Home Biến Cố CG SJ Sách Cuộc Tự Vệ VH Việt tại SJ Mục Lục sách CUỘC TỰ VỆ VĂN HÓA

Mục Lục sách CUỘC TỰ VỆ VĂN HÓA PDF Print E-mail
Tác Giả: Phạm Kim Vinh   
Thứ Ba, 01 Tháng 12 Năm 2009 09:01
Biến cố tôn giáo San Jose đã được các báo chí địa phương bầu là biến cố tôn giáo nổi bật nhất trong năm 1986. Giáo sư PHẠM KIM VINH đã dành tác phẩm thứ 24 của ông để ca tụng biến cố này. Mạng lưới "Saigon Echo" hân hạnh giới thiệu đến quý vị cuốn sách "Cuộc Tự Vệ VĂN HÓA VIỆT tại San Jose" của nhà văn PHẠM KIM VINH.

                                                     

MỤC LỤC

CUỘC TỰ VỆ VĂN HÓA VIỆT TẠI SAN JOSE

của PHẠM KIM VINH

Thay lời tựa

Chương 1.  Thủ đoạn bắt chẹt bằng tôn giáo

Chương 2.  Hội nhập văn hóa và tội độc ác văn hóa

Chương 3.  Cuộc tự vệ văn hóa của người Việt

Chương 4. C uộc tự vệ văn hóa đích danh tại San Jose

Chương 5.  Mặt trận truyền thông

Chương 6.  Mẫu người Việt bất khuất

Chương 7.  Tình người Việt còn một chút này

Chương 8.  Cuộc chiến đã kết thúc

Chương 9.  Chính khí ca 1986

Phụ lục.  Giới thiệu tác phẩm


THAY LỜI TỰA

Khi đua nhau xem những bộ phim Video rất dài của người Trung Hoa, người tỵ nạn VN vẫn thường được nghe câu nói sau đây: “Có phúc cùng chia, có họa cùng chịu.” Câu nói ấy chỉ có thể áp dụng được phần cuối cho đời sống người Việt lưu vong. Có nghĩa là nếu có phúc thì ít khi thấy có người tỵ nạn VN nào chịu chia với người Việt khác, nhưng khi họa đến thì dầu chẳng muốn, dầu có cố tránh nhưng những người Việt vô tội tại xứ người vẫn cứ phải cúi mặt xuống để mà lãnh đủ. Tuy vậy, vẫn chưa có nhiều người tỵ nạn VN nhận ra được điều này. Họ vẫn chưa chịu mở mắt, mặc dầu đã có hơn một lần, họ thấm đòn, chỉ vì tưởng rằng họ sẽ hòan toàn vô sự trong tinh thần SỐNG CHẾT MẶC BAY.

Sau nhiều tháng theo dõi tin tức từ Việt ngữ và báo Anh ngữ về cuộc tranh đấu của đồng bào Công giáo tại vùng San Jose, chúng tôi rất băn khoăn và buồn phiền, vì không biết làm cách nào để bày tỏ tình đồng bào với những người đang tranh đấu cho sự hình thành một “Giáo Xứ Thế Nhân” của người Công giáo VN tại San Jose. Có thể chúng tôi đã quá thận trọng khi nghĩ rằng “chuyện của người Công giáo thì mình không nên xen vào”.

Nhưng đến khi nhìn thấy trên báo chí Việt ngữ và Anh ngữ hình ảnh cảnh sát bản xứ to con, võ trang đầy mình, tay dắt chó trận hung hãn chờ lệnh xung phong vào đồng bào Công giáo tại San Jose để không cho họ vào lễ trong nhà thờ thì chúng tôi hiểu rằng nếu còn giữ im lặng dưới lý do “khác tôn giáo” thì sẽ phạm tội hèn nhát rất đáng khinh, và chúng tôi hiểu rằng cuộc tranh đấu này không còn bị giới hạn thuần túy vào biên giới của tôn giáo nữa, vì nay, tôn giáo đã đội mũ sắt, đã dùng kẽm gai, và nhất là dùng chó trận. Bây giờ là lúc những người Việt lưu vong nào còn biết xót xa trước cảnh chó và cảnh sát săn đuổi đồng bào chỉ vì đồng bào muốn đi lễ nhà thờ đều nên lên tiếng. Đây không còn là vấn đề thuần túy tôn giáo nữa mà là vấn đề chiến đấu cho người Viêt tại xứ người.

Từ khi chúng tôi bắt đầu góp tiếng nói với cuộc chiến đấu cao cả của ngưới Công giáo VN tại San Jose cho đến khi cuốn sách này đến tay độc giả và đống bào, một năm đã trôi qua. Trong khoảng thời gian này, ít ra đã có tới bẩy lần, chúng tôi là nạn nhân của những lời dụ dỗ hoặc hăm dọa, có khi phải chịu hai thứ một lúc. Những người dụ và dọa chúng tôi thuộc các thành phần sau đây: độc giả, thân hữu, bạn bè, đồng nghiệp và linh mục. Dĩ nhiên những người này đếu là tín đồ Công giáo. Dù là dụ hay dọa thì họ đều có một mục đích là múôn chúng tôi đừng lên tiếng ủng hộ cuộc chiến đấu chính đáng của người Công giáo VN tại San Jose nữa.

Vì chúng tôi giữ vững lập trường nên giữa chúng tôi và các thành phần kể trên đây, mối liên lạc đã tan vỡ trên thực tế. Nhớ lại chút tình người trong quá khứ giữa chúng tôi và họ, chúng tôi mượn trang giấy này để gửi tới các vị ấy lời nhắn vắn tắt của chúng tôi. Khi đã chấp nhận dứt khoát và quyết liệt chống cộng sản và tham gia nỗ lực chung để bảo vệ danh dự của người Việt, dầu ở bất cứ chân trời nào thì mọi tình cảm khác đều phải đương nhiên xuống hàng thứ yếu trước hai mặt trận vừa kể.

Với những độc giả và thân hữu tưởng rằng có thể làm cho chúng tôi ngưng viết vì những lời hăm dọa hoặc kín đáo hoặc lộ liễu, chúng tôi kính cẩn đáp lễ bằng phương châm hèn mọn sau đây: người cầm bút có khí phách không cần thế lực và không cần hậu thuẫn, - không vì áp lực mà viết, và không vì áp lực mà không viết.

Cuốn sách này đựơc viết để tôn vinh cuộc chiến đấu dũng cảm và thiêng liêng của những người Công giáo VN can đảm và sáng suốt tại San Jose.

Đất tạm trú California
Tháng 7 năm 1988
PHẠM KIM VINH

CHƯƠNG 1