Lá thư Canada - XIN TẠ ƠN |
Tác Giả: Trà Lũ | |||
Thứ Sáu, 19 Tháng 11 Năm 2010 23:05 | |||
Rừng phong gần nhà tôi đang đổi mầu, đẹp vô cùng. Đầu xuân rừng khoác tấm áo mầu mạ non, mát mắt hết sức. Vào hè rừng mặc áo xanh biếc. Cuối thu, khi ngọn gió lạnh se sắt từ phương bắc thổi về thì tấm áo xanh biếc đổi sang màu vàng rực rỡ, rồi hồng, rồi đỏ, rồi đỏ tươi, rồi đỏ thắm. Tấm áo đổi màu khônh đồng đều, chỗ này hồng chỗ này tía, chỗ kia ngọc thạch, tùy vùng nhận ánh nắng. Từ xa ta thấy cánh rừng đẹp lộng lẫy. Rất đông du khách phương xa đang đến đây để chiêm ngưỡng rừng cuối thu. Du khách nào trên tay cũng lăm lăm máy ảnh, máy quay phim. Các nhà khoa học cho biết rừng thu Canada đẹp vì nhờ những lá phong. Cây phong có mặt khắp nơi trên thế giới, nhưng chỉ cây phong ở Canada mới cho mật ngọt làm ra đường. Vì cái chất ngọt ngào này mà lá phong trở nên muôn sắc. Thi sĩ Lưu Trọng Lư mà còn sống và nhìn thấy rừng thu Canada thì chắc ông sẽ làm thêm hàng trăm bài thơ bất hủ nữa. Nhìn rừng phong đổi màu thì dân Canada biết Lễ Tạ Ơn đã đến. Canada mừng lễ này sớm hơn Hoa Kỳ những một tháng. Canada cái gì cũng đi trước Hoa Kỳ, như lễ Độc Lập chẳng hạn. Lễ Tạ Ơn có gốc từ ngày xưa khi các di dân da trắng tạ ơn Thiên Chúa đã cho họ tới miền đất an lạc bằng an và đầy lương thực. Nhờ người Da Đỏ, họ đã có ê hề thực phẩm. Nào bí đỏ, nào bắp ngô, nào khoai lang. Ba thứ trái này năm nào cũng được trưng bầy rất nhiều chung quanh bàn thờ nơi giáo đường của Cha Paolo. Cac cụ còn nhớ Cha Paolo của nhóm chúng tôi không ? Ngài là một linh mục Canada nhưng gốcÝ. Ngài theo cha mẹ sang Canada khi ngài 10 tuổi. Ngài vẫn còn dòng máu Ý trong người. Chính nhà thờ của ngài đã bảo trợ gia đình cụ Chánh từ trại tỵ nạn sang Canada. Vì cụ Chánh là tiên chỉ làng An Lạc của chúng tôi nên tất cả dân làng đều quen biết và yêu mến ngài. Tháng trước nghe tôi kể chuyện Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp một người Do Thái theo đạo Công Giáo, ngài khuyên anh nên tiếp tục sống cho trọn vẹn đạo Chúa, không cần phải bỏ đạo Chúa mà theo đạo Tây Tạng, cu Chánh liền bảo : Sao ông Cha Paolo giống y như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thấy dân làng còn ngơ ngác thì Cụ Chánh kể : Khi gia đình tôi vừa từ trại tỵ nạn Pulao Bidong sang tới phi trường Toronto thì đã thấy Cha Paolo và ban giáo xứ của ngài chờ sẵn. Sau lời chào mừng và thăm hỏi thì ngài nói ngay : Chúng tôi đã biết rõ gia đình Cụ theo đạo Ông Bà, bởi vậy chúng tôi tuy đứng bảo trợ nhưng không hề có ý chinh phuc cụ và gia đình nhập đạo Công Giáo. Xin Cu và mọi ngươi hãy tiếp tục sống đúng tôn giáo của mình. Cụ Chánh nghe đến đây thì nước mắt ràn rụa rồi ôm lấy Cha Paolo. Cụ bảo xưa nay tôi không khóc công khai và chưa hề ôm ai, thế mà nghe Cha Paolo nói xong thì tôi không ngăn được xúc động. Từ đó đến nay, đã mấy chục năm, Cha Paolo vừa là ân nhân bảo trợ vừa là bạn của cả gia đình. Năm nào cũng vậy, cả làng theo chân Cụ Chánh đi lễ Tạ Ơn ở nhà thờ Cha Paolo để bày tỏ long tri ân, tri ân Thiên Chúa, tri ân nước Canada, tri ân Cha Paolo và giáo xứ của ngài. Lễ xong bao giờ làng cũng được Cha đãi cơm ngay tại nhà xứ. Các cụ đoán được thực đơn bữa cơm truyền thống của Lễ Tạ Ơn rồi chứ ? Đã thành truyền thống nên bao giờ cũng có món gà tây, món bí đỏ, món khoai nghiền, và món bắp luộc. Năm nay thêm món mì spaghetti của Ý. Tráng miệng là 2 món rất Ý, đó là bánh tiramisu và biscotti. Cụ nào chưa biết hai món bánh này thì xin ghé qua một hiệu Ý mà ăn thử. Ngon quên chết. . Sang đây, dự lễ Tạ Ơn này rồi tôi mới biết là trái bí ngô, bắp ngô, khoai lang có gốc từ Mỹ Châu, sản phẩm chính của dân Da Đỏ. Từ Mỹ Châu ba thứ này mới lan ra khắp thế giới. Báo chí vừa đăng hình một qủa bí ngô to hết sức, nặng 644 kí lô, do gia đình ông Jeff Reid thuộc bang Nova Scotia trồng. Các cụ đã thấy xứ Canada này là xứ thần tiên chưa, một hạt bí bé xíu mà cho một trái bí khổng lồ, 5 người ôm chưa hết một vòng. Xin hợp ý với người xưa tạ ơn Thương Đế. Năm nay, ngoài việc tạ ơn Thượng Đế về các thực phẩm tươi tốt và sung mãn thường lệ, Canada còn tạ ơn về một hồng ân đặc biệt, đó là một công dân miền Québec được Giáo Hội Công Giáo Roma tôn vinh lên bậc hiển thánh ngày 17 tháng 10. Đó là Thánh Alfred Bessette, xưa nay quen gọi là Thày André ở Montréal. Các du khách khi đến Canada thì thường bao giờ cũng ghé Montreal, thủ phủ của miền nói tiếng Pháp ở Bắc Mỹ. Mà đến Montreal thì bao giờ cũng đến viếng đền Thánh Giuse quen gọi là Oratoire St.Joseph của Thày André. Đọc tài liệu về Thánh Bessette này, ta mới thấy ThàyAndré qủa là bậc đại thánh. Ngài xuất thân từ một gia đình nghèo, mồ côi cha mẹ sớm, thất học, đã từ Montréal sang Hoa Kỳ làm nghề khuân vác, khi trở về Canada vẫn nghèo túng đói khát. Nhờ lòng đạo đức từ bé, sau khi nếm trải đủ mùi đau khổ ở đới, năm 28 tuổi ngài xin đi tu. Nhà dòng đặt tên cho ngài là Thày André và giao cho ngài công tác chính là canh cổng và làm them những việc chân tay như cắt tóc cho học sinh, quét dọn và giúp đỡ các bệnh nhân trong bệnh xá bên cạnh. Thày André có lòng tôn kính Thánh Giuse đặc biệt. Thày luôn luôn khuyên các bệnh nhân cầu khấn với Thánh Giuse. Nhiều người xin Thày cầu nguyện giúp. Thày đã giúp, Và rất nhiều người đã được chữa lành. Nhiều người đã được phép lạ. Tiếng lành đồn xa. Ai cũng chạy đến Thày André. Sau 40 năm canh cổng, thày André được bề trên cho phép làm một nhà nguyện nhỏ trên đồi để tôn kính Thánh Giuse. Danh từ Oratoire St Joseph xuất hiện từ đây. Ban đầu căn nhà thờ rất nhỏ và bằng gỗ. Sau này, khách thập phương tuôn đến và đã giúp Thày xây nên một ngôi thánh đường nguy nga tráng lệ. Nhiều bệnh nhân khi đến đây cầu khấn, được Thánh Giuse chữa lành, đã bỏ lại nạng gỗ và gậy chống để làm chứng tích. Số nạng và gậy cũng như những bảng đá tạ ơn này nhiều vô vàn, nhiều y như bên hang đá Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp vậy. Thày André sống tới 91 tuổi. Khi Thày qua đời năm 1937, một triệu người đã đến viếng xác và thời gian phải kéo dài tới 6 ngày để mọi người có thể tới chào kính . Xác thày được mai táng phía sau bàn thờ . Du khách có thể tới viếng mộ ngài ngay trong thánh đường. Kính mời các cụ phương xa mùa này tới xem rừng phong Canada, rồi tiện đường tới viếng mộ Thày André tức Thánh Alfred Bessette nha. Canada có nhiều cái đáng xem lắm. Ngoài ra xin khoe các cụ tin Thế Vận Hội. Xứ này là xứ thể thao. Đầu năm 2010 Canada đã tổ chức Thế Vận Hội mùa đông ở Vancouver. Tháng Mười này Canada đã gửi một đoàn 255 lực sĩ đi tham dự Thế Vận Hội Khối Thịnh Vượng Chung tại Ấn Độ. Các cụ có biết người cầm cờ dẫn đầu đoàn lực sĩ Canada là ai không ? Thưa, đó là Cô Carol Huỳnh gốc Việt Nam. Sở dĩ cô Việt Nam này được tuyển chọn cầm cờ là vì trong Thế Vận Hội Mùa Hè 2008 tại Bắc Kinh cô đã đoạt huy chương vang giải đô vật nữ. Tại Ấn Độ, sau lễ khai mạc mà cô cầm cờ, Carol Hùynh lại đoạt giải đô vật huy chương vàng lần thứ hai, hạ đo ván cô Nirmala Devi một lực sĩ tên tuổi của Ấn Độ. Chung kết, Canada đoạt 26 huy chương vàng, 17 bạc và 32 đồng và đứng hạng thứ 4 sau Úc, Ấn và Anh. Đẹp qúa chứ. Anh John trong làng tôi khi nghe tin vui về Cô Carol Huỳnh đã trêu vợ : Cô Carol thắng cô Ấn Độ chắc là vì cái gốc nước mắm VN. Rõ ràng nước mắm VN bổ dưỡng hơn món cà ri ! Cũng chưa hết tin vui về thể thao. Canada vừa được ủy nhiệm tổ chức Thế Vận Hội Pan-Am Games tức là Thế Vận Hội Liên Mỹ Châu vào năm 2015. Theo tin sơ khởi thì đã có 42 nước ở Mỹ Châu ghi danh tham dự và họ sẽ gửi một đoàn lực sĩ khoảng 1200 người. Nơi tổ chức là thành phố Toronto thân yêu này. Toronto là tiếng Da Đỏ, có nghĩa là ‘nơi gặp gỡ’. Phe ta đọc là ‘Tổ Rồng To’. Đúng qúa chứ. Người Da Đỏ là con Mẹ Âu Cơ, gốc tổ VN, nên xin gặp gỡ con cháu nơi này. Kính mời các cụ phương xa đến Toronto năm 215 nha. Về mặt dân số, Canada vừa công bố có 34.108.000 người. Nơi đông dân nhất là bang Ontario 13 triệu, Quebec 7 triệu, British Columbia 4.5 triệu. Canada lớn hơn nước Việt Nam 30 lần mà dân số thì nhỏ xíu. Anh John trong làng tôi cứ bảo : Mai này mà các nhà khoa học chứng minh được người Da Đỏ có gốc Việt Nam thì dân VN cứ việc sang đây sống thoải mái, vì sang đất Da Đỏ là đất anh em nhà mình mà. Các cụ có nghĩ như chúng tôi không ? Về thời sự thì có tin này mang nhiều ý nghĩa : Các cụ còn nhớ chuyện cô Anne Frank bên Đức không? Cái cô gái bé nhỏ gốc Do Thái phải sống trên một căn phòng nhỏ sát mái nhà để trốn Đức Phát Xít thời đệ nhị thế chiến ấy mà. Cô bé đã sống trong phập phồng lo sợ. Từng ngày, cô ghi chép cuộc sống vào nhật ký, và làm bạn với một cây dẻ cỏn con. Về sau cô bị phát giác, bị bắt, bị giam rồi chết trong tù.. Cây hạt dẻ của cô đã đi vào lịch sử. Người ta đã cố vun trồng và săn sóc cây dẻ này . Nó đã sống được 167 năm. Trước khi nó chết, người ta đã kịp nhân giống nó ra nhiều cây con. Và phân phát cây con lịch sử này đi khắp thế giới. Một cây hạt dẻ con đã được mang sang trồng ở thủ đô Canada, gần đài tưởng niệm các nạn nhân Phát Xít. Nghe nói một cây nữa cũng sẽ được trồng ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Tin thời sự thứ hai là hạ tuần tháng Mười vừa qua, tại Toronto miền đất hạnh phúc của tôi có cuộc bầu cử đô trưởng và hội đồng thành phố. Người đắc cử đô trưởng là ông Robert Ford, 41 tuổi. Ông và em ông đều là nghị viên thành phố lâu năm. Cha ông là dân biểu tỉnh bang cũng lâu năm. Ông Robert Ford trước đây đã là là nghị viên thành phố 10 năm. Ông tự hào không ai biết rõ Toronto bằng ông. Ông ngứa mắt về nhiều việc Ông đã xắn tay áo ra tranh cử, và hứa sẽ làm cho Toronto thành một thành phố toàn bích. Nhất định ông sẽ cải tiến hệ thống chuyên chở công cộng, sẽ tối tân hoá xe bus và xe điện ngầm, sẽ làm luật cấm nghiệp đoàn lái xe bus và nghiệp đoàn đổ rác không được quyền đình công. Danh sách tranh cử rất dài, xứ này là xứ tự do dân chủ mà. Sau khi ông Ford được công bố thắng cử thì các ứng viên khác đều đến bắt tay chúc mừng và tuyên bố sẵn sàng cộng tác với ông. Điều này khác xa Việt Nam. Tôi nhớ ngày xưa tại quê mình, cứ mỗi lần có cuộc bầu cử và sau khi ban tổ chức công bố tên người thắng cuộc thì đa số các ứng viên khác đều tuyên bố không công nhận kết quả đầu phiếu, đa số đều tố cáo bầu cử gian lận. Thành phố nhỏ Mississauga bên cạnh Toronto cũng có cuộc bầu cử cùng ngày, và ứng cử viên Hazel McCallion, 89 tuổi, đã thắng cử lần thứ 12. Tháng trước tôi đã trình các cụ về bà già gân này và ai cũng tiên đoán bà thắng cử tuy bà không hề đi vận động. Bà tuyên bố sẽ về hưu sau nhiện kỳ này. Tính ra bà đã làm thị trưởng liền tù tì từ năm 1978 đến nay, sơ sơ mới có 32 năm. Không biết trên thế giới có vị thị trưởng nào tại chức lâu như vậy không ? Tôi xin kể thêm về ngày lễ Tạ Ơn trên đây. Vì bữa tiệc được đãi tại nhà xứ Cha Paolo nên dân làng đã phải nghiêm chỉnh mấy tiếng đồng hồ liền, ai cũng thấy mệt. Sau khi cám ơn và cáo từ Cha Paolo, tất cả dân làng kéo ngay về nhà cu Chánh và đòi cụ bữa tiệc thứ hai. Mấy bà thì tuy khen món gà tây lạ miệng nhưng không thích bao nhiêu. Các bà nhớ nước mắm và nhớ tiếng cười. Khi về tới nhà cụ Chánh, phe liền ông chúng tôi, tức các nhà quân tử trong làng đã họp hội nghị ở phòng khách để bàn các việc quốc sự, còn phe các bà thì chị chị em em tíu tít trong bếp. Loáng một cái các bà đã nấu xong nồi phở gà, Ngon ơi là ngon. Ông OPD vừa ăn phở vừa cười ha hả. Ông bảo bữa nay làng ta thật hạnh phuc, trưa được ăn cơm Canada với gà tây bí đỏ, chiều được ăn cơm ta với phở gà nước mắm. Thiên đàng là đây chứ đâu xa. Tất cả chúng ta phải cám ơn Trời Phật đã đưa chúng ta tới xứ thiên đàng này. Sau khi cám ơn Trời Phật, tôi xin theo đúng truyền thống ở đây là ngỏ lời cám ơn các bà, đặc biệt các bà vợ. Nhiều ông ở đây đã gọi vợ mình là ‘ bà bề trên’, tôi nghĩ cái danh xưng này thật đúng. Các bà vợ thường được tán tụng trên văn đàn rất nhiều. Ngay ngày hôm qua, tôi được một chú em ở Hoa Kỳ gửi sang cho 2 bài thơ dài tán tụng các bà vợ. Nhân lễ Tạ Ơn, tôi xin trích đọc sơ sơ mấy đoạn chính : Vợ là con Phật con Trời Dân làng nghe xong thì vỗ tay ào ào, phe các bà gật gù ra vẻ bằng lòng lắm. Anh H.O. liền nổi hứng bảo rằng các bà vợ chính là nguồn hạnh phúc thật. Còn các bà vợ bé, bồ nhí thì sao đây? Họ là nguồn hạnh phúc thật hay giả? Tôi xin kể các bạn nghe một câu chuyện vừa đọc trên liên mạng, không biết nhân vật trong chuyện này có hạnh phúc thật hay giả, chúng ta sẽ bàn chuyện này sau. Rằng có một ông giám đốc kia đi làm về đang ngồi salon chờ cơm chiều, bỗng tiếng chuông điện thoại cell phone reo. Bà vợ đang làm bếp lắng tai nghe. Giám Đốc : A lô Giám Đốc tắt máy. Nói to tiếng, giọng giận dữ : - Bực mình, có cái danh sách khen thưởng nhiêu người mà văn phòng hổng nhớ. Dân làng vỗ tay khen chuyện hay, và các bà luận rằng ông giám đốc này không có hạnh phúc thật. Cái gì ăn vụng tuy có ngon nhưng không bao giờ là ngon thiệt tình, và không bền lâu. Ông ODP góp ý : Vì vậy người ta mới bảo vợ là cơm và bồ nhí là phở mà. Phải nhận rằng cái ông giám đốc trên đây thật là lanh trí và đóng kịch thiệt giỏi. Bà vợ nghe hết đối thoại mà đâu có ngờ. Tôi cũng có một câu chuyện về bồ nhí và anh chồng lanh trí như sau : Có một ông chồng sau khi tan sở thì về nhà bồ nhí. Hai người du dương muì mẫn hết mình. Mãi 8 giờ tối ông chồng mới bò dậy được. Trong khi bận quần áo thì ông ta bảo cô bồ nhí đem đôi giày của ông ra chùi vào đám cỏ ngoài vườn và quẹt thêm chút đất vào nữa. Khi về tới nhà thì bà vợ hét lên : - Ông đi đâu mà bây giờ mới về? Ông chồng tỉnh bơ nói : - Tui đến nhà bồ nhí du dương một tí bây giờ mới xong Bà vợ nhìn xuống đôi giày rồi cười gằn : - Nè, ông đừng qua mặt con gái già này nha, tôi biết ông đi chơi golf. Tôi đã cấm ông chơi golf mà sao ông cứ trốn tôi chơi, về nhà còn bày đặt nói đến nhà bồ nhí? Dân làng nghe xong liền vỗ tay khen là chuyện hay, anh chồng lanh trí, che mắt được bà vợ. Anh H.O. lên tiếng : Xin được trở lại câu chuyện ông giám đốc và bồ nhí trên đây của tôi. Khoan nói về chuyện hạnh phúc thật với hạnh phúc giả, bây giờ xin đố cả làng : hai nhân vật trong chuyện là người Bắc hay người Nam ? - Hai người trong chuyện nói tiếng Nam mà, chứ có phải tiếng Bắc đâu. Tiếng Nam thì mới du dương như vậy, chứ tiếng Bắc Kỳ bây giờ hết du dương rồi, vì nó vừa lai giọng Tàu, vừa pha giọng Thanh Nghệ Tĩnh, khó nghe lắm. Ông ODP nghe cụ B.95 nói xong liền cười hà hà rồi phát biểu: Tiếng Miền Nam mới chính là tiếng Việt thuần túy và tinh ròng. Lời tôi nói có lạ tai các bác không cơ. Nghe như chuyện đùa mà là chuyện thực đây. Tội xin chứng minh. Người di dân đi tới đâu bao giờ cũng mang theo ngôn ngữ mẹ đẻ đến đó. Chứng cớ rõ ràng và hùng hồn nhất là tiếng Pháp đang nói ở bang Québec bây giờ. Đó chính là tiếng Pháp của thế kỷ thứ 17 khi những đợt di dân từ Pháp thời đó đem tới thuộc địa Canada này. Hiện nay nhiều người nói tiếng Pháp giọng Quebec khi sang tới Paris đã làm nhiều người Pháp ngạc nhiên vì nói khó hiểu qúa. Bởi vậy, năm 1954, dân Hà Nội di cư vào Nam đã mang theo tiếng tinh ròng Hà Nội vào. Còn ngoài đó, năm 1954, dân trong bưng, dân Thanh Nghệ Tĩnh, dân Thái Bình Nam Định ùa vào Hà Nội. Dân Hà Nội thiểu số còn lại tự nhiên phải tiếp thu một ngôn ngữ mới, giọng lơ lớ. Không tin các bác cứ hỏi Cụ B.95 đây mà xem. Cu B.95 gật gù : Đúng vậy. Hồi đó Hà Nội nhan nhản dân từ miền Trung ra, dân gốc từ quê Hồ Chí Minh, quê Võ Nguyên Giáp, quê Phạm Văn Đồng, họ nói giọng trọ trẹ khó nghe vô cùng. Rồi cái giọng trọ trẹ đó pha trộn với giọng miền biển Nam Định Thái Bình và đẻ ra cái giọng Hà Nội bây giờ. Các bác cứ nghe đài VN bây giờ thì thấy rõ. Chị Ba Biên Hòa nghe đến đây thì sung sướng qúa sức. Chị nói lớn với anh John : Anh thấy chưa, chúng mình nói tiếng Miền Nam tức là tiếng Việt nguyên thủy và tinh ròng đó nha. Cả làng phá ra cười và vỗ tay ầm lên. Thấy dân làng sung sướng như vậy thì Cụ Chánh chủ nhà vui mừng qúa chừng. Cụ bảo thiên đàng đâu có ở xa, thiên đàng là đây, nơi cái làng An Hạ này. Xin tạ ơn Thượng Đế đã đưa chúng tôi đến miền đất hạnh phúc. Chúng tôi trốn CS bỏ lại hết tài sản mà chạy trắng tay, ai ngờ được Trời dẫn đến miền đất an lạc và thịnh vượng Canada. Về già mà Chúa cho chúng tôi phúc đức đầy tay thế này. Anh John lên tiếng : Cháu thấy Cụ giống y như ông giám mục Desmond Tutu ở Nam Phi mà báo Time vừa đăng. Các bạn biết không , số Time ra ngày 11 tháng Mười Một vừa qua viết một bài rất hay ca ngợi ông giám mục già Tutu, họ gọi ông là ‘ The Laughing Bishop’, một giám mục lúc nào cũng cười. Tiếng cười của ông đã mang bình an đến cho mọi người. Ông đã nói tiên tri rằng chế độ kỳ thị da mầu ở Nam Phi sẽ phải chấm dứt. Ông nói lời này trong đám tang nhà lãnh tụ Steve Biko ngày 25.11.1977, tức là 16 năm trước khi chế độ kỳ thị ở Nam Phi sụp đổ. Rồi anh John nhìn cụ Chánh và nói tiếp : Cụ ơi, xin cụ hãy nói tiên tri về chế độ Cộng Sản như giám mục Tutu đã nói về chế độ kỳ thị trắng đen đi. Bên Tàu, thủ tướng cộng sản Ôn Gia Bảo đã lên tiếng cảnh báo chế độ đỏ phải thay đổi, không phải ông chỉ nói một lần mà những 8 lần. Bên VN nghe đâu cũng đã rục rịch . Xin Ơn Trên phù hộ quê hương Việt Nam. Cụ Chánh được anh John ca ngợi như vậy thì bối rối. Cụ bảo cụ không dám nói tiên tri, nhưng xin nói những gì đang nghĩ trong đầu : Chúng ta hãy cảm tạ Ơn Trên đã cho chúng ta được hạnh phúc như thế này, và hãy dem cái hạnh phúc đang có mà chia sẻ cho những ai chưa có. Hãy bắt chước nhà triệu phú Karl Rabeder bên Áo. Ông Rabeder đang bán tài sản để giúp đỡ những người nghèo ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. Ông tuyên bố với báo chí là ông đã tìm được hạnh phúc thật sau khi rũ bỏ tất cả những gì mình làm sở hữu chủ. Các cụ nghĩ sao về lời trên đây của Cụ Chánh ? Riêng cá nhân tôi thì tôi nghĩ rằng cụ Chánh đã đến bên cổng Thiên Đàng.
|