Nhớ về trường Trưng Vương |
Tác Giả: Ngọc B | ||||
Thứ Năm, 09 Tháng 8 Năm 2012 20:51 | ||||
Sau hơn năm tuần lễ nghỉ hè thăm gia đình bên Mỹ trở về nhà, các con tôi chuẩn bị tập vở cho mùa tựu trường. Giống như bên Cali, học sinh nước Đức cũng nhập học vào tháng 9. Sống ở khu nào thì trẻ em theo học trường gần nhà nơi mình ở, rất tiện cho học sinh đi học và phụ huynh đưa đón. Không có cảnh cha mẹ chạy vạyđôn đáo lo kiếm trường, thậm chí đút lót, hối lộ một số tiền như ở Việt Nam mình để con cái theo học trường tốt hơn. Sáng sớm, tiết trời vào Thu bắt đầu se lạnh, sương phủ trắng trên đỉnhđồi núi xa xa. Lá cây hai bênđường đổi màu vàng úa rơi đầy trên con dốc. Dắt con bé út đi bộ đến trường vào lớp một. Không khí trong lành, thật dễ chịu. Trong khung cảnh như vậy dễlàm mình chạnh lòng nhớ vềchốn xưa cũ, về quãng đời niên thiếu " Tôi đi học " Năm Đệ Thất tôi thi đỗ vào trường Tự Đức đường Phan đình Phùng, gần trường Hội Việt Mỹ. Tôi học chung với các bạn Ngọc Tín, Công Khanh, Trình, Trí, Thịnh, Sơn và Bình già. Học đến lớp 9 trường Tự Đức giải thể(sau giải phóng bị đổi tên thành Trần văn Ơn). Tất cả học sinh nam, nữ chuyển vào trường Trưng Vương, vốn xưa kia chỉ dành cho nữ sinh, tà áo dài trắng tha thướt. Nữ sinh Trưng Vương nổi tiếng đẹp, học giỏi, tài năng. Trường Trưng Vương, kế bên trường Võ Trường Toản, tọa lạc trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hai hàng cây lá me đan vào nhau cao vút tỏa bóng mát,được chúng tôi bình chọn là con đường đẹp, thơ mộng nhất Saigon thời bấy giờ. Năm học cuối, niên khóa 1980, học sinh dãy lớp 12 Trưng Vương bận rộn hẳn lên với mớ hành trang lỉnh kỉnh vào đời, là một xấp giấy tờ nộp thi Đại học với bản kê khai lý lịch từ ba đời. Bạn bè học chung trường, hôm nay nghe tinđứa này vượt biên đến nơi, mai có đứa đi không tin tức, biệt vô âm tín như Thức lớp Pháp văn C8. Rồi Hải Thu, khuôn mặtđẹp trai tuấn tú của lớp C3, lớp của Phương Đằng –nay là kỹ sư Computer cư ngụ bên Úc, người bạn đã tận tình chỉ dẫn tôi cách đánh mẫu chữ tiếng Việt viết bài đăng báo. C3 còn có Hồng Đào –giờ là kịch sĩ nổi tiếng có mặt hầu hết trong các show Thúy Nga Paris, Asia. Lớp C2 có bạn chết mất xác trên biển Đông là Đạt. Thầy cô và cả lớp C2 đều thương tiếc mất đi một cậu học sinh hiền lành rất thông minh, học xuất sắc về môn Toán, giỏi đều các bộ môn khác. Giả sử lúcấy Đạt đi thoát, còn sống và định cư ở Mỹ, chắc rằng bây giờ cậu đã là một nhà Toán học lừng danh. Nghe kể lúc tàu chìm, mẹ Đạt –cũng là giáo sư dạy Trưng Vương,đã tự cột chặt tay bà vào tay Đạt để hai mẹ con được chết chung. Thời đó, thầy Đức Lân –giáo sư môn Toán được học trò yêu quý. Thày dáng người thấp, nhỏ bé nhưng giảng bài thì số một. Thày luôn tự chế ra các câu thơ liên quan đến bài học,để giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn. Ví dụ: " sin thời sin cos cos sin. Cos thời cos cos sin sin dấu trừ ".Thỉnh thoảng thày ngâm thơ Kiều của cụ Nguyễn Du cho học trò nghe. Hằng ngày, thày đạp xe đến trường dạy học. Chiếc xe đạp cũ kỹ, một bên pedal bị hư. Thày cứ phải dùng chân đẩy xuống mặt đường để có trớn cho xe chạy tới và đạp xe bằng cái pedal còn xài được phía bên phải. Mỗi khi tôi đứng trên ban công trường nhìn sang bên kia đường là Thảo cầm Viên. Tình cờ thấy thày tôi đeo kiếng cận, tóc điểm bạc, bận chiếc áo trắng bạc màuđang gò lưng đạp xe lên con dốc. Tôi luôn ước nguyện với lòng mình rằng, sau này ra đời đi làm có tiền, sẽ mua gởi tặng thày chiếc xe đạp khác. Cho đến hôm nay 25 năm trôi qua, hình ảnh thày Lân, nụ cười hiền hòa, giọng bắc vẫn in đậm trong tâm trí tôi như thưở nào, vẫn thuộc lòng câu thày nói " Nhân chi sơvốn tính bản thiện ". Năm 1988, tôi về lại trường Trưng Vương thăm thày, gặp thày Hưng dạy Hóa, thày cho biết thày Lân đã vềhưu và ghi cho tôi địa chỉ của thày Lân. Lái xe vòng vèo trong con ngõ Nguyễn Thiện Thuật, cuối cùng tôi kiếm ra nhà thày, ngồi chờthày trước hiên nhà, nhìn quanh căn nhà đơn sơ, bắt gặp chiếc xe đạp cũ kỹ năm nào của thày kính yêu, đang nằm yên ắng trong góc nhà, phủ lớp bụi mỏng. Tựnhiên tôi thấy chiếc xe gắn máy cúp đỏ bóng bảy của mình lái đến, đang dựng trước sân, sao thấy khoe khoang, kệch cỡm và vô duyên chi lạ. Thày từ trong nhà bước ra. Tôi vội vàng đứng dậy, cúiđầu chào lí nhí " con kính chào thày ạ, thày có nhớ con là học trò cũ của thày ". Thày vui vẻ gật đầu bảo: " bao năm qua rồi, mà chịvẫn nhớ tìm đến thăm thày ". Hai thày trò cùng ngồi hàn huyên, nhắc lại những kỷ niệm thời trung học. Thày bảo: " Nghề dạy học ví như ông lái đò cần mẫn đưa khách hết lớp này,đến lớp khác sang sông, không kiếm được nhiều tiền, giàu sang. Nhưng thày rất yêu nghề dạy học, tình nghĩa thày trò thật cảm động ". Sau dịp thăm thày lần đó, tôi bận rộn với đời sống, rồi theo gia đìnhđi định cư ở nước ngoài. Lời hứa năm xưa về chiếc xe đạp mãi vẫn chưa thực hiện. Ngoại trừvài lần gởi thơ về nhờ bạn bè thay mặt đến vấn an thày vào dịp Tết. Trường Trưng Vương bây giờ thay đổi nhiều lắm. Từ cổng trường, đến khuôn viên trường và lớp học. Thày cô năm nao đã lần lượt về hưu hết, do tuổi cao sức yếu. Chỉ có những kỷ niệm trong quãng đời học sinh áo trắng, dưới mái trường thân yêu này vẫn còn in sâu đậm trong tâm trí mỗi người, dẫu thời gian trôi qua, tuổiđời chồng chất... Thời gian theo học Trưng Vương, môn học mà tôi yêu thích nhất là môn Anh văn do cô Gấm giảng dạy. Vì lý do này mà tôi nộp đơn thi vào Đại học Tổng hợp khoa Anh. Nhưng do lý lịch có người thân vượt biên, và cũng có thể bài thi kết quả không đủ điểm, tôi nhận được giấy báo nhập học trường Cao đẳng Sư phạm, cùng với số bạn từtrường Trưng Vương như Thúy Lan– hoa khôi C2. Nhắc đến C2 là các bạn lớp láng giềng đều nhớ đến Thúy Lan xinh đẹp, nhà ở đường ĐồnĐất. Có Vân Trang, Lan Hạnh, Kim Xuân, Liên, người đẹp Thu Liễu, Thu Trang. Ngày cầm giấy báo đến trường tập trung. Chúng tôi mới biết là phải/bịhọc Nga văn. Bọn tôi chạy đônđáo lên văn phòng trường xinđổi sang phân khoa khác, nhưng đều bị từ chối. Lúc đó kiếmđược một việc làm hay một chỗ học để đời sống khỏi bấp bênh là may mắn lắm rồi, nên chúng tôi ngoan ngoãn vào lớp học.Tiếng Nga thì hoàn toàn mới lạ cho học sinh, sinh viên miền Nam. Đa phần ông bà cha mẹ chúng tôi chỉ thông thạo Pháp văn, Anh văn. Nên không ai có thể giải thích, chỉ dẫn mỗi khi chúng tôi thắc mắc về văn phạm của tiếng này. Một tuần chúng tôi có một ngày thực tập với giáo sư người Liên xô. Chủ yếu nghe bà đọc lại bài Text trong sách. Mỗi khi bà vào lớp cất tiếng chào " zờrátz vui che " ( xin chào). Có vài sinh viên đọc nhại đi " sờrớt xu chen ". Cả lớp cười khúc khích. Bà giáo ngơ ngác, nhưng chẳng hiểu tại sao. Kiến thức chúng tôi học được trong 3 năm trời chẳng thấm vào đâu, cứnhư muối bỏ bể. Cuối cùng chúng tôi cũng tốt nghiệp ra trường. Nhận mảnh bằng Sư phạm trong tay, mỗi đứa nhận nhiệm vụ về giảng dạy ởcác trường ven đô thành Saigon như Củ Chi, Hốc Môn, Biên Hòa, Thủ Đức. Tôi thì về dạy trường trung học nằm ven địa bàn Hốc Môn ( tiếng gọi sau này là trường phổ thông cơ sở cấp 2 –từ lớp 6 đến lớp 9. Cấp 3 là từ lớp 10 đến lớp 12 ). Thời gian này đất nước còn nghèo khổ lắm, phương tiện di chuyển chủyếu bằng xe đạp, xe buýt. Bạn bè dạy chung trường, có giáo viên sau giờ dạy về đẩy xe đi bán nước trà đá. Có giáo viênđi bán vé chợ đen trước các rạp xi nê vào buổi tối, đểtìm thêm thu nhập phụ vào đồng lương vốn đã ít ỏi. Gặp học sinh nào vô tình đạp xe ngang qua, cô giáo ôm xấp vé trốn vào một góc, nghe sao mà thê thảm. Tiếng Nga thì quá khó nên học sinh học hành lơ là, chán nản. Các mẫu tự lại ngược ngạo so với bảng chữ cái tiếng Việt. Ví dụ: chữm của mình, đọc là chữ t của tiếng Nga. Chữ H của mình đọc là chữ N của họ. Chữ N của mình lại ra âm i của tiếng Nga v.v... Luật văn phạm quy đổi 6 cách, rắc rối. Nên ông Hiệu trưởng, dù là người phản kháng tiếng Anh, cuối cùng nhượng bộ, theo trào lưu xã hội, dẹp bỏ lớp tiếng Nga. Mở thêm các lớp tiếng Anh. Phần thì ông lo sợcho cái thành tích chiến sĩ thi đua của mình cấp phường, cấp quận, rồi lên đến thành phố. Cuối năm học, giáo viên được lịnh Hiệu trưởng sửa điểm, nângđiểm, không có học sinh lưu ban, ởlại lớp, 99,9% học sinh thi đỗ, lên lớp. Trường đạt danh hiệu tiên tiến, xuất sắc. Các thày giáo già trong trường hay chua chát bảo: " cũng chỉ vì cái thành tích thi đua, mà người ta sẵn sàng gian dối trong giáo dục. Cứ kiểu này cả nước ta ra đường ai cũng là Tiến sĩ, Phó tiến sĩchạy rong ". Tháng 7 năm nay tình cờ đọc được bài báo (Spiegel) bên Đức với tiêu đề tít lớn " Gian lận trắng trợn trong mùa thi cử ở Việt Nam ". Trong bài tác giả mô tả ngày thi cử ở trường Đại học, Trung học. Học sinh quay cóp, chép bàiđã giải sẵn từ bên ngoài ném vào v.v. Thi cử mà cứ nhưtrò đùa. Đọc xong bài báo này " nào có ai đánh mà sao lòng đau ". Trường học tôi dạy lúc ấy lại thiếu giáo viên trầm trọng. May thời mấy năm trước tôi có theo học ởtrường Đại học bán công vào buổi chiều, phân khoa Anh văn, nên có thể đảm nhiệm dạy các lớp Anh văn 6, 7, 8 trong khi chờ đội giáo viên mới về. Một tuần tôi dạy 5 ngày, còn một ngày lãnh nhiệm vụ trực ban. Có nghĩa tôi cùng các em học sinh lo đánh trống báo hết giờ từng tiết học, kiêm luôn việc phụ trách lượm rác, phân chia học sinh quét rác sân trường. Lớp học tôi chủ nhiệm nằm sát cạnh nhà vệ sinh. Nhiều buổi trưa nắng, mùi xú uế thấm thối bay sang phòng học. Cô giáo và học trò thay phiên nhau bịt mũi. Mà chẳng lẽ bịt mũi suốt tiết học, thôi thì cô trò rủ nhau ra hồnước nhỏ, dùng để chứa nước mưa, lấy thùng sắt xét rỉ có sẵn đó múc nước dội cho không khí dễ thở hơn. Sĩ sốhọc sinh trong lớp lúc nào cũng từ55 học sinh trở lên. Bàn ghế thì xiêu vẹo, không đủ chỗ ngồi, học sinh viết bài cứ đụng tay nhau. Bảng đen không có, không biết ai có sáng kiến quét một lớp sơn màu xanh đậm lên vách tường xử dụng thành tấm bảng cho giáo viên viết bài, giảng bài. Mỗi lần cầm cục phấn viết phải đè thật mạnh lên tấm bảng xi măng, thì phấn mới in lên mặt tường, ngón tay đỏ rần. Nhìn xuống đám học trò đeo khăn quàng đỏxộc xệch, áo quần chẳng tươm tất, ngồi lui cui viết bài, có đứa mũi xanh chảy quẹt dơ đầy hai bên má, thấy học sinh đáng thương làm sao. Có lần sau giờ dạy học về, buổi trưa trời nắng chang chang, mặt đường như chảy nhựa hắc ín đen dưới cái nắng oi ả. Tôi bỗng nhận ra cậu học trò lớp 7 tên Hoàng của mình đang đi bộ bên lề đường. Hoàng người gầy nhom ngồi cuối lớp, giờ học hay ngủ gục ngon lành. Lần rồi trong bài kiểm tra dịch từcâu tiếng Việt sang tiếng Anh " mấy giờ rồi? ". Hoàng đã ghi bằng chính tiếng Việt có dấu hẳn hoi " quát sờ thai ", rồi lại ghi tiếp :" thưa cô, con không có học bài, xin cô đừng cho con điểm không. Con cảm ơn cô ". Đọc mãi câu tiếng Việt của em tôi mới hiểu ra là " What´s the time? ", cô giáo được một phen hú hồn vì không hiểu thằng bé ghi gì mà "sờ thai" ở đây. Thắng xe dừng lại trước mặt Hoàng, tôi lên tiếng trách móc: " Này Hoàng, sao em không ở nhà làm bài học bài, mà lại đi chơi giữa trưa nắng thế này ".Thằng bé mặt mày sợ hãi, trả lời lắp bắp: " dạ, thưa cô con phải đi bán vé số ngoài chợ,kiếm tiền phụ mẹ ". Rồi như để chứng minh lời nói của mình là sự thật, Hoàng rút từtrong cái túi nylon, được cột cẩn thận bên hông người, một xấp vé số. Tôi ngẩn người vì ngạc nhiên lẫn xót xa. Xoa đầu Hoàng, tôi hỏi nhỏ " thếem đi bộ đến tận đâu, leo lên xe cô cho em quá giang một đoạn ". Ngồi sau xe, Hoàng kể cho tôi nghe nhà nghèo, Ba em lái xe ôm vào buổi tối bị kẻ gian cướp xe đánh chết. Mẹ Hoàng phải tảo tần gánh xôi nuôi 6 miệng ăn. Hoàng là con trai lớn phải phụ mẹ buôn bán kiếm tiền mua gạo nuôi mấy đứa em. Chở em rađến góc chợ Gò vấp, tôi lục trong túi được mấy trăm lẻ, dúi vào tay thằng bé, bảo em mua bánh mì ăn cho đỡ đói. Nhìn theo Hoàng nhỏ bé, gầy nhom, bóng đổ dài trên mặt đường hanh nắng, rồi len lỏi mất hút trong dòng khách bộ hành. Tôi chợt hối hận nhớ lại điểm không to tướng cho Hoàng trong lần bài kiểm vừa rồi, vì không thể nào làm khác hơn. Đường về nhà hômấy sao bỗng thấy dài lê thê. Đạp xe ngang qua Phú Nhuận, thấy cái khẩu hiệu treo bay bay trong gió trước cổng chợ " Dân ta giàu, nước ta mạnh ". Nhớ đến Hoàng, bụng đói đang len lỏi chào mời mọi người mua vé số quanh chợ,tôi chợt thấy mắt mình cay cay. Từbữa đó, tôi mới hiểu ra chung quanh mình có bao nhiêu cảnh đời học sinh nghèo nàn, thương tâm cần được quan tâm, chia xẻ. Thời gian trôi qua, tôi theo gia đình đi dịnh cư ở nước ngoài, không theo đuổi nghề dạy học đến cuối cuộcđời như thày Đức Lân kính yêu. Còn các em học sinh của tôi ngày đó, giờ chắc đã lập gia đình, có con cái. Lòng tôi luôn hy vọng những đứa con của các em học sinh khi xưa, sẽ không giống cha hay mẹchúng, sau giờ học phải cầm xấp vé số đi bán ngược xuôi trên khắp nẻo đường Saigon, sớm va chạm, chai đá với cuộc đời.Đánh mất tuổi thơ hồn nhiên. Người ta có quyền không thích chế độcộng sản, có quyền lên tiếng chống đối sự tham nhũng của chính quyền đương nhiệm. Nhưng không một ai có thể quên được quê hương yêu dấu của mình. Không ai có thể quay lưng, làm ngơ trước nỗi đau khổ vì bệnh tật, nghèo nàn, thiếu thốn của dân nghèo trong nước. Vì vậy khi đọc được tin tức, các nhà hảo tâm Việt kiều về xây dựng trường học cho các em học sinh có chỗ học hành, vui chơi, tôi thầm cảm ơn họ thật nhiều. Nghe nói ngôi trường tôi dạy khi xưa đã dược sửa sangđẹp đẽ, thoáng mát. Tôi cũng vô cùng kính phục, biết ơn Hội đoàn thiện nguyện SAP-VN (Social Assistance Program for Vietnam) bên Hoa kỳ. Những bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư và các thiện nguyện viên SAP-VN làm việc bất vụ lợi đã không quản khó khăn, gian khổ, cực nhọc về Việt Nam đi đến các miền thôn quê xa xôi, hẻo lánh chữa trị bệnh tật, phát thuốc miễn phí cho nông dân, người già, trẻ em nghèo, khuyết tật. Các em thơ với mảnhđời tưởng chừng như bất hạnh, bị lãng quên đã và đang lấy lại niềm tin, hy vọng. Những ánh mắt ngây thơ long lanh hạnh phúc, nụcười ấm áp dưới bàn tay chăm sóc đầy tấm lòng vịtha, bác ái của những nhà hảo tâm, các thiện nguyện viên trong tổchức SAP-VN. Nghĩ đến câu khẩu hiệu khi xưa " Dân ta giàu, nước ta mạnh ". Nếu như nhà nước Xã hội chủnghĩa lúc đó đừng dạy chúng tôi những điều gian dối, khôngđúng với sự thật, mà thay vàođó dạy chúng tôi biết nhìn nhận thực tế rằng " nước ta còn nghèo, dân ta còn khổ sau những năm dài chiến tranh ", bổn phận các em học sinh phải ráng học hành chăm chỉ, thật giỏi đểmai này đem kiến thức, sức lực giúp dân, giúp nước... thì hôm nay đâu có dịp để tác giả đăng bài viết trên báo ca thán về hệ thống giáo dục gian dối, xuống dốc của đất nước mình. Ngọc B
|