Lối sống và thói quen |
Tác Giả: Khánh An, phóng viên RFA | |||
Thứ Ba, 09 Tháng 3 Năm 2010 22:39 | |||
Ngoài nỗi ám ảnh chính trị, lối sống và những thói quen tại quê nhà cũng gây không ít khó khăn cho các bạn trẻ. Kỳ này Café Wifi cùng các bạn trẻ sẽ bàn luận về những khó khăn này. Thói quen Một người đang chở hàng tại TP Hồ Chí Minh, một thói quen cần thay đổi. AFP PHOTO Lần trước quý vị đã nghe những chia sẻ của một số bạn trẻ là Phương hiện đang sống tại Việt Nam, Hương đến từ Mỹ, Vương Anh từ Úc, và Hòa từ Singapore, về nỗi ám ảnh chính trị mà các bạn khi ra nước ngoài học tập và làm việc cũng như một số suy nghĩ của các bạn về tự do chính trị tại Việt Nam. Còn bây giờ câu chuyện quanh bàn cà phê sẽ tiếp tục đề cập đến nỗi khó khăn khác bắt đầu từ thói quen và lối sống tại quê nhà. Khánh An: Mình đang nói về những cái xung đột, những cái mâu thuẫn, những cái khó khăn về vấn đề chính trị, còn bây giờ mình muốn xoay qua nói về những vấn đề khác, về văn hóa chẳng hạn, về cách cư xử, lối sống, thì các bạn thấy những cái gì nó là cái đìểm mà các bạn bị xung đột, các bạn bị mâu thuẫn? Cái lối sống của người Việt Nam nếu đem ra nước ngoài áp dụng thì các bạn thấy rằng là mình nên như thế nào là tốt nhất để thích ứng với điều kiện hiện tại? Người dân chưa có thói quen xếp hàng, ảnh tại một cây xăng ở Hà Nội. AFP PHOTO. Hương: Em có một ý kiến trước là từ hồi xưa lúc đó Hương mới qua Mỹ thôi thì lúc đó mới có 19 tuổi hà, vẫn còn quen theo cái phong tục Việt Nam, là lúc mà tới sân bay thì giống như ở bên nước Mỹ này người ta sẽ xếp hàng đứng rồi sau đó cái người mà ở trên người ta sẽ gọi tới phiên người nào thì người đó lên, thì Hương không có rõ chuyện đó nên Hương không có biết thế là chạy thẳng tới khu đó luôn, rồi mới kêu cô đó một cái về câu hỏi này, thì cô đó cũng nhìn Hương một cách rất là ngạc nhiên. Mọi người ở dưới hàng cũng nhìn Hương một cách ngạc nhiên nói tại sao lại đi thẳng lên như vậy, tại sao lại cắt ngang cái hàng mà đi thẳng lên như vậy. Họ không có gọi mình thì mình không được lên. Mình phải đi xuống dưới sắp hàng chờ cho tới khi nào tới lượt mình thì mình mới được hỏi. Hương thấy phong tục đó rất là hay. Nhưng mà đối với phong tục VN cũng có nhiều cái hay, chẳng hạn như phong tục của người VN là kính thầy, trọng thầy, thì Hương đối xử với các thầy Hương đều dùng phong tục đó để đối xử với các thầy, tôn trọng người ta, kính trọng người ta, thì người ta thấy mình đối xử với người ta như vậy người ta cũng đối xử lại với mình một cách kính trọng. Cho nên đến bây giờ Hương học ra trường rồi thì thầy nào cũng rất là thương Hương, cũng rất là quý, đến giờ vẫn còn. Nhưng mà theo Hưong nghĩ phong tục của mình cũng có cái tốt cũng có cái xấu thì phong tục Mỹ cũng vậy, thì để sống được một cuộc sống tốt thì mình nên loại bỏ cái xấu và sống với cái tốt của người ta, đồng thời mình cũng nên hiểu được phong tục của người ta như thế nào để mình có thể đối xử một cách công bằng, bình đẳng, chứ không thể nào đem phong tục VN ra để mà đối xử với người nước ngoài vì như vậy nó sẽ hiện ra những mâu thuẫn thì sẽ không có tốt. Tìm cách để sống Vương Anh: Em thấy qua bên này có nhiều cái hay chứ. Đất nước người ta nói chung là sạch sẻ, thứ nhất này. Người Việt mình em thấy do cuộc sống, em không nghĩ là tính cách mà tại vì do cách sắp xếp cuộc sống của người Việt mình không tốt hay là tại vì mọi thứ nó đều rối tung lên ở VN, do đó mọi người đều tìm cách để sống. Ví dụ em nói đơn giản là chuyện kẹt xe, ở bên này đầu tiên khi em mới qua đây em nghe người ta nói là "Ờ, vô city thì kẹt xe lắm, trong giờ cao điểm kẹt xe dữ lắm", nhưng mà em đi trong xe bus em nói "Ủa sao kẹt xe gì đâu? Có gì đâu, thấy bình thường mà!" Kẹt xe thì em chỉ thấy là những hàng xe người ta đợi nhau và người ta từ từ người ta đi thôi, chứ nó không kẹt, không đứng cứng ngắt. “Ở VN mình mà đứng xếp hàng thì thằng đàng sau nó cứ chạy lên đàng trước và nó coi mình giống như thằng vô hình vậy đó.(Bạn Vương Anh) Đối với em, em hình dung kẹt xe là trên đường phải đầy xe, không còn chỗ nào có thể nhich được nữa. (Tất cả cùng cười). Nói chung là em đi làm ở Sài Gòn thì trên tâm lý đi vô giờ cao điểm là phải chuẩn bị leo lề cho đến khi nó kẹt cứng lại đến chừng nào hết đi nổi thì mới gọi là kẹt xe. Còn ở đây cái ý nghĩa kẹt xe tức là mọi người người ta từ từ người ta đi và người ta chờ đèn đỏ, rồi đèn đỏ thì vẫn cứ ngừng. Cái đó là do nếp sống của VN mình nó quen rồi, mình mà đợi thì ở đàng sau họ còn chửi mình, họ nói "Mày không thấy đường còn rộng hay sao mà mày đứng đợi?" mà mình đứng ở vị trí đó mình không thấy chỗ naò để đi được nữa rồi mà nó nói vẫn còn rộng, không biết là rộng làm sao nữa. (Tất cả cùng cười). Cái đó là bó tay rồi. Qua bên này thì nó khác đi. Cái đó là thứ nhất. Thứ hai nữa là cái kiểu như là Hương nói là kinh nghiệm đứng xếp hàng, đúng rồi. Ở VN mình mà đứng xếp hàng thì thằng đàng sau nó cứ chạy lên đàng trước và nó coi mình giống như thằng vô hình vậy đó. (Cười). Và mình có thể đứng suốt buổi và không giải quyết được vấn đề. Còn ở đây thì khi mình đợi cho tới lượt mình thì người ta sẽ tiếp đãi mình rất là đàng Hòang và mình không có sợ là người khác sẽ giành chỗ của mình. Tiếp nữa là nói về cái xung đột văn hoá thì cái khó nhất mình thấy ở đây là giữa việc giữ phong tục VN theo cái kiểu như là ngày Tết đến chúc Tết gia đình, chúc Tết người quen, rồi cha mẹ phải sống chung với con cái, đó cái dạng sống kiểu vậy, ở bên này coi bộ hơi khó. Mình nghĩ đôi khi mình cũng muốn giữ lắm nhưng mà hơi bị khó. Khánh An: Cảm ơn Vương Anh. Hồi lúc nãy Vương Anh có nói đến chuyện kẹt xe chắc là Hương bây giờ ở Sài Gòn có nhiều kinh nghiệm lắm? Hương: Ngày nào em cũng phải đối mặt với kẹt xe hết trơn. Cứ dắt xe ra đi làm là em tưởng tượng cảnh chiều em về là thấy khủng khiếp rồi. Dạo này thì kẹt xe ở Sài Gòn đang là một vấn nạn, gọi là vấn nạn thì chính xác hơn. Một ngày hết 6 giờ rưỡi là kẹt xe một lượt. Cái chính là người ta đi làm lúc 9 giờ là kẹt xe nhé, xong xuôi 11 giờ - 11 giờ rưỡi người ta đi về lại kẹt tiếp. Buổi chiều bắt đầu 3-4 giờ là bị kẹt, xong rồi 6 giờ lại kẹt tiếp. Em thấy mỗi lần kẹt xe là cây xăng nào cũng đông khách hết trơn. Bao nhiêu xe cứ dồn lại. Mình đã đứng đợi rồi mà cứ đèn đỏ thì người ta cứ lao lên, người sau thì lấn lên người trước, người trước thì quay lại bảo là "đứng đợi chi?", người sau bảo là "đi nhanh lên người ta còn về". “Mình đã đứng đợi rồi mà cứ đèn đỏ thì người ta cứ lao lên, người sau thì lấn lên người trước, người trước thì quay lại bảo là "đứng đợi chi?".(Bạn Hương) Khánh An: Nếu mà theo cái kiểu kẹt xe ở VN như vậy, mình có muốn cư xử đẹp, mình có muốn tốt thì cũng hơi khó, phải không? Hương: Dạ Khánh An: Mà nếu như mình theo như mọi người, ai sao mình vậy, thì có vẻ như là gìới trẻ mình sẽ là những người chiếm ưu thế tại vì mình khoẻ hơn những người lớn tuổi, phải không? (Tất cả cùng cười). Hương: Em nói cho chị hiểu là khi kẹt xe người ta đứng đông thì chen chúc nóng nực, thì mỗi người có nhiều người lớn thì người ta biết ý thì người ta trong lúc chờ đợi đám đông ở phiá trước thì người ta tắt máy đi, khi đi thì người ta nổ máy đi tiếp. Còn có nhiều người rất là trẻ giống như tụi em bây giờ đứng xe cứ nổ máy bình bình, bao nhiêu khói xả hết vào mặt người đứng sau vậy đó. Vấn nạn kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh. AFP PHOTO. Hương: Dĩ nhiên ai cũng muốn, nhiều người nghĩ như vậy. Giống như ở Sài Gòn trong 2 năm gần đây là đang phát động phong trào là thành phố văn minh, một trong những hành động của nếp sống văn minh là không bỏ rác lung tung nè, rồi giữ trật tự khi kẹt xe nè, mà em thấy đã 2 năm nay rồi nó vẫn chưa có gì là biến chuyển cả. Khánh An: Khánh An muốn hỏi đó là các bạn nhận thức được cái chuyện mà cần phải thay đổi là ở đâu, khi các bạn còn sống tại VN hay các bạn đi ra nước ngoài các bạn mới nhận thấy đìều này? Hòa: Theo Hòa thấy thì chắc là phải bắt đầu từ lúc còn trẻ ở VN thì nên thay đổi ý thức, tại vì Hòa thấy người VN mình chưa có được ý thức lắm về vấn đề giữ gìn thành phố văn minh và sạch đẹp. Hễ đụng một cái là có thể là chửi rủa thô tục hoặc là xả rác bừa bãi. Đó là những cái cần phải sửa ngay tại VN trước khi qua bên nước ngoài. Khánh An: Cái đó là cái điều mà Hòa nhận thấy như vậy, nhưng mà Khánh An muốn hỏi là lúc mà Hòa nhận thấy đìều đó là khi Hòa đang ở VN hay là khi Hòa đã sang Singapore và Hòa nhận thấy như vậy? Hòa: Những vấn đề đó thì Hòa nhận thấy khi còn ở VN rồi. Khánh An: Còn Hương và Vương Anh thì nghĩ sao? Vương Anh: Như hồi Vương Anh còn ở VN thì cái chuyện có thể làm được là như vầy, là khi kẹt xe, khi mà mình thấy đèn đỏ thì mình sẽ dừng lại cho đúng chỗ cho dù người ta có như thế nào thì mình cũng làm cho đúng. Thứ hai nữa là nếu như mà trường hợp mình không có quá gấp thì khi bắt đầu có dấu hiệu kẹt xe thì mình cũng không có nhảy lên lề. Nói là khi mình không quá gấp là tại sao? Đôi khi mình từ nhà cho đến chỗ làm khoảng 10 cây số mà mình mỗi buốỉ sáng mất khoảng tiếng rưỡi đến chỗ làm thì nó trễ quá do đó mà đường quá nhỏ còn lượng xe quá lớn cho nên buộc phải leo lên lề chứ không phải là mình muốn leo lề tại vì nếu không đến chỗ làm đúng giờ là tiêu, cho nên bắt buộc phải leo. Vì vậy nếu như không quá gấp thì mình muốn giữ đúng luật lệ giao thông trưóc, cái đó là do Hoàn cảnh thôi. (Tất cả cùng cười). “Ở VN thì nên thay đổi ý thức, tại vì Hòa thấy người VN mình chưa có được ý thức lắm về vấn đề giữ gìn thành phố văn minh và sạch đẹp.(Bạn Hòa) Tiếp nữa là về vấn đề khi mà có kẹt xe thì nó dễ gây ra bực tức cho người khác lắm do đó mà người ta rất dễ nổi nóng, dễ cãi nhau, cho nên bản thân mình thì mình kiềm chế chút xíu, mình ráng đi sớm chút xíu, rồi mình ráng giữ luật lệ giao thông chút xíu, nhưng mà nói thật sự nghe, mình không tin với bản thân mình có thể thay đổi được mọi người. Khánh An: Khánh An muốn hỏi một câu nhỏ thôi với Vương Anh. Vương Anh nói rằng vì Hoàn cảnh buộc mình phải leo lề, nhưng mà cái vấn đề ở đây đó là khi mình đi làm mà bị kẹt xe thì đương nhiên mình bị trễ rồi. Tất cả mọi người đều gấp cả, ai cũng sẽ bị trễ hết, như vậy mình có phải là đổ thừa cho Hoàn cảnh hay không? Khánh An chỉ muốn hỏi là khi Vương Anh đang ở VN thì Vương Anh có cái ý thức là Vương Anh đứng lại, Vương Anh từ từ thong thả không trong lúc kẹt xe? Vương Anh: Trong lúc kẹt xe mà mình thong thả là dính luôn, tại vì mình thấy có nguy cơ kẹt xe là mình phải lao về phiá trước bằng mọi giá (cười) chứ nếu mà mình không tranh thủ thì bị kẹt cứng ngắt luôn là chắc chắn sẽ không đến đúng giờ. Thì cái giải pháp của em đó là sẽ, thay vì ví dụ như em đi 6 giờ là chắc chắn đến cái đoạn Cách Mạng Tháng 8 khoảng 6 giờ rưỡi là em kẹt xe ở đó thì em sẽ bằng một cách là em sẽ đi sớm hơn 15 phút hoặc là 20 phút, thì cái đó có thể giải quyết được cho bản thân em. Khánh An: Cảm ơn Vương Anh. Như quý vị và các bạn vừa theo dõi, những đều kiện xã hội, văn hóa và lối sống đã tạo cho người trẻ tại VN có một thái dộ tranh đua rất lớn trong ao nhà của mình vì quyền lợi của bản thân, thế nhưng khi đưọc thả ra biển lớn, đến những vùng đất mới thì khả năng linh hoạt của họ ra sao? Tính tranh đua theo kiểu ở nhà có còn thích hợp với Hoàn cảnh mới nữa không? Họ sẽ phải thích nghi như thế nào? Khánh An mời quý vị tiếp tục theo dõi phần cuối của cuộc trò chuyện trong chương trình Café Wifi kỳ tới.
|