Chương 5 - Mặt Trận Truyền Thông |
Tác Giả: Phạm Kim Vinh | |||
Thứ Sáu, 09 Tháng 10 Năm 2009 13:46 | |||
Sau khi bùng nỗ cuộc tự vệ văn hóa của người Công giáo VN tại San Jose, có thể những câu hỏi sau đây đã được những người theo dõi cuộc tự vệ ấy đặt ra: cuộc tự vệ văn hóa ấy có chính nghĩa không, - nếu có thì điều gì đã tạo ra sức mạnh cho cuộc chiến đấu ấy, - khả năng, uy tín cũng như đức độ của người (hoặc những người) lãnh đạo cuộc chiến đấu ấy ra sao. Mặc dầu trong chiến tranh VN, người Việt quốc gia chịu nhiều thiệt thòi ghê gớm do phần lớn ngành truyền thông của nứơc Mỹ gây ra, nhưng trong cuộc chiến để bảo vệ danh dự của người Việt tại San Jose, California, người ta nên ca ngợi tinh thần tương đối vô tư và lương thiện của ngành truyền thông ấy. Trứơc khi mời độc giả và đồng bào đọc chương này, chúng tôi mượn trang giấy này để chân thành cảm tạ người thanh niên Công giáo VN tại San Jose đã cho chúng tôi hai cuốn video, thời lượng tổng cộng trên 4 giờ, trong đó, ông ta đã cần cù thâu lại những buổi phát hình của các đài truyền hình địa phương Mỹ vùng San Jose tường thuật, bình luận và nhận định về cuộc chiến tự vệ văn hóa của người Công giáo VN tại San Jose. Chúng tôi rất hãnh diện đã được sự tin cậy của ngừơi thanh niên Công giáo phẫn uất ấy, và ước mong cuốn sách này sẽ không làm cho ngừơi thanh niên ấy thất vọng khi nó đến tay ông ta. Phía Báo Chí Mỹ Vì giới hạn chiều dài của chương này, chúng tôi chỉ điểm báo Mỹ vùng San Jose qua phần tin tức và nhận định rải rác từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1987 là khỏang thời gian kể như căng thẳng nhất. Như đã viết tại một chương trước của sách này, phe đàn áp ỷ nhiều phương tiện trong tay nên đã tung mọi khí giới ngay từ những ngày đầu, tưởng rằng sẽ đè bẹp mau lẹ cuộc chiến đấu tự vệ của người VN lưu vong. Chính cái trò “cả vú lấp miệng em” ấy, và thế yếu kém về phương tiện của phía Chính Nghĩa ngay từ đầu đã mở mắt giới báo chí Mỹ. Phe đàn áp càng hằn học, cay cú, càng tung thêm phương tiện đàn áp thì chỉ càng làm cho báo chí Mỹ nhận được rõ hơn nữa chính nghĩa của những ngừơi chiến đấu tự vệ, và càng nhận rõ chính nghĩa ấy thì báo chí Mỹ càng tạo thêm sức mạnh cho phía Chính Nghĩa. Người ta có thể kết luận rằng nếu không có tinh thần lương thiện và vô tư tương đối của truyền thông Mỹ thì dư luận Mỹ và thế giới đã bị lừa bịp tai hại. Tại mục Perspective của nhật báo San Jose Mercury News đề ngày 25-1-1987, tờ báo ấy đăng hai bài đối chọi nhau. Một bài ký tên Giám Mục DuMaine, còn bài kia ký tên hai ông Trần An Bài và Trần Công Thiện. Vì phe đàn áp có quá nhiều phương tiện nên chúng tôi không thấy cần phải điểm bài báo ký tên Dumaine. Điều quan trọng và cần thiết theo thiển ý của chúng tôi, là điểm bài mang tên hai ngừơi lãnh đạo cuộc chiến đấu tự vệ tại San Jose. Bài báo của hai ông Bài và Thiện tự nó đã nói lên được cho thế giới bên ngoài biết những sự kiện tối thiểu cho thấy quả thật cuộc đàn áp văn hóa đã diễn ra tại giáo phận San Jose, mà các nạn nhân là những người Công giáo tỵ nạn VN, chỉ vì cái “tội” duy nhất là đã muốn bảo vệ danh dự và truyền thống Việt Nam qua sinh hoạt tôn giáo của họ. Chỉ cần đọc vài sự việc và vài con số do hai ông Bài và Thiện nêu trong bài báo, người có sáng suốt và vô tư tối thiểu đã có thể nhìn ra ngay chính nghĩa của những đòi hỏi hợp lý và hèn mọn của những Công giáo Việt sáng súôt tại San Jose: vị linh mục Việt tích cực ủng hộ yêu cầu cho giáo dân VN tại San Jose có một giáo xứ riêng biệt đã bị đá ra khỏi giáo phận, hai linh mục khác là phụ tá cũng bị cưỡng bách đi khỏi giáo phận. Bất cứ một linh mục Việt nào ở nơi khác mà muốn tới San Jose giúp đỡ giáo dân VN đều bị cấm lui tới San Jose. Đó chưa kể những biện pháp đối phó khác nữa rất kém văn minh đã chụp xúông đầu phía Chính Nghĩa. Kết quả sơ khởi là vẫn có những linh mục Việt Nam sáng suốt và bất khuất, bất chấp mọi lời đe dọa để tới San Jose giúp giáo dân VN. Đó là chưa kể những trường hợp mà giáo dân phải lặn lội đi xa tới cả gần trăm cây số để xin lễ cho thân nhân! Câu hỏi có thể đã được những người Việt, không phân biệt tôn giáo, nhưng cư ngụ ở San Jose đặt ra là “có bao nhiêu giáo dân VN chống đối phe đàn áp tại San Jose?” Bài báo nói ở đây đã nêu rõ là ngày 6 tháng 8 năm 1986, trong buổi lễ gọi là tấn phong một linh mục Việt (bị đa số giáo dân Việt chống đối), có gần tới 2.500 giáo dân VN bị cảnh sát da trắng chận lại ở bên ngoài thánh đường, nhưng Giám Mục DuMaine vẫn cứ lải nhải tuyên bố rằng số người ấy “chỉ là một nhóm nhỏ”. Lời tuyên bố tự dối mình ấy của ông ta đã bị các đài truyền hình Mỹ tự động phủ nhận qua các dữ kiện và con số do các đài ấy đưa ra (sẽ được nói rõ hơn nữa ở đoạn dưới đây kiểm điểm phần tin tức và bình luận của các đài truyền hình Mỹ vùng San Jose). Khi đăng tải các dữ kiện và sự việc do phía Chính Nghĩa ghi trong bài báo ký tên hai ông Bài và Thiện, tờ San Jose Mercury News đương nhiên xác nhận lý lịch của tập thể Công giáo VN tại San Jose là một lực lượng chống đối có tổ chức, có chính nghĩa, có sức mạnh và được lãnh đạo một cách khôn ngoan cũng như thích đáng. Bài báo này làm đẹp mặt cho nước Mỹ để xứ này có thể tiếp tục tự hào là vẫn có cơ hội cho những nhóm thiểu số cất lên tiếng nói của mình nếu cảm thấy bị thiệt thòi. Nhưng bài báo ấy cũng cho thế giới bên ngoài thấy một bộ mặt khác của nứơc Mỹ: làm thế nào một hành động đàn áp văn hóa trắng trợn như vậy lại có thể xẩy ra tại nước Mỹ, và đáng buồn hơn nữa là tại sao, Tòa Thánh La Mã có thể im lặng để cho những kẻ đội lốt tu hành ngang nhiên dùng bạo lực tinh thần với các tín đồ khi các tín đồ ấy tha thiết muồn giữ nguồn gốc của họ? Phe đàn áp chỉ nêu ra được hai lý do rất yếu ớt để bào chữa cho sự từ chối cấp qui chế giáo xứ thế nhân, là lý do “chưa đoàn kết” và lý do “chưa đủ mạnh về tài chánh” (hai lý do này được nhiều đài truyền hình bác bỏ bằng những câu hỏi hoặc các dữ kiện chứng minh ngược lại. Chúng tôi sẽ đề cập điểm này ở đọan viết về truyền hình Mỹ). Hai lý do yếu ớt ấy đã bị bài báo của hai ông Bài và Thiện bẻ gẫy bằng luận cứ vừa tình cảm nhưng lại cũng vừa đanh thép của người biết rõ mình đang đại diện rất đầy đủ cho chính nghĩa. Tường thụât kết quả vụ “cha” kiện “con”, tờ San Jose Mercury News đề ngày 3 tháng 4 năm 1987 cho chạy tít lớn “Giáo phận không thể đẩy được những người Việt”, “Những người chống đối thắng tại Tòa”, “Engene Boyle (linh mục đại diện cho tòa giám mục San Jose trước Tòa) bối rối vì phán quyết của Tòa”, “Giáo phận thua ở Tòa”, và “Chiến thắng cho những người chống đối”. Nhật báo Register, có số phát hành lớn thứ nhì ở Nam California (chỉ đứng sau có nhật báo The Los Angeles Times) đề ngày 13 tháng 5 năm 1987, cho độc giả một cái nhìn thẳng thắn về cảm nghĩ của những giáo dân Việt chống đối tại San Jose, và nhất là về số ngừơi chống đối. Bài báo của tờ The Register viết rằng có 2.000 người chống đối không chấp nhận tân Lm chánh xứ của họ. Dưới cái tựa lớn “Người Công giáo VN tiếp tục xua đuổi tân chánh xứ”, bài báo ghi rằng trong buổi lễ ngày 16-8-1987, chừng 1.000 người Công giáo VN la hét dữ dội để phản đối việc tấn phong một linh mục mà họ nhất định không chấp nhận. Viết đến đây, chúng tôi tự hỏi những người Công giáo nào vẫn còn chưa chịu nhận là phía Chính Nghĩa có đông người Công giáo Việt sẽ nghĩ sao khi những con số to lớn do chính báo chí Mỹ đăng tải, và tính cách tương đối vô tư của báo chí Mỹ khi loan tin về vụ này khó có thể bị dị nghị? Về vụ cảnh sát vùng Milpitas dùng bút chì mỡ vẽ và viết lên mặt vài người Việt bị cảnh sát bắt giữ, nhật báo The Argus đề ngày 9 tháng 6 năm 1987 in tựa lớn “Trùm cảnh sát Milpitas khiển trách các cảnh sát viên vì đã viết lên mặt những người phản kháng”. Ở dưới cái tựa ấy là phần tường thuật lời phân trần của viên trùm cảnh sát nói trên, sau khi hắn bị khối người Công giáo VN liệng vào mặt những lời phản kháng rất quyết liệt, và sau khi đã bị Hội Luật Gia Á Châu vùng San Jose gửi văn thư chính thức lên án hành động man rợ ấy. Ngày 2 tháng 8 năm 1987, tờ San Jose Mercury News loan tin vụ kỳ thị chủng tộc trong phúc trình của Công tố viện San Jose, liên hệ tới hai ngừơi Việt bị bắt giữ, và hai người tham gia cuộc tự vệ chống lại sự đàn áp văn hóa. Tờ báo này đăng tít lớn: “Phụ tá giám đốc tư pháp bị biện pháp kỷ luật vì làm phiếu trình có tính chất kỳ thị chủng tộc”. Hành động cắt máu ở tay viết vào thư phản kháng do một số giáo dân VN tại San Jose gửi cho tòa giám mục San Jose được nhật báo San Frncisco Chronicle đăng ngày 9-9-1987, và tờ San Jose Mercury News đăng ngày 10-9-1987. Cả hai nhật báo nói trên đều cho chạy tít lớn là “Lời phản kháng bằng máu được gửi cho Giám Mục San Jose”. Riêng tờ San Jose Mercury News lại đặt bản tin ấy vào khung cảnh “cuộc viếng thăm nứơc Mỹ của Đức Giáo Hoàng”, hàm ý coi hành động ấy là rất quan trọng. Tuy chỉ vắn tắt điểm một vài bản tin vừa kể trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 nắm 1987, chúng tôi có thể nói là báo chí Mỹ rõ rệt đã nhìn nhận sức mạnh và chính nghĩa trong cuộc chiến đấu tự vệ của người Công giáo VN tại San Jose. Sự ủng hộ và thiện cảm của đài truyền hình Mỹ đối với phía Chính Nghĩa còn rõ rệt hơn nữa, và mạnh mẽ hơn nữa, như sẽ được trình bày ở dưới đây. Phía Truyền Hình Mỹ Chúng tôi coi cuộc đối thoại trực tiếp giữa ông Trần An Bài và linh mục “tổng quản Terrence Sullivan” lúc 5 giờ chiều ngày 3 tháng 8 năm 1986 trên đài truyền hình tần số 11 tại San Jose là biến chuyển then chốt trong mặt trận truyền thông của cuộc tự vệ văn hóa VN, vì đây là cuộc đấu trí giữa “tham mưu trưởng” của Tòa Giám Mục San Jose và người lãnh đạo cuộc chiến đấu của phía Chính Nghĩa. Trên thực tế thì đây là cuộc đối thoại “câm và điếc”, vì lập trường của hai bên quá xa cách nhau, nhưng cũng chính vì thế mà sự thật đáng buồn mới được phơi bày. Quan sát thai độ và phản ứng của Linh mục Terrence Sullivan trong cuộc đối thoại này, ngừơi ta nghĩ đến một thứ cán bộ ngoan cố, có mang lẽ phải và lý trí ra giải thích với thứ cán bộ ấy sẽ chỉ uổng phí thời giờ. Sự ngoan cố ấy lộ rõ qua những lời giải thích dông dài và quanh co của Sullivan khi hắn phải đối đầu với những câu hỏi rất gai góc về cuộc tự vệ văn hóa của giáo dân VN tại San Jose. Chung cuộc, sau cuộc đối thoại này, người theo dõi nhân đạo lắm cũng sẽ phải kết luận rằng “tham mưu trưởng” Sullivan đã không giúp ích gì được để giải quyết cuộc khủng hoảng văn hóa tại San Jose, mà còn làm hại thêm nữa cho uy tín xuống thấp của Tòa Giám Mục San Jose. Chúng tôi không uổng giấy mực để thuật lại lời lẽ của Sullivan, và chỉ vắn tắt ghi bốn bài học mà hắn đã nhận được của ông Trần An Bài qua cuộc đối thoại trên đài truyền hình Mỹ. Bài học thứ nhất là vai trò của đơn vị gia đình Việt Nam. Trả lời câu hỏi của người điều khiển cuộc đối thoại về việc Tòa Giám Mục San Jose chia đơn vị gia đình người Công giáo Tỵ nạn VN tại San Jose làm ba thành phần, và bị giáo dân tố cáo là mưu cưỡng bách đồng hóa họ vào với dân bản xứ, Sullivan giải thích rằng đó là “sự hiểu lầm”. Khi đến lượt ông Trần An Bài đáp lễ, ông Bài đã lập lại lời tố cáo âm mưu đen tối và độc ác ấy, và ông ta giáng một búa thật nặng khi phát biểu rằng đơn vị gia đình của ngừơi Việt là một đơn vị thiêng liêng, không ai có thể chia rẽ đơn vị ấy được. Hình ảnh thật bi hài ở đây là một linh mục da trắng, có sự hiểu biết về văn hóa Việt chỉ qua sách vở và qua những lời sàm tấu của một đám Việt gian đội lốt người Công giáo, mà dám đòi giải thích về văn hóa của dân tộc Việt Nam! Bài học thứ hai thuộc về “giáo luật”. Trong khi Sullivan quanh co để chạy tội cho Tòa Giám Mục vì đã không chịu cấp qui chế giáo xứ thế nhân trong vụ này thì ông Trần An Bài trả lời rất rõ, rằng cớ cấu “trung tâm mục vụ” nay không còn hiện hữu trong giáo luật nữa. Người điều khiển cuộc đối thoại xoay sang hỏi Sullivan xem điều ấy có đúng không. Câu hỏi này đã đưa Sullivan xuống vũng lầy của sự ngoan cố. Hắn không trả lời nổi câu hỏi ấy, và lại còn dùng lời lẽ sau đây để giải thích: “Giám mục có thể làm bất cứ điều gì thấy là cần thiết!” Khi xem đến đoạn này của cuốn video, chúng tôi chóang váng, và phải cho chiếu trở lại đoạn này để tin rằng quả thật mình đã thấy và đã nghe điều này qua mồm Sullivan. Người ta sẽ phải gửi thư đến tận Tòa Thánh La Mã để hỏi Giáo Hoàng xem luật nào của Giáo Hội đã ban cho hàng giám mục cái quyền hạn ngang với Thượng Đế, là quyền “làm bất cứ điều gì thấy là cần thiết”? Cái thứ quyền vô biên ấy, giả thử nếu có được ghi tại một điều nào đó của giáo luật Công giáo (và nếu quả có thứ điều luật này thì đó không phải là điều đáng làm cho người Công giáo hãnh diện) thì sẽ mở cho vô số hành động lạm dụng tai hại và độc ác của những kẻ vô đạo đức mà lại khóac áo tu hành. Qua câu hỏi về giáo luật này, người ta thấy rõ là ông Trần An Bài đã nhập trận với một khối kiến thức rất dồi dào và sâu rộng về giáo luật và tuy chẳng phải là linh mục hay thầy tu, nhưng ông đã cho thấy kiến thức của ông về “đạo” vượt xa kiến thức của người đối thoại mang áo thầy tu ngồi bên trước ống kính truyền hình. Bài học thứ ba mà Sullivan nhận được là bài học về ý nghĩa của một giáo xứ đối với dân tỵ nạn VN. Cũng như đối với mọi câu hỏi khác thuộc về cuộc tranh đấu chính đáng của giáo dân VN tại San Jose, Sullivan nhai lại điệp khúc buồn nản về lý do mà Tòa Giám Mục viện ra để từ chối cấp qui chế Giáo Xứ Thế Nhân: không đòan kết và thiếu khả năng tài chánh. Ông Trần An Bài đã trả lời bằng nhiều sự việc và dữ kiện, kể cả những con số chính xác, để bẻ gẫy hai lý do mà Sullivan nêu ra. Ông Bài còn nêu ra một lời giải thích khác nữa, là một Giáo Xứ Thế Nhân cho giáo dân VN tại San Jose sẽ tiêu biểu cho hình ảnh của Giáo Hội VN, và tiêu biểu cho quê hương yêu dấu của người Việt Nam. Riêng về cái gọi là “khả năng tài chánh” của giáo dân San Jose, chính ngừơi Mỹ điều khiển cuộc đối thoại đã gián tiếp phủ nhận lời bào chữa của Sullivan, khi cô ta nhắc hắn rằng người tỵ nạn VN rất thành công trong việc định cư và lập nghiệp. Trong bốn bài học mà Sullivan được ông Tần An Bài dậy bảo, có lẽ bài thứ tư sâu đậm nhất. Đây là vấn đề “con số giáo dân ủng hộ lập trường của Giám Mục DuMaine”. Sullivan nói với ngừơi điều khiển cuộc đối thoại là “có nhiều ngừơi Việt đồng ý với giám mục”. Điều kỳ lạ là hắn không thể đưa ra được một con số cho khán thính giả thấy. khi ngừơi điều khiển quay sang hỏi ông Bài thì ông mau lẹ và mạnh dạn trả lời rằng số giáo dân VN thuộc phía Chính Nghĩa lên tới 4.000 ngừơi. Sullivan nói rằng “con số ấy không đùng”. Lập tức, ông Bài liệng vào mặt Sullivan lời thách thức thẳng thắn và hiên ngang: “Tôi công khai và chính thức thách thức Tòa Giám Mục tổ chức ngay một cuộc trưng cầu dân ý để tìm đa số! Chúng tôi sẵn sàng tham dự để nêu lên bất cứ vấn đề gì.” Nữ xướng ngôn viên đài truyền hình mỉm cười quay ra hỏi Sullivan. Hắn cười gượng gạo, khen rằng ý kiến trưng cầu dân ý “rất đáng chú ý”, nhưng rồi hắn lại nói rằng “Chúng tôi không phải là một nền dân chủ.” Với câu trả lời này, Sullivan đã gián tiếp thú nhận rằng con số do ông Trần An Bài là đúng, vì nếu không thì tại sao, hắn không dám tổ chưc một cuộc trưng cầu dân ý? Nhưng cái khía cạnh khác trong câu trả lời của Sullivan đã làm cho chúng tôi rùng mình: Giáo Hội không phải là nền dân chủ thì Giáo Hội giải quyết sự việc của hàng triệu tín đồ theo tinh thần nào, - ngu dân, - độc tài, - tàn bạo? Xem chừng Tòa Thánh La Mã đã lơ là trong việc dậy bảo một số “tổng quan”, cho nên mới có hiện tượng phát ngôn và trách nhiệm như trường hợp Sullivan trong cuộc đối thoại này. Con số giáo dân theo và chống phía Chính Nghĩa đã được đài truyền hình Mỹ vùng San Jose xác nhận, như chúng tôi sẽ nêu ở dưới đây. Đài truyền hình số 4 cũa Mỹ nói rõ là “có 4.000 người theo sự lãnh đạo của ông Trần An Bài”. Trên đài số 7, xướng ngôn viên Rigo Chacon khẳng định rằng trước lễ Giáng Sinh, đã có trên 2.000 giáo dân VN hợp nhau lại cương quyết tranh đấu để có nhà thờ riêng cho họ, vì đài ấy đặc biệt không nói gì tới con số những người không theo phía Chính Nghĩa. Tại sao Tòa Giám Mục San Jose không dám nêu ra con số giáo dân VN “ủng hộ” đường lối của DuMaine? Trên đài truyền hình số 11, chương trình buổi tối ngày 15-8-1987, xướng ngôn viên Marc Brown của đài tường thuật buổi lễ “tấn phong” linh mục Lưu Đình Dương với những chi tiết và hình ảnh nổi bật. Thí dụ Brown cho biết có tới 2.000 người Công giáo VN “kịch liệt phản đối cuộc tấn phong này”. Như để chứng minh con số đã nêu, đài 11 chiếu khá lâu hình ảnh rất nhiều giáo dân VN trong nhà thờ đưa cao tấm bảng ghi hàng chữ “NO Fr. Dương”. Những tiếng la hét chống đối thật là dữ dội, đến nỗi át cả tiếng của đám cận thần đứng quanh GM DuMaine lúc ấy đang đọc kinh cho lễ tấn phong. Người ta tin rằng đài 11 đã cố ý cho chiếu đoạn này để làm nổi bật tính cách thất nhân tâm của cuộc tấn phong và đám đông chống đối, cũng như âm thanh la hét rất ồn ào đã làm cho khán thính giả nhận ra được sự cô đơn và tính cách thiểu số của tập đòan cầm quyền Tòa Giám Mục San Jose. Sự cô đơn và thiểu số này càng đậm tính chất mỉa mai khi ống của đài chiếu rất rõ hàng rào cảnh sát bản xứ dàn theo đội hình chiến đấu ở trước nhà thờ! Đài truyền hình tần số 7 cũng tường trình vắn tắt sự chống đối trong buổi lễ tấn phong, với lời lẽ rõ rệt có thiện cảm với phía Chính Nghĩa. Đài này chiếu hình linh mục Eugene Boyle nói với phái viên của đài là chỉ có “200 người chống đối” ở buổi lễ, nhưng phái viên đài số 7 nói ngay là “ít ra cũng có trên 1.000 người” chống đối trong nhà thờ. Đài truyền hình số 7 chiếu nhiều lần hình ảnh cảnh sát Mỹ đàn áp cô Võ Trinh, và cho nhắc lại nhiều lần lời tuyên bố của cô là rất hãnh diện được là người Việt cũng như rất hãnh diện được tham dự cuộc chiến đấu của giáo dân VN tại San Jose. Đài này nói rõ là có tới “70 cảnh sát và 7 con chó trận tham chiến để bảo vệ lễ tấn phong”. Người ta không tránh được nụ cười mỉa mai khi nghe xướng ngôn viên của đài này bình luận rằng “đã có một tân chánh xứ, nhưng không có một giáo xứ đòan kết thống nhất”. Phải chăng đài số 7 đã nhẹ nhàng nhạo báng Tòa Giám Mục San Jose khi cơ cấu ấy tiếp tục viện lý do là giáo dân Việt tại San Jose “chưa đoàn kết”, và lời bình luận ấy giống như một lời xác nhận rất hùng hồn là sự xếp đặt của Tòa Giám Mục cũng chẳng mang lại sự đoàn kết và thống nhất! Đài 11 phỏng vấn linh mục Boyle và ông Trần An Bài về vấn đề tranh chấp chủ quyền của trụ sở. Trong khi Lm Boyle cứ lập lại rằng giáo dân VN chưa có đủ khả năng tài chánh để tài trợ một giáo xứ riêng thì nữ chuyên viên điều khiển cuộc phòng vấn đặt một câu hỏi nhẹ nhàng với Lm Boyle là “ông nghĩ sao về sự phồn thịnh của những ngừơi Việt kinh doanh tại San Jose?” Đồng thời, nữ chuyên viên này đã để ông Trần An Bài trả lời rất đầy đủ, rất rõ ràng về số tiền mà giáo dân VN bỏ ra để tạo mãi trụ sở, và về quyết tâm của giáo dân VN trong việc xây dựng một giáo xứ riêng. Đài này cho khán giả nghe câu nhấn mạnh của ông Bài là giáo dân Việt tại San Jose đã đóng góp nhiều hơn bất cứ cộng đồng Công giáo nào tại Hoa Kỳ để thiết lập giáo xứ riêng của họ. Đài truyền hình 36 dành cho ông Trần An Bài rộng rãi thời giờ nói về số tiền mà giáo dân VN chung góp để tạo mãi cơ sở. Ở chương trình này, Lm Boyle không có dữ kiện nào đánh đổ được những con số chính xác do ông Bài nêu lên, nên ông ta cứ lập đi lập lại lời tố cáo rằng ông Bài và những người lãnh đạo cuộc tự vệ của giáo dân VN tại San Jose là “mưu tìm quyền lực chính trị”, một lời tố cáo vừa vụng về, vừa vớ vẩn nên ngừơi điều khiển cuộc phỏng vấn không bình luận gì. Nữ xướng ngôn viên Sandra Stricker đài số 5 phỏng vấn hai thiêu nử Việt Nam, cả hai cô đều rất hiên ngang cho biết là họ không chấp nhận Lm Dương, và cả hai đều nhấn mạnh rằng họ “rất hãnh diện được là người từ Việt Nam tới xứ này”. Trên đài số 5, phái viên Hank Plante ca ngợi tinh thần bảo vệ văn hóa và truyền thống của người Công giáo tỵ nạn VN. Phái viên này nhấn mạnh là những người tỵ nạn này “đã mất xứ sở quê hương, nhưng họ sẽ không mất nhà thờ của họ được”. Vụ “cha” kiện “con”, rồi “cha” thua rất đau tại tòa đã được các đài truyền hình Mỹ vùng San Jose tường thuật đầy đủ. Đài nào cũng dùng chữ “chiến thắng” (victory) để nói đến vụ thắng kiện oanh liệt của phía Chính Nghĩa. Đặc biệt là đài số 7 công khai và nồng nhiệt bày tỏ thiện cảm vối cuộc chiến đấu của người Công giáo VN tại San Jose. Sau khi chiếu hình ảnh chiến thắng của phía Chính Nghĩa tại tòa, và hình ảnh giáo dân hân hoan mừng chiến thắng ở ngay trước cửa pháp đình, phái viên của đài số 7 đề cao tinh thần chiến đấu của phía Chính Nghĩa, và ca ngợi họ là đã “không bỏ cuộc, không đầu hàng”. Trở về MỤC LỤC * Chương 6
|