Hoàng Sa, Trường Sa Ơi! |
Tác Giả: Trần Đỗ Cung | |||
Thứ Ba, 28 Tháng 10 Năm 2008 01:03 | |||
(Tài liệu tham khảo : “Tướng Đi Đêm” của Trần Nhu; “Tôi thách ông Vũ Dũng“ của Bùi Tín.) 1. Đôi giòng lịch sử. Ai cũng biết là Hoàng Sa, Trường Sa là đất nước Việt Nam mà từ bao đời tổ tiên chúng ta đã giầy công gây dựng. Thời Pháp thuộc, năm 1927 tầu De Lanessan đã khảo sát Paracels. Năm 1930 chính quyền Pháp tại Đông Dương đã chính thức cử một phái đoàn đi trên tầu La Malicieuse ra cắm cờ trên quần đảo Spratley. Rồi năm 1933 họ lại cho ba tầu Alerte, Astrobale và De Lanessan ra tận nơi cắm cờ trên các đảo rải rác chung quanh Spratley. Trong thời cận đại chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã nhiều lần xác nhận chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trường Sa được sát nhập vào tỉnh Bà Rịa và Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên. Từ 1956 hải quân Việt Nam Cộng Hòa thường xuyên thám sát hai nhóm quần đảo này. Một trung đội Địa Phương Quân của tỉnh Quảng Nam gồm 40 người chỉ huy bởi một sỹ quan cấp úy đã trú đóng tại đảo Hoàng Sa. 2. Câu chuyện khôi hài. Ngày mùng bẩy tháng 9 năm 1958 Hồ Chí Minh họp Bộ Chính Trị bàn về vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa. Hồ nói, « Các đồng chí Trung Quốc đã giúp chúng ta từ đầu đến cuối. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là nhờ ở họ. Họ cho ta quần áo, súng đạn và cả mì gói giầy dép kim chỉ. Nay họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, sao có thể từ chối ? Vả lại mảnh đất hoang dã ấy chẳng có gì ngoài cứt chim». Nợ thì trả, sao lại đem đất đai mồ mả tổ tiên ra thế chấp? Vả lại cả cái bộ chính trị ưu việt lại được Nga Xô Viết cố vấn mà không biết các vụ thăm dò dầu khí của Việt Nam Cộng Hòa sao ? Hay là Bác Hồ vĩ đại chỉ biết đến cứt chim là hết nước hả ? Chỉ khổ cho nước ta bị bọn ngu rước voi về giầy mồ từ lúc tụi chúng dùng cố vấn Ba Tầu chỉ đạo cái vụ cải cách ruộng đất khốn nạn, phưỡn bụng trên ghế bành, gác hai chân bẩn lên bàn, nhổ khạc đờm rãi tùm lum và chỉ đạo cán ngố Việt Minh hò hét. Sau khi tình hình bên Liên Xô bất ổn lúc Gorbachev đưa ra Glasnot và Perestroika thì Lê Đức Thọ hoảng hốt tìm cách nối lại giao thiệp với Trung Cộng để lấy thế nương tựa trám vào thế lực Nga Xô. Thọ nghĩ đến dùng Võ Nguyên Giáp mà lúc ấy đã nghỉ hưu sau khi đã bị sắp xếp công việc kiểm soát sinh đẻ làm nẩy sinh trong dân gian câu vè, «Khi xưa ông Tướng cầm quân, bây giờ ông Tướng cầm quần chị em!» Thọ đề nghị Giáp đi với phái đoàn thể dục thể thao Việt Nam đi Bắc Kinh tham dự Thế Vận Á Châu. Giáp thoái thác vì đã nghỉ hưu, không còn liên hệ gì với quân đội, không biết gì về ngoại giao mà không rành tiếng Tầu. Thọ vờ vẫn đưa tin tức học hành tốt của con Giáp tuy có những báo cáo của các toà Đại Sứ về một đứa con gái buôn dollars, một đứa khác có quan hệ với người nước ngoài có thể là CIA và cậu con trai Võ Điện Biên ở Đông Đức tuy học giỏi nhưng chưa có điều gì sai trái mà y được biết. Giáp lo lắng cho các con nhưng còn vớt vát đề nghị để Đỗ Mười đi thì Thọ trả lời rằng « Mười đã lú lẫn điên khùng rồi. Hồi trước ta để anh lẩm cẩm dở mù Phạm Văn Đồng qua Tầu đã chưa bán hết nước là còn may»! Thọ đề nghị Giáp «đi đêm» và dùng Hoàng Văn Hoan làm thông ngôn, đem ba chức vị của mình, đã đội ba cái mũ to tổ bố, Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng, Đại Tướng Tổng Quân Ủy và Phó Thủ Tướng Thứ Nhất, ra bảo kê cho sự giao dịch để ảnh hưởng đối tượng. Giáp là người không phải là vô danh và có đủ tầm vóc nói chuyện với Bắc Kinh để nối lại quan hệ giữa hai anh em cùng trong phe Mác Xít Lê Nin Nít mặc dầu có xích mích ở Cam Bốt và chiến dịch biên giới. Giáp thấy khó nghĩ quá nhưng vì sự đe dọa cho tính mệnh an toàn của các con mình như trường hợp con gái Lê Duẩn Lê Vũ Anh bị chết thảm thương khi đã có ba con với viện sĩ hàn lâm Nga Sô Maslov nên ngậm đắng nuốt cay mà nhận lời. Về đến nhà thì bị bà vơ lên lớp. Bà này tên là Bích Hà là con gái lớn nhà học giả cách mạng Đặng Thái Mai nên kiến thức khá cao. Bà ta nói, «sao ông lại nhận lời. Nên nhớ là trước kia chúng nó đã làm nhục ông nhiều lần rồi. Mà những kẻ nhu nhược nắm vận mệnh quốc gia đã làm mất quá nhiều đất tổ. Nên xem lịch sử Tầu ngày xưa có ghi. Mạo Đôn cướp ngôi lên làm vua. .Mao Đôn tỏ ra nhu nhược với Đông Hồ, biếu ngựa quý rồi nàng Ái Phi cho Đông Hồ khi được đòi hỏi mặc dầu quần thần can ngăn. Nhưng về sau khi Đông Hồ đòi miếng đất hoang giáp giới hai nước thì bá quan tưởng bở liền cũng tâu xin cho. Nhưng Mao Đôn nổi xùng đòi đem xử trảm tất cả vì đất đai dù hoang dã cũng là của tiền nhân để lại sao lại cho được? Sử ta cũng ghi rõ năm 1470 vua Lê Thánh Tông cho hội quân ở Lục Đầu Giang và tuyên bố đanh thép Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại. Đến năm 1473 vua còn cương quyết hơn nữa : Nếu dám đem một thước sông một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho quân giặc thì phải tru di ». Giáp kêu nhức đầu quá, cả đêm không ngủ được phải nốc mấy viên thuốc an thần, xin vợ để yên. Bà vợ nằm xóng xoài làm mình làm mẩy thở dài xườn xượt. Đại Tướng lên đường người cao thước mốt lại phát triển chiều ngang, mặc đủ nhung phục rườm rà, ngực trang sức đủ các huy chương cao quý, giây biểu chương lòng thòng, mũ cát kết vành thêu lá vàng chói lọi. Nhưng ông Tướng không được đi phi cơ mà lại phải leo lên xe lửa ì ạch qua một chặng đường giài đến Bắc Kinh. Đến nơi thì chỉ có Hoàng Văn Hoan ra đón không có đội kèn bú-dích nhà binh với toán lính danh dự giàn chào. Thật là tủi nhục thay cho Đại Tướng như phu nhân Bích Hà đã tiên liệu ! Có người đã khôi hài nói là mất đất mất biển là hiển nhiên vì Lê Khả Phiêu là hậu duệ của Lê Chiêu Thống nên đã cúi đầu thần phục thiên triếu. Hơn nữa Đỗ Mười là con Hồ Chí Minh mà Hồ Cẩm Đào là em Hồ Chí Minh thì cha chết còn chú và chú thay cha nên phải nghe theo lời chú dậy bảo (đây là lời bàn đặt bầy của những vị ăn không ngồi rồi hoàn toàn vô căn cứ). Giang Trạch Dân thúc dục Lê Khả Phiêu phải thương lượng nhanh, phải ký hiệp ước trên bộ năm 1999 và hiệp ước trên biển năm 2000. Ai đời thương thuyết mà bị gò bó bởi thời điểm! Cho nên khi Giang Trạch Dân bay thẳng đến Đà Nẵng nằm phơi bụng phệ trên bãi bể Tiên Sa trước khi bay đi Sài Gòn họp với các chú Ba Chợ Lớn rồi mới trở ra Hà Nội nói chuyện với các đàn em Việt Cộng thì cũng là phải phép đàn anh vậy ! Về mất đất biên giới thì bọn Tầu xua quân đến đâu là đẩy mốc đến đấy. Thác Bản Giốc theo bản đồ Tầu vẽ thì chạy qua đất Trung Hoa. Mặc dầu theo Bùi Tín thì khi thân phụ làm quan tại Hòa Bình anh ta đã nhiều lần cùng các em đem cơm nắm đến ki-ốt ngồi ngắm cảnh nhìn bọn Mán Sơn Đầu và nhận các bọt nước văng từ thác. Không lẽ gió thổi cột 0 km về phía Nam và ải Nam Quan đồ sộ lại cũng bị thổi văng đi mấy trăm mét ? Bùi Tín cá cược môt ăn mười với Lê Dũng là Việt Nam mất đậm đất đai cho bọn bá quyền Trung Quốc. Nhưng không thấy được trả lời.
|