Thuế Má và Những Niềm Đau |
Tác Giả: PM Tuấn | ||||||||||||||||||||||
Chúa Nhật, 01 Tháng 4 Năm 2012 21:09 | ||||||||||||||||||||||
Không phải là nhà ngôn ngữ học, tôi không hiểu tại sao các cụ nhà ta lại đặt chữ “má” theo sau chữ “thuế” để thành “thuế má” Trong tiếng Việt tôi cũng thấy một tiếng kép khác có chữ “má” theo sau: “chó má”! Một chữ rất nặng, rất “negative”. Không lẽ trong thuế cũng có tính ác độc, tàn nhẫn, trơ trẽn, gian ngoa như vậy sao? Cho dù yêu mến quê hương thứ hai này cách mấy, tôi cũng cho rằng có nhiều điều liên quan đến luật thuế hiện hành cần phải được thay đổi. Cũng không phải là nhà thuế vụ, tôi chỉ viết về vài cảm nghĩ của người đang phải đóng thuế, mà đóng qúa nhiều. Vài thí dụ điển hình: 1) Sự khác biệt giữa lợi tức thông thường (regular income) và lợi tức đầu tư (investment income – long term capital gains). Đại đa số chúng ta, giới trung lưu trở xuống, chỉ có lợi tức thông thường đến từ lương bổng, thù lao, . . . Loại lợi tức thông thường này chịu thuế rất cao, chỉ tính phần liên bang thôi định ngạch thuế (tax rate) cũng có thể đến 35%. Trong khi giới tư bản, nguồn thu chính của họ đến từ đầu tư, thuế ngạch chỉ ở mức 15%!. Chúng ta không ngạc nhiên khi biết ông Mitt Romney, ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng Hòa, năm 2010 kiếm được $21.7 triệu nhưng đóng thuế ở mức 13.9%, còn thấp hơn người có lương $50,000 (**). Hay nhà tỉ phú Warren Buffett có mức thuế 17.4%, chỉ bằng ½ người thư ký của ông.(***) 2) Lợi tức và lỗ lã thụ động (Passive incomes – Passive losses): Được coi là thụ động nếu tiền lời (hoặc lỗ) đến từ việc cho mướn bất động sản, chung vốn làm ăn, mà việc làm ăn hay cho mướn này không phải là công việc chính của mình (not actively involved). Người Việt mình rất thích đầu tư, đặc biệt vào bất động sản. Một trường hợp điển hình: Anh A gom hết vốn liếng vợ chồng làm trên 20 năm, rút equity của nhà, mượn đông mượn tây để mua hai bất động sản: Anh A phản đối với hai lý do: 1) Tiền vào vốn chỉ trên giấy tờ, không ngân hàng nào cho anh đụng vào “vốn” đó. 2) Trị giá shopping giảm 20% so với lúc mua (10 năm rước), tuy có thêm mấy trăm ngàn vào vốn, nếu bán ra cũng . . lỗ. Tóm lại: Bán không thu hồi được vốn, để hàng tháng phải bù. Sở thuế đã không cho khai lỗ còn đánh thuế: đầu tư lời (passive gain)!. b. Một apartment: Tính cả tiền trả vào vốn vẫn lỗ mỗi năm trên $50,000. Anh A yên trí nói với đám auditors của sở thuế: “Nào trường hợp này tôi có được trừ lỗ không?”. Đại diện sở thuế trả lời: “Lỗ lã thụ động được trừ, nhưng giới hạn tối đa = $25,000. Riêng trường hợp ông, rất tiếc ông không được trừ xu nào hết, lý do: lợi tức của ông trên 150K” (Passive loss limitation: http://www.irs.gov/pub/irs-pdf /f8582). Người auditor họ Chu, mấy tháng nay anh A cứ nghĩ là Mỹ gốc Tầu, đột nhiên xổ tiếng Việt (ngọng như những đứa trẻ sinh tại đây): “Bó con nói á ở Mỹ này hoặc là thật giàu hoặc khong có gì, như bó với chú á, đóng thuế a. . chết bỏ!”. Anh A vỗ vai cháu, nói tiếng Việt thoải mái: “Bố cháu nói đúng đấy. Nhưng chú cũng hy vọng một ngày nào đó sẽ có sự thay đổi: Lợi tức và lỗ lã sẽ phải chi phối bởi chung một tỉ lệ thuế, không phân biệt lợi tức thường với lợi tức đầu tư hay lời lỗ thụ động. Như vậy may ra mới công bằng”.
Short term gains on stock investments are taxed at regular tax rate; long term (more than a year) gains are taxed at 15% for most tax brackets, and zero for the lowest two. _
|