Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Bảo Vệ Lãnh Thổ Bản lên tiếng của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ

Bản lên tiếng của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ PDF Print E-mail
Tác Giả: Bai An Tran   
Thứ Tư, 01 Tháng 10 Năm 2008 05:17

Về Công Hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Phạm văn Đồng

Tin tức từ giới truyền thông hải ngoại cho biết rằng Tòa Đại sứ Trung Cộng tại Hà nội vào ngày 15 tháng 9, 08 công bố bức công hàm của Thủ tướng Việt cộng Phạm văn Đồng gửi cho Chu ân Lai cách đây 50 năm về việc Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Hoa.

Nhân dịp này Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ (UB) lên tiếng về  bức công hàm ấy.

VỀ PHÁP LÝ:

1. Việc chuyển giao một phần lãnh thổ hay lãnh hải của một dân tộc là do quyết định của toàn dân.  Ý định của toàn dân về vấn đề ấy phải được phát biểu công khai và tự do và Quốc hội có trọng trách thể hiện ý định này của quốc dân bằng một hình thức mà Hiến pháp qui định. Như vậy đây là thẩm quyền của Lập Pháp. Hành pháp là một bộ phận công quyền của quốc gia với nhiệm vụ thi hành quyết định của quốc dân. Hành pháp không có quyền quyết định tối hậu.

Nhìn vào sự việc, ta thấy Phạm văn Đồng với tư cách thủ tướng của Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trong công hàm đề ngày 14 tháng 9, 58 gửi cho Thủ tướng Trung cộng Chu ân Lai công nhận lãnh hải của Trung hoa trong bản tuyên bố 10 ngày trước đó đã vượt ra ngoài quyền hạn của Hành Pháp. Phạm văn Đồng đã làm một việc mà ông ta không có quyền và không được phép làm. Hành vi ấy như vậy không có giá trị gì về phương diện pháp lý.

2. Tuyên bố của Chu ân Lai về 12 hải lý gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa là một hành vi bất hợp pháp. Hai quần đảo này chưa bao giờ là lãnh hải của Trung Hoa và Chu ân Lai đã coi là đất của Trung Hoa trong bản tuyên bố đó. Đây là sự xâm lăng trắng trợn của Trung Cộng đối với chủ quyền trên lãnh thổ của Việt nam.

Sự thừa nhận của Phạm văn Đồng đối với một hành vi bất hợp pháp của Trung cộng lại càng không có giá trị gì.

3. Nội dung của công hàm tuyệt nhiên không nói gì đến chuyển nhượng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam cho Trung Cộng. Công hàm chỉ đề cập đến công nhận 12 hải lý từ Hoàng Sa và Trường Sa như Chu ân Lai đơn phương tuyên bố. Sự công nhận này không thể được giải thích hay có nghĩa là một sự chuyển giao quyền sở hữu chủ một tài sản cho một chủ thể khác như trường hợp này.

4. Khi thừa nhận hai vùng quần đảo này là của Trung Cộng, Phạm văn Đồng được hiểu là thay mặt VNDCCH với tư cách là ‘chủ nhân ông’ hai vùng quần đảo ấy. Thực sự thì hai quần đảo này lúc ấy thuộc quyền sở hữu của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Như vậy, nếu Phạm văn Đồng có ý định chuyển giao một cái mà mình không có, để đổi lấy sự viện trợ của Trung cộng để xâm lăng VNCH, thì đó là một ‘lời hứa hão’ với âm mưu lừa gạt Trung cộng. Lời hứa ấy tự bản chất là không có giá trị vì lẽ VNDCCH không có ‘hiện vật’ để trao cho đối tác. Dùng văn thư của Phạm văn Đồng làm cái cớ, Trung cộng vận dụng bạo lực để cưỡng hành lời hứa ấy để chiếm nốt Hoàng Sa vào năm 1974 và dần dần chiếm Trường Sa. Vào năm 1979, Phạm văn Đồng tìm cách né tránh thi hành lời hứa, chối quanh, biện bạch rằng vì ‘chiến tranh đã quyết định như vậy’. Sau đó,  Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm cũng nhắc lại lời biện bạch y như vậy, dù cả hai quên rằng thời điểm này là thời kỳ yên bình nhất của Đảng Cộng Sản Việt nam để xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng sắt máu với sự hỗ trợ của toàn khối xã hội chủ nghĩa. Không có một đe dọa nào của ‘phe đế quốc.’

                                                            X

Để cho lập luận  có vẻ vững chãi về chủ quyền của mình trên hai quần đảo ấy của Việt nam, Trung cộng còn  viện dẫn thêm vài ‘bằng chứng’ khác nữa:

Thứ nhất:  Vào năm 1956, Ung văn Khiêm, thứ trưởng ngoại giao nói với Li Zhiman, Đại lý sự vụ tòa đại sứ Trung cộng ở Hà nội tại văn phòng bộ ngoại giao rằng về phương diện lịch sử Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung cộng.

Một lời nói như vậy nếu có tự nó không có giá trị gì về phương diện pháp lý, nhất là được nói ở chỗ riêng tư, như ở trong một văn phòng, không phải ở nơi công cộng như trong một buổi họp báo.  Thường thì sau một buổi gặp gỡ giữa các viên chức ngoại giao, người ta ra một thông cáo chung về một vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Tuy nhiên, thông cáo chung thường làm ở cấp cao hơn. Và trong trường hợp này, dù có thông cáo chung, không thể giúp gì cho việc xác nhận hay chuyển nhượng chủ quyền.

Thứ nhì: Trung cộng viện dẫn rằng sách giáo khoa cho học sinh ở Hà nội trước năm 1974 có ghi rằng Hoàng Sa và Trường Sa lập thành một vòng đại an ninh bảo vệ Trung Hoa chống lại âm mưu xâm lăng của ‘đế quốc.” Dù Việt cộng có ý muốn bảo vệ mẫu quốc Trung Hoa một cách nhiệt thành đi chăng nữa, bắt học sinh Việt nam học tập việc bảo vệ ‘tổ quốc Trung hoa’ thì những điều ghi trong sách giáo khoa như viện dẫn, không có nghĩa là Hồ chí Minh đã chuyển giao 2 quần đào này cho Trung Cộng được.

            Tóm lại, công hàm  nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn vô giá trị trên bình diện pháp lý.

TUYÊN CÁO:

Trung cộng đã dựa vào công hàm này để cưỡng hành ‘lời hứa’ của VNDCCH: chúng đã mang quân đánh chiếm phần còn lại của khu Tuyên Đức và toàn bộ  khu Nguyệt Thiềm của quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974. 

Sau đó chúng đã và  nay đang tiến sâu về phía Nam: như đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa, làm ra luật, vẽ lại bản đồ để chiếm toàn vùng, xây các căn cứ quân sự ở nhiều nơi, lập huyện Tam Sa để chính thức sát nhập 2 quần đảo trên vào lãnh thổ Trung Hoa. 

Đó là chưa kể đến âm mưu thôn tính lãnh thổ Việt nam, biến đất nước này thành một tỉnh của Trung Hoa.

Trước tình thế đó, Ủy Ban đòi hỏi Đảng CSVN  ra lệnh cho Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam (CHXHCNVN),  nhân danh là một nước độc lập có chủ quyền (như vẫn rêu rao) ra một tuyên cáo công khai trước quốc tế:

1)  hủy bỏ Công hàm  bán nước của Phạm văn Đồng gửi cho Chu ân Lai ngày 14 tháng 9, 1958. CHXHCNVN cần phải bác bỏ lời “thú nhận” của Phạm văn Đồng và rồi  Nguyễn mạnh Cầm viện dẫn lý do  “vì chiến tranh” để biện minh cho âm mưu bán nước ấy.

2)  đòi Trung cộng:

            a) Huỷ bỏ đạo luật mà Quốc Vụ Viện Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ban hành năm 1992 công bố quyền kiểm soát việc lưu thông của nước này trên Biển Đông đối với các tầu khoa học và tầu quân sự ngoại quốc.

            b) Thu hồi Bản đồ mà Trung cộng vẽ lại ranh giới Biển Đông và phổ biến tháng 6 năm 2006. Ranh giới ấy vào sát bờ bể Việt nam, rõ ràng có mục đích truất hữu “không gian sinh tồn”của Việt nam, như thế “bóp nghẹt” sức sống của dân tộc Việt. Muốn tiến ra biển khơi để vươn lên, nước Việt phải là một “tỉnh” của Trung Quốc.

c) Trả lại cho dân tộc Việt nam toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và các đảo trong vùng Trường Sa mà Trung cộng đã chiếm đóng một cách bất hợp pháp.

d). Rỡ bỏ các căn cứ quân sự trên các đảo Phú Lâm, Tri Tôn, Duy Mộng v.v. kể cả Bộ Chỉ Huy, các hải cảng, phi trường v.v. đã xây cất trên quần đảo Hoàng Sa.

e) Phá hủy ít nhất (cho đến nay) 4 cứ điểm quân sự kiên cố xây trên khu đá ngầm Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và một kiến trúc kiên cố 3 tầng lầu  trong vùng Vành Khăn ( Mischiefs).

f) Đòi hỏi Trung Cộng ra lệnh cho tàu hải quân của chúng chấm dứt việc bắn giết ngư dân Việt, đánh đắm ngư thuyền Việt hành nghề trên lãnh hải của dân tộc; chấm dứt các cuộc tập trận bằng đạn thật với mục đích đe dọa ngư dân Việt, cũng như hủy bỏ lệnh cấm ngư dân Việt hành nghề tại Hoàng Sa và Trường Sa, hủy bỏ huyện Tam Sa mà Quốc Vụ Viện TC lập ra hồi cuối tháng 11, 07.

3) Ra lệnh cho hải quân của CHXHCNVN phải bảo vệ ngư dân của mình hành nghề trên Biển Đông kể cả trong Vịnh Bắc Việt, thay vì chỉ đứng nhìn kẻ thù của dân tộc giết đồng bào của mình như đã xảy ra hồi tháng 7 năm 2007 bên cạnh đảo Trường Sa của quần đảo Trường Sa và trong Vịnh Bắc Việt hồi tháng 1 năm 2005.

Nếu Trung Cộng không thỏa mãn các đòi hỏi trên, Đảng CSVN phải ra lệnh cho hải quân đặt chất nổ phá hủy các cơ sở quân sự đã và đang xây trên khu đá ngầm Chữ Thập và Vành Khăn như Phi Luật Tân đã làm năm 1994 đối với một kiến trúc của TC xây trên một đảo gần bờ biển của họ. Đừng hèn nhát nữa!

Cuối cùng, nếu Trung cộng không thỏa mãn các đòi hỏi trên, thì CHXNCHVN phải có nghĩa vụ đưa vấn đề ra trước tòa án quốc tế để yêu cầu giải quyết tranh chấp này. Chỉ có CHXHCNVN mới có danh nghĩa và có quyền nêu vấn đề ấy. Không ai ngoài CHXHCNVN có thể làm được việc này. Hãy chấm dứt sự lừa bịp bằng cách ra lệnh cho vài nhóm tay sai nêu vấn đề ấy để trốn trách nhiệm như vẫn thường làm. Đảng CSVN phải có trách nhiệm của họ đối với dân tộc Việt. Không còn cách nào trốn tránh được nữa. CHXHCNVN phải nêu vấn đề này để chuộc lại cái tội của Hồ chí Minh và Đảng CSVN đã phạm với dân tộc Việt, và chính cái tội ấy đã dẩn đến tình trạng nguy hiểm hiện nay. Có một điều đặc biệt là CHXHCNVN nay đã trở thành Hội Viên Không Thường Trực Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc (HĐBA). Với cương vị này, CHXHCNVN cần phải dương cao ngọn cờ ‘luật pháp’ để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Vấn đề này lại có liên hệ trực tiếp đến sự bảo vệ quyền lợi của chính mình, quyền lợi sinh tử của dân tộc mình. Cũng lưu ý rằng quốc tế hỗ trợ cho CHXHCNVN vào ghế HĐBA với tư cách là đại diện cho nhân dân Việt nam, nói tiếng nói cho nhân dân Việt nam trước cộng đồng quốc tế, chứ không phải đại diện cho kẻ theo chủ nghĩa bá quyền mà lặng yên trước vấn đề nghiêm trọng ấy.

Cách đây mấy tháng, TT Bush có tuyên bố rằng Hoa Kỳ ủng hộ  sự vẹn toàn lãnh thổ, khi Nguyễn tấn Dũng đến Hoa thịnh Đốn. Vào tuần lễ vừa qua, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Negroponte đến Hà nội, đã công khai kêu gọi rằng các tranh chấp về lãnh hải phải được giải quyết bằng luật biển. Như vậy rõ ràng là có sự quan tâm không nhỏ của Hoa Kỳ về ôn cố trong vùng, gián tiếp cảnh cáo kẻ theo chủ nghĩa bá quyền, gây bất ổn cho tình hình thế giới. Vào tháng 6 vừa qua, tại một hội nghị bàn về an ninh được tổ chức ở Singapore gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ v.v., người ta cũng kêu gọi như vậy. Cả thế giới hỗ trợ cho việc giải quyết tranh chấp trên căn bản ấy- giải quyết vấn đề bằng luật pháp, nghĩa là họ sẽ đứng về phía CHXHCNVN trong vụ này. 

Và UB đòi hỏi CHXHCNVN phải hành động, và cũng nhấn mạnh thêm đến việc đưa ra trước Tòa án quốc tế cả các hiệp ước trên đất liền ký năm 1999 và hiệp ước phân chia Vịnh Bắc Việt nam  năm 2,000 trong vụ tranh tụng này./.

Làm tại California ngày 15 tháng 9, năm 2008

GS. Nguyễn văn Canh

                       BẢN ĐỒ XÂM CHIẾM TOÀN BIỂN ĐÔNG















 

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA:
Vị trí khu ĐÁ NGẦM CHỮ THẬP và VÀNH KHĂN









 

KIẾN TRÚC QUÂN SỰ
BÃI ĐÁ NGẦM CHỮ THẬP
Hiện có bốn cơ sở quân sự xây từ dưới nước lên

1. ĐANG XÂY


2. KHO  TIẾP LIỆU


 


 

3.DÀN PHÓNG HỎA TIỄN


 


4. BỘ CHỈ HUY  

BÃI ĐÁ VÀNH KHĂN

BỘ CHỦ HUY


1. Bộ chỉ huy TC, Đảo Vành Khăn (Mischiefs), Trường Sa