Hải Quân Trung Cộng - Phần 1 |
Tác Giả: Đỗ Hữu Long | |||
Chúa Nhật, 19 Tháng 10 Năm 2008 13:23 | |||
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một nước có diện tích 9.598.086 km2 đứng hàng thứ ba thế giơí và vơí số dân 1.321.000.000 là một nưóc đông dân nhất trên điạ cầu. Đảng cộng sản lảnh đạo lục điạ khổng lồ nầy theo chế độ chính trị một đảng từ khi tuyên bố thành lập quốc gia ngày 1 tháng 10 năm 1949. Người Việt Nam thường vắn tắt gọi là Trung Cộng. I - Trung Cộng Trung Cộng bang giao vơí hầu hết các quốc gia trên thế giơí , Thụy Điển là nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoaị giao ngày 9 tháng 5 năm 1950 . Năm 1971, Trung cộng thay thế Trung Hoa Dân Quốc làm đaị diện duy nhất cuà Trung Hoa taị Liên Hợp Quốc, cũng là một trong năm thành viên thường trực Hôị Đồng Bảo An và được xem như là hôị viên sáng lập mặc dù vào thời gian đó Trung Cộng chưa nắm quyền kiểm soát lục địa. Trung Cộng cũng được nhìn nhận một quốc gia có vũ khí nguyên tử . Do chính sách khẳng định một nước Trung Hoa, Trung Cộng đặt điều kiện tiên quyết để thiết lập bang giao vơí những quốc gia không có sự liên lạc chính thức vơí Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Trung Cộng cũng thường lên tiếng phản đôí những chuyến du hành quốc ngoaị cuả những giơí chức Đaì Loan trước đây và hiện nay chủ trương Đaì Loan là một quốc gia độc lập như Lý đăng Huy, Trần thuỷ Biển và nhân vật chính trị được thế giơí ngưỡng mộ như Tenzin Gyatso tức Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trong các cuộc đón tiếp chính thức. Kể từ 2004, Trung Cộng tham gia tich cực Diễn Đàn Thượng Đỉnh Đông Á (East Asia Summit) bàn về những vấn đề an ninh khu vực nhằm loaị bỏ Hoa Kỳ. Các quốc gia trong Diển Đàn Thượng Đỉnh Đông Á gồm có : Indonesia, Malasia, Philippines, Singapore, Thailand, Brunei, Việt Nam, Myanmar, Cambodia, Laos, China, Japan, South Korea, India, Australia, New Zealand . Trung Cộng cũng là hôị viên sáng lập Tổ Chức Hợp Tác Thượng Haỉ (Shanghai Coperation Organisation) vơí Nga và các nước Cộng Hoà Trung Á (Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan). Chính sách ngoaị giao hiện hành cuả Trung Cộng đăt trên cơ sở hoà bình hữu nghị, tuy nhiên vẫn có những va chạm xảy ra, thí dụ vụ máy bay Mỹ ném bom vào đaị sứ quán Trung Cộng taị Belgrade trong cuộc chiến Kosovo năm 1999 và tai nạn máy bay do thám tháng 4 năm 2001. Quan hệ ngoaị giao vơí những quốc gia tây phương cũng còn bị ảnh hưởng vơí vụ tàn sát taị quãng trường Thiên An Môn 1989. Sự giao thiệp giữa Trung Cộng và Nhật Bản có lúc căng thẳng do Nhật không nhìn nhận thãm sát gây ra taị Nam Kinh từ cuối năm 1937 đến đầu năm 1938 (trên 100.000 sinh mạng nam, phụ, lảo, ấu) và sưả đôỉ những baì học lịch sử đang lưu hành trong sach giáo khoa Nhật theo đòì hoỉ cuả Trung Cộng. Những lần thăm viếng đền thờ Yasukuni cuả giơí chức chính quyền Nhật Bản cũng làm cho Trung Cộng tức giận. Tuy nhiên quan hệ Trung-Nhật trở nên nồng ấm khi Shinzo Abe nhận chức Thủ Tưóng và họ đã đạt được một cuộc nghiên cứu lịch sử hỗn hợp giữa Tàu và Nhật về những bạo hành trong đệ nhị thế chiến sẽ hoàn tất năm 2008 . Cuộc thăm viếng Nhật Bản tháng 5 năm 2008 vừa qua cuả Chủ Tich Hồ cẫm Đào thắt chặt thêm tình hữu nghi giữa hai cường quốc vùng Bắc Á. Trong quá khứ Trung Cộng có những tranh chấp lảnh thổ với những nước có chung biên giới đưa đến những cuộc chiến tranh điạ phương gồm có cuộc chiến tranh Hoa-Ấn năm 1962, chiến tranh Hoa-Liên Xô năm 1969 và chiến tranh Hoa-Việt năm 1979 . Cuôí cùng các cuộc xung đột đựợc giaỉ quyết bằng những thoả hiệp: Hiệp Ước ngày 11 tháng 4 năm 2005 vơí Ấn Độ, Hiệp Ước láng giềng hòa thuận và hợp tác hữu nghị năm 2001 với Nga và đến năm 2004 Nga chuyển giao cho Trung Cộng đảo Yinlong và một phần đảo Heixiazi. Trung Cộng cũng đang thi hành chính sách ve vãn các quốc gia Phi Châu bằng viện trợ, thương maị và hợp tác hỗ tương. Riêng chuyện dài Trung Cộng và Việt Cộng được trình diễn bằng mườì sáu chữ: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai". Thật sự vấn đề tranh chấp cương thổ Trung - Việt vẫn còn nhiều khuất tất và Biển Đông Việt Nam hay là Biển Nam Trung Hoa là trọng điểm trong toàn bộ sách lược của Trung Cộng thưòng gây ra những căng thẳng trong khu vực. Kể từ 1978, chính sách caỉ cách kinh tế theo cơ chế thị trường (market-based economic reform) đã đưa 400 triệu dân ra khoỉ cảnh nghèo đói, tuy nhiên Trung cộng vẫn đang đối phó với những vấn đề liên quang khác như thành phần dân số già nua gia tăng, khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa nông thôn và thành thị ngày càng cách biệt. Tổng sản lượng ước tính khoảng 3.42 ngàn tỉ mỹ kim, xếp hàng thứ tư thế giơí và lơị tức đầu ngươì khoảng 2.043 mỹ kim, vẫn còn đứng vào hàng thứ 107. Hiện nay, Trung Cộng là nước nhập cảng dầu hoả vào hạng thứ nhì, sau Mỹ và trong nỗ lực tiến đến một siêu cường, nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng cung ứng cho các mục tiêu hiện đại hoá : kỹ nghệ, nông nghiệp, quốc phòng, khoa học và kỹ thuật . Hải quân Trung Cộng là thành phần quan trọng cuả quốc phòng, không những bảo vệ hảỉ phận, hảỉ đảo cuả họ mà còn là mũi nhọn xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải của đối phương, làm chủ các trục lộ giao thông hàng hải. Vì vậy, việc canh tân haỉ quân quân đội giải phóng nhân dân PLAN ( People 's Liberation Army Navy ) được sự quan tâm tích cực của nhiều chủ thể bên trong và bên ngoài. II - Hải Quân Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (PLA) là đạo quân lớn nhất thế giới với 2.3 triệu quân hiện dịch và Hải Quân Quân Đôị Giải Phóng Nhân Dân (PLAN) là một trong bốn thành phần: lục quân, hải quân, không quân, lực lượng nguyên tử chiến lược. 1/ Chính Sách: Trung Cộng dành nhiều ưu tiên quốc gia trong việc hiện đại hoá Hải quân. Tháng 11 năm 2004, Tư lệnh hải quân, đô đốc Zhang Dingfa là người đầu tiên được bổ nhiệm vào Ủy viên thường trực Quân ủy hội. Bạch thư năm 2006 xác nhận phát triển Hải Quân nhằm vào các cuộc hành quân chiến lược biển xa, nâng cao khả năng hành quân hàng hải và phản công hạt nhân . Hải quân làm việc tạo cho mình một lực lương phối hợp phương tiện vũ khí nguyên tử và qui ước. Điện toán hóa là mục tiêu chiến lược vì vậy Hải quân dành ưu tiên phát triễn hệ thống tin học hàng hải, vũ khí và trang thiết bị thế hệ mới. Hải quân cũng nghiên cứu lý thuyết hành quân đại dương, khai thác chiến thuật, chiến lược cuả chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện tại. Hồ cẩm Đào, ngày 27 tháng 12 năm 2006, đã đọc một diễn văn trước đai hội đại biểu Hải quân lần thứ 10 nhóm tại Bắc Kinh đưa ra các chỉ thị: "Trong tiến trình bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia và giữ quyền hàng hải cuả chúng ta, hải quân có nhiệm vụ rất quan trọng ", " xây dựng Haỉ quân nhân dân hùng mạnh để có thể thích nghi vơí nhiệm vụ lịch sử trong thế kỷ mới và thời đại mới " và Hồ cũng nói thêm: "Hải quân phải sẵn sàng bảo vệ quyền lợi tổ quốc bất cứ lúc nào ". Hải quân Trung Cộng từ lực lượng ven biển đã trở nên một trung tâm chiến lược có nhiều mục tiêu: 2/ Mục Tiêu Gần - Đài Loan: Từ lâu Bộ Quốc phòng Mỹ và nhiều quan sát viên khác tin rằng việc canh tân Hải quân nhằm biểu dương sức mạnh vơí Đaì Loan và dự liệu các biện pháp như sau: a - Biện pháp giới hạn: Tấn công mạng lưới điện toán quân sự, hạ tầng cơ sở kinh tế, chính trị cuả Đài Loan làm hao mòn niềm tin của dân chúng vào giới lãnh đạo . Những lực lượng đặc nhiệm thủy bộ thâm nhập đảo quốc phá hủy những căn cứ quân sự, chính trị, kinh tế. Bắc Kinh cũng có thể xử dụng hoả tiễn đạn đạo tầm ngắn (Short Range Ballistic Missile) và không quân oanh kích các phi trường, đài radar, những phương tiện vận chuyển. b - Chiến dịch không kích và hỏa tiễn: Tấn công bất ngờ bằng phi cơ và hoả tiễn đánh sập hệ thống quốc phòng Đài Loan như là: căn cứ quân sự, phi trường, đài radar, giàn phóng hoả tiễn, trạm liên lạc không gian và những tiện nghi thông tin nhằm tê liệt sự chỉ huy quân sự và chính trị, bẻ gãy ý chí chiến đấu cuả quân dân Đài Loan và ngăn chận sự can thiệp cuà đồng minh và quốc tế trước một sự việc đã hoàn tất. c - Phong toả: Bắc Kinh cũng có thể khai triễn một cuộc phong toả Đài Loan bằng hải quân để gây sức ép trong giai đoạn trước khi trở thành thù địch hoặc chuyển biến thành một cuộc khủng hoảng thật sự . Bắc Kinh có thể đưa ra lời tuyên bố yêu cầu các tàu thuyền trước khi đến các hải cảng Đài Loan phaỉ ghé lại các hải cảng Hoa Lục để thanh sát. Ý đồ phong toả cũng có thể thưc hiện bằng cách tuyên bố có sự thao diễn của hạm đội trong khu vực hoăc khu vực nằm trong phạm vi của hỏa tiễn. Những giả định nêu trên là công trình nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Mỹ đã trở thành quá khứ khi Mã Anh Cửu (Ma-Jing jeou) đắc cử và nhậm chức Tổng Thống Đài Loan tháng 5 năm 2008. Mối quan hệ Trung - Đài hiện nay trở nên nồng ấm khác thường! Dẫu sao, các dữ kiện nêu trên cũng có thể giúp chúng ta hình dung được kiểu mẫu một bài học Trung cộng sẽ dạy dỗ Việt cộng trong tương lai nếu có, cũng là cơ hội biểu diễn cho Mỹ và thế giới biết sức mạnh quân sự . 3/ Những Mục Tiêu Lâu Dài và Rộng Lớn: Bộ Quốc Phòng Mỹ và những quan sát viên khác cũng đồng ý rằng sự hiện đại hoá hải quân còn có những mục tiêu lâu dài và rộng lớn hơn. a - Bảo vệ lộ trình giao thông hàng hải: Vì lý do kinh tế phát triễn, sự phụ thuộc và tiếp xúc an toàn vớí thị trường, taì nguyên thiên nhiên nhất là khoáng sản và nhiên liệu trầm tích có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm chiến lược cuả Trung Cộng. Hiện nay Trung cộng không có con đường nào khác ngoài eo biển Malacca nơi mà 80% dầu thô nhập cảng phải đi qua. Những năm vưà qua Trung cộng đã viện trợ kinh tế và hợp tác quân sự vơí những quốc gia nằm trên hải trình vận chuyển. Báo Washington Times tìm được môt bản sao báo cáo nhan đề "Tương lai năng lượng ở Á Châu" cuả nhà thầu quốc phòng Booz Allen Hamilton, nội dung nói rằng Trung cộng đang thiết lập một xâu chuôỉ những căn cứ quân sự và quan hệ ngoại giao traỉ dài từ Trung Đông đến Nam Trung Hoa: - Điều hành trạm nghe lén và xây dựng căn cứ hải quân tại Gwadar, Pakistan gần Vịnh Ba Tư. - Xây dựng một hải cảng ở Chittagong, Bagaladesh và đang tìm kiếm trạm hàng hải quân sự và thương mại lớn hơn cũng ở Bangaladesh. - Xây dựng những căn cứ hải quân tại Miến Điện gần eo biển Malacca. - Điều hành những phương tiện thông tin điện tử trên các đảo trong Vinh Bengal và gần eo biển Malacca. - Xây dựng đường xe lửa từ Hoa Lục xuyên qua Cambodia. - Gia tăng không lực và hải lực vào vùng biển Nam Trung Hoa đến đảo Hải Nam. - Dự trù ngân sách 20 tỉ mỹ kim yễm trợ một kênh đào ngang qua vùng Kra Isthmus của Thái Lan để tàu thuyền có thể thay thế eo biển Malacca và cho phép Trung cộng thành lập một cơ sở tiện nghi hàng hải tại đây. Kế hoạch hiện đại hoá hải quân Trung cộng còn được nhìn thấy qua tham vọng nắm vững Biển Đông, khống chế Biển Nam Trung Hoa trong mục tiêu phát triễn ưu thế cạnh tranh, nổ lực đẩy lui Hoa Kỳ ra khỏi khu vực, yễm trợ Bắc Kinh trong những tranh chấp về lảnh hải liên quan đến quyền khai thác dầu hoả, khí đốt, khoáng sản. b - Bám chặt Biển Đông Trung Hoa (East China Sea): Tháng 11 năm 2004, một tiềm thủy đĩnh T.093, vận hành bằng năng lượng nguyên tử được nhin thấy ở hải phận Nhật Bản gần Okinawa. Tình báo quốc phòng Mỹ xác nhận rằng tiềm thủy đĩnh nầy đã đi vào vùng Tây Thái Bình Dương hoạt động quanh quẩn vùng đảo Guam trước khi trở về Okinawa. Ngày 9 tháng 9 năm 2005 Trung Cộng khai triển hạm đội gồm năm chiến hạm có trang bị hoả tiển gần khu vực dầu khí trên biển Đông Trung Hoa, một khu vực dồi dào tài nguyên đang có sự tranh chấp giữa Trung Cộng và Nhật. Ngày 29 tháng 9 năm 2005 Trung Cộng gởi nhiều chiến hạm đến ngay khu vực tranh chấp dầu khí, một ngày trước cuộc thảo luận với Nhật và trong một cuộc họp báo ngắn, phát ngôn viên Tần Cương tuyên bố: "Bây giờ tôi có thể khẳng định rằng hạm đội trừ bị khu vực Biển Đông đã được thành lập". Ngày 26 tháng 10 năm 2006, một tiềm thủy đỉnh loại Song T 039 do Trung Cộng chế tạo tại Vũ Hán với động cơ diesel của Đức cung cấp có đặc tính ít gây tiếng động đã nhô lên khỏi mặt nước cách mẫu hạm Kitty Hawk đang thao diễn 5 hải lý trong hải phận quốc tế vùng Biển Đông gần Okinawa. Theo báo cáo, nhóm thao diễn cuả mẫu hạm Kitty Hawk không chú ý đến việc truy tìm tàu ngầm và tiềm thủy đỉnh Song T039 vẫn không bị phát giác cho đến khi trồi lên mặt nước, được một phi cơ trong nhóm thao dượt nhìn thấy. Chính quyền Trung Cộng lên tiếng phủ nhận tiềm thủy đỉnh cuả họ theo dõi sự thao dượt của Mỹ. Bán kính 5 hải lý là khoảng cách tiêu chuẩn tự vệ của hàng không mẫu hạm; bán kính nầy có thể tăng lên 10 hải lý, 100 hải lý tùy theo tình hình. Sự việc một tiềm thủy đỉnh nhô lên khỏi mặt nước không bị phát hiện trong bán kính phòng vệ của một chiến hạm quốc gia khác đôi khi có chủ ý cảnh cáo rằng tiềm thủy đỉnh cuả họ có đủ khả năng xâm nhập hệ thống chống tàu ngầm ASW (anti submarine warfare) của đối phương. Trong trường hợp nêu trên cả hai phía Trung Cộng và Mỹ đều thận trọng lời nói để tránh xảy ra một cuộc tranh chấp lớn. c - Lấn chiếm Nam Hải (South China Sea). Nam Hải là vùng biển từ eo biển Đài Loan trải dài đến xích đạo. Tháng 11 năm 1998 ngoại trưởng Phi Luật Tân Domingo Siazon nói trước quốc hội rằng "các công trình xây cất qui mô mới đây của Trung Cộng trên các đảo trong biển Nam Hải là kế hoạch quân sự thế kỷ 21 của Bắc Kinh nhằm bành trướng ra vùng Đông Nam Á bao trùm cả Thái Bình Dương". Kế hoạch được dự liệu từ lâu và bắt đầu công khai thực hiện đầu năm 1974 bằng việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, tiếp theo đánh chiếm hai cao điểm, chín đá chìm và bãi ngầm cuả quần đảo Trường Sa năm 1988. Sự hung hăng của Trung Cộng do truyền thống hiếu chiến, ngạo mạn và lòng tham vô đáy cuả Hán tộc nhằm chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên phong phú (dầu thô, khí đốt, khoáng sản, hải sản) trong khu vực và trục lộ hàng hài huyết mạch. Theo ước tính của Viện Nghiên Cứu Địa Chất Hải Ngoại của Nga (Russia 's Research Institute of Geologie of Foreign Countries) nơi đây có số trử lượng sáu tỉ thùng dầu và báo chí Trung Cộng hớn hở đặt tên là Vịnh Ba Tư thứ hai (The second Persian Gulf). Đầu năm 2008, các quốc gia Á Châu và Thái Bình Dương đều bàng hoàng về hình ảnh và tin tức nói về đảo Hải Nam đã hoàn tất những căn cứ quân sự hiện đại. Thật sự, từ những năm 2004-2005 các nguồn tin châu Á kể cả từ Trung Cộng đã cho hay kế hoạch xây dựng căn cứ Tam Á tại đảo Hải Nam có thể chứa tám tàu ngầm hạt nhân. Những không ảnh vệ tinh ngày 17 tháng 12 năm 2007 và ngày 28 tháng 2 năm 2008 xác nhận có một tiềm thuỷ đĩnh T 094 đang neo tại chỗ, một bến bãi 800 mét có khả năng sửa chữa các tàu lớn hoặc dùng chuyển vận các tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm, các phương tiện nặng và binh sĩ lên xuống các tàu thuỷ bộ hoặc hàng không mẫu hạm. Ngoài ra người ta cũng thấy được những công trình xây cất cho hậu cần, bộ chỉ huy, doanh trại. Tạp chí Jane 's Defence còn đưa ra nhận định rằng "Trung Cộng có thể đang chuẩn bị biến đây thành nơi chứa một phần lớn kho vũ khí hạt nhân của họ và thậm chí có thể xử dụng chúng từ nơi nầy". Jane 's Defence cũng nói đến những xây cất ở Hoàng Sa và Trường Sa. Cuối thập niên 1990, tại đảo Woody thuộc Hoàng Sa đã hoàn thành một đường băng 2.600 mét có khả năng tiếp nhận các oanh tạc cơ. Mới đây lại có thêm một cầu cảng 350 mét để đón các chiến hạm và các tháp dùng vào thông tin liên lạc với vệ tinh và radar. Ảnh vệ tinh tháng 12 năm 2007 cho thấy ở đảo Fiery Cross thuộc Trường Sa, Trung Cộng đã có một công trình 116 met x 90 met và một điểm 34 met x 34 met có thể dùng cho trực thăng loại Change Z 8 hạ cánh. Phần xây cất lớn hơn có thể dành cho tàu chiến và tên lưả đạn đạo xử dụng. 4/ Hỏa Tiễn Trong kế hoạch hiện đại hóa hải quân Trung Cộng, các loại hoả tiễn được Bộ Quốc Phòng Mỹ quan tâm theo dõi hàng đầu. a - Hỏa tiễn đạn đạo chiến trường (theater-range ballistic missiles) DF.15: Trung Cộng đã triển khai một số lớn hoả tiễn đạn đạo chiến trường hay là hoả tiễn tầm ngắn DF.15, sau nầy cải tiến thành DF.15B và DF.15C, người Mỹ gọi là CSS-6 có những đặc tính như sau: chiều dài 9,1 mét (DF15), đường kính 1,0 mét, trọng lượng khi phóng là 6.200 kilo, sức đẩy bằng nhiên liệu đặc, được hướng dẫn bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS), tầm bắn 600 km (DF15), đặt trên dàn phóng lưu động, đầu đạn chứa 500 kg thuốc nổ H.E hoặc 50 - 350 kT nguyên tử, mức độ chính xác 150 - 500 mét hoặc 30 - 50 mét, thời gian chuẩn bị 15 - 30 phút. Trong quá khứ khi mới chế tạo, hoả tiển nhằm tấn công các mục tiêu cố định trên mặt đất và hướng vào Đài Loan khoảng 875 đến 975 đơn vị và dần dà trang bị thêm những khí cụ mới có khả năng chận đánh những chiến hạm di chuyển trên biển. b - Hoả tiễn đạn đạo tầm trung và tầm xa: Đây là các loại hỏa tiễn DF.21 (CSS5), DF.31 (CSS9), DF.41 (CSS-X-10). * DF.21 (CCS.5): là loại hỏa tiễn đạn đạo tầm trung (MRBM Medium-Range Ballistic Missile) phát triển cuối thập niên 1970, xử dụng nhiên liệu đặc, mang đầu đạn hạt nhân 500 kT, tầm bắn 1800 km. DF.21 cũng dùng làm cơ sở cho hoả tiễn đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM Submarine Launched Ballistic Missile) JL.1 trang bị cho tiềm thủy đĩnh XIA vận hành bằng năng lượng nguyên tử. Hiện nay Trung Cộng đang lưu hành khoảng 40 - 50 DF. 21/ DF.21A. * DF.31 (CCS.9): là loại hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM: InterContinental Ballistic Missile) mới nhất có khả năng di động, xử dụng nhiên liệu đặc. Hoả tiễn có tầm bắn hơn 8.000 km và có thể mang một đầu đạn 1.000 kT hay ba đầu đạn nguyên tử (MIRV :Multi Independent Reentry Vehicle) từ 20 đến 150 kT. Loại cải tiến DF.31A có tầm bắn xa hơn 11.200 km. DF.31 cũng được phát triển để thay thế những hỏa tiễn liên lục địa cũ và cũng dùng làm hoả tiễn JL.2 (SLBM Submarine Launched Ballistic Missile) trang bị cho tàu ngầm. Trung Cộng đang lưu hành khoảng 12 DF.31/DF.31A . * DF.41 (CCS-X-10): Nhiều phân tích gia tây phương suy đoán rằng Trung Cộng đang phát triển một loại hoả tiển đạn đạo liên lục địa mới nhất có tên là DF.41 với tầm bắn 12.000 km -14.000 km trang bị vơí một đầu đạn duy nhất hoặc với nhiều đầu đạn, 3 hoặc 6 hoặc 10 đầu đạn (MIRV).Vài nhà phân tích khác cho rằng DF.41 là hoả tiễn ba tầng, một phiên bản từ hoả tiễn DF.31. Cũng có người nói rằng DF.41 dựa theo mẫu hoả tiễn đạn đạo liên lục địa SS 27 cuả Nga. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là chưa bao giờ hoả tiễn nầy được trưng bày. Dựa theo khuynh hướng khoa trương các loại hoả tiễn tối tân trong các cuộc diễn hành quân sự thì DF.41 có thể chưa phát triển, đã bị loại bỏ hoặc không có thật. Mẫu tự DF xuất phát từ danh từ Dengfeng (Đông Phong) là ký hiệu các loại hoả tiễn do Trung Cộng chế tạo. Ngoài ra Trung Cộng cũng mua nhiều hỏa tiễn của Nga loại SS-N-22 Sunburn hoặc SS-N-27 Sizzler trang bị cho chiến hạm, chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, tiềm thuỷ đỉnh, bộ binh để chận đánh các chiến hạm địch. Tháng 1 năm 2007 tình báo quân sự Mỹ loan báo Trung Cộng đang phát triển hệ thống tấn công tầm trung, tầm xa với những hỏa tiễn có gắn bộ phận định vị toàn cầu (GPS) có thể đánh trúng các căn cứ quân sự Mỹ kể cả các chiến hạm đang di chuyển trong vùng biển Tây Thái Bình Dương (từ đảo Guam đến Nhật Bản). 5 / Chiến Hạm Hải quân Trung Cộng điều hành 75 chiến hạm nổi, 55 tiềm thủy đỉnh, 50 tàu thủy bộ cỡ trung và lớn, 50 - 60 tàu tuần duyên có trang bị hỏa tiễn. Lực lượng trừ bị ước định 500 - 750 tàu tuần tiểu cở nhỏ. Hai phần ba cấp số chiến hạm thuộc hạm đội Biển Đông và hạm đội Nam Hải. a - Khu trục hạm (destroyer): Tính đến 2007, hải quân Trung Cộng có 11 khu trục hạm hiện đại, trang bị tối đa, liệt kê như sau: * 4 Sovremenney do Nga chế tạo. * 2 Luyang II / T.052C. * 2 Luyang / T.052B. * 1 Luhai / T.051B. * 2 Luhu / T.052. và 18 khu trục hạm xưa củ loại Luda T.051. Tin tức cũng cho biết Trung Cộng đang hoàn tất 2 khu trục hạm loại Luyang T.051C b - Tuần dương hạm (frigate): Hải quân Trung Cộng đang điều hành 16 tuần dương hạm trang bị hiện đại: * 2 Jiangkai / T.054 * 10 Jiangwei II / T.053H * 4 Jiangwei / T.053H2G và 30 tuần dương hạm cũ loại T.053 Janhu. Trung Cộng cũng sắp đưa vào xử dụng 1 tuần dương hạm mơí loại Jiangkai ÌI / T.054A . c - Tiềm thủy đĩnh: Trung Cộng đang điều hành các tiềm thủy đĩnh vận chuyển bằng nguyên tử năng gồm có loại Shang T.093, loại Jin T.094, loại Han T.091 (3 hoặc 4) và loại Xia T.092, trang bị vũ khí hiện đại kể cả hỏa tiễn đạn đạo và thủy lôi đầu đạn nguyên tử. Trung Cộng đang tiến hành thử nghiệm nhiều tiềm thủy đĩnh thế hệ mới. Ngoài ra, Trung Cộng cũng xử dụng 57 tiềm thủy đĩnh diesel gồm có 12 ttđ Kilo do Nga chế tạo, 16 ttđ loại Song / T.039, 18 ttđ loại Ming / T.035 và 11 ttđ loại Romeo / T.033. Một vài sự suy đoán cho rằng Trung Cộng duy trì một số tiềm thủy đĩnh lỗi thời loại Ming, để rải mìn hoặc làm mồi cạm bẫy lôi cuốn sự chú ý của chiến hạm đối phương tạo cơ hội cho tiềm thủy đĩnh hiện đại Trung Cộng tấn công. d - Hàng không mẫu hạm: Từ nhiều năm qua các quan sát viên trong chính quyền Mỹ cũng như ngoài dân sự đã thảo luận nhiều về vấn đề khi nào thì Trung Cộng có thể khai triển một hoặc nhiều mẫu hạm và mẫu hạm kiểu gì, khả năng như thế nào. Tháng 10 năm 2006, trung tướng Wang Zhiyuan, phó chủ tịch Ủy ban khoa học và kỹ thuật quân đội Trung Cộng phát biểu rằng: "Quân đội giải phóng nhân dân Trung quốc sẽ nghiên cứu để chế tạo một hàng không mẫu hạm. Các hàng không mẫu hạm rất cần thiết nếu chúng ta muốn bảo vệ quyền lợi của chúng ta trên các đại dương". Năm 1985, Trung Cộng mua lại của Úc đại lợi hàng không mẫu hạm HMAS Melbourne, để chuyên viên Trung Cộng dùng làm mẫu nghiên cứu và huấn luyện phi công. Trung Cộng cũng mua 2 hàng không mẫu hạm từ thời Sô Viết, mẫu hạm Minsk năm 1998 và mẫu hạm Kiev năm 2000. Cả hai mẫu hạm không dùng vào việc hành quân nhưng dùng như là bãi đáp quân sự nôỉ trên biển. Dĩ nhiên cả hai mẫu hạm nầy cung cấp những dữ kiện tạo hình để các kỹ sư hải quân quân đội Trung Cộng nghiên cứu. Một số phân tích gia quân sự và dân sự tiên liệu rằng Trung Cộng có thể sở hữu hàng không mẫu hạm vào cuối kế hoạch ngũ niên lần thứ 12 (2011-2015), những người khác cho rằng sớm nhất Trung Cộng có thể khai triển mẫu hạm vào năm 2020 hoặc sau nữa. Năm 1998 Trung Cộng mua mẫu hạm cũ kỹ Varyag, tu bổ hệ thống điện, sàn tàu, vỏ tàu với dấu hiệu hải quân Trung Cộng và dự liệu trang bị chiến đấu cơ Su.33. Sự quan tâm đặc biệt đối với tàu Varyag vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng nhưng có thể phỏng đoán rằng Trung Cộng sẽ xử dụng vào nhiều mục tiêu như hành quân, huấn luyện hoặc một bãi đáp nôỉ trên biển. Một vài nguồn tin khác cũng dự liệu rằng Trung Cộng sẽ đưa mẫu hạm Varyag vào xử dụng năm 2008 duơí một tên mới Shi Lang nhằm vào mục đích huấn luyện phi hành năm 2010. Mẫu hạm Veryag trọng tải khoản 58.500 tấn, chuyên chở 18 chiến đấu cơ Su.33 Flanker so với mẫu hạm Nimitz 100.000 tấn của Mỹ chuyên chở trên 70 phi cơ và mẫu hạm Charles De Gaulle 40.000 tấn của Pháp chuyên chở 36 phi cơ. e - Tàu thủy bộ (amphibious ships): Trung Cộng đang chế tạo nhiều tàu thủy bộ T.071 và đưa vào xử dụng khoản 50 chiếc. Loại tàu nầy có trọng lượng rẽ nước (danh từ chuyên môn: displacement) 17.600 tấn, có thể so sánh với loại tàu thủy bộ Whidbay Island / Harper Ferry (LSD.41 / 49) của hải quân Mỹ vơí trọng lượng rẽ nước (displacement) 16.700 tấn. Mô hình loại tàu T.071 mô phỏng kiểu mẫu tây phương nhằm giảm thiểu sự phát hiện cuả radar. f - Loại tàu tấn công nhanh (Houbei-class fast attack craft): Từ năm 2004, Trung Cộng đã có khoảng 190 tàu tấn công nhanh và hàng năm đều gia tăng số lượng và cải tiến. Đây là loại tàu có trang bị hoả tiễn chống chiến hạm, có hai thân (catamaran) mô phỏng từ một xưởng chế tạo nổi tiếng thế giới tại Úc đại lợi, lướt sóng nhanh và mạnh mẽ. g - Tàu vét mìn: Tin tức về tàu vét mìn cuả Trung Cộng chưa có nhiều, chỉ biết rằng họ đang xử dụng hai loại tàu tên là Wozang và Wochi 6 / Mìn cuả Hải Quân: Trung Cộng đang phát triển và xuất khẩu nhiều loại mìn tiên tiến. Một loại mìn vô tuyến điều khiển EM.57 có nhiều khả năng chiến thuật, thí dụ mìn có thể được khóa an toàn từ xa và kéo dài đời sống hoặc mìn có thể cho hoạt động hoặc ngưng hoạt động để các chiến hạm thân hữu đi qua. Báo cáo năm 2003 cuả Bộ Quốc Phòng Mỹ đề cập đến các loại mìn như là mìn đáy sâu, mìn di động, mìn điều khiển từ xa, mìn nổ điều khiển, mìn có lực đẩy đầu nổ. Loại mìn có lực đẩy đầu nổ ở nơi nước sâu có khả năng cản trở đội hình hải quân địch trên một khu vực hành quân rộng lớn. 7 / Chiến Tranh Tin Học (I.W. Information Warfare): Những văn bản được Trung Cộng công bố chứng tỏ họ quan tâm mạnh mẽ đến chiến tranh tin học cũng gọi là hành quân tin học (I.O. Information Operation). Người Mỹ tiên liệu rằng khả năng chiến tranh tin học cuả Trung Cộng ngày càng nâng cao và nhắm vào hệ thống máy tính cuả Mỹ. Trung Cộng đang cấy virus vào các hệ thống máy tính và sẽ cho virus hoạt động khi có sự khủng hoảng quân sự với Mỹ. Quân đội Trung Cộng đã thành lập những đơn vị chiến tranh thông tin, phát triễn những virus để sẳn sàng tấn công hệ thống máy tính quân địch và đề ra những biện pháp bảo vệ máy tính cuả mình. Năm 2005, Trung Cộng bắt đầu hành quân mạng lươí máy tính (C.N.O. Computer Network Operation) và thử đánh vào các mạng lươí địch thủ. 8 / Vũ Khí Nguyên Tử: Trung Cộng, một quốc gia thủ đắc vũ khí nguyên tử từ lâu, có thể đặt đầu đạn nguyên tử vào các loại hoả tiễn, thuỷ lôi và mìn. Trung Cộng có thể dùng vũ khí nguyên tử trang bị trên các chiến hạm để tấn công các tàu chiến của hải quân Mỹ vì họ tin rằng vấn đề dễ gây ra sự nhầm lẫn trước công luận là đầu đạn của phe nào đã nổ trước và do đó Mỹ không thể leo thang chiến tranh bằng cách tấn công nguyên tử vào lục điạ Trung Cộng. Đây là giả thuyết đặt ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh trong trường hợp hải quân Liên Xô xử dụng vũ khí nguyên tử với hải quân Mỹ. Câu hỏi cuả một người ngoại cuộc rằng tuy Mỹ không mở rộng tấn công vào lục địa Trung Cộng nhưng liệu đệ thất hạm đội có dự trù kế hoạch và có đủ khả năng nhân cơ hội đánh tan hạm đội Nam hải và hạm đội Biển Đông cuả Trung Cộng không? Ngươì khác cũng nghĩ rằng Trung Cộng có thể dùng hoả tiễn đạn đạo đưa đầu đạn nguyên tử vào thượng tầng khí quyển và cho kích hoả để tạo ra một mạch từ trường ở cao độ (a high-altitude electromagnetic pulse) làm tê liệt các mạch điện tử hay hệ thống điện tử quân sự và dân sự của các nước khác một cách tạm thời hay vĩnh viễn. 9 / Vũ Khí Vi Ba Cao Thế (High-Power Microwave Weapons): Một số quan sát viên cũng lưu ý rằng Trung Cộng đang nắm trong tay vũ khí vi ba cao thế H.P.M. cũng gọi là vũ khí tầng số vô tuyến (radio-frequency weapons) hay là bom E., là thiết bị phi nguyên tử có thể gây tổn hại hoặc vô hiệu những mạch điện tử của các hệ thống dân sự hoặc quân sự đối nghịch. 10 / Học Thuyết Quân Sự (Military Doctrine), Giáo Dục (Education), Huấn Luyện (Training), Diễn Tập (Exercises) và Tiếp Liệu hay Hậu Cần (Logistics): Thực lực quân sự là sản phẫm không đơn giản chỉ gồm vũ khí mà còn phảo có một chủ thuyết để xử dụng vũ khí, nhân sự được giáo dục cao và huấn luyện tốt, diễn tập phù hợp với thực tế và hậu cần yễm trợ đầy đủ. Mãi đến năm 2004, một bạch thư cuả Bộ Quốc phòng Trung Cộng bày tỏ sự quan tâm cãi tiến những lĩnh vực nầy. Năm 2005 Trung Cộng nhắc lại và dự liệu tài nguyên để theo đuổi mục tiêu chuyên nghiệp hoá toàn diện quân lực, nâng cao huấn luyện, điều hành những cuộc thao dượt liên hợp thực tiễn và đồ sộ, gia tăng thủ đắc những loại vũ khí tối tân. Tháng 6 năm 2006 Trung Cộng công bố một tài liệu hướng dẫn gia tăng tính chất thực tiễn trong huấn luyện bằng cách xử dụng những lực lượng đối địch giả tạo trong những tiến trình diễn tập, thao dượt. (còn tiếp)
|