Kim tự tháp vẫn còn là một bí ẩn của nhân loại.
Năm 1930, học giả người Pháp Antoine Bovis đã cùng nhóm các nhà khảo cổ học chui vào hầm mộ trong lòng kim tự tháp Khê-ốp. Vô tình Antoine Bovis nhìn vào một thùng sắt và ông hết sức kinh ngạc khi nhìn thấy xác mèo và xác chuột. Antoine Bovis chợt nghĩ, có thể là do các con vật này lạc đường trong lòng kim tự tháp nên đã chết và bị vứt vào thùng sắt. Tuy nhiên, ngay lập tức ông lại phát hiện ra một hiện tượng kì lạ: mặc dù lòng mộ khá ẩm nhưng xác mèo chuột lại không thối rữa. điều này chứng tỏ các con vật này cũng biến thành xác khô như xác ướp của các Pha-ra-ông trong lăng mộ. Antoine Bovis và các cộng sự của ông suy đoán: rất có thể trong lòng kim tự tháp tồn tại một loại "năng lượng thần bí" có thể làm cho lượng nước trong vật chất bốc hơi nhanh và không bị mục rữa.
|
Antoine Bovis cho rằng, hiện tượng này có liên quan đến mô hình của kim tự tháp. Để chứng minh cho suy đoán của mình, sau khi trở về nước, Bovis đã dùng bià cứng để làm một mô hình kim tự tháp có chiều dài cạnh đáy 0,9m, 4 góc của đáy chiếu theo 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, sau đó ông đặt xác một con mèo ở độ cao tương ứng với vị trí chôn cất thi hài của hoàng đế Ai Cập trong kim tự tháp Khê-ốp mà Antoine Bovis đã nhìn thấy - tức 1/3 độ cao tính từ đáy lên đỉnh. Sau vài ngày, Antoine Bovis phát hiện thấy, xác con mèo khô dần và biến thành xác ướp khô. Tiếp theo, Antoine Bovis lại dùng thịt sống, trứng gà... làm thí nghiệm, kết quả cho thấy, dù đặt thực phẩm gì trong đó cũng không bị thối rữa. Ngay sau đó, Antoine Bovis đã phát biểu các bài viết đăng tải thành quả nghiên cứu của mình về năng lượng kim tự tháp.
Năm 1940, kỹ sư vô tuyến điện người Tiệp Khắc Karel Drbal cũng tiến hành các thí nghiệm như Antoine Bovis để tìm hiểu nguồn năng lượng bí hiểm trong kim tự tháp. Có lần, Karel Drbal đã đẻ lưỡi dao cạo vào mô hình kim tự tháp do mình tự chế, kết quả là lưỡi dao này sắt hơn rất nhiều. Một lưỡi dao bình thường chỉ có thể sử dụng 25-30 lần, nhưng nếu mỗi lần dùng xong để vào mô hình kim tự tháp thì dao sẽ sắt trở lại và có tuổi thọ dài hơn. Năm 1949, Karel Drbal đã đăng kí bằng sáng chế cho phát minh dao cạo này. Trong vòng 10 năm, Uỷ ban sáng chế của Tiệp Khắc đã phải kiểm tra lại nhiều lần tính năng của "lưỡi dao cạo kim tự tháp". Mãi cho đến năm 1959, Uỷ ban này mới cấp bằng sáng chế cho Karel Drbal. Theo Karel Drbal, các vi sóng do mặt trời tạo ra bao trùm trong vũ trụ, xuyênqua các bức tường của kim tự tháp và chui vào khoang đặt của lưỡi dao cạo. Dưới tác dụng của từ trường trái đất, những vi sóng đó được hội tụ và khuếch đại. năng lượng của chúng tác động vào cấu trúc tinh thể của lưỡi dao và làm cho nó sắc nhọn. Một số nhà khoa học Mỹ cũng đã sử dụng mô hình kim tự tháp để bảo quản cây trồng và thực phẩm. Họ phát hiện thấy cây trồng mọc nhanh hơn trong kim tự tháp. Các nhà khoa học Bỉ cũng đã chứng minh được rằng, nếu đặt pin hết điện vào mô hình kim tự tháp thì pin sẽ hoạt động trở lại với công suất mạnh không kém gì pin mới...
|
Câu hỏi chưa có lời giải Một sự kiện khiến người ta khó tin hơn là, Đầu năm 1990, một nhà khảo cổ người Ai Cập kể rằng, sau 4 tháng khai quật, khi đoàn khảo cổ của ông mở cánh cửa đá của một ngôi mộ nằm ở độ sâu 27 foot dưới Thung lũng các vị vua thì nhìn thấy một con mèo xám lông phủ đầy bụi mồm kêu meo meo lao ra!!! Mấy giờ sau, con mèo này đã qua đời trong phòng thí nghiệm. Nó đã cần mẫn túc trực bên chủ nhân 4.000 năm trời. Có nhà khoa cho rằng, cấu trúc của kim tự tháp giống như một hốc cộng hưởng vi sóng, hiệu ứng gia nhiệt của năng lượng vi sóng có thể diệt khuẩn và làm cho xác chết mất nước và biến thành xác khô, và trong hốc cộng hưởng này vi sóng có thể phát huy tối đa tác dụng của mình. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, tại sao 4000 năm trước, các pha-ra-ông đã biết lợi dụng vi sóng?
Nhiều kiến cho rằng, mọi công trình kiến trúc đều có thể hấp thu các sóng vũ trụ dựa theo hình dáng bên ngoài của mình. Đá granite trong lòng kim tự tháp có tác dụng như một bình ắc quy, nó hấp thu các sóng vũ trụ và tích tụ từ ngày này qua ngày khác, và nguồn năng lượng thần kì trong kim tự tháp chính là kết quả của nguồn sóng vũ trụ này. Nhưng 4000 năm trước, tại sao các pha-ra-ông biết được sóng vũ trụ và phát hiện ra mối liên hệ giữa sóng vũ trụ và đá granite? Một điều đáng nói là, tất cả những nghiên cứu về sức mạnh bí ẩn của ngững vật thể có dạng kim tự tháp mới chỉ dừng lại ở việc chứng minh hiện tượng. Còn điều gì đã tạo nên sức mạnh bí ẩn đó thì đến nay vẫn chưa có một lời giải thích nào thoả đáng.
Kim tự tháp vẫn còn là một bí ẩn của nhân loại. Nếu bạn tin vào những truyền thuyết về kim tự tháp, bạn sẽ ngạc nhiên khi biêt rằng mỗi người đều có được một kim tự tháp vô hình trong não bộ. Không những thế, mỗi người đều có khả năng tạo nên nhiều kim tự tháp với những năng lực kỳ diệu. Đó chính là nhờ khả năng đặc biệt của não bộ con người mà chúng ta vẫn chưa khai thác hết. Hiểu về não bộ của mình, hiểu về những điều kỳ diệu lý thú của não bộ sẽ giúp chúng ta phát huy năng lực của bản thân tốt hơn.
|