace là một cuộc “hành hương”. Khoảng trên một trăm người Công giáo VN dự thánh lễ cùng với rất đông giáo dân Pháp. “Họ có chung một đức tin nhưng có những dị biệt về biên giới và văn hóa”. Ch. G. viết rằng “những dị biệt văn hóa ấy là những dị biệt sinh tử. Đối với những người Á Châu lưu vong này, việc giữ nguồn gốc của họ có một tầm quan trọng đặc biệt”. Phái viên này cho rằng cuộc hành hương tại Neunkirch là một cách để cho những giáo dân Việt lưu vong kia biểu lộ sự mật thiết về tinh thần giữa họ và giáo dân Pháp vùng Alsace, nhưng “đó cũng là một cách để họ nối tiếp lại các truyền thống của họ. Họ đã cùng nhau hát lên niềm tin của họ, và cùng nhau thử tìm lại một chút nguồn gốc của họ, chút nguồn gốc rất mong manh trên phần đất tuy niềm nở đón tiếp họ nhưng vẫn là phần đất xa lạ...” Không khí yêu thương và hiểu biết lẫn nhau giữa giáo dân da trắng và giáo dân da vàng bao trùm khắp thánh đường là vì vùng đất ấy có may mắn không gặp một giám mục da trắng gốc thực dân, và không bị một đám chó săn vong bản bám lấy giám mục ấy để hành hạ đồng bào của chúng. Không phải chỉ có nước Pháp là dành cho giáo dân tỵ nạn VN sự thông cảm và yêu thương mà phái viên Ch. G. đã mô tả. Một cuộc tìm kiếm tin tức nhỏ bé của người viết sách này để tìm hiểu những hình thức đàn áp tôn giáo (dầu là kín đáo hay lộ liễu) tại các quốc gia tiếp nhận người tỵ nạn VN, cho thấy rằng giáo phận San Jose tại nứơc Mỹ đã được thế giới nhắc nhở như là giao phận đi tiên phong trong việc trắng trợn phản bội các khẩu hiệu cao đẹp khắc trên tượng Nữ Thần Tự Do ngoài khơi hải cảng New York. Trong các tôn giáo lớn của nhân loại, Thiên Chúa Giáo là tôn giáo nói nhiều nhất đến hai chữ Công Bằng và Bác Ái. Đối với nhân loại, nứơc Mỹ là quốc gia thường tự hào là dành cho người dân trong nước họ nhiều quyền tự do cao cả nhất. Vụ đàn áp văn hóa tại giáo phận San Jose là một bằng chứng hùng hồn để cho nhân loại thấy rằng nứơc Mỹ hiện có một số kẻ đội lốt tôn giáo đang làm nhục Giáo Hội Công Giáo Mỹ, và đang làm nhục nước Mỹ, vì bọn ấy đã làm ngược hẳn với những điều cao cả mà nước Mỹ vẫn tự hào từ nhiều năm nay. Bằng chứng mới nhất và không thể chỗi cãi được là vụ dùng cảnh sát da trắng bản xứ để đàn áp cuộc tự vệ văn hóa của giáo dân VN tại San Jose. Một sự nhắc lại triết lý và phương pháp hành động của cảnh sát Mỹ là điều cần thiết để độc giả thấy rõ hơn nữa kích thước tội ác của phe đàn áp khi phe ấy yêu cầu cảnh sát da trắng bản xứ hành hạ giáo dân VN. Nói về sự hữu hiệu bề ngoài thì có lẽ cảnh sát Mỹ là thứ cảnh sát hữu hiệu nhất thế giới. Báo chí và truyền hình Mỹ mỗi ngày đếu nói tới những trường hợp cảnh sát Mỹ dùng sức mạnh đối phó với những vụ phạm pháp hoặc chỉ là tình nghi phạm pháp lớn hoặc nhỏ. Có nhiều trường hợp, cảnh sát Mỹ đã dùng sức mạnh quá đáng, so với tầm quan trọng của vụ phạm pháp. Người ta có thể hiểu một phần cái triết lý khi nhìn vào lối sống bằng bạo lực của đa số dân Mỹ. Lối sống ấy cũng không có gì là khó hiểu, vì nứơc Mỹ là quốc gia được dựng lên bằng đám đông đầu trộm đuôi cướp từ các xứ khác trôi dạt tới đây. Sau hơn hai trăm năm lập quốc, các thế hệ sau của đám đầu trộm đuôi cướp ấy đã bớt hung hăng, nhưng tinh thần tôn thờ bạo lực vẫn còn ngự trị trong dân tộc Mỹ. Trước một lối sống dùng bạo lực làm phương châm như thế, cảnh sát Mỹ chỉ biết ưu tiên dùng bạo lực để đàn áp và đối phó. Hai triết lý bạo lực ấy đụng nhau mỗi ngày nên đưa tới kết quả hiển nhiên là làm giầu cho kỹ nghệ chôn cất, kỹ nghệ nhà tù và cho đám luật sư Mỹ. Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Thế Giới, có lẽ đây là lần đầu mà thế giới bên ngoài được thấy một số người gọi là “lãnh đạo tinh thần” dùng đến vu cáo, hăm dọa, thưa kiện, cảnh sát và chó trận để thực hiện đức Công Bằng và đức Bác Ái từng được tôn giáo ấy luôn luôn nói tới. Đây cũng là lần đầu mà thế giới bên ngoài được chứng kiến cảnh hàng trăm giáo dân tỵ nạn Việt Nam ngoan ngoãn đi dự lễ, nhưng lại bị cảnh sát xua đuổi, hăm dọa bằng những lời lẽ cực kỳ hung hãn, và nhất là bị chó trận xung phong. Người sống nhiều năm tại Mỹ thâu được nhiều kinh nghiệm về hoạt động của ngành cảnh sát chỉ can thiệp vào lãnh vực tôn giáo nếu có lời yêu cầu của những người có thẩm quyền liên hệ đến tôn giáo ấy. Họ còn dùng đến cả thứ chó săn Lê Chiêu Thống nữa, và thủ đoạn mới thật là dã man. Chúng ta có thể tưởng tượng được nổi vui mừng của đám thực dân da trắng, khoái trá nâng ly rượu mưng chiến thắng (mừng quá sớm, và mừng lầm nữa!) của trò tiểu nhân “dùng dân Việt đối phó với dân Việt”. Đám chó săn Lê Chiêu Thống này đã nhắm mắt, cúi mặt vâng theo mệnh lệnh phi nhân của quan thầy da trắng để cắn những người Công giáo VN thông minh và sáng súôt. Những tên chó săn Lê Chiêu Thống ấy giờ này đang được tặng cho một tên gọi đích đáng, tương xứng với mức độ tàn ác và vong bản của chúng: đó là bè lũ Việt gian. Bọn Việt gian này đã làm quá mức yêu cầu của quan thầy, chứng cớ là cảnh sát đã tận tình dùng bạo lực với giáo dân VN, bất kể có đàn bà, trẻ nít và bô lão đông đảo trong khối giáo dân khốn khổ đó. Bọn Việt gian này không có cách nào chối tội, vì sau khi xẩy ra những vụ đàn áp man rợ đó, bọn chúng còn chạy tội cho cảnh sát da trắng, và còn dám ca ngợi các hành động bạo lực của đám cảnh sát ấy đối với người Công giáo VN nữa. Cảnh sát bản xứ hoan hỉ ra tay đàn áp đám người tỵ nạn VN là những người không một tấc sắt trong tay, và lại bị đàn áp chỉ vì họ sùng đạo và sự thíết tha muốn gìn giữ nguồn gốc của họ. Đám Việt gian đội lốt tu hành đã tưởng tượng thật nhiều tội ác chụp lên đầu các giáo dân khốn khổ kia, cho nên người ta mới thấy cảnh sát nặng tay đến mức độ ấy. Một vài thành tích oai hùng của cảnh sát ấy cần đựơc nhắc lại ở đây. Nhân chứng Jim Mc. Entee, Giám Đốc Cơ Quan Liên Lạc Nhân Chủng Quản Hạt Santa Clara trong buổi chiều ngày 7-6-1987 đã thấy tận mắt các hành vi tàn bạo của cảnh sát da trắng. Đám cảnh sát ấy xông vào thánh đường, không đưa ra một lời giải thích nào bằng ngôn ngữ của một nứơc văn minh, mà chỉ dùng những lời lẽ thô bạo, hạ cấp để đuổi hàng trăm giáo dân VN ra khỏi nơi dự lễ. Đến khi các giáo dân ấy hỏi cảnh sát xem tại sao họ không được ở lại dự lễ thì cảnh sát chỉ biết giở trò bắt giữ bốn người của họ. Bốn người này là một phụ nữ đang mang thai 6 tháng, một phụ nữ khác gần 50 tuổi, và hai thiếu niên. Vì tham dự Thánh Lễ nên nhân chứng Mc. Entee nghe thấy cảnh sát la hét các giáo dân khi họ rời khỏi bãi đậu xe. Ông ta còn nghe thấy cảnh sát đe dọa sẽ bắt giữ và đốt các xe của giáo dân, nếu giáo dân bóp kèn xe. Sau khi bốn người bị bắt được cảnh sát thả ra thì người ta thấy rằng họ đã bị cảnh sát viết chữ lên má, lên trán họ, và trên cổ tay họ còn mang dấu vết sự cột tay bằng dây plastic do sức mạnh quá đáng của cảnh sát. Cảnh sát Mỹ tại San Jose không thể giải thích tại sao họ xua đuổi giáo dân VN khỏi thánh đường vì lý do giản dị là họ không có khả năng giải thích. Đa số dân Mỹ kém thông minh, và cảnh sát xuất thân từ đa số ấy dĩ nhiên không có sức thông minh để suy luận. Họ chỉ là một thứ lính đánh thuê, máy móc thi hành một số luật lệ định sẵn, có tinh cách công thức. Kẻ phải hòan toàn trách nhiệm gây ra tội ác hành hạ đồng bào ta trong vụ này chính là đám Việt gian đội lốt người Công giáo VN. Tất cả những tội ác của phe đàn áp sẽ không thể nào thực hiện và thi hành được, nếu không có lũ Việt gian ấy trắng trợn quên mất nguồn gốc, phủ nhận hẳn chút tình người Việt còn lại ở xứ người để bám lấy chút ân huệ nhỏ giọt mà đám thực dân đội lốt tu hành đã nhả ra cho chúng. Những người Công giáo VN của phía Chính Nghĩa đã có hành động để nhắc nhở dân bản xứ rằng không phải người tỵ nạn VN nào cũng hèn nhát cúi mặt làm chó săn cho ngoại nhân như đám Vịệt gian vong bản trong vụ đàn áp văn hóa ô nhục này. Hai người trẻ tuổi trong khối giáo dân VN tại San Jose đã bầy tỏ khí phách của người Việt, khi họ bị bắt giữ ngày 16-8-1986 trong biến chuyển trưng biểu ngữ bằng Anh ngữ quyết liệt phủ nhận một linh mục người Việt cúi mặt làm tay sai cho ngoại nhân. Tại văn phòng của công tố viện, hai người trẻ tuổi Việt này đã hiên ngang đối thoại với nữ phụ tá Công tố viện Claudia Kirkland. Tên nữ luật gia thực dân da trắng này đã dùng nhiều lời lẽ có tính cách nhục mạ đối với hai người Trẻ Việt, và họ đã thẳng thắn đáp lễ tên Kirkland. Trong thời gian thẩm vấn, tên Kirkland nhiều lần đụng độ với hai người trẻ kia. Tên ấy còn ghi trên phíếu nhận xét những lời đầy ác ý nhằm hạ nhục người tỵ nạn VN tại Mỹ, và phiếu nhận xét này được để vào hồ sơ của vụ liên hệ. Điều đáng chú ý là trong lời nhận xét vừa kể, tên Kirkland viết rằng người tỵ nạn VN đã thích nghi được với dời sống ở Mỹ quá mau lẹ, và tên ấy hàm ý rằng sự thích nghi quá mau ấy là điều nên được chận lại! Không may cho y thị là nhật báo Mỹ San Jose Mercury News lại biết được chuyện nhận xét đầy kỳ thị ấy. Trong số báo đề ngày 2 tháng 8 năm 1987, nhật báo ấy đăng khá đầy đủ chi tiết vợ tên Claudia Kirkland bị văn phòng Công tố viện tai Santa Clara khiển trách có ghi vào hồ sơ. Theo bản tin của tờ báo này thì ngày 13-7-1987, sau một cuộc đấu lý giữa tên Kirkland và hai người trẻ tuổi Việt bị bắt thẩm vấn, Kirkland căm hờn và hằn học viết nhận xét có tính cách kỳ thị kia vào một phiếu nhận xét. Một phụ tá Công tố viện khác là George Kennedy (người này cũng là cấp trên trực tiếp của Claudia Kirkland) thông báo cho Công tố viện hạt Santa Clara là Leo Himmelsbach biết hành động kỳ thị lộ liễu đó của Kirkland. Himmelsbach nói với phái viên báo Mercury News rằng: “Quan điểm của tôi là những nhận xét (của Claudia Kirkland) ấy có tính cách kỳ thị. Theo tôi thì bất cứ ai đọc những nhận xét ấy đều nghĩ rằng đó là sự kỳ thị”. Sau đó, Himmelsbach đã thi hành biện pháp kỷ luật với Claudia Kirkland, nhưng không chịu tiết lộ đó là biện pháp nào. Nhưng tờ Mercury News cho biết rằng một nhân vật của Công tố viện cho hay một là thư khiển trách đã được để vào hồ sơ cá nhân của Claudia Kirkland. Sau đó vài ngày, Leo Himmrlsbach tìm gằp một người Việt tạm coi như đại diện cho Cộng Đồng người Việt tại San Jose trong một giờ để tạo sự thông cảm. Nhân vật Việt này đã yêu cầu Công tố viện tại hạt Santa Clara nên có biện pháp thế nào để không xẩy ra những vụ kỳ thị tương tự trong tương lai. Himmelsbach đoan chắc rằng “vụ này chỉ là một trường hợp riêng lẻ mà thôi”. Trong các biến chuyển kế tiếp, người ta được biết rằng Claudia Kirkland không còn được thụ lý vụ hai người Việt trẻ này nữa, và vụ ấy được trao cho một phụ tá của Công tố viên khác thụ lý. Biến chuyển thứ hai là lá thư xin lỗi của Công tố viện hạt Santa Clara gửi cho cộng đồng người Việt qua một đại diện người VN tại San Jose. Trong thư, Công tố viện Leo Himmelsbach viết rằng: “Tôi cảm ơn ông đã gặp tôi và chấp nhận lời xin lỗi của tôi về những nhận xét thật bất hạnh mà một trong các phụ tá của tôi đã đưa vào hồ sơ. Tôi đã công khai xin lỗi trên đài truyền hình địa phương. Viên phụ tá liên hệ đã bị thi hành kỷ luật. Tôi thật sự tiếc nuối về chuyện này, và tin rằng sẽ không có chuyện tương tự xẩy ra nữa”. Cũng trong thư xin lỗi này, Himmelsbach cho biết rằng cơ quan của ông ta rất quan tâm đến sự liên lạc tốt đẹp với Cộng Đồng người Việt. Ông ta nêu thí dụ để tỏ thiện chí: ông ta đã yêu cầu các phụ tá của ông ta theo một buổi huấn luyện “lâu nửa giờ” để học hỏi về văn hóa Việt Nam”. Có một điều gì bi hài trong lá thư xin lỗi của ông Leo Himmelsbach. Và lời bi hài nhất là lời khoe của ông ta theo đó thì các phụ tá của ông ta đã được họ hỏi về văn hóa VN “trong nửa giờ”. Vì là thư xin lỗi được viêt một cách chân thành nên người ta không nỡ nghĩ rằng ông ta đã phạm tội chơi trò hài hước màu đen, khi viết rằng nhân viên của ông ta đã tìm hiểu văn hóa của dân tộc VN trong ba chục phút. Chúng ta sẽ không tránh được nụ cười chua chát khi nghĩ rằng văn hóa của dân tộc ta, với biết bao nhiêu nét cao đẹp, lại có thể được rút gọn vào nửa giờ để cho một dân tộc thụôc nền văn minh da trắng, có nền văn hóa trả góp học hỏi. Đó là chưa kể đến một câu hỏi bi hài nữa, là những ai nhân danh văn hóa VN để giảng dậy văn hóa dân tộc cho đám người Mỹ da trắng thuộc Công tố Viện Santa Clara? Câu hỏi này không kỳ cục như một số người Việt lầm tưởng khi mới đọc tới đoạn này. Trong quá khứ cũng như ở hiện tại, có rất nhiều người Việt bình dân cũng như đại trí thức cũng không có khả năng tối thiểu để có thể vắn tắt trình bầy cho người ngoại quốc biết hai điều thiết yếu và sơ đẳng về văn hóa VN: một là định nghĩa thật ngắn gọn thế nào là văn hóa, và hai là văn hóa VN khác với văn hóa Tây phương, nhất là văn hóa của nứơc Mỹ, ở những điểm nào. Chúng ta nên ca ngợi thiện chí và sự thành khẩn của ông Leo Himmelsbach, và đừng vội trách ông ta là chỉ cho có nửa giờ để các phụ tá của ông ta tìm hiểu thế nào là văn hóa Việt Nam. Lại cũng không nên trách dân tộc Mỹ của ông ta đã không hiểu gì về văn hóa VN, mặc dầu khối người tỵ nạn VN đã có mặt tại xứ này gần mười ba năm rồi. Nước Mỹ do khối người đa số là dân đầu trộm đuôi cướp lập thành, và lịch sử lập quốc của nước này vẫn còn quá trẻ, mới trên hai trăm năm. Cho đến giờ này, có một số người Mỹ thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba của tổ tiên từ xứ khác di dân tới Mỹ, vẫn còn khẳng định rằng: “nước Mỹ không có văn hóa riêng”. Nước Mỹ có nhiều người mắc bệnh “mù văn hóa”. Do đó, chúng ta mong rằng, tất cả những người Việt nào còn hãnh diện vì tinh thần văn hóa cao đẹp của mình, sẽ tìm cơ hội giải thích cho ông Leo Himmelsbach hiểu rằng nửa giờ là quá nhiều, nếu người Mỹ muốn biết những người Việt nào là Vịệt gian, là vong bản, là chó săn Lê Chiêu Thống, nhưng nước Mỹ sẽ cần tới bội số gấp trăm, gấp ngàn lần của nửa giờ để đạt được một số kiến thức tối thiểu về văn hóa Việt Nam. Nếu Công tố viện hạt Santa Clara đã biết phục thiện bằng cách mau lẹ viết thư xin lỗi cộng đồng người Việt tại San Jose, cũng như mau lẹ thi hành kỷ luật với nữ phụ tá thực dân Claudia Kirkland thì sự phục thiện tương tự lại đến rất chậm với cảnh sát Milpitas, sau khi họ có hành động rất kém văn minh đối với bốn nạn nhân thuộc phía Chính Nghĩa. Trong thư phản kháng của Hội Luật Gia Á Châu đề ngày 11 tháng 6 năm 1987, mang chữ ký của Giám Đốc Điều Hành của Hội là Bà Julie Hatta, “những hành vi hiển nhiên kỳ thị chủng tộc và thiếu đứng đắn” đã được Hội nêu ra như là do cảnh sát Milpitas thủ phạm. Việc vẽ lên mặt và lên thân thể các người bị bắt giữ được Hội này nhắc nhở cảnh sát Milpitas rằng đó là hành động hạ nhục nhân phẩm, kỳ thị chủng tộc, và gợi lại hình ảnh thời Đức Quốc Xã ngày trước. Ở đoạn chót của kháng thư, Hội Luật Gia Á Châu khuyến cáo cảnh sát Milpitas nên thi hành ba biện pháp để tạ lỗi, cũng như để trừng trị những cảnh sát viên đã phạm tội kỳ thị và độc ác vừa kể. Cảnh sát Milpitas có lý do để trì hoãn các hành động tạ lỗi, vì đã có một số tên Việt gian và một số khiếp nhược khác trong khối người Công giáo VN tại California tìm cách chạy tội cho những tên cảnh sát thực dân liên hệ. Có kẻ dùng chiếc áo tu hành của mình để gỡ tội cho cảnh sát da trắng, tuy biết rõ là cảnh sát ấy vừa hành hạ và làm nhục đồng bào của mình. Thí dụ một tờ báo Việt ngữ ở phía nam California vẫn vỗ ngực tự nhận là chỉ lên tiếng cho quyền lợi của người tỵ nạn đang chờ đợi tại các trại tạm trú Đông Nam Á lại tự biến mình thành cái loa chạy tội cho cảnh sát Milpitas... Đó là những nét ô nhục khác trong ô-nhục-sử của đám người Công giáo khiếp nhược trong khối người tỵ nạn VN tại xứ này. Tình Thương Kiểu Thực Dân Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của dân tộc Việt Nam có câu “Có đánh đĩ thì đánh đĩ chín phương...” ngụ ý rằng làm người, dầu có tự sa đọa đến đâu thì cũng phải cố ráng giữ lấy chút liêm sỉ tối thiểu. Nhưng phía Chính Nghĩa quả thật không ngờ rằng phe đàn áp đã “đánh đĩ tất cả mười phương, không chừa ra một phương nào nữa”. Và phía Chính Nghĩa cũng đã không bao giờ tưởng tượng rằng có thứ “tình thương theo kiểu thực dân”. Cho nên phe đàn áp đã tận tình gửi tình thương kiểu ấy cho giáo dân VN tại San Jose. Là nạn nhân khốn khổ của chủ nghĩa cộng sản bán khai kiểu Hồ Chí Minh, người tỵ nạn VN không xa lạ gì với chiến thuật “bỏ đói”. Nhìn lại các vụ bỏ đói tại các nước cộng sản, ai cũng phải lắc đầu ghê tởm mức độ man rợ siêu đẳng của những tên lãnh đạo tại các chế độ cộng sản. Vô địch để đáng mặt là anh cả của cộng sản quốc tế vẫn là đàn anh Sô Viết, mở đầu bằng trận bỏ đói tại vùng Ukraine vài năm sau khi phe Bôn-sê-vich cầm quyền tại Nga, làm cho cả chục triệu dân Ukraine chết đói. Lập luận thông thường của người cộng sản là “đói quá thì hết ý chí chống đối”. Chiến tranh “bỏ đói” để diệt trừ mọi sự chống đối đã được áp dụng rất trung thành tại các nứơc cộng sản, đặc biệt là Khơ Me Đỏ tận tình áp dụng tại Cao Mên, và được Hồ Chí Minh áp dụng tại VN cho tới ngày hắn nằm xuống, rồi còn được những kẻ kế vị hắn tiếp tục áp dụng tại VN sau năm 1969 cho đến tận bây giờ. Sự bỏ đói để diệt trừ mọi ý chí chống đối quả là một chiến thuật đáng ghê tởm, và một dân tộc thường tự hào dẫn đầu thế giới về tự do và dân chủ nhất định là không bao giờ cổ võ hoặc tán trợ trò phi nhân và phi luân ấy. Nhưng có một sơ sót trọng đại của nước Mỹ khi dựng lên tượng Nữ Thần Tự Do ở ngoài khơi cảng New York. Người nào được đọc các lời khắc trên tượng ấy đều kinh phục nước Mỹ và dân tộc Mỹ lắm. Vì các lời cao cả ấy chính là sự bảo đảm an toàn, no ấm và hạnh phúc cho bất cứ tìm được đến vùng đất hứa này. Sơ hở trọng đại nói đây là sự quên không chú thích ở ngay phía dưới những lời cao đẹp kia, rằng “nước Mỹ không cam kết diệt trừ được sự bỏ đói về tinh thần”. Bây giờ thì phe đàn áp văn hóa tại San Jose đã sửa chữa sự quên ấy bằng hành động cụ thể để nhắc nhở nhân loại rằng những ngừơi tìm đến xứ này vẫn có thể bị “bỏ đói về tinh thần”. Nếu không được đọc các bản tin ghi chính xác các chi tiết của vụ “bỏ đói tinh thần” tại San Jose thì người ngoài cuộc sẽ không dám tin là chuyện ấy xẩy ra trên đất Mỹ. Những đoạn trứơc của sách này đã bàn về các khí giới mà phe đàn áp đã tung ra để tiêu diệt phía Chính Nghĩa, thí dụ như chó trận, cảnh sát, vu cáo, dùng người Việt chống người Việt v.v..., nhưng tất cả những thứ ấy vẫn chưa man rợ bằng sự bỏ đói về tinh thần, vì rằng nhu cầu đồ ăn thiêng liêng được kể là cao quý nhất và cần thiết nhất đối với những ngừơi Công giáo VN, là những giáo dân đáng được xưng tụng là những ngừơi sùng đạo nhất thế giới. Ngừơi Công giáo VN đã từng trải qua biết bao thử thách, từ thời cấm đạo dưới một vài triều vua nhà Nguyễn đến thời kỳ cấm đạo dưới bạo quyền cộng sản, nhưng quả thật họ chưa đến nỗi bị cấm đóan tệ hại như bị cấm đóan tại giáo phận San Jose. Tình thương kiểu thực dân đã cấm các phép Bí Tích, cấm Thánh Lễ, cấm các linh mục về làm lễ ở nhà thờ Họ Đạo, làm áp lực với các địa phận bạn không cho mượn nhà thờ dâng Thánh Lễ. Tàn nhẫn hơn tất cả là biện pháp khóa cửa NHÀ TẠM, để giáo dân không còn “của ăn thiêng liêng”. Chúng tôi đã được nghe nhắc rằng hàng giáo phẩm “có bổn phận” làm các phép Bí Tích, cử hành Thánh Lễ cho giáo dân. Danh từ “bổn phận” trong cuộc tranh đấu cho tự vệ văn hóa này vẫn còn quá nhẹ. Theo cái nhìn trần tục và hèn mọn của kẻ viết sách này thì giáo dân “có quyền thiêng liêng hưởng các điều đó”. Lời nói chân thành và lương thiện của Linh mục Nguyễn Mạnh Tân khi Ngài viết rằng “lúc nào cũng chỉ mong được làm tôi tớ” cho giáo dân quả thật đã chứng minh tiền đề vừa kể của chúng tôi là đúng. Chỉ có những giáo phẩm nào theo được tinh thần lới nói đó của LM Tân thì mới xứng đáng được gọi là “lãnh đạo tinh thần”. Nhìn dưới một khía cạnh trần tục khác, chúng tôi được biết rằng giáo dân thường cụ thể đóng góp mỗi khi họ dự lễ, hoặc xin một Bí Tích nào đó về tinh thần nơi các vị giáo phẩm. Từ chối làm các điều ấy cho giáo dân tức là phạm tội bất lương vì đã thiếu sòng phẳng. Nhìn cao hơn nữa và xa hơn nữa, chúng tôi hiểu một cách rất thô sơ, rằng giáo phận có bổn phận phải làm vẻ vang cho Giáo Hội Công Giáo Thế Giới. Ở đây, phe đàn áp đã làm thiệt hại không đo lường được cho uy tín và cho danh dự của Giáo Hội khi phạm tội dùng tôn giáo để bắt chẹt giáo dân, rồi còn dùng tôn giáo để mặc cả nữa. Đọc hồ sơ vụ đàn áp văn hóa này, chúng tôi bật cười khi thấy phe đàn áp luôn luôn mang hết luật này, luật kia ra để cấm đoán, để dằn mặt và để hành hạ giáo dân. Được biết rằng hiện nay, chỉ có bè lũ cai trị cộng sản mới hạn chế sự đi lại ngay trong nước của dân. Chỉ có các nước cộng sản mới có chế độ “giấy thông hành nội địa”. Được biết rằng không có quốc gia nào dùng đến nhiều luật lệ như nước Mỹ. Và cũng được biết, khỏi cần chứng minh, rằng nứơc Mỹ đang dẫn đầu thế giới về số nhà tù, cũng như gian lận và lừa bịp nay đã trở thành “lối sống quốc gia” của dân tộc Mỹ, như một giáo sư ngừơi Mỹ đã tuyên bố trong một cuộc phòng vấn dành cho tuần báo US News & World Report mà chúng tôi đã trích dẫn ở phần trên của cuốn sách này. Lại cũng được biết rằng thú vật trong rừng vì không có trí thông minh và khôn ngoan như loài người nên chỉ có luật rừng để đối phó với nhau hàng ngày. Thế mà phe đàn áp lại chủ trương mang luật lệ ra để giải quyết một vấn đề tuyệt đối thuộc về tinh thần, một vấn đề hòan toàn không thể hiểu được nơi những kẻ mắc bệnh thực dân, thiển cận và tự tôn mù quáng. Các linh mục người Việt đã bị cấm, không những không được làm lễ, không được giúp giáo dân, mà còn bị cấm ngay cả đến sự lai vãng nơi có giáo dân cư ngụ nữa. Chúng tôi tự hỏi không biết đại diện cho Tòa Thánh La Mã tại nứơc Mỹ đã phúc trình những gì về cho Đức Giáo Hoàng trong vụ đàn áp ô nhục này? Vị đại diện ấy có tìm được trong hàng ngàn thứ giáo luật của Giáo Hội Công Giáo thứ luật nào cấm các linh mục Việt làm lễ cho giáo dân Việt, bắt các linh mục Việt phải tránh xa các nơi có giáo dân Việt? Báo Chính Nghĩa đã tường thuật khá đầy đủ chiến thắng vẻ vang của phía Chính Nghĩa khi phe ấy bị phe đàn áp kiện trước Tòa Án thế tục. Hành động mang kiện này là một điều tai hại rất lớn cho uy tín của Giáo Hội Công Giáo, vì nó chứng tỏ rằng mọi thứ giáo luật đã không khuất phục được phía Chính Nghĩa. Điều đáng buồn hơn cả, chính là đã vắng bóng sự lương thiện của phe đàn áp đứng nguyên đơn trong vụ kiện này. Khi luật sư Alan May cho tòa biết những tình tiết thật phức tạp trong việc mua bán cơ sở Họ Đạo, luật sư thay mặt cho nguyên đơn lại trả lời là “không hề được biết chuyện ấy”. Phán quyết cho vụ án này nằm trong nhận xét của một giáo dân tại nhà thờ Chánh Tòa là ông Almando khi ông nói: “Vị quan tòa đã thấy được một sự gian dối nơi Tòa Giám Mục”. Đến đây, chúng ta có thể tạm đưa ra một định nghĩa về “tình thương kiểu thực dân”: tình thương ấy gồm sự bỏ đói giáo dân, hành hạ giáo dân, và bất lương với giáo dân. Nhưng tình thương kiểu ấy còn dậy chúng ta thêm hai điều to lớn khác nữa. Một là ngành truyền thông tại nước Mỹ cũng là khí giới để những kẻ nặng đầu óc thực dân dùng vào việc vu cáo, bịa đặt và nhục mạ những người vì hòan cảnh đặc biệt phải đến nương thân tại xứ này. Thứ hai là vạ tuyệt thông đặt vào tay những kẻ có quyền thế nhưng tội lỗi đã biến thành một khí giới để trả thù cá nhân. Người ta đã lầm lẫn lớn khi nói rằng chưa “hòa giải” được cuộc “tranh chấp” tại San Jose. Ngay từ đầu, phe đàn áp đã dùng tối đa bạo lực vật chất và bạo lực tinh thần. Tất cả những thứ ấy đã bị vô hiệu hóa vì khí giới duy nhất của giáo dân VN tại San Jose: tình thương của người Việt và tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Theo lẽ thông thường thì một bên giao chiến chỉ còn biết cúi đầu bái phục đối phương để xin thua, sau khi đã dùng hết mọi khí giới, mọi chiến pháp mà không thắng được. Vậy thì kể từ sau khi tung ra khí giới sau chót của phe đàn áp, tức là vụ cha lôi cổ đàn con ra kiện trứơc tòa án thế tục, và bị thua kiện nhục nhã thì người ta bắt buộc phải kết luận rằng phía Chính Nghĩa đã thắng. Trở về MỤC LỤC * Chương 5
|