Lá thư Canada: Ni Sư Maria |
Tác Giả: Trà Lũ | ||||
Thứ Năm, 17 Tháng 3 Năm 2011 06:42 | ||||
Tôi được nhận vào Canada năm 1975. Nhìn tôi lên đường, nhiều người trong trại tỵ nạn Thái Lan thương tôi dại dột vì dám liều mình chui vào đống tuyết.
Sống ở Canada một thời gian tôi có thấy Canada là đống tuyết đâu. Mùa đông thì có, khi nhiều khi ít, nhưng không phải toàn cõi Canada là đống tuyết. Thế nhưng năm nay thì Canada là đống tuyết thật các cụ ạ. Ngày Tết Con Mèo vừa qua, nha khí tượng báo động sẽ có bão tuyết, và miền Toronto sẽ chìm trong biển tuyết dày. Mọi người lo hết sức. Làng An Hạ đã bảo nhau:: Nhà ai mà mất sưởi mất điện thì kêu cho nhau đến cứu. Thành phố dặn dân chúng kêu số 911, vì thành phố đã sẵn sàng ứng chiến, với 300 xe ủi tuyết, 1.600 nhân viên cào tuyết, và 10.000 tấn muối làm tan tuyết. Nhưng may qúa, trung tâm Toronto thoát bão. Tuyết rơi sơ sơ có 15 phân. Ai cũng thở phào. Rồi trời lại sáng. Người Việt phe ta gặp nhau ai cũng cười sung sướng: Rõ ràng ông Trời kính trọng tết VN. Phe ta đã rần rần đi hội chợ Tết con Mèo. Chỉ tội nghiệp phi trường Toronto tuyết cao nửa thước, nhiều chuyến bay phải hủy bỏ. Tới nay thì đống tuyết lớn đã tan và hình như trời đang chuẩn bị sang xuân. Tôi nói ‘ hình như’ là vì chú chuột đất đã báo tin mừng. Các cụ phương xa không biết chuyện này đâu. Để tôi kể các cụ nghe. Dân Canada có thói quen là cứ đầu tháng Hai, lúc còn giữa mùa đông, họ đem con chuột đất, tên Canada là ground hog, ra ngắm ở ngoài trời. Nếu năm nào mà nó không soi bóng trên mặt đất thì năm đó mùa đông sẽ còn rất ngắn, nếu năm nào nó rọi bóng xuống đất thì năm đó mùa đông sẽ dài lê thê. Giữa tháng Hai vừa qua, cụ chuột đất Canada không hề có bóng trên mặt đất nên dân Canada vui vẻ qúa chừng. Làng An Hạ chúng tôi đã sống ở Canada ba chục năm, cái đầu đã Canada-hóa, nên chúng tôi cũng tin sắp hết mùa đông. Đó là tin tuyết. Tin tiếp theo là Canada vừa khai mạc đại hội thể thao mùa đông toàn quốc, Canada Winter Games 2011, vào ngày 11 tháng Hai tại tỉnh Halifax thuộc bang Nova Scotia miền đông. Đại hội kéo dài hai tuần với 2.700 lực sĩ đến từ 800 thị trấn. Canada là đất thể thao, quanh năm là thể thao. Xứ này mà không có thể thao thì chắc dân chúng phát điên và nổi loạn. Trên các hệ thống truyền thông, 50% thời lượng là nói về thể thao. Những lực sĩ nổi tiếng, lương hàng năm mấy chục triệu. Theo họ, bắng cấp thạc sĩ tiến sĩ vất đi hết.Tháng trước tôi đã trình các cụ tin Đại Hội Thể Thao Liên Châu Mỹ, Pan Am Games, vào năm 2015 tại Toronto, mà quên trình về đai hội thể thao toàn quốc Canada này. Nhân nói tới thể thao, xin khoe với các cụ tin vui: Một em bé VN, mới 12 tuổi, vừa đoạt giải vô địch trượt băng thiếu nhi nghệ thuật toàn quốc Canada. Cuộc thi mang tên Canadian Figure Skating Championship, tại Victoria bang British Columbia. Đó là em Nguyễn Nam. Báo chí Canada gọi em là ‘Super Nam’ / ‘Em Nam Siêu Đẳng’. Đây là lần thứ 4 em được giải này. Nhìn em lên lãnh huy chương vàng, em nhỏ xíu so với 2 em khác đoạt giải bạc và đồng đứng hai bên. Trông em như con châu chấu đứng bên hai cỗ xe khổng lồ. Xin chúc mừng em Nguyễn Nam. Em là niềm hãnh diện của người VN chúng tôi. Đến tháng 5 này, em sẽ 13 tuổi và sẽ đủ tiêu chuẩn đi dự thi giải quốc tế, ai cũng đoán em sẽ đem giải nhất về cho Canada. Báo chí cho biết ngay từ lúc 6 tuổi em đã say mê môn trượt băng này. Hiện em đang học lớp 7 bậc tiểu học. Cha mẹ em là kỹ sư điện tóan, gốc thuyền nhân tỵ nạn. Tin tiếp theo là đến tháng Tám giữa mùa Hè này, Toronto miền đất thân yêu của làng An Hạ chúng tôi sẽ có một đại hội thế giới của Khối Nha Y Dược VN Hải Ngoại. Đại hội sẽ kéo dài 4 ngày. Đây là lần họp quốc tế thứ 11. Chương trình hội ngộ và trao đổi kinh nghiệm này có nhiều tiết mục hấp dẫn. Các cụ ở xa có thể ghi danh đến dự thính nếu không trực tiếp trong ngành. Trưởng ban tổ chức là BS Hồ Thị Cẩm Nhung ở Toronto, tel: (416) 398-0292, www.ynd2011.com. Phụ tá là bác sĩ nhà văn Nguyễn Trùng Khánh, cũng ở Toronto. Tôi sẽ viết bài về đại hội uy tín này vào tháng Chín. Một tin khác cũng khá sốt giẻo là tháng vừa qua Canada đã chính thức nhận thêm 50 người tỵ nạn Thượng VN. Các cụ còn nhớ chuyện tỵ nạn sôi nổi này chứ, tin quốc tế nóng hổi mà. Đó là khối 76 người Thượng gốc Tây Nguyên VN trốn khỏi nước thiên đàng XHCNVN chạy sang Cao Mên năm ngoái. Họ đã được Cao Ủy Tỵ Nạn sàng lọc. Canada nhận 50 người, Hoa kỳ nhận 5 người. Số còn lại bị trả về VN. Thấy dư luận thế giới xôn xao về số phận những người bị trả về, VNCS sợ mất mặt đã phải hứa sẽ đối xử tử tế. Các cụ đã thấy Canada bao giờ cũng nhân đạo hơn Hoa Kỳ và yêu người tỵ nạn VN chưa? Canada nhận những 50, Hoa Kỳ đông dân và nhiều tiền mà chỉ nhận có 5! Cũng xin loan tin tiếp về thuyền tỵ nạn Tamil đến Canada tháng Tám năm ngoái. Tàu chở 492 người. Canada đang làm các thủ tục cứu xét. Mới có 5 tháng làm việc mà Canada đã tiêu mất 25 triệu đồng. Không biết khi xét xong 492 người này thì tiền thuế của dân Canada sẽ tốn thêm bao nhiêu nữa. Được biết khối dân số gốc Ấn Độ và Tamil này có khoảng một triệu người ở Canada. Hy vọng trong khối di dân mới này không có ai thuộc bọn tôn giáo qúa khích đang tàn sát và đốt phá các cơ sở tôn giáo khác. Cụ Chánh và Bà Cụ B.95 trong làng tôi nghe tin Canada mở cửa đón nhận người tỵ nạn trên đây thì tỏ ra cảm động lắm. Hai cụ đều nói: Chính vì lòng nhân đạo cứu người tỵ nạn như vậy mà ông Trời thương Canada đặc biệt. Trời đã ban cho nước này mọi phước lành, như thanh bình, an lạc, giầu có. Cụ Chánh bao giờ cũng nói: Tôi đã thề là trọn đời tôi, đời con tôi, và đời cháu tôi, lúc nào dòng họ tôi cũng ghi ơn Canada. Anh John lên tiếng: Cháu xin kể tin người đẹp Canada lãnh giải Prix de Rome. Trong mùa tết con Mèo vừa qua, Cô Samantha Lynch kiến trúc sư tại Đại Học Manitoba vừa được Hội đồng Nghệ Thuật Canada trao giải khôi nguyên Prix de Rome về những đóng góp mới lạ của cô trong thời gian qua. Với số tiền giải thưởng này, cô dự định sẽ đi một vòng Âu Châu để tìm hiểu thêm về các đồ án kiến trúc ở Âu Châu. Tên giải Prix de Rome làm tôi nhớ tới một kiến trúc sư nổi tiếng của Miền Nam, KTS Ngô Viết Thụ. Các cụ còn nhớ ông kiến trúc sư tài ba này chứ? Thập niên 1950, ông du học kiến trúc ở Ý và đậu giải khôi nguyên, cũng Prix de Rome. Ông là người đã vẽ hoạ đồ Dinh Độc Lập của VNCH và nhiều kiến trúc khác nữa. Sau tin giải Prix de Rome, anh John nói sang chuyện thời sự vẫn còn nóng hổi là tin săn bắt hải cẩu ở Canada. Xưa nay Canada cho phép ngư dân mỗi năm giết 250.000 con hải cẩu để bảo vệ ngành ngư nghiệp, việc này làm Hội Bảo Vệ Súc Vật Âu Châu la ầm lên và họ kêu gọi dân Âu Châu tẩy chay hàng hóa Canada. Nay Canada vừa cho phép ngư dân xả thịt hải cẩu bán cho Trung Quốc, Đại Hàn và Nhật Bản, việc này Hội Bảo Vệ Súc Vật Âu Châu giận dữ và to tiếng hơn nữa. Canada mang việc này kiện nơi toà án Âu Châu, nhưng tòa này lờ đi vì áp lực của các ông bà to mồm. Canada hiện đang phải mang việc này ra kiện trước toà án quốc tế World Trade Organization / WTO. Coi bộ sẽ nổ lớn đây. Vừa nghe anh John nói đến đây thì ông bồ chữ ODP trong làng lên tiếng ngay: Chú nói ‘coi bộ sẽ nổ’ tức là chú chưa chắc sẽ nổ lớn hay không. Còn tôi thì nghĩ sẽ nổ lớn là cái chắc, vì hải cẩu Canada là vấn đề lớn, nó liên hệ tới kinh tế, tới hàng hải, tới sĩ diện. Các anh Âu Châu xưa nay vốn ghen tị với Canada về tài nguyên thiên nhiên phong phú, Canada chưa khai thác về đàn hải cẩu khổng lồ mà Canada đã giàu có như vậy, nay để Canada khai thác kho hải cẩu vĩ đại thì Canada sẽ giầu có thêm, mà miệng của kẻ giầu tiền thì có gang có thép, Âu Châu ngứa mắt lắm. Nói xong thì ông ODP cười hà hà. Đấy là chuyện đại sự quốc gia. Riêng làng ta thì hải cẩu cũng là việc đại sự. Nếu các nhà quân tử làng ta chịu để tâm khai thác món ‘ngầu pín’ của hải cẩu chế thành thuốc viên rồi xuất cảng thì làng ta sẽ giầu to. Chỉ nguyên xuất cảng món xuân dược này sang Mỹ cũng đủ thành tỷ phú. Nhiều bạn bè tôi bên Mỹ đã viết thư xin tôi cho làm đại lý. Đấy mới là ngành thuốc. Lần trước Chị Ba Biên Hoà còn định chế biến pín hải cẩu thành món lẩu và cũng xuất cảng nữa thì trời ơi, năm Mão này làng ta trúng số độc đắc to rồi. Anh H.O. nhảy vào chuyện này ngay. Anh cười hì hì. Anh kể tết con Mèo vừa qua anh đi chúc tết một cụ già. Cụ này rất tếu. Cụ kể cho anh nghe một chuyện tiếu lâm về lời chúc tết. Rằng có một cặp ông bà già kia đã ngoài thất tuần mà còn du dương âu yếm nhau lắm. Hôm tết, hai ông bà chúc nhau hạnh phúc thêm về mặt tình ái. Cụ bà chúc cho cụ ông được cứng rắn và kiên cường, còn cụ ông chúc cụ bà bớt khô khan nguội lạnh. Nghe đi thì chưa thấy hay, nghĩ lại thì thấy hai lời chúc hay cực kỳ. Các cụ có đồng ý với tôi không. Hay thấm thía ấy chứ. Riêng phe liền ông trong làng nghe vừa xong 2 lời chúc ấy thì phá ra cười ngặt nghẽo, còn phe liền bà bản chất ngây thơ trong trắng nên chả hiểu gì, họ nhìn phe liền ông mà ngạc nhiên hết sức. Mãi rồi Chị Ba mới hiểu rồi chị rỉ tai từng bà. Lúc đó họ mới cười rũ ra, vừa cười vừa la ‘ Dơ dáy! Quỷ! Quỷ!’ Đợi cho phe liền bà hết cười rồi anh H.O. mới nói tiếp: Rằng cụ ông cụ bà chúc nhau mới bằng lời thôi. Lời chúc mới chỉ là một ước mơ. Để sự ước mơ trở thành sự thực thì phải có chất xúc tác. Chất ấy là thuốc xuân dược hải cẩu của làng ta sắp sản xuất, và món lẩu hải cẩu của chị Ba sắp làm. Bao giờ chúng ta bắt tay hành động để trở thành tỷ phú đây, thưa các bác? Chà, câu hỏi này gay cấn, phải không cơ. Trong khi làng còn suy nghĩ về phương cách khai thác hải cẩu, và nhân nghe câu chuyện lời chúc của hai cu cao niên, tôi chợt nhớ tới một chuyện tiếu lâm vừa đọc trên máy điện toán. Nó cũng có hơi hưóm của lời chúc trên đây. Rằng trong một cuộc thi hoa hậu giai đoạn chung kết, ban giám khảo hỏi một cô thí sinh: - Theo cô, mẫu người chồng tương lai của cô phải như thế nào? Cô này đáp ngay: Theo em, người chồng lý tưởng của em là phải có chỗ đứng và phải cứng …ở chỗ đó. Nghe xong, khán thính giả trong hội trương đều đứng lên vỗ tay râm ran. Cô đã được toàn thể ban giám khảo cho điẻm tối cao và đoạt giải hoa khôi. Phe liền ông trong làng chúng tôi lại một lần nữa cười bò lăn bò càng. Không ngờ câu chuyện đầu năm mèo của tôi được làng thích làm vậy. các cụ có thích không cơ? Mà tôi chưa nói hết. Câu trả lời của cô thí sinh hoa hậu cũng lại là một vế câu đối nữa cơ đấy. Cô nói ‘ Anh phải có chỗ đứng và phải cứng chỗ đó’ là vế một, là phần thách đối. Chưa có lời đối lại. Vậy xin các cụ bốn phương đối lại nha. Cụ nào đối hay nhất sẽ được làng tôi tặng một tễ xuân dược hải cẩu Canada. Cụ B.95 để cho làng cười thoải mái rồi mới nóí: Các bác nóí chuyện mùa xuân nhiều chất hải cẩu qúa, đủ ngấy rồi. Anh John đâu xin anh kể chuyện Canada đi, chuyên nào không mặn và không có mùi hải cẩu nha. Anh John bèn vâng lời. Anh đáp: Xin cụ an tâm, cháu biết khẩu vị của cu mà. Cháu xin kể một chuyện liên quan tới cái vĩ đại của nước Canada thân yêu này. Rằng có một du khách Âu Châu tới thăm Hoa Kỳ và Canada lần đầu. Anh ta đến Hoa Kỳ trước. Anh ta đi viếng một nhà thờ ở Boston. Anh thấy gần bàn thờ có để một cái điện thoại bằng vàng và mẩu giấy ghi giá tiền mỗi lần gọi là 10.000 mỹ kim. Anh thắc mắc tại sao giá mắc như vậy, anh bèn đi hỏi cha sở. Cha trả lời ngay: Đây là điện thoại gọi lên thiên đàng, nói chuyện trực tiếp với Chúa, nên mắc tiền như vậy. Du khách này lần đầu tiên trong đời nghe sự lạ nên không dám hỏi gì thêm. Rồi anh đi Los Angeles. Anh vào thăm nhà thờ chính toà, anh cũng thấy cái điện thoại bằng vàng và hàng chữ ghi giá 10.000 mỹ kim. Lần này anh không tìm cha sở mà tìm một bà sơ phụ trách lớp học gần đó. Anh cũng hỏi về giá tiền điện thoại. Bà sơ cũng trả lời y như ông cha sở ở Boston. Anh du khách này rất sửng sốt về việc này nhưng không phát biểu gì cả. Rồi anh đến thăm thủ đô DC. Anh viếng nhà thờ thủ đô. Anh cũng thấy cái điện thoại vàng ở gần bàn thờ và cũng giá tiền 10.000 mỹ kim. Anh hỏi một giáo dân đang qùy cầu nguyện và ông này cũng được trả lời y như vậy. Rồi anh sang du lịch Canada. Nơi đến đầu tiên là thủ phủ Toronto. Anh đến ngay nhà thờ chính tòa St. Michael. Anh cũng thấy một máy điện thoại gần bàn thờ và mẩu giấy ghi giá tiền. Cho chắc chắn, anh đeo kính vào hẳn hoi. Anh thật vô cùng sửng sốt khi thấy giá tiền cho mỗi lần gọi là 50 xu. Anh giữ mối ngạc nhiên này trong lòng rồi âm thầm đi Montreal. Anh đến nhà thờ Oratoire St.Joseph là nơi Thày André mới được phong hiển thánh. Ngay dưới chân bàn thờ này cũng có một máy điện thoại bằng vàng và lời ghi giá cũng là 50 xu. Anh ngạc nhiên và thắc mắc vô cùng nhưng cố giữ kín việc này trong lòng. Rồi anh đi thủ đô Ottawa. Anh đến ngay nhà thờ thủ đô, cũng thấy một máy điện thoại vàng với hàng chữ cũng giá 50 xu mỗi lần gọi. Bây giờ thì anh không thể giữ kín trong lòng nỗi thắc mắc của anh, anh tìm gặp cha sở và đặt câu hỏi: Tại sao bên Hoa Kỳ gọi điện thoại ở bàn thờ thì giá 10.000 đồng, còn ở Canada cũng gọi như thế mà giá chỉ có 50 xu. Ông cha sở nhìn anh rất ấu yếm rồi nói: Con ơi, bên Hoa Kỳ, gọi từ Hoa Kỳ lên thiên đàng là gọi viễn liên, vì xa lắm nên mới đắt như thế, còn Canada này với thiên đàng thì gần xịt à, đây là đường giây địa phương, giây local, con hiểu chưa? Phe các bà nghe xong câu chuyện thì khen hay qúa, tả Canada đúng qúa. Anh John giải thích: Canada đúng là thiên đàng hay cận kề thiên đàng. Chết xong ta chỉ đi vài bước là tới cửa thiên đàng. Trên đây là chuyện cười, chứ các chuyện thật mang ý nghĩa ca ngợi Canada như thế thì nhiều lắm. Chẳng hạn ngay đầu năm nay, ngày 4.1.2011, báo Washington Times bên Mỹ đã viết một bài ca ngợi Canada hết lời. Bài này do ký giả nổi tiếng Jim Bacon viết. Ông bảo không phải nhìn đâu xa, cứ nhìn vào hệ thống ngân hàng, thị trường đia ốc, quy chế thuế má của Canada là đủ rõ. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cũng đã hết lời ca ngợi. Bà Jane Moffat, giám đốc điều hành Hội Đồng các kinh tế gia Hoa Kỳ và Canada cũng đồng ý như vậy. Bà cho biết càng ngày càng nhiều người Mỹ ước mơ có một đất nước như Canada, đặc biệt bà nhấn mạnh: Hệ thống ngân hàng Canada là một bài học người Mỹ cần lưu tâm. Phe các bà xin anh John cho nghe thêm một chuyện nữa, đại loại như vậy. Anh John được phe các bà khen và chị Ba chớp mắt gật gù thì thích qúa sức. Anh xin kể tiếp một chuyện nữa. Rằng có một anh Mỹ sang Pháp du lịch. Bữa đó anh đang ăn sáng trong một nhà hàng ở Paris thì có một anh Pháp đến ngồi ở bàn bên cạnh. Anh Tây này miệng nhai kẹo cao su lép bép. Anh Mỹ tiếp tục ăn sáng, còn anh Tây thì tìm cách bắt chuyện. Anh Tây chỉ vào ổ bánh mì rồi hỏi: - Người Mỹ các anh có ăn hết cả ổ bánh mì không? - Hết chứ, dĩ nhiên rồi - Bên Pháp này thì không. Chúng tôi chỉ ăn ruột bánh mì còn vỏ bánh mì thì gom lại rồi chế biến ra bánh croissant và xuất cảng sang các nước khác. Anh Tây nói xong thì phá ra cười, giọng đầy khoái trá. Rồi anh ta lại hỏi tiếp: - Người Mỹ các anh ăn bánh mì với mứt à? - Dĩ nhiên rồi Anh Tây thổi kẹo cao su thành bong bóng rồi cho nổ tung, đoạn nói: - Người Pháp chúng tôi thì không. Chúng tôi chỉ ăn trái cây tươi cho bữa sáng, rồi gom vỏ, hột trái cây vào thùng, rồi chế biến thành mứt rồi xuất cảng sang các nước khác. Người Mỹ ngồi yên lặng lắng tai nghe, sau đó thì hỏi anh Tây: - Ở bên Pháp này người ta có làm tình không? - Có chứ. Sao anh lại hỏi vậy? - Vì tôi muốn biết là sau khi làm tình thì người Pháp làm gì với bao cao su condom? - Chúng tôi vất đi - Bên Mỹ chúng tôi không vất đi bao giờ. Chúng tôi gom các bao cao su lại, rồi chế biến ra kẹo cao su, và xuất cảng sang Pháp. Anh John kể đến đây xong thì tuyên bố hết chuyện. Ai cũng khen câu chuyện hay, còn Chị Ba Biên Hòa thì góp ý: Hay thì có hay nhưng ý chuyện đã xúc phạm tới người Pháp! Ông ODP gật gù khen câu chuyện không có vị hải cẩu, không có vị mặn mà hay thấm thía. Chắc gốc câu chuyện này là ở Mỹ. Xưa nay Mỹ và Pháp có ưa nhau bao giờ! Cụ B,95 cũng gật gù khen hai câu chuyện của anh John hay. Cụ đòi thêm. Cụ bảo hôm nay anh John toàn nói chuyện quốc tế, từ chuyện Canada, sang tới Hoa Kỳ rồi tới Pháp. Anh còn chuyện nào đi xa hơn một chút nữa không? Cái anh John này thật là giỏi và ứng đối tuyệt không chịu được. Anh xin kể câu chuyện bên Úc Châu. Chuyện này có thật vì vừa mới xảy ra. Đó là câu chuyện Đại Tướng Peter Cosgrove của quân đội Úc mới trả lời một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh quốc gia ABC, về việc ông tiếp đón đoàn thiếu niên Hướng Đạo Sinh đến viếng thăm một doanh trại. Rất nhiều báo chí nói tới cuộc phỏng vấn này. Người phỏng vấn là một cô phóng viên. Cô hỏi: - Xin Đại Tướng cho biết khi các em Hướng Đạo này tới thăm trại thì Đại Tướng sẽ chỉ bảo cho các em những điều gì? - Chúng tôi sẽ dạy các em cách trèo cao, cách chèo thuyền, cách bắn cung và cách bắn súng. - Đại Tướng dạy các em cả cách bắn súng nữa sao? Như vậy có vẻ như quân đội vô trách nhiệm! - Tại sao vô trách nhiệm? Chúng tôi sẽ chỉ bảo và giám sát các em rất cẩn thận trên sân bắn mà. - Đại Tướng không thấy như vậy là một hành động rất nguy hiểm sao? - Không nguy hiểm vì chúng tôi chỉ dẫn rất cẩn thận trước khi các em động tới khẩu súng. - Nhưng như vậy là Đại Tướng đang chỉ bảo cho các em trở thành những kẻ giết người tàn ác. Câu này của cô phóng viên đã làm đại tướng Úc nổi giận. Ông đáp ngay: - Thưa cô, nếu nói theo lập luận của cô thì tôi cũng có thể nói cô cũng có đủ đồ nghề trở thành gái điếm mà cô đâu có phải là gái điếm. Cuộc phỏng vấn tự nhiên im lặng trong 45 giây, rồi chuyển sang mục khác. Cụ B.95 nghe xong thì cười sung sướng. Cụ bảo: Xin lỗi Chị Ba nha, anh John chồng chị đúng là thần tượng của tôi! Ông ODP đáp ứng: anh ấy cũng là thần tượng của phe liền ông chúng tôi nữa đấy. Người đâu mà giỏi lạ lùng. Khen anh John xong thì ông chuyển sang chuyện khác: Nhân nghe cái câu thách đối trên đây, câu ‘cứng chỗ đó’ ấy mà, tôi chợt nhớ ra vài câu đối khác, xin cho phép tôi trình làng. Câu đối đầu tiên tôi thấy trên báo điện tử SINA bên Tàu dịp tết vừa qua. Đôi câu đối bằng tiếng Anh, như thế này: - Eat Well, Sleep Well, Have Fun Day by Day - Study Hard, Work Hard, Make Money, More and More Đọc xong tôi thấy cũng hay hay, vì chữ và ý thì được cả, nhưng còn thiếu mặt bằng trắc, thua tiếng VN. Câu đối tiếng Việt của ta mới là hay tuyệt diệu, vì vừa phải đối ý, đối lời, vừa phải đối cả âm nữa. Tiếng Việt Nam ta hay hơn tiếng Tàu là vậy. Nhân mùa Tết còn lai rai, xin cho lão trình bầy một câu đối mới xuất hiện: Cô giáo Thường nằm trên giường, ngửa cái bình thường lên trên Thày giáo Trọng ngồi ở chõng, đút cái quan trọng xuống dưới Cả làng vỗ tay khen hay. Ông ODP được hứng, kể tiếp. Rằng tôi cũng vừa nhận được từ bạn bè hai câu dáng như câu đối mà không phải câu đối. Đây là hai câu nói lịch sử và có thật, chữ thì xo le, ý tưởng không đối nhau nhưng ăn khớp, ghép chung lại nghe hay quá chừng. Đây là hai câu nổi tiếng, câu trước của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, câu sau của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Thời gian hai câu nói khác nhau, nhưng ghép lại thấy đúng lạ kỳ: - Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gỉ Cộng Sản làm - Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi Biết rằng phe các bà có thể kêu nhức đầu, ông ODP kể tiếp ngay. Rằng ông cũng vừa đọc được bốn câu thơ tả rất đúng và rất hay tâm trạng của đồng bào ta tại quê hương VN bây giờ: Những người Đảng ghét dân yêu Ngẫm ra không ít bậc siêu anh tài Những người Đảng đến khoác vai Xem ra phần lớn là loài bất nhân Nghe xong bài thơ thì Chị Ba giơ tay. Chị bảo lúc nãy chồng chị mải kể chuyện cười quốc tế mà quên kể chuyện thời sự Việt Nam. Chị xin bổ túc cho chồng. Có một tin về tôn giáo khá cảm động đã xảy ra tại VN vào cuối năm 2010 vừa qua. Đó là tin Ni Sư Lương Thị Phụng của Chùa Quan Âm ở Bình Hưng, Bình Chánh, Saigon, đã gia nhập đạo Công Giáo khi Ni Sư bệnh nặng phải vào bệnh viện.Việc nhập đạo Công Giáo này chắc không phải đột nhiên. Nó đã phải nung nấu trong tâm can của Ni Sư từ lâu. Biết mình sắp ra đi nên Ni Sư đã tỏ rõ ý định. Lễ Nhập Đạo đã diễn ra tại nhà thương. Ni Sư mang tên Thánh Maria.Vì bệnh nặng vô phương cứu chữa nên Ni Sư xin được về lại chùa. Tại đây Ni sư đã nhắm mắt ra đi. Một thánh lễ an táng theo nghi lễ Công Giáo đã diễn ra tại chùa. Các ni cô Phật Giáo và các nữ tu Công Giáo đã nắm tay nhau cùng tụng niệm. Hai bên cùng cầu nguyện cho Ni Sư Maria sớm được về Cõi Vĩnh Hằng. Lễ an táng vô cùng cảm động. Nó đã đi vào lịch sử. Kể đến đây, mắt chị Ba đỏ hoe.
|