Home Đời Sống Pháp Luật Bị Tù Oan Trong Suốt 29 Năm

Bị Tù Oan Trong Suốt 29 Năm PDF Print E-mail
Tác Giả: SE sưu tầm   
Thứ Tư, 21 Tháng 9 Năm 2011 06:43

Ông Ray Towler phải ngồi tù suốt 29 năm về một tội phạm ông không hề làm.

                  Ray Towler

Cuối cùng, ông được trả tự do  nhờ một Giáo sư Luật Khoa ở Cincinnati tranh đấu đến cùng bằng kết qủa xét nghiệm DNA.
Vào một ngày chủ Nhật của tháng Năm, cách đây 30 năm, hai đứa trẻ Josh 12  tuổi, và Kate 11 tuổi, hai anh em họ, rủ nhau đạp xe đạp đến khu rừng nhỏ tên là Rocky River Reservation ở thành phố Cleveland chơi. Chúng mải mê đạp xe thật sâu vào trong khu  rừng cây, khoảng sáu dậm, đến một nơi chúng hay gọi là thung lũng. Rồi hai đưá trẻ ngồi nghỉ và mang thức ăn đem theo ra ăn với nhau. Bé gái Kate kể chuyện về một nơi có khúc cây lớn nằm ngang dòng sông, để hai đứa có thể ngồi lên thân cây, và nhúng chân xuống nước chơi. Sau khi ăn xong, hai đưá rủ nhau đi tìm thân cấy nằm trên dòng sông. Bé Kate đạp xe dẫn đầu, còn thằng Josh hì hục đạp theo sau. Trong lúc hai đưá trẻ đang nói chuyện với nhau, bỗng dưng có một người từ một gốc cây bước ra, và nói với hai đưá trẻ ông ta trông thấy một con nai bị què chân ở trong rửng. Ông ta hỏi hai em nhỏ có muốn đi xem con nai què với ông hay không?
            Cậu bé Josh thích thú đi theo người đàn ông lạ, cô bé Kate có vẻ ngần ngại, nhưng rồi cô bé cũng ráng chạy theo. Sau khi cả ba đi được khoảng 152 feet- theo sự ước tính của cảnh sát- bỗng dưng người đàn ông thò tay vào trong nách, lôi ra khẩu súng. Hắn ra lệnh cho hai đưá trẻ: “Nằm xuống”. Hai đưá trẻ sợ hãi, nhìn hắn bất động. Hắn nắm cánh tay chú bé Josh, và dúi cậu bé nằm úp mặt xuống đất. Kế đến, hắn kéo cô bé Kate sang một bên, cách đó vài feet. Cô bé hỏi: “Ông muốn làm cái gì vậy?”.
            Vẫn giữ súng trên tay,gã đàn ông cởi cái áo đầm mầu vàng của bé Kate, và hãm hiếp cô bé. Trong lúc đó chú nhỏ Josh vẫn nằm úp mặt dưới đất.
            Trong phiên toà, người ta báo cáo là toàn thể “sự việc” diễn ra trong vòng 15 phút. Sau khi gã đàn ông đi khỏi, cậu bé Josh kinh hãi chạy ra khỏi khu rừng . Câu ta gặp một nhân viên tuần cảnh công viên – park ranger, để báo cáo với họ về tai nạn xảy ra cho hai anh em. Ông cảnh sát đưa cô bé Kate đi bệnh viện, và liên lạc bằng máy truyền tin với các nhân viên tuần cảnh khác, để nhờ họ lục soát tìm kiếm ra tên thủ phạm vụ hãm hiếp này. Nhưng họ không tìm thấy vết tích của tên hiếp dâm.
            Mười ba ngày sau, Cảnh sát viên Frank Ferrini chớp đèn ra lệnh cho một chiếc xe mầu xanh lá cây hiệu Mont e Carlo đời 1970 phải ngừng lại để ông xem xét giấy tờ, vì người lái xe đã không ngừng hẳn khi gặp bảng “stop”. Đó là một thanh niên Da Đen, 23 tuổi, có râu quai nón, tên là Raymond Daniel Towler. Khi Cảnh sát viên Ferrini biên giấy phạt, ông làm thủ tục kiểm tra nhân dạng để tìm kiếm tên hãm hiếp em bé Kate theo lời mô tả của em Josh. C.S.V Ferrini yêu cầu anh Towler đến ty cảnh sát để chụp hình.
            Anh Towler nghĩ thầm trong bụng: “Lại nữa! Vì mình là Da Đen, nên họ nghi mình làm chuyện bậy gì đây.”. Anh Towler từng nghe nói những Cảnh Sát Viên trong ngành giữ an ninh công viên nổi tiếng là hay kỳ thị đối với người Da Đen. Bây giờ đến lượt anh lãnh hậu quả của sự kỳ thị mầu da đây. Anh trả lời tất cả những câu hỏi của cảnh sát công viên một cách lễ độ, và đồng ý đi theo họ để chụp hình. Anh Towler là một thanh niên hiền lành, thích sự yên tịnh. Anh sống trong một căn nhà nhỏ gần bà mẹ, cô em gái, và mấy đưá cháu nhỏ để tiện bề chăm sóc. Anh là một nhạc sĩ, và cũng là một họa sĩ. Ngày hôm đó, anh đến công viên, mang theo cuốn tập vẽ  để vẽ phác thảo phong cảnh.
            Tại ty cảnh sát, người ta chụp hình anh theo nhiều kiểu khác nhau, hình chân dung, hình chụp ngang, và hình chụp nghiêng. Sau khi chụp hình xong, anh thấy người ta viết bên cạnh tên anh chữ suspect, nghĩa là nghi can. Anh không hiểu điều đó nghĩa là gì. Anh cảm thấy lo lắng khi rời khỏi ty cảnh sát.
            Anh lo lắng là phải. Bởi vì, sau khi chụp hình nhân dáng của anh, một loạt những sự việc tai hại đã xảy ra cho anh Towler, khiến anh không thể thay đổi tình thế được nữa. Ba tháng sau ngày bị phạt về một vi phạm giao thông nhỏ vào ngày 9 tháng 9 năm 1981, anh bị đưa ra toà xét sử về tội hãm hiếp em bé Kate. Những lời buộc tội dựa vào lời mô tả của hai em bé Kate và Josh, cùng với hai nhân chứng khai rằng họ có trông thấy một người đàn ông Da Đen, để râu quai nón, có mặt ở trong khu rừng của công viên. Cả hai em bé đều không hề khai kẻ tấn công hai em là người có râu quai nón. Tuy nhiên, cả hai em đều chỉ vào 11 tấm hình do cảnh sát chụp anh Towler, và cả quyết đó chính là kẻ đã hãm hại hai em.
            Bên phía biện lý, họ cũng sử dụng những tang vật cụ thể, chẳng hạn như quần lót của em Kate, chiếc vấy đầm mầu vàng, vết cào đến chảy  máu bằng tay của em, và hai sợi tóc của hung thủ được cất giữ ở phòng cấp cứu. Cuộc giảo nghiệm hình sự không tìm thấy chất lỏng của hung thủ trên người em Kate, nhưng họ xác định sợi tóc là tóc của “người Da Đen”. Ngần đó bằng chứng đủ để Bồi Thẩm Đoàn đưa đến quyết định cho rằng anh Towler phạm tội hãm hiếp, hai tội tấn công, hai tội bắt cóc. Sau khi tuyên bố anh Towler có tội, ông Phó Biện Lý Allan Levenberg kết thúc vụ án, gọi anh Towler là “đồ thú vật”, và nói: “Bất cứ kẻ nào lấy trẻ em làm mục tiêu để ám hại, kẻ đó cần phải bị giam cầm cho đến chết.”.
            Towler lúc bấy giờ mới 24 tuổi, bị còng tay đưa thẳng từ tòa án vào nhà tù để thụ án kể từ ngày đó. Anh bị tuyên án tù chung thân. Nhưng chìa khoá cho sự tự do của anh chưa bị mất hẳn. Những bằng cớ về hành vi tội phạm còn in dấu trên quần áo của cô bé Kate, và vẫn cất giữ trong phòng lưu trữ tang chứng trong suốt gần ba thập niên.
          
            Nơi giam giữ anh Towler đầu tiên  là Nhà Tù Ohio ở thành phố Columbus . Đây là một nhà tù cũ kỹ xây cách đây 150 năm. Trong nhà tù không có nước nóng, cửa sổ nhà tù cái còn cái mất, chim có thể bay ra bay vào phòng giam như chỗ không người. Anh được cấp cho một cái chăn mỏng, và một cái gối thổi bằng hơi, cùng với hai bộ quần áo để mặc thay đổi. Anh phải ngủ chung phòng với bốn người đàn ông khác. Nhà tù lúc nào cũng đông đúc, và chuyện đánh nhau xảy ra như cơm bữa. Ba tháng sau, anh được  chuyển sang nhà giam canh chừng nghiêm nhặt hơn., tên là Trại Cải Huấn miền Nam Ohio , thuộc thành phố Lucasville. tại đây anh bị cùm chân, khoá cứng người 23 tiếng đồng hồ một ngày. Trong một giờ được ra sân chơi, anh chứng kiến cảnh những tù nhân khác đâm chém, giết nhau bằng con dao tự chế vì những chuyện rắc rối liên quan đến nợ nần, cờ bạc và ghen tuông. Hầu hết các tù nhân ở Lucasville đều bị án tù chung thân, có khi tù hai hay ba kiếp người. Anh Towler nói những tù nhân ở đây không bao giờ có hy vọng được tự do. Họ bị kết án nhiều tội chập lên nhau, đến nổi việc kết án trở thành vô nghĩa.
            Trong vài năm đầu mới ở tù, anh Towler làm đơn kháng án, và xin tiêu hùy phán quyết của toà. Anh viết thư lên Thống Đốc, lên Ủy ban Cứu Xét Tạm Tha và nhiều nơi khác để nói cho họ biết mình bị bắt oan. Mặc dù thơ khiếu nại của anh bị từ chối, nhưng anh không bao giờ đánh mất hy vọng. Anh Towler kể lại rằng anh từng chứng kiến những tù nhân quá tuyệt vọng, nên họ làm liều. Có kẻ đâm chém người khác, có người tự hủy hoại thân thể. Anh Towler tự nhủ với lòng mình anh sẽ không làm như vậy, anh sẽ theo đuổi con đường tranh đấu trong hệ thống tư pháp. Anh nghĩ hệ thống này đã bỏ tù anh, bây giớ chính nó phải trả tự do cho anh.
            Anh Towler  quyết tâm giữ vững lập trường trong suốt bảy năm gian khổ sống ở nhà tù Lucasville. Anh phải sống trong 20 phòng giam khác nhau, ở chung với hơn 50 bạn tù khác nhau. Thái độ đàng hoàng, đứng đắn của anh được đền bù, anh được thuyên chuyển sang Trung Tâm Cải Huấn Marion, nơi đây chế độ giam cầm bớt khắc nghiệt hơn, giới tù nhân gọi là “medium”, và anh được tự do nhiều hơn. Trong lúc rảnh rang,  anh có thể ngồi vẽ tranh, đánh đàn ghi ta, chơi đàn keyboard, hay học thêm. Anh lấy được hai văn bằng AA (Chứng chỉ tốt nghiệp cao đẳng hệ hai năm) về Mỹ Thuật và  Thương Mại.
            Sang đến năm thứ 5 tại nhà tù Marion , với thái độ cư xử tốt, anh Towler đủ điều kiện để xin tạm được tạm tha (parole). Và với hồ sơ trong sạch ở trong khi ngồi tù, anh tự cho mình tia hy vọng sẽ có một ngày anh được trả tự do. Nhưng kết quả hoàn toàn trái hẳn với sự suy đoán của anh. Uỷ ban cứu xét đơn xin tạm tha đã bác đơn xin cuả anh, và  quyết định anh  không đủ điều kiện để được xin tạm tha trong 15 năm. Anh Towler đau lòng lắm, anh cố gắng tìm hiểu vì sao họ đưa ra quyết định như vậy. Đọc kỹ lời phê của Ủy Ban, anh thấy lý do họ từ chối đơn của anh là vì “mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm anh bị kết án, và nếu anh được tạm tha sẽ không còn gì là công lý cả.”, và điều này có nghĩa là anh sẽ không bao giờ còn có hy vọng được tự do nữa.
            Năm 1994, anh được chuyển sang Trung Tâm Cải Huấn Grafton. Tại đây anh bị giam thêm 16 năm. Anh chịu đựng trong âm thầm bằng cách chỉ ngồi vẽ tranh, vẽ chân dung, và viết nhạc. Năm 2006, anh hoàn thành hai tập nhạc dành cho trẻ em mang tựa đề là Wings of Hope. Khi giới truyền thông tiết lộ về việc anh viết nhạc cho trẻ em, tin tức về tội phạm anh bị truy tố lại được khui ra, thêu dệt đủ điều. Báo chí ,và đài truyền hình viết tiêu đề hết sức đau lòng. Chẳng hạn như đài truyền hình thuộc hệ thống Fox News viết tưạ đề cho bài phóng sự của họ như sau: “Một tên hiếp dâm có công viết nhạc cho trẻ em tại Ohio ”.Tiêu đề đó làm anh Towler đau lắm, vì nó mở lại vết thương cũ đã được tạm lành với thời gian. Anh thú thật: “Tiêu đề đó còn làm tôi đau hơn là phải ngồi tù thêm 15 năm theo quyết định của Ủy Ban Tạm Tha.”.
            Trong vụ án xử O.J Simpson vào năm 1995, anh Towler chú ý rất nhiều đến việc sử dụng bằng chứng từ việc xat nghiệm Nhiễm Sắc Thể DNA, và các phương thức mới trong kỹ thuật điều tra tội phạm. Hy vọng người chánh án sẽ cho phép anh được xét nghiệm lại các bằng chứng về DNA trong vụ của án của anh. Anh Towler cố gắng để dành tiền trả cho lệ phí thử nghiệm bằng cách vẽ  nhiều tranh. Anh bán tranh vẽ cho quản tù, cho bạn bè trong tù, và nhờ cô em gái mang tranh của anh ra ngoài để bán. Năm 2001, nhờ bằng chứng thử nghiệm DNA, anh tù nhân Anthony Michael Green được trả tự do sau khi bị tù 13 năm vì tội hiếp dâm anh không hề làm. Anh này cũng là cư dân ở Cleveland . Trước khi rời khỏi nhà tù, anh Green cho anh Towler số điện thoại và điạ chỉ của tổ chức Inn ocence Project để họ giúp anh được trả tự do.
            Tổ chức Innocence Project- Dự Án Chứng Minh Vô Tội-  là tổ chức do hai ông Barry Scheck và Peter Neufeld sáng lập năm 1992. Hai ông  làm việc tại trung tâm trị liệu pháp lý của trường đại học Y eshiva University ở New York . Sứ mạng chính của tổ chức là tìm cách sử dụng những bằng chứng từ Nhiễm Sắc Thể DNA để minh oan cho những tù nhân bị cầm tù oan. Ông Scheck và Neufeld dùng các sinh viên trường Luật nghiên cứu lịch sử của  nhiều vụ án, và thảo những án lệnh cho toà án dưới sự hướng dẫn của các luật sư, làm đại diện cho tù nhân trước toà án. Khi tổ chức Innocence Project ở New York minh oan được cho vài tù nhân, trong đó có người sắp bị tử hình, nhiều trường luật trên toàn quốc cũng bắt chước lập ra những tổ chức Innocence Project tương tự. Riêng ở Ohio , dự án này bắt đầu từ năm 2003.
            Vào năm đó, thượng viện tiểu bang Ohio thông qua đạo luật cho phép thử nghiệm DNA các tù nhân đang bị giam cầm vì phạm tội. Anh Towler nộp đơn xin xét nghiệm DNA , một vị thẩm phán xem đơn xin của anh, chấp thuận lời yêu cầu của anh, và bổ nhiệm luật sư John Parker bào chữa cho anh. Ông Pa rk er muốn nghiên cứu tường tận thủ tục, ông điện thoại cho ông Mark Godsey, sáng lập viên của tổ chức Ohio Innocence Project, gọi tắt là OIP.
            Ông Godsey năm nay 43 tuổi là một giáo sư về hình luật tại trường đại học Cincinnati . Trông ông có dáng trẻ hơn tuổi thật, khá đẹp trai với khuôn mặt baby, và có óc khôi hài. Ông rất mê hát karaoke. Ông thuộc làu lời ca của những bản nhạc quen thuộc như bài Sir Mix-a-Lots, và bài “Baby Got Back”. Ngón tay cái của ông ít khi xa cái iPhone, lúc nào ông tí toáy với cái điện thoại. Lúc thì đọc email, lúc thì gởi tex t message suốt cả ngày. Trong xe của ông để giấy tờ hồ sơ bề bộn như văn phòng làm việc.
            Tháng 9 năm 2004, giáo sư Godsey và luật sư Parker cùng hẹn nhau đi xem những tang vật được lưu trữ, chẳng hạn như chiếc quần lót của em Kate, vài mảnh móng tay, và hai sợi tóc của hung thủ được đem gởi đến phòng xét nghiệm DNA ở New Orleans. Nhưng phòng thí nghiệm không tìm thấy vết tích về tinh dịch, hay DNA của người đàn ông dính trên quần lót của em Kate, và cái bao thư đựng móng tay của em Kate, cũng như hai sợi tóc đã bị đánh mất, không còn gì trong bao thơ cả. Không rõ việc thất thoát này là do tai nạn tình cờ, hay có bàn tay phá hoại, hoặc một âm mưu bí mật nào khác. Riêng đối với anh Towler, hậu quả là anh lại bị thua một keo nữa. Kết quả chẳng đem lại ích lợi gì cho anh.
 
            Càng suy nghĩ về  vụ án của anh Towler, G.S Godsey càng tin rằng khoa học tiến bộ sẽ phải cắt nghĩa được trường hợp của anh. Ông nói: “Tôi tin rằng sẽ có một ngày khoa học đủ khả năng làm việc khiếu oan cho anh Towler. Vì vậy, tôi giữ hồ sơ của anh ta ở bên cạnh mình để dễ bề theo dõi.”
            Năm 2008, ông Godsey sắp xếp để khám nghiệm lại chiếc quần lót làm tang chứng. Lúc này kỹ thuật xác minh bằng DNA đã tiến bộ rất nhiều, nhưng triển vọng có thể tìm ra bằng chứng xác quyết vẫn còn khá xa. Ông Godsey lo lắng: “Với cái quần lót nằm yên trên kệ tủ gần 30 năm trôi qua, thật khó để mà truy nguyên dấu vết của tinh dịch của tên hiếp dâm để lại trên tang vật.”.
            Cán sự phòng thí nghiệm ở Cincinnati đồng ý cho  xét nghiệm lại quần lót của em Kate mà không lấy tiền. Họ tìm ra  dấu vết tinh dịch trên mảnh vải quần lót, đó là DNA của một người đàn ông không phải là Raymond Towler, nhưng họ không thể xác định  tế bào tinh trùng ở đâu. Bên phiá công tố phản bác cho rằng DNA đó có thể do một người đàn ông nào đó vô tình để lại. Ví  dụ ngưòi nhân viên giữ kho tang vật cầm cái quần lót lên, và lỡ hắt hơi  vào cái quần đó. Ông Godsey cho rằng lý luận kiểu này thật là ngu xuẩn, nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ nó được. Kết cuộc là anh Towler vẫn còn phải ngồi tù.
            Sau đó, trong vòng vài tháng, ông Godsey được nghe nói có phòng thí nghiệm ở Tex as đã phát minh ra được loại dung dịch có thể rút tế bào tinh trùng từ miếng vải ra để xác định DNA của ai. Ông gởi chiếc quần lót sang Texas vào mùa hè năm 2009. Việc xét nghiệm bị trì hoãn cho đến tháng Tư năm 2010, nhưng kết quả xét nghiệm được gởi bằng e mail đến ông Godsey vào lúc 6 giờ 50 chiều ngày 3 tháng Năm. Lúc đó ông Godsey đang ngồi một mình trong văn phòng. Ông sẽ nhớ mãi cái giây phút ông đọc được email đó. Ông Ri ck St aub, Giám Đốc Phòng Thí Nghiệm Dallas viết: “Đã đến lúc chúng ta không cần phải xét nghiệm thêm nữa.. Loại DNA họ phân tích được lấy ra từ tinh trùng rõ ràng KHÔNG PHẢI LÀ DNA CỦA  RAYMOND TOWLER.”.
            Khi anh Towler nghe được tin vui này trong nhà tù Grafton, một đám đông bạn tù đang đứng vây quanh anh, vỗ tay mừng cho anh.Sau đó, anh  bắt đầu thu dọn hành trang, vật dụng cá nhân để chuẩn bị về nhà. Đồ đạc của anh gồm có cây đàn điện keyboard, vài bức hoạ anh vẽ, và áo quần của anh. Anh đem cho bạn bè TV, máy nghe nhạc stereo, và vài vật dụng cá nhân khác. Qua ngày hôm sau, anh đi ra toà, mặc quần áo  mới do quản tù trao cho anh: một bộ quần áo, chiếc áo lạnh mầu đen, và đôi giầy mới. Anh Towler phải trải qua thủ tục phiền toái  ở Trung tâm Pháp Lý thành phố Cleveland . Anh phải cắn răng chịu đựng cho xong thủ tục của bà thẩm phán Eileen Gallagher.
            Anh nhớ lại giây phút đó: “Tôi chỉ mong bà ấy nện chiếc buá quan toà xuống thật mạnh, nhưng bà ấy vẫn cứ tà tà nói hoài, nói mãi làm tôi nhức cả đầu. Tôi nghĩ bụng: Thôi đi bà toà, xin bà  cứ nện cái buá xuống và tuyên bố tha tôi đi.”..
            Sau đó, bà chánh án làm một cử chỉ khiến anh phải ngạc nhiên. Bà đứng dậy, bước xuống bực thềm, bà đi lại phiá anh, ôm lấy anh. Đây là một cử chỉ thân ái đầu tiên anh nhận được từ gần 30 năm nay.
            “Ông Towler, tôi xin lỗi hôm nay thủ tục pháp lý kéo daì quá. Cầu xin con đường trước mắt mở rộng cho ông. Một chân trời mới đón chào ông. Luồng gió mới sẽ thối bay đi những gánh nặng trên vai ông.”. Bà chánh án đọc một hơi dài bài kinh cầu nguyện của người Ái Nhĩ Lan mà bà đã học thuộc lòng.
            Anh Towler mỉm cười. Sau đó, bà chánh án mới nện cái búa của quan toà xuống thật mạnh. Tia sáng của máy chụp hình loé lên, chụp hình lia liạ, và các viên chức toà án mở toang cánh cửa để anh Towler tự do ra về. Hôm đó là ngày 5 tháng Năm năm 2010. Sau 28 năm, 7 tháng và 19 ngày bị cầm tù, anh Raymond Daniel Towler, 52 tuổi bước xuống bực thềm cửa toà án và hít thở không khí trong lành đầu tiên của thế giới tự do bên ngoài nhà tù.
            Anh nhăn răng cười hoài. Anh cười nhiều quá đến nỗi xương hàm anh phát đau. Anh thú nhận anh không thể nín cười được. Không hiểu năng lượng ở đâu cứ đến với anh, làm anh cười hoài.
 
 
            Việc điều chỉnh với cuộc sống mới của anh Towler không mấy dễ dàng. Anh tâm sự: “Tôi có cảm giác lạc long như một du khách từ phương xa đến.”. Anh phải học lại những  điều thầm kín trong tương quan xã hội ngoài nhà tù. Nhờ quen với sự  lễ độ có sẵn trong người, anh học hỏi rất mau, và anh cũng chịu khó quan sát để sửa đổi phong cách.
            Vị tổng giám đốc của công ty Medical Mutual of Ohio ở Cleveland bỏ qua lý lịch anh đã ngồi tù 29 năm, và cho anh việc phân phối thơ, công văn trong một văn phòng của công ty. Anh dùng tiền kiếm được thuê một căn apartment, và mua trả góp  chiếc xe Ford Focus đời 2010. Gần đây, anh được lãnh khoản bồi hoàn giảm thuế, anh  bèn đến cửa hàng điện tử mua một cái TV mới. Được tự do mua sắm bằng đồng tiền do mình làm ra, anh cảm thấy sung sướng vô cùng. Anh lẩm bẩm nói chuyện một mình như một gã khùng: “Chao ơi! Sung sướng biết bao khi không còn phải ở tù.”.
            Lúc rảnh rổi, anh Towler lấy cọ, và mầu ra vẽ tranh, anh cũng chơi đàn ghi ta giúp  ca đoàn của Hội Thánh Zion Baptist Church ở Oberlin , Ohio . Anh cùng với vài người bạn đứng ra lập một ban nhạc lấy tên là Spirit and Truth . Thỉnh thoảng anh cũng chơi nhạc  để giúp gây quĩ cho tổ chức Inn ocence Project.  Anh quanh trở lại nhà tù Grifton để thăm, và chơi nhạc cho các tù nhân tại đây nghe. Các bạn tù cũ tiếp đón anh với sự pha trộn tình cảm lẫn lộn: họ vừa vui mừng đón anh, vừa thèm muốn được như anh. Có người cảm thấy tuyệt vọng, chán nản vì thấy anh được  tự do. Anh Towler còn nghe nói là khi các bạn tù nghe tin anh được trả tự do qua tin tức trên đài truyền hình, họ hân hoan  mừng cho anh, có người còn khóc nữa.
            Hồi tháng Năm, anh Towler nhận được thư bồi thường của tiểu bang. Họ ước tính mỗi năm họ phải đền anh $47,000, tức  là họ nợ anh một số tiền lên đến $1.3 triệu. Ngoài ra, anh còn có thể đòi thêm tiền vì bị mất tiền lương bổng. Do đó, số tiền anh được bồi thưòng sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Mặc dù anh Towler không phải là kẻ tham tiền, song anh cũng đi hỏi thăm số tiền thực sự anh “thắng kiện” là bao nhiêu.”. Không ai có thể cho anh một câu trả lời rõ ràng thích đáng, bởi vì tiền không thể đền bù cho đủ những gì anh mất mát.
            Anh Towler tự nhủ tiền bạc không phải là cứu cánh, và mục đích của con người. Tiền không phải là thứ giúp anh sống, anh thở. Anh mừng là bây giờ anh có thể làm bất cứ điều gì anh muốn. Anh có cơ hội mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình.
            Một trong những người thường hay hỏi thăm xem dạo này anh sống ra sao là ông giáo sư Luật Godsey. Hai người nay trở nên đôi bạn thân. Ông Godsey tâm sự rằng cái ngày trông thấy anh Towler được trả tự do là ngày sung sướng nhất đời ông. Ông nói: “Ít có ai được may mắn như anh Towler, kỹ thuật xét nghiệm DNA cải tiến vửa đúng lúc để minh oan cho anh.”. Tại văn phòng làm việc của ông Godsey còn rất nhiều hồ sơ thuộc tổ chức Ohio Innocence Project  đang chờ xét nghiệm. Có người may mắn được minh oan, có người bị từ chối.
            Anh Towler vẫn để râu quai nón như ngày xưa khi chưa bị tù. Nhưng bây giờ râu của anh dầy hơn, và bạc mầu hơn xưa. Khuôn mặt của anh bây giờ trông tiên ông đạo cốt hơn trước, với cái xương hàm bạnh ra. Hiện anh đang sống với cô em gái Priscillia, giống như lúc chưa bị tù. Cô em bây giờ trở thành bà ngoại, và anh có cô cháu gái, Tiffany, vưà mới có con.  Mẹ của anh qua đời trong lúc anh đang ngồi tù. Mặc chiếc áo ngắn tay, sọc vuông xanh đỏ, anh Towler kể lại câu chuyện đời anh với sự vui vẻ, bình thản thường lệ. Chính nhờ đức tính hiền lành, dễ mến đó, đã giúp anh sống sót sau 29 ở tù oan. Đối với một con người hiếu hoà, dễ tính như anh, thỉnh thoảng nhớ lại những oan khiên anh gặp phải quả là những kỷ niệm đau lòng. Nhưng anh nói thật: “Những đau đớn đó không thắng được niềm hy vọng vào tương lai.”. Anh mỉm cười nói: “Tôi sẽ cố quên đi những tháng ngày không may đó.”..