CHIM ÉN VÀ MÙA XUÂN |
Tác Giả: Nguyễn Thị Kim-Thu | |||
Thứ Năm, 19 Tháng 1 Năm 2012 18:31 | |||
Hầu hết trong văn chương Việt Nam, chim én tượng trưng cho Mùa Xuân, tiêu biểu nhất là câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Ngày xuân con én đưa thoi (Truyện Kiều, Nguyễn Du) Tục ngữ Pháp có câu : “Một chim én không tạo nên mùa Xuân, Une hirondele ne fait pas le printemps”. Như vậy Đông Tây gì cũng cho rằng sự xuất hiện chim én trùng hợp với mùa Xuân. Tuy nhiên trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðoàn Thị Ðiểm (1705-1748) nguyên tác của Ðặng Trần Côn (1715?-1745), thì chim én cũng tiêu biểu cho Mùa Thu: Theo ý của 4 câu thơ trên, chim Oanh, tức chim vàng-anh, tiêu biểu cho Mùa Xuân, chim đỗ quyên (chim cuốc) cho Mùa Hè, và ý nhi tức chim én phải là Mùa Thu, theo sự tuần tự Xuân Hạ Thu Đông. Như vậy, có sự mâu thuẫn chăng? Tại Việt Nam, có 3 loài chim én: : Én bụng trắng, én hông trắng, và én hông xám. Ở Miền Nam, thường gặp nhất là én bụng trắng ở thành phố, làng mạc. Chúng có đuôi khuyết sâu, khi bay sải cánh rộng, xuất hiện từ tháng 8 đến 2 dương lịch, tức mùa Thu, Đông và Xuân. Chúng ở khắp Á châu, từ Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan. Mùa đông chúng bay về phía Nam như Việt Nam, Malaysia, Phi Luật Tân, Nam Dương. Én bụng trắng là loài chim thiên di, trốn mùa Đông giá lạnh ở phương bắc, bay về phương nam ấm áp để kiếm mồi, bắt cặp, làm ổ, ấp nuôi con trong vòng 3 tháng, rồi bay trở về phương bắc. Trong các tháng từ tháng 8 (mùa Thu) đến tháng 2 dương lịch (mùa Xuân), người ta gặp rất nhiều én bụng trắng ở Miền Nam, và chúng bay thành đàn. Én bụng trắng Như vậy, én xuất hiện không chỉ riêng trong mùa Xuân. Trung bình, một con én thiên di bay khoảng 200.000 km mỗi năm, và trung bình 4,5 triệu km trong suốt cuộc đời, tương đương 6 chuyến khứ hồi trái đất – mặt trăng, hoặc khoảng 100 vòng quanh trái đất. Vận tốc bay 39 km/giờ trên đoạn đường dài, với đoạn đường ngắn khi rượt mồi hay trốn thoát chim ưng trong vài phút, nó gia tăng vận tốc tới 14-20 mét/giây, hay 50-72 km/giờ . Làm sao chúng có thể thay đổi vận tốc để bay thật nhanh. Các nhà khoa học nghiên cứu về cấu trúc cánh én cho biết khi bay chim có thể thay đổi hình dạng của đôi cánh, và biết dựa vào lực đỡ của không khí để gia tăng khả năng bay lượn, bay nhanh mà không mất nhiều sức lực. Chim én là một trong những loài chim có khả năng bay lượn tốt nhất. Chúng săn mồi, cặp đôi, thậm chí… ngủ trong lúc bay. Chính các loại máy bay phản lực cánh xếp tăng tốc bay nhanh là dựa vào nguyên tắc của cánh chim én. Chim én thiên di bay từng bầy, vài trăm đến ngàn con. Chỉ có én không thiên di mới bay từng cặp, hay vài cặp. Chúng không có đậu dưới đất. Đậu trên cây hoặc mái nhà. Hầu hết thời gian là chim bay để bắt nồi, vì côn trùng bay thường nhỏ như muỗi, rầy, phải có khối lượng lớn mới đủ no cho đàn con. Én thích làm ổ trên gờ dưới mái chìa và hốc trong tường, vì vậy kiến trúc mái nhà thờ, chùa, nhà cỗ thích hợp cho én làm ỗ. Ngược lại nhà cao ốc hiện đại ở thành phố thì én xa lánh. Én ăn côn trùng bay như cào cào, châu chấu, ruồi, muỗi, chuồn chuồn, mối cánh, rầy lúa, v.v. nhưng tránh loại có nọc độc như ong. Như vậy, loài én rất hửu ích cho nhà nông. Trong dịp từ tháng 12 đến tháng 3 dl, đàn én hàng ngàn con thiên di bay về vùng Đồng Tháp, Tứ Giác Long Xuyên để ăn rầy nâu, rầy xanh, cào cào phá hoại mùa lúa Đông Xuân. Chúng bay lượn rà rà ngọn lúa làm cào cào, rầy hoảng sợ bay lên, thế là làm mồi cho én. Cũng chính đặc tính này, con người làm bẩy chim én bằng cách bắt ruồi làm mồi cột vào dây thòng lọng đặt ngoài ruộng lúa. Đa số con nít bắt chim én để nuôi chơi. Chim én nuôi trong nhà để bắt ruồi. Thịt én không ngon, thua cả chim sẻ. Tuy nhiên, theo báo chí trong nước, ngày nay con người đã vô ý thức bắt chim én làm món ăn đặc sản. Khi sắp có mưa, vì áp xuất không khí thay đổi, mối cánh, chuồn chuồn, cào cào, châu chấu, v.v. bay loạn xạ, là cơ hội cho đàn én bay thấp rà rà đám lúa bắt côn trùng. Vì vậy, khi thấy cảnh đó, nhà nông biết là sắp có mưa. Đối với người Việt Nam, chim én đến ở và làm ổ tại nhà mình là điềm tốt. Từng đàn chim én bay đến trú ngụ vùng mình là dấu hiệu của được mùa và trù phú. Niềm tin này là đúng vì chim én đến đâu thì côn trùng phá hại mùa màng bị tận diệt, côn trùng gây bệnh tật như ruồi muỗi cũng không còn. Tương tự như vậy, một số sắc dân ở Mali, Phi châu tin rằng chim én là loài chim trong sạch, làm màu mở đất đai. Chim lấy máu của loài sâu bọ để hiến cúng thần Faro, rồi máu đỏ này rơi xuống lại trần gian tạo những cơn mưa đỏ làm phì nhiêu đất đai. Có lẻ, huyền thoại này dùng để giải thích những trận mưa chứa nhiều bụi sa thạch (loess) thổi từ sa mạc Sahara làm tươi tốt cánh đồng. Ở Trung hoa, phụ nử hiếm mọn thường ăn trứng én với niềm tin là dễ sanh con. Đối với người Hồi giáo, chim én là chim của thiên đường, tượng trưng cho tính lương thiện. Sau khi đánh bại được quân Nguyên xâm lược lần thứ nhất ra khỏi bờ cỏi (1258), vua Trần Thái Tông dùng ngoại giao để hòa dịu quân Mông, tránh chiến tranh. Mạc không nan trụ yến Quy Bắc, Dịch nghĩa: Reading, Tết Nhâm Thìn 2012
|