Home CĐ Singleton

Chương 7 - Tình Người Việt Còn Một Chút Này... PDF Print E-mail
Tác Giả: Phạm Kim Vinh   
Thứ Tư, 07 Tháng 10 Năm 2009 13:54

 

 Nhìn lại lịch sử Người Cai Trị Người từ thời các vua chúa cho đến bây giờ, có lẽ tội nghiệp nhất cho thân phận con người là thời còn áp dụng phương châm sau đây của kẻ sĩ để tò lòng khuyển mã với vua chúa: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Theo phương châm này thì một khi vua, chúa ra lệnh cho một bầy tôi nào đó phải chết thì bầy tôi đó phải tự động chết, không oán than, không trì hoãn cái chết, bất kể là người bị xử có bị oan ức hay không.

Trong hầu hết các trường hợp “tự xử” này, các nạn nhân đều là những người tài trí, nhiều trường hợp còn là người đạo đức nữa. Và trong rất nhiều trường hợp thì sự tự xử này theo thực chất chính là sự bức tử mà vua chúa áp đặt lên đầu bề tôi, và kẻ ra lệnh bức tử bầy tôi theo kiểu này đều là hôn quân hay bạo chúa.

Ở thời đại của chúng ta, khi nhắc lại các vụ bức tử kể trên, có người đã dùng thuyết Thiên Mệnh để giải thích hiện tượng tự xử quá ngoan ngoãn đó. Thuyết này giải thích rằng vua hay chúa cầm quyền là theo “Mệnh Trời”, cho nên mọi người phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của vua chúa. Hãy cứ giả dụ rằng thuyết này hợp lý thì cũng chỉ nên chấp nhận với điều kiện kẻ ngồi làm vua chúa phải đạo đức, phải xứng đáng đựơc mọi người tuyệt đối tuân theo, kể cả lệnh tuân theo bức tử. Tóm lại, kẻ ấy phải là minh quân. Thực tế diễn ra không đẹp như vậy.

Sử sách ghi lại cho thấy bọn vua chúa đã dùng thuyết này để lạm dụng quyền và mưu đồ tư lợi, cũng như để hưởng thụ trên các đóng góp và hy sinh to lớn của thần dân. Kẻ dưới càng ngoan ngoãn thì những kẻ ngồi ở địa vị vua chúa càng lộng hành, càng coi thừơng mạng người, bất kể là người ấy có công lao hãn mã đền đâu trong việc củng cố ngai vàng cho kẻ làm vua chúa.

Sản Phẩm Sĩ Nô Lệ

Trong lịch sử Người Cai Trị Người, bọn độc tài hung ác chỉ có thể tồn tại và lộng hành nếu có nhiều kẻ hén nhát cúi mặt làm nô lệ cho chúng. Trong trường hợp các triều đại vua chúa, chính cái đám “kẻ sĩ” ngoan ngoãn như đàn cừu đã tự biến thành đồng lõa rất đắc lực cho bọn vua chúa. Hậu quả là càng ngày càng thêm lầm than.

Điều làm cho chúng ta khó tìm được câu giải thích thỏa đáng là hiện tựơng cả một dân tộc, nhiều khi là dân tộc có cả chục, cả trăm triệu ngừơi mà rất sợ hãi một vài kẻ cầm quyền mang nhãn hiệu vua, chúa, tuy đám đông vĩ đại ấy hiểu rất rõ rằng những kẻ gọi là vua chúa kia cũng chỉ là con người tầm thừơng như biết bao con ngừoi khác trên trái đất này, với những ham muốn thấp hèn, với sự tham lam, ích kỷ, đố kỵ và tiểu nhân như bất cứ một con ngừơi trần tục nào khác. Tuy biết rõ điều ấy, nhưng khối quần chúng vẫn cứ lẳng lặng để một vài tên bạo chúa, hôn quân kia tuyệt đối nắm quyền sát trong tay đối với mọi ngừơi trong nứơc, và trong khối đa số khiếp nhược đông đảo ấy, lại có cả những kẻ mà quần chúng vẫn kính trọng vì mang nhãn hiệu khoa bảng, trí thức, “hiểu rộng, biết nhiều”.

Khi tìm hiểu hiện tượng đáng buồn này, người ta dễ có khuynh hướng tha thứ cho quảng đại quần chúng, vì sự khiếp nhược tập thể đã có dưới bất cứ chế độ nào, dưới bất cứ thời nào: đa số luôn luôn chỉ mong bàm víu lấy cái hiện tại của họ, dầu đó chỉ là cái hiện tại rất mong manh, rất nhỏ bé. Một cuốn phim, tuy của Tây phương sản xuất, nhưng đã có đủ chiều sâu tâm lý để giải thích hiện tượng khiếp nhược tập thể này. Đó là cuốn phim High Noon do nam tài tử Gary Cooper đóng chung với nữ tài tử Grace Kelly. Cuốn phim này được sản xuất cách đây đã mấy chục năm, nhưng vì giá trị cao nên nó được giới điện ảnh xếp vào hạng phim có tính cách cổ điển và giáo dục quần chúng. Trong phim, người ta thấy cả một thị trấn hàng trăm người, súng ngắn và súng dài hầu như nhà nào cũng có, nhưng ai cũng đều hoảng hốt khi được tin năm tên cướp ngày trước làm ăn tại thị trấn ấy nay đã mãn tù và trở về. Chỉ mới nghe nói giờ đến của chuyến xe lửa chở năm tên cướp thì toàn thể thị trấn đã sẵn sàng diễn lại vở kịch đầu hàng, tôn sùng năm tên cướp kia làm lãnh chúa. Chỉ có một người tiếp tục cương quyết đương đầu với bọn cướp, đó là viên cảnh sát trưởng. Mấy năm trước, chính ông ta đã bắt và nhốt tù năm tên cướp ấy. Bây giờ, mọi người yêu cầu ông ta “nên đi chỗ khác” để mọi người được yên với năm tên cướp kia.

Người vợ mới cưới của viên cảnh sát trưởng cho chúng ta một bài học khác về sự vô ơn của quần chúng. Biết rằng người chồng đã hết khế ước ký với thị trấn, bà ta thúc giục ông chồng nên hiên ngang ra đi, và chẳng ái dám chê ông ta là kẻ hèn nhát nữa. Bà ta mỉa mai nhắc lại cho ông chồng biết rằng ngừơi cha của bà ngày trước cũng là cảnh sát, và đã chết thảm chỉ vì quá hy sinh cho cái gọi là công cuộc gìn giữ “trật tự và pháp luật”, và khi nằm xúông, chẳng hề được một lời cám ơn của cái quần chúng “bạc như dân”.

Nhưng viên cảnh sát trưởng nhất định ở lại để giết hết năm tên cướp, vì ông ta tự coi là chưa làm xong bổn phận của mình. Giữa trưa mùa hè nắng chói chang, ông ta đi khắp thị trấn để tìm một vài người đàn ông trai tráng phụ tá cho ông. Ông đi tới đâu thì mọi người đóng cửa tới đó, và họ nhờ vợ con đứng sẵn ở cửa nói rằng họ đã đi khỏi. Rốt cuộc, chỉ có hai người tình nguyện phụ tá cho ông ta. Một người là em trai chỉ mới 12 tuổi, còn người kia là một người tàn phế. Ông ta đã cảm ơn hai con người hào hiệp ấy, nhưng ông không nhận sự giúp đỡ của họ. Ngay cả người vợ mới cưới của ông ta cũng lên xe lửa bỏ đi, vì không thuyết phục được chồng.

Năm tên cướp đã bị giết, trong số đó, một tên bị bà vợ ông cảnh sát trưởng bắn chết, sau khi bà ta hối hận đã bỏ chồng, và từ nhà ga xe lửa chạy về nơi chồng đang một mình đương đầu với năm tên cướp.

Ở đoạn kết của cuốn phim, mọi người đổ xô ra ngoài đường để nhìn xác năm tên cướp. Viên cảnh sát trưởng lẳng lặng lên xe cùng với người vợ, sau khi ông ta khinh bỉ liệng “ngôi sao cảnh sát trưởng” xuống đất trước mặt mọi người, rồi quất ngựa cho xe chạy... Khi mọi người chỉ biết lo cho an toàn cá nhân, và ai cũng muốn là người chót phải chết cho lợi ích chung thì mọi người đều sẽ không bao giờ được hưởng đời sống tự do trong nhân phẩm nữa.

Tại sao những kẻ được quần chúng kính trọng vì “hiểu rộng, biết nhiều” lại có thể cúi mặt làm nô lệ cho bạo chúa, hôn quân, đến nỗi khi bị những tên độc ác ây bức tử, lại ngoan ngoãn tự kết liễu đời mình, ngay cả một lời phản kháng cũng không dám đưa ra, và còn để cho cả ba họ của mình bị tiêu diệt nữa? Câu trả lời không khó hiếm. Căn cứ vào hàng trăm, hàng ngàn trường hợp bức tử xẩy ra dưới các triều đại vua chúa của Đông phương, người ta thấy rằng đám trí thức nô lệ ấy rất hèn nhát, và đầu óc chúng đầy tinh thần nô lệ. Điều này có giá trị đúng như một định luật, chứng cớ là ngay ở thời đại chúng ta bay giớ, bọn hèn nhát trong dám trí thức khoa bảng rất đông đảo. Đó là chưa kể những tội ác của bọn ấy, như ham vinh hoa phú quý, cố bám lấy địa vị ưu đãi và hửơng thụ trong xã hội, đến nỗi cố ý từ bỏ một nhiệm vụ thiêng liêng và tự nguyện không thể chối cãi là nhiệm vụ tranh đấu để đời sống người dân được tốt đẹp hơn, đồng thời, phải dùng mọi phương cách có thể được để nếu không diệt được thì cũng ngăn cản được bọn hôn quân bạo chúa đừng có những hành động hại dân hại nước.

Sự suy tưởng thông thường của quảng đại quần chúng tại các xã hội Đông phương là kẻ sĩ luôn luôn được người bình dân kính trọng, vì những người ấy biết dùng tài trí của mình mà tranh đấu cho đời sống mọi người được tốt đẹp hơn. Nhưng nếu những người là kẻ sĩ lại cúi mặt làm nô lệ cho hôn quân, cho bạo chúa để đứng về phía bọn tàn ác ấy hành hạ người dân, thì tội ác của những kẻ sĩ ấy không có cách nào có thể tha thứ được, và những kẻ mang danh là khoa bảng, là kẻ sĩ mà phạm tội hèn nhát, phạm tội đồng lõa với bọn bạo chúa thì còn đáng khinh hơn tất cả những kẻ phạm tội thường phạm trong bất cứ xã hội nào của loài người.

Thế giới Đông phương đã phải trải qua hàng trăm năm chịu cảnh bạo chúa hôn quân nắm tòan quyền sinh sát rồi mới thấy xuất hiện một chút ý chí phản kháng từ phía người bị trị. Và lý chí ấy biểu lộ rất chậm, rất yếu ớt. Thọat đầu, chỉ thấy có câu “Tướng ở ngoài quan ải cũng có lúc phải trái lệnh vua” để biện hộ cho sự chống lại “thánh chỉ” của bọn vua, chúa, và sau đó, người ở quản ải vẫn còn phải chạy về kinh đô để tự biện hộ trước mặt vua, chúa. Quan niệm này gần giống như quan niệm “Lưỡi Lê Thông Minh” trong quân đội các nước tiên tiến để tránh cho người quân nhân sự nhắm mắt mù quáng thi hành các mệnh lệnh độc tài hoặc độc ác của các cấp chỉ huy trong hệ thống quân giai.

Tuy đã xuất hiện ý chí phản kháng, nhưng câu nói “Tướng ở ngoài quan ải...” vẫn chỉ là biệt lệ, trong khi đó, những vụ bức tử tiếp tục diễn ra, khiến cho số người bị hàm oan và chết vô lý vẫn rất nhiều, còn lũ bạo chúa và hôn quân thì cứ tiếp tục coi mạng người trong xã hội rất rẻ.

Vì tinh thần nô lệ ngự trị quá lâu trong dân gian, nhất là trong giới khoa bảng, kẻ sĩ của phương Đông nên rất lâu sau khi các xã hội Tây phương đạt được những cuộc nổi dậy để thực hiện tự do và dân chủ thì các xã hội Đông phương mới bắt đầu chuyển mình. Trước khi chuyển mình sang một đời sống chính trị bớt man rợ thì đã có những vụ thanh toán đẫm máu kiểu Đông phương để diệt các bạo cường của vua chúa. Có thể nói ngày nay, nhân loại đã đạt được những bước tiến lớn để cải tiến thân phận những người bị trị, và những kẻ cai trị dầu ở bất cứ chân trời nào cũng đều phải bớt tàn ác, bớt coi thường sinh mạng người dân, ngoại trừ những kẻ cai trị tại các chế độ cộng sản.

Không ngờ có kẻ mang lốt “lãnh đạo tinh thần” lại tự mình đưa mình trở lại với văn minh bán khai để đi vào vết xe của những tên kẻ sĩ khiếp nhược thời phong kiến.

Chúng tôi còn nhớ rất rõ lời tuyên bố của Linh mục Duyên Mậu, vị linh mục cao niên khả kính mà mọi người đều kính nể, gọi Ngài là “Cha cố Duyên Mậu”, trong lá thư của Ngài đề ngày 10 tháng 4 năm 1987, gửi đi từ tiểu bang Lousiana, Hoa Kỳ. Trong lá thư tâm huyết và rất mộc mạc ấy, có đoạn, Lm Duyên Mậu viết: “Lấy tứ cách là Linh mục niên trưởng, tôi đã cảnh giác những người nào hay đòan thể nào đã không bênh giáo dân San Jose thì chớ, sao lại chửi bới họ. Và tôi đã phản đối, không cho ai lấy tư cách là chủ tịch hay là gì của chúng tôi mà chửi bới họ. Với cá nhân mình thì múôn sao cũng được, song ký là chủ tịch nọ kia là tôi cực lực phản đối.”

Sức Mạnh Của Tình Thương

Cuộc nổi loạn của gần một ngàn tù nhân người Cuba tại nhà tù Oakdale, tiểu bang Lousiana, vào gần dịp Lễ Tạ Ơn 1987, chắc chắn đã đưa tới thảm kịch (con tin bị giết, tù nhân tự sát...) nếu không có sự giúp đỡ hữu hiệu như một phép là của Đức Giám Mục Augustin Roman của giáo phận Miami.

Bây giờ, sự sôi nổi và hồi hộp qua báo chí, truyền thanh và truyền hình tại Mỹ đã lắng xuống, các con tin đã được gặp thân nhân, nhà cầm quyền Mỹ cấp tiểu bang và liên bang đã thở phào nhẹ nhõm. Hàng trăm ngàn biến chuyển lớn và nhỏ trong đời sống hàng ngày sẽ làm cho nước Mỹ mau lẹ quên chuyện đáng buồn này. Nhưng sẽ có một điều không tan biến mau lẹ với nhịp trôi tàn nhẫn của thời gian, và những người tìm đến nứơc Mỹ vì lý do này hay lý do khác sẽ còn nhớ rất lâu: đó là sự dấn thân của ĐGM Roman để bênh vực những người yếu kém trong xã hội loài người.

Không phải vì tình cờ mà gần một ngàn tù nhân người Cuba cầu cứu ĐGM Roman khi họ đã đến tâm trạng tuyệt vọng, khi cuộc thương thuyết giữa họ và chính quyền Mỹ đi đến bế tắc. Và ngoài ĐGM Roman ra, người ta không tin rằng sẽ có một nhân vật nào khác có khả năng mầu nhiệm để giúp giải quyết cuộc nổi loạn bi thảm này.

Ra đời từ cách đây 58 năm trong một gia đình nông dân Cuba, gần thủ đô Havana của Cuba. ĐGM Augustin Roman đã bị bạo quyền cộng sản của Fidel Castro trục xuất khòi Cuba năm 1961. Một cách rất tự nhiên, tự nhiên như con người phải thở hít không khí mới sống được, thân phận lưu vong của Ngài đã gắn liền với thân phận của trên 600.000 người Cuba lưu vong tới Miami sau khi Castro cướp được chính quyền tại Cuba. Không cần nhờ ai nhắc nhở, và cũng lại tự nhiên như con người phải hít thở không khí, ĐGM Roman đã nhận ra ngay rằng ngoài nhiệm vụ lãnh đạo tinh thần cho các con chiên Cuba lưu vong của Ngài, Ngài còn vai trò khác nữa vượt ra khỏi vai trò tôn giáo của Ngài. Đó là vai trò tranh đấu cho quyền lợi chính đáng về vật chất và về tinh thần của các đồng bào của Ngài đang cùng lưu vong với Ngài tại xứ người. Và Ngài đã trung thành với vai trò tự nguyện ấy ngay từ khi đặt chân tới đất Mỹ cho tới ngày nay.

Ngoài bổn phận thiêng liêng là phục vụ các con chiên của Ngài tại giáo phận Miami, ĐGM Roman đã thiết thực nghĩ tới sự giúp đỡ cụ thể cho các gia đình người tỵ nạn Cuba yếu kém về kinh tế. Ngài đã thiết lập và là đồng chủ tịch của Quỹ Trợ Giúp Người Cuba lưu vong tại tiểu bang Florida không làm cho Ngài quên bổn phận tự nguyện của Ngài đối với các đồng bào khác của Ngài đang có mặt tại Mỹ. Do đó, số phận của mấy ngàn người Cuba tới Mỹ bằng tầu Mariel năm 1980 đã được Ngài đặc biệt chú ý và theo dõi. Đến khi thấy khối người ấy bị cầm tù, Ngài đã nhiều lần tố cáo sự cầm tù ấy. Có thể nói người Cuba lưu vong nào cũng nghe nói đến ĐGM Augustin Roman, và rất nhiều người trong khối đó kính phục Ngài. Việc làm của Ngài trong việc tranh đấu để đồng bào lưu vong của Ngài có một đời sống trong nhân phẩm đã làm cho người Cuba sống trên đất Mỹ luôn luôn kính phục và cảm phục Ngài.

Năm 1986, ĐGM Augustin Roman đã lại một lần nữa lên tiếng bằng một văn thư chính thức kêu gọi nước Mỹ chấm dứt sự cầm tù những người Cuba đến Mỹ trên chiếc tầu Mariel năm 1980, vì những người này bị giam giữ “một cách kỳ thị”, và lại còn bị giam giữ “vô hạn định”. Văn thư của ĐGM Roman viết rõ là những người tù ấy đã viết cho Ngài những lá thư cho thấy họ chịu “rất nhiều đau thương” ở trong nhà tù của nứơc Mỹ. Người ta chưa biết chính quyền Mỹ sẽ phản ứng như thế nào về lời kêu gọi nhân đạo của ĐGM Roman thì có cuộc thương thuyết giữa Mỹ và Cuba, và sau đó là một thỏa hiệp giữa hai nước, theo đó, nước Mỹ sẽ cho hồi hương một phần lớn những người Cuba đang chờ trong một số nhà tù tại Mỹ. Biết trước rằng sự hồi hương sẽ làm cho đời sống của họ điêu đứng, những người tù Cuba đã kêu gọi chính quyền Mỹ đừng bắt họ hồi hương, nhưng lời kêu gọi thảm thiết của họ không được chính quyền Mỹ chú ý. Trong sự tuyệt vọng dễ hiểu ấy, đám người Cuba kia đành phải bắt một số tù Cuba khác làm con tin để làm áp lực trong cuộc nổi loạn của họ tại một vài nhà tù của Mỹ, và cuộc nổi loạn đáng sợ nhất diễn ra tại Oakdale thuộc tiểu bang Lousiana, trong đó, có 950 người tù Cuba.

Điều đáng chú ý ở đây là chính quyền Mỹ không có ý mời ĐGM Roman tiếp tay để giải quyết cuộc nổi lọan của người Cuba. Mãi đến khi khối người tù Cuba xin cho họ được gặp ĐGM Roman thì chính quyền Mỹ mới gián tiếp nhìn nhận sức mạnh của Ngài. Nhưng tuy nhìn nhận sức mạnh ấy, chính quyền Mỹ vẫn còn bám lấy lập trường cứng rắn của mình. Lập trường cứng rắn ấy như thế nào? Khi đi tìm một giải pháp cho cuộc nổi loạn, ĐGM Roman đã tới thủ đô liên bang Mỹ trong ngày Lễ Tạ Ơn để gặp bộ trưởng tư pháp Edwin Meese của chính quyền liên bang. Sau cuộc gặp gỡ ấy, Ngài yêu cầu chính quyền liên bang ra một văn thư viết rõ trên giấy lập trường của chính quyền, và cần ghi rõ các lời hứa của chính quyền đối với các tù nhân. Vì chính quyền ấy từ chối đề nghị của Ngài nên người ta mới biết rằng chính quyền Mỹ không chịu hứa hẹn, và cũng không chịu nói rõ lập trường của mình khi thương thuết để chấm dứt cuộc nổi loạn của tù nhân người Cuba. Thái độ cứng rắn ấy có thể đã đưa tới thảm kịch, vì những người tù Cuba đã bị dồn tới chân tường.

Chính quyền Mỹ đã chỉ thuận để cho ĐGM Roman hành động khi biết rằng những người tù Cuba không tin cậy ở sự khả tín của chính quyền Mỹ nữa. Sức mạnh của ĐGM Roman được chính quyền Mỹ nhận thấy khi cuộn video thâu lời nói và hình ảnh của Ngài được chiếu cho 950 tù Cuba xem. Ngài còn ngồi trên xe mui trần chạy quanh vòng đai của nhà tù để các tù nhân từ bên trong có thể nhìn thấy Ngài. Từ trên xe, Ngài đã liên tiếp ban phép lành cho các tù nhân. Nhiều tù nhân cảm động, sung sướng bật khóc, có người còn la lên “Xin Chúa ban ơn cho Ngài.”

Sau khi cuộc nổi loạn này chấm dứt, người dân Mỹ đã được nhìn thấy ĐGM Roman trên màn ảnh của các hệ thống truyền hình chiếu khắp nước Mỹ. Trên màn ảnh, trông Ngài đúng là biểu tượng cho sự khắc khổ, hèn mọn và thương xót. Trước nhiều câu hỏi của báo chí và truyền hình về sức mạnh mà Ngài đã dùng để giải quyết cuộc khủng hoảng này, Ngài chỉ trả lời rất giản dị: “Tôi không phải là một chính trị gia. Tôi chỉ là người tu hành, và tôi chỉ biêt cầu nguyện”.

Trên thực tế, người ta đã thấy sức mạnh và khí phách của một giáo phẩm lưu vong sau khi cuộc nổi loạn của tù nhân người Cuba được giải quyết. Người ta đã thấy rõ là chó trận, khí giới của cảnh sát, luật lệ cũng như những lời đe dọa của chính quyền tiểu bang và liên bang không giúp ích được gì khi cuộc nổi loạn bắt đầu. Trái lại, những thứ ấy còn làm cho lập trường của những ngừơi nổi loạn cứng rắn thêm. Trong tình thế nguy hiểm ấy, chỉ có ĐGM Roman là thấy rõ chìa khóa để giải quyết. Chìa khóa ấy là TÌNH THƯƠNG.

Nhưng chỉ nói đến Tình Thương chưa phải là đủ. Người mang Tình Thương ấy đến cho các tù nhân còn phải đã được chứng tỏ là người đáng để cho các tù nhân tin cậy và kính phục. Trong quá khứ, ít ra đã có hai sự việc quan trọng cho thấy ĐGM Roman đúng là người xứng đáng được khối người tù Cuba tin cậy và kính phục.

Việc thứ nhất là tình thương và tình đồng bào của Ngài đối với những người Cuba lưu vong. Hiển nhiên là Ngài phải chịu hệ thống chỉ huy của Công giáo tại Mỹ. Nhưng Ngài đã không mắc phải cái bệnh sợ sệt vô lý, nhất là không mắc phải cái bệnh cầu an khiếp nhược. Thay vì có thể ngồi yên, làm cho xong bổn phận hàng ngày mà chức vụ của Ngài đã đặt ra thì Ngài đã tích cực dấn thân, thể hiện tình thương theo nghĩa thiêng liêng nhất, thể hiện tình đồng bào theo nghĩa cao quý nhất. Hẳn là Ngài sẽ không thể hiểu nổi nếu có người cho Ngài biết rằng đã có những người tu hành lưu vong không dám tranh đấu cho quyền lợi của đồng bào cùng lưu vong như họ, chỉ vì các vị ấy sợ thế này, sợ thế kia, và đều là những sợ thiệt thòi cho bản thân!

Việc thứ hai còn quan trọng hơn nữa, là sự biểu lộ khí phách của một người ý thức được lòng yêu quê hương của mình, dầu cho quê hương ấy không còn ở gần nữa, và dầu cho người ấy có là một vị tu hành đi nữa. ĐGM Roman đã lặng lẽ dùng hành động để chứng tỏ khí phách của Ngài, và cũng chứng tỏ Ngài đã ý thức được rằng trước khi là một vị giáo phẩm thì Ngài cũng là một người dân Cuba, và đã mang tư cách ấy, Ngài hiên ngang chấp nhận mọi điều tốt cũng như xấu do ở tư cách ấy mà ra.

Ý thức được điều quan trọng này rồi, người ta thấy Ngài rất khôn ngoan và dũng cảm đặt danh dự và sự yên vui của đồng bào trên hết. Cho nên ĐGM Roman không quan tâm đến những thiệt thòi cho cá nhân của Ngài. Chắc Ngài không cần bận tâm lo rằng nếu tận tình tranh đấu cho quyền lợi của đồng bào người Cuba thì tên Ngài sẽ bị liệt vào “sổ đen”, rồi đến khi Ngài về hưu, sẽ bị làm khó dễ, bị chậm “thăng thưởng” trong hệ cấp lãnh đạo tôn giáo! Và Ngài lại không cần quan tâm lo sợ các biện phàp trả thù của chính quyền quốc gia đã cho Ngài quyền tỵ nạn chính trị. Nếu là người khiếp nhược và cầu an thì Ngài đã không dám lên tiếng từ sớm để yêu cầu nứơc Mỹ không cầm tù những người Cuba trên tầu Mariel năm 1980. Cần nhấn mạnh ở đây rằng trên chuyến tầu ấy, có một số phần tử không lương thiện mà bạo quyền Castro muốn đẩy ra khỏi nước. ĐGM Roman biết rõ điều ấy, nhưng Ngài tiếp tục tranh đấu cho họ, vì Ngài thấy rằng họ vẫn còn là đồng bào của Ngài, và nhất là họ vẫn còn là những CON NGƯỜI.

ĐGM Augustin Roman đã gửi những người lãnh đạo tinh thần lưu vong ở khắp thế giới một thông điệp lớn: giáo phẩm lưu vong ở cấp nào cũng vậy, không thể chối bỏ trách nhiệm tự nguyện của mình đối với các đồng bào cùng cảnh ngộ với mình. Trách nhiệm ấy đòi hỏi nơi các vị giáo phẩm một sự sáng súôt tối thiểu để hiểu rằng danh dự của quốc gia đã ban cho các vị ấy quốc tịch phải được coi trọng hơn mọi điều khác trên đời này.

Tình thương bao la của ĐGM Roman cũng là một lời dậy bảo rất hàm xúc gửi cho những người hữu trách trong chính quyền Mỹ: có những lãnh vực không thể giải quyết được, nếu không dùng TÌNH THƯƠNG giữa con người với con người.

Chúng ta còn học được tấm gương phục vụ nhân loại trong tinh thần cực kỳ hèn mọn nơi một vị tu hành hiện đang được nhân loại coi như một vị Á Thánh: đó là Mẹ Têrêsa, năm nay đã 77 tuổi mà còn cố gắng đi nhiều nơi trên thế giới để gieo tình thương nhân loại, và để nêu gương khắc kỷ hiến thân mang lại tình thương cho những ngừơi yếu kém, những ngừơi thiếu chăm sóc, những người thiếu mọi thứ tình thương.

Những lời phát biểu của Mẹ Têrêsa hiện được nhân loại coi là những lời răn dậy khuôn vàng thước ngọc. Gần đây nhất, tác giả Courtney Tower đã ghi được một số lời phát biểu của vị tu hành khả kính đầy lòng nhân ái ấy.

Nói đến hai chữ “nghèo khó”, Mẹ Têrêsa cho người ta một định nghĩa rất sâu xa: “Phục vụ những người nghèo khó nhất chính là trực tiếp phục vụ Thượng Đế, là mang tình yêu của Thượng Đế đến cho những người nghèo khó... Có những ngừơi nghèo đói ở khắp nơi, kể cả ở New York, London, Canada. Nhưng người nghèo khó không phải chỉ là không có thực phẩm. Sự nghèo khó ấy còn là thiếu thốn tình thương. Có những người đã chết không phải vì thiếu ăn, mà là vì ĐÓI TÌNH THƯƠNG ... Chúng ta chỉ cần trái tim để yêu thương, đôi tay để phục vụ”.

Khởi đầu một mình cách đây 40 năm, Mẹ Têrêsa đã gieo rắc tình thương nhân loại rộng rãi để bây giờ, có những ngừơi tình nguyện theo chân làm việc tại 71 quốc gia, mang tình thương đến cho hàng trăm ngàn người nghèo khó, không nhà cửa, không được săn sóc...

Có người đã hỏi Mẹ Têrêsa rằng: Làm thế nào mà một hoạt động phôi thai lại có thể phát triển để trở thành một định chế rộng lớn như thế này? Câu hỏi được Mẹ Têrêsa trả lời bằng câu ngắn gọn sau đây: “Đây không phải là định chế. Đây là TÌNH THƯƠNG TRONG HÀNH ĐỘNG. Không phải là một định chế”.

Tinh thần hèn mọn mà Mẹ Têrêsa chủ trương để phục vụ nhân loại lên đến cao độ, khi linh mục D’Campo kể lại rằng trong một cuộc hội thảo về nạn nghèo khó của loài người, một linh mục đã nói: “Chúa nghèo khổ đang ở trên đầu chúng ta”, và nhận xét này đã được Mẹ Têrêsa chỉnh lại bằng câu nói sau đây: “Người nghèo khó là Chúa của chúng ta”.

Những tấm gương công bằng và bác ái trên đây lại càng làm cho chúng tôi ngậm ngùi khi nhớ lại sự im lặng của đa số linh mục Việt lưu vong. Chỉ cần các vị ấy ký tên vào một thư thỉnh nguyện để yêu cầu tôn trọng quyền tự do chính nghĩa của người tỵ nạn VN theo phong tục và truyền thống Việt Nam thì những kẻ đội lốt tôn giáo để làm bậy sẽ phải lùi bước ngay. Tiếc rằng các vị ấy đã quá khiếp nhược nên để lỡ mất một cơ hội hiếm có để bảo vệ uy tín và danh dự của Giáo Hội Công Giáo, cũng như để bảo vệ danh dự cho hai chữ VIỆT NAM.

Rửa Mặt Cho Hàng Linh Mục Lưu Vong

Là người theo tôn giáo khác cho nên trước khi bùng nổ cuộc tự vệ văn hóa của đồng bào Công giáo tại San Jose, chúng tôi biết rất ít về đời sống của các linh mục Việt lưu vong tại Mỹ, và cũng rất ít nghĩ tới vai trò nào khác hơn vai trò tôn giáo của các linh mục ấy đối với con chiên của họ.

Sau đó, vì sự tình cờ run rủi, chúng tôi quen biết với một vài vị linh mục Việt trẻ tuổi, và nhờ đó, bắt đầu hiểu một chút về những gò bó mà các vị ấy phải chịu khi sống nhờ tại xứ người. Mặc dầu các vị linh mục thân hữu này chỉ kín đáo cho biết một vài sự gò bó khi các vị ấy phải nhập vào một giáo xứ nào đó của người Mỹ, nhưng chúng tôi có thể hiểu rằng những sự gò bó khổ tâm ấy sâu xa hơn là lời các vị ấy kín đáo bầy tỏ cho chúng tôi biết. Nói theo ngôn ngữ trần tục cho dễ hiểu thì về nhiều khía cạnh, những vị ấy không khác gì những người đi kiếm sở làm. Và nhìn vấn đề theo khía cạnh này thì nhiều vị chỉ còn biết theo chủ nghĩa an phận để được giáo xứ của xứ người dành cho hai chữ bình an trong đời sống hàng ngày. Chúng tôi cũng được biết một sự gò bó khác có ảnh hưởng đến sự “về già” của LM Việt tại Mỹ. Nói rõ hơn nữa, nếu không khôn ngoan thì một LM già nua có thể gặp khó khăn khi đến tuổi lãnh trợ cấp “hưu trí”!

Nhưng có điều mà chính các linh mục Việt lưu vong cũng không ngờ tới, đó là thử thách các vụ đàn áp văn hóa tại giáo phận San Jose, bùng nổ vào giữa năm 1986, sau khi đã âm ỉ trong nhiều năm trước đó.

Theo dõi vụ đàn áp văn hóa San Jose ngay từ đầu, chúng tôi bàng hoàng nhận ra một vai trò mới, một vai trò quan trọng còn hơn cả vai trò hướng dẫn về tôn giáo nữa nơi các LM Việt lưu vong: đó là vai trò hướng dẫn và trợ giúp để con chiên yên tâm và có phương tiện gìn giữ nguồn gốc và truyền thống Việt tại xứ người. Trách nhiệm bảo vệ cho hai chữ VIỆT NAM đã được mặc nhiên khóac lên vai các LM này.

Thử thách lớn nhất trong cuộc sống lưu vong đã đến với hàng LM Việt khi thực dân tại San Jose đội lốt tôn giáo múôn hạ nhục khối người Công giáo VN tại đó, và đám thực dân ấy rất tự tin vì nghĩ rằng theo sự quan sát hàng ngày, cũng như qua sự tường trình của một đám chó săn Lê Chiêu Thống mang lốt người Việt thì hàng ngũ khiếp nhược và cầu an của người tỵ nạn VN rất đông đảo, đông đảo đến nỗi nếu có nhóm nào chống đối thì sự chống đối ấy sẽ bị đám chó săn đông đảo kia đè bẹp ngay.

Những thủ đoạn bần tiện nhất được thực dân tung ra ngay từ đầu, tưởng rằng sẽ diệt được mau lẹ sức chống đối của những người Công giáo VN tự trọng đã nói lên được hai điều không thể chối cãi để chứng tỏ rằng đám thực dân kia đã hòan tòan sai lầm trong lập luận và trong lối suy tưởng của chúng: khối người Công giáo VN bất khuất đã đông quá sức tửơng tượng. Và bạo lực vật chất cũng như bạo lực tinh thần đã bị tinh thần bất khuất của khối người Việt tự trọng ấy làm vô hiệu hóa.

Khi thấy cuộc tự vệ văn hóa chính đáng này nổ ra, nỗi băn khoăn của chúng tôi là háng LM lưu vong sẽ có thái độ nào, và sẽ có được bao nhiêu vị dám can đảm trực tiếp hậu thuẫn cho cuộc tự vệ này. Lúc ấy, chúng tôi đã đau đớn nghĩ rằng nếu hàng LM ấy cúi mặt tất cả để không một ai dám lên tiếng thì sự nhục nhã to lớn sẽ trùm lên tòan thể khối người tỵ nạn VN tại Mỹ, không phân biệt người trong khối ấy là linh mục hay là ngừơi trần tục.

Chúng tôi cảm tạ Thượng Đế đã mang lại cho chúng tôi những tin tức và tài liệu có thể để chứng minh rằng mặc dầu có nhiều linh mục vì khiếp nhược và vì ích kỷ đã im tiếng, nhưng đã có những LM khác không những lên tiếng ngay từ sớm, mà còn lên tiếng trong sự hiên ngang biểu lộ đầy đủ khí phách của sự hãnh diện được là người Việt.

Tiêu biểu cho SỰ SÁNG SUỐT và SỰ KHÔN NGOAN có Linh mục Nguyễn Quang Hiền. Trong lá thư đề ngày 06-02-1987, Ngài đã quyết định vạch mặt chỉ tên kẻ mang lốt tu hành mà lại gây ra rối loạn, đến nỗi giáo dân VN tại San Jose phải nổi dậy. Những lời của LM Hiền tuy có bề ngoài rất nhẹ nhàng của sự nhắc nhở, nhưng nếu kẻ được Ngài nhắc đến trong thư mà còn giữ được chút liêm sỉ, và còn giữ được chút Vịêt tính thì không thể nào “cố đấm ăn xôi” thêm một giây phút nào nữa, sau khi đọc xong lá thư nhắn nhủ của Ngài. Tiếc rằng sự sáng suốt và khôn ngoan của Ngài đã không giác ngộ được một kẻ vong bản đã hết thuốc chữa.

Tiêu biểu cho SỰ RĂN DẬY và KHÍ PHÁCH LÀM NGƯỜI VIỆT là tác phong của Linh mục Đinh Tuấn Ngạn. Ngài đã mắt thấy tai nghe, và còn phải đọc những văn thư giấy trắng mực đen cấm các linh mục Việt “không được về với giáo dân Việt”. Ngài đã phải đọc những lời hăm dọa nhằm vào hàng LM Việt lưu vong. Ngài đã cảm thấy đến tận cùng nỗi nhục của kẻ lưu vong, và nỗi nhục của người Việt vong quốc bị thực dân đội lốt tu hành hành hạ bằng hình thức tra tấn tinh thần.

Với phong thái của một kẻ sĩ Việt Nam, với sự hiên ngang của một người Việt ý thức được nềim hãnh diện được là một người Việt, và sáng suốt nhận ra ngay rằng trong vụ đàn áp văn hóa này, danh dự của hai chữ VIỆT NAM phải được đặt lên trên hết, Ngài đã ung dung dùng sách Thánh để dậy bảo thực dân da trắng. Mặc dầu ngụ tại mãi Fresno, nhưng Ngài đã thấy rõ trong vụ này, ai là kẻ “cọc cằn, ích kỷ, dã tâm, làm càn, lên mặt, tham lam, bẳn gắt, gian ác...” để ghi rõ trong thư của Ngài đề ngày 21-2-1987 trả lời Tổng Quản Sullivan của Tòa Giám Mục địa phận San Jose, nơi xa địa phận của Ngài hàng mấy trăm dặm.

Lá thư của LM Đinh Tuấn Ngạn làm nổi bật một điều chưa từng xẩy ra trong lịch sử tôn giáo của dân tộc VN: có kẻ đã dám nhân danh Công giáo và “giáo luật” để cấm các linh Việt không được phục vụ giáo dân Việt! Nhìn vào các giáo xứ khác ở chung quanh chúng ta, không có thứ tôn giáo nào có thứ mệnh lệnh man rợ là cấm giáo phẩm phục vụ tín đồ.

Lời răn của LM Đinh Tuấn Ngạn không phải là chỉ có rửa mặt cho hàng LM Việt lưu vong. Ngài còn rửa mặt cho cả khối người Việt lưu vong tại Mỹ nữa. Hãy thử nghĩ xem: bọn thực dân đội lốt tu hành sẽ còn ngạo mạn và xấc láo đến đâu nữa, nếu khi chúng ta ra tay đàn áp mà người Việt không một ai dám đương đầu với bọn chúng?

Đi tìm mẫu người răn dậy bằng sự THÀNH KHẨN và bằng sự HÈN MỌN thì chúng ta có Đức Ông Mai Thanh Lương (lúc đó còn là linh mục). Phe đàn áp biết Ngài là một LM có nhiều uy tín nên đã mời Ngài từ tiểu bang Lousiana đến San Jose để thuyết giảng, với thâm ý là mong Ngài sẽ hùa theo phe đàn áp để kết tội phía Chính Nghĩa. Phe đàn áp đã nhận được bài học thật đích đáng, khi LM Mai Thanh Lương dùng sự thành khẩn để khuyến cáo bọn người Việt đội lốt tu hành núp bóng quan thầy thực dân da trắng rằng “đừng nên nói ai phải, ai trái nữa, mà chỉ biết chúng ta cùng lỗi lầm đã gây nên tình trạng rối ren căng thẳng không ít thì nhiều. Bây giờ, không nên nói tới hành chánh và luật pháp làm gì, mà chỉ chú trọng vào đời sống đạo và PhúcÂm mà thôi”.

Trong lời rău dậy này, người ta thấy LM Lương đã cảnh cáo phe đàn áp rằng mang hành chánh và luật pháp ra dọa nạt những người tỵ nạn VN trong công cuộc tự vệ chính đáng sẽ vô ích. Nếu LM Đinh Tuấn Ngạn rửa mặt cho hàng LM lưu vong thì LM Mai Thanh Lương rửa mặt cho hàng linh mục bằng sự khôn ngoan và sâu sắc của người Việt, biểu lộ qua tinh thần thành khẩn và hèn mọn của người tu hành chân chính.

Ngoài biết bao nhiêu tội ác đã phạm từ khi ra tay đàn áp cuộc tự vệ văn hóa của giáo dân VN tại San Jose, phe ấy còn phạm vào tội xấc láo và tội ngu xuẩn nữa, khi tưởng rằng LM Lương không đủ sáng súôt để nhận ra đâu là chính nghĩa trong vụ bắt chẹt tôn giáo ô nhục này. Phe ấy dám tin là sẽ lèo lái được LM Lương để Ngài đứng về phía đàn áp. Tiếc rằng lời răn dậy cao quý của LM Mai Thanh Lương không thức tỉnh được bọn người đã tự sa đọa hóa.

Đi tìm gương HÈN MỌN cho các người tu hành trên thế giới, người ta tìm thấy ngay gương ấy nơi con người của LM Nguyễn Mạnh Tân. Người ngoài Công giáo chỉ biết rất lờ mờ về Dòng Tu Phan-Xi-Cô của LM Tân nghĩa là chỉ nghe nói rằng dòng tu ấy rất khổ hạnh và giầu lòng bác ái, nhưng không được biết người thuộc dòng ấy thực hiện sự hèn mọn và bác ái như thế nào.

Tên thật của Dòng ấy phải gọi là DÒNG ANH EM HÈN MỌN mới đúng, vì khi lập ra Dòng này, Thánh Phan-Xi-Cô đã chọn con đừơng như vậy. Dòng này có mục đích giúp những người nghèo khổ, khốn cùng trong xã hội.

LM Nguyễn Mạnh Tân đã có mặt ngay khi được biết rằng giáo dân VN tại San Jose không có Thánh lễ và các Bí Tích khác bằng tiếng Việt. Ngài đã hiện diện “giữa cộng đồng người Việt như một linh mục tu sĩ Việt Nam”. Ngài phát bịểu thật giản dị và vô cùng hèn mọn trong lá thư của Ngài gửi giáo dân tại San Jose: “Tôi vẫn luôn luôn muốn là người đầy tớ của anh chị em”.

Khi chúng tôi viết tới đây thì được đọc bản tin đăng trên nhật báo San Jose Mercury News đề ngày 24-11-1987, viết về sự khiển trách một linh mục Mỹ vì đã gây bất mãn cho giáo dân Mỹ trong đường lối lãnh đạo. Bản tin cho biết là Tổng Giám Mục John F. Whealon thuộc giáo phận Hartford, tiểu bang Connecticut đã “chính thức và công khai khiển trách linh mục Paul P. Wysocki trong chức vụ Chánh Sở tại nhà thờ Sacred Hesrt thuộc thành phố New Britain”.

LM Wysocki đã cách chức một linh mục phụ tá, mặc dầu vị này rất được lòng giáo dân. Chưa kể một số điều khác thuộc về chính sách đối nội của nhà thờ này do LM Wysocki chủ trương và cũng làm cho giáo dân bất mãn. Trên 1.000 giáo dân đã quyết liệt phản kháng. Tuy LM Wysocki cai quản nhà thờ này từ năm 1977, nhưng “vì lỗi lầm qúa trầm trọng”, sự căm hờn của giáo dân quá lớn, nên TGM Whealon phải dùng biện pháp “khiển trách công khai”, đồng thời còn ra lệnh cho LM Wysocki phải cấp tốc “thực hiện những sự cải cách”.

Khi giải thích sự cần thiết thi hành biện pháp kỷ luật này, TGM Whealon nói rằng Ngài đã phải khiển trách công khai LM Paul Wysocki vì LM ấy là người chung cụôc chịu trách nhiệm gây bất mãn cho giáo xứ, trong khi người linh mục là người phải giúp quần chúng theo phương thức lãnh đạo, “có nghĩa là phải phục vụ”. Ở đây, người ta lại thấy tinh thần HÈN MỌN được nhấn mạnh nơi hàng giáo phẩm, chứng tỏ rằng người tu hành chân chính chỉ có thể nói đến những chữ PHỤC VỤ và HÈN MỌN trong mối liên hệ của họ với giáo dân.

LM Nguyễn Mạnh Tân đã triệt để thực hiện tinh thần “làm tôi tớ” cho giáo dân, mặc dầu Ngài biết rất rõ rằng khi thực hiện tinh thần ấy để phục vụ phía Chính Nghĩa, Ngài sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thiệt thòi cho chính bản thân Ngài.

Khi bị phe thực dân cấm cản đủ mọi điều, Ngài vẫn giữ sự bình tĩnh và hèn mọn gương mẫu. Trong là thư của Ngài gửi cho giáo dân VN tại San Jose, Ngài chỉ vắn tắt nhắn họ rằng Ngài đã bị cấm cản mọi đường, kể cả sự đi tới khu vực có giáo dân của phía Chính Nghĩa. Điều ghê gớm nhất mà Ngài nói cho thế giới bên ngoài biết là giáo dân VN tại San Jose muốn được sự giúp đỡ của linh mục nào thì phải “xin phép” (hiểu là phải xin phép phe đàn áp) tủi nhục cho mọi người Công giáo trên thế giới. Làm thế nào tưởng tuợng rằng kẻ có quyền thế trong lãnh vực tôn giáo lại buộc con chiên phải xin phép mỗi khi muốn được linh mục của mình giúp đợ? Luật lệ này có từ bao giờ, và Tòa Thánh La Mã nghĩ sao khi thứ luật lệ bán khai ấy xuất hiện tại quốc gia dẫn đầu thế giới về kỹ thuật, và còn là quốc gia luôn luôn tự hào đã ban cho người từ các chân trời khác tới nhiều quyền tự do nhất trên hành tinh này?

Khi đã phải dùng đến sự phong tỏa giáo dân chặt chẽ hơn cả mọi sự phong tỏa chính trị và kinh tế từ trước tới nay trong lịch sử chiến tranh của lòai người, phe đàn áp đã chỉ càng làm cho thế giới bên ngoài nhận rõ hơn nữa một điều đã rõ: quả thật, phe đàn áp đã vô cùng hỏang sợ trước sức mạnh của phía Chính Nghĩa.

Từ nhận định vừa kể, chúng tôi cảm thấy u-uất vì đứng trứơc hai câu hỏi lớn. Một là tại sao những sự cấm đóan phi lý và man rợ này được Tòa Thánh La Mã mặc nhiên dung túng? Chưa cần biết cơ quan lãnh đạo tối cao của Công Giáo Thế Giới sẽ giải quyết vụ đàn áp văn hóa này như thế nào, nhưng trong khi chờ đợi, không thể nào để mặc cho phe đàn áp nhân danh tôn giáo tước đoạt tới cả những quyền sơ đẳng của bất cứ người nào sống trên đất Mỹ. Tại Mỹ, một người dân cùng khổ đến đâu, bị giới tài phiệt, và nói chung, bị bọn giầu có khinh miệt tới đâu, cũng không thể bị hạn chế tự do đi lại. Linh mục là người khả kính trong xã hội, vậy tại sao, linh mục lại bị cấm không được tự do di chuyển? Quái đản hơn nữa là tại sao, một linh mục Việt Nam lại không được phép đến gần con chiên người Việt để phục vụ các con chiên ấy? Sự cấm đóan man rợ này kéo dài rất nhiều tháng mà không thấy Tòa Thánh La Mã có hành động gì. Chúng tôi còn muốn đặt câu hỏi phụ gắn liền vào với câu hỏi lớn thứ nhất trên đây, là Tòa Thánh La Mã nghĩ gì, và tại sao im lặng khi có kẻ đội lốt tu hành dám võ đóan cấm các Thánh Lễ, tước đoạt các Bí Tích cử hành bằng tiếng Việt, trong khi các sự cấm đóan ấy không có được một sự tối thiểu hợp lý để biện minh cho sự hiện hữu của các sự cấm đóan ấy?

Thật tội nghiệp cho vài vị linh mục Việt tỵ nạn phải dùng thân xác ốm yếu của mình để gánh tới hai gánh nặng. Một là trách nhệim bảo vệ danh dự của hai chữ Việt Nam trứơc sự công phá của thực dân đội lốt tu hành. Hai là gánh nặng rửa mặt cho hàng trăm vị linh mục Việt lưu vong cúi mặt trong sự nhục nhã của sự khiếp nhược.

Im Lặng Của Sự Đồng Lõa Và Của Khiếp Nhược?

Theo sự hiểu biết nghèo nàn của chúng tôi thì tại Hoa Kỳ hiện có trên 300 linh mục Việt. Khối linh mục này đã làm gì sau khi hàng ngàn giáo dân VN tại San Jose bị hành hạ về tinh thần?

Thật khó cho chúng tôi tưởng tượng rằng một người tỵ nạn VN nào có thể thản nhiên khi trông thấy chó trận và cảnh sát da trắng to con hăm hở dọa nạt và sẵn sàng xung phong vào đám giáo dân VN chỉ vì những giáo dân ấy múôn dừợc tự do dùng tín ngưỡng của họ theo truyền thống thờ phượng của dân tộc VN, và vì các giáo dân ấy không thể nào chấp nhận được một thứ lãnh đạo tinh thần bất xứng, một thứ lãnh đạo hậu thân của Lê Chiêu Thống.

Từ trứơc đến nay, chúng tôi vẫn luôn luôn nghĩ rằng nếu đã nhận cái danh xưng “lãnh đạo tinh thần” mà giáo dân và đời tặng cho thì các người lãnh đạo ấy nhất định phải sáng súôt và thông minh hơn người tầm thường. Nhận định ấy của chúng tôi đã bị thực tế phũ phàng chứng minh rằng chúng tôi đã kính nể lầm người. Tại sao cũng là linh mục mà những vị như LM Duyên Mậu, Nguyễn Quang Hiền, Nguyễn Mạnh Tân, Đinh Tuấn Ngạn lại thấy đâu là chính nghĩa của giáo dân Việt Nam tại San Jose ngay từ phút bùng nổ ra cuộc tự vệ văn hóa ấy? Vậy nếu đã không có được sự thông minh và sáng suốt tối thiểu để nhận ra sự thật mau lẹ như các linh mục kể trên đã nhận ra thì các linh mục Việt “ngậm miệng ăn tiền” nên tự xét lại xem mình có còn xứng đáng lãnh cái danh xưng “lãnh đạo” nữa không? Hãy suy ngẫm về lời nhắn nhủ của bình luận gia Robert D. Caldwell của nhật báo The San Diego Union về sự thành thật nhìn nhận sự yếu kém và sai lầm của một người trong chúng ta trên trái đất này. Ông Caldwell nhắn các ký giả Tây phương, nhất là đám ký giả Mỹ từng tường thuật thiên lệch và xuyên tạc cuộc chiến đấu tự vệ của Nam Việt Nam rằng: “Hãy nên nhìn nhận tội lỗi của mình, vì sự nhìn nhận ấy rất tốt cho linh hồn của chúng ta...”

Sự im lặng của khối linh mục Việt rải rác tại Mỹ còn đáng bị lên án hơn nữa khi họ để mặc cho hai linh mục Việt nhân danh toàn thể cái khối của họ để ca ngợi, cổ võ cũng như tiếp tay với cuộc đàn áp văn hóa bằng bạo lực tinh thần tại San Jose.

Trường Hợp 1: Linh Mục Đỗ Thánh Hà

Người viết sách này vẫn có mối liên lạc tốt đẹp với linh mục Hà kéo dài nhiều năm tại Orange County, phía nam California. Sự tốt đẹp ấy không còn nữa khi chúng tôi được biết ngài đã chính thức chống lại cuộc tự vệ văn hóa chính đáng và thiêng liêng của giáo dân VN tại San Jose.

Chúng tôi thấy ngài đã không xúc động trước cảnh đàn áp man rợ tại San Jose. Sự thản nhiên và lạnh lùng tàn nhẫn nơi LM Đỗ Thanh Hà (cộng thêm hành động còn tàn nhẫn hơn nữa của LM Vũ Đình Trác) đã có một tác động dứt khoát đối với chúng tôi. Nếu chúng tôi còn chút dè dặt nào sau hơn một năm theo dõi vụ đàn áp tại San Jose trước khi quyết định lên tiếng ủng hộ cuộc tự vệ văn hóa tại San Jose thì thái độ của hai vị linh mục trên đây đã làm tan biến chút dè dặt còn lại đó, và khiến cho chúng tôi vững tin rằng quả thật chúng tôi đang có vinh dự được lên tiếng cho những người thật sự có chính nghĩa.

LM Đỗ Thanh Hà đã tận dụng khí giới truyền thông để làm hại cuộc tự vệ của giáo dân VN tại San Jose. Ngài có trong tay tới hai vũ khí là bản tin Hiệp Thông và tờ nguyệt báo Đường Sống.

Liên tiếp trong hai số đề ngày 25-1-1987 và 8-2-1987, bản tin Hiệp Thông viết về cuộc chiến đấu của giáo dân VN tại San Jose với lời lẽ thiếu công bằng và ít thẳng thắn. Thí dụ bản tin ấy dám quả quyết rằng hầu hết đám quần chúng bị lợi dụng này đều vô tội, vì họ bị bưng tai, bịt mắt để dấn thân tranh đấu mà không nhận biết rằng: mục tiêu thỉnh nguyện ban đầu đã biến dạng”.

Sau bản tin này, Tiến sĩ Trần An Bài đã rất ngay thẳng công khai nhắn gửi giáo dân VN tại San Jose rằng “... nếu thật sự lời cảnh giác của tờ Hiệp Thông là đúng thì xin quý vị hãy tự động từ bỏ lập trường của Chính Nghĩa.”

Lời nhắn gửi này cùa Tiến sĩ Trần An Bài được phổ biến ngày 18-2-1987. Từ thời điểm ấy cho đến khi cuốn sách này được viết xong vào cuối tháng 6 năm 1988, hơn 16 tháng trôi qua. Thời gian này là một sự trắc nghiệm thích đáng nhất cũng như thẳng thắn nhất để mọi người có thể dứt khoát kết luận rằng cuộc tự vệ văn hóa của giáo dân VN tại San Jose có chính nghĩa hay không. Sau 16 tháng ấy, chúng tôi thấy một điều không thể chối cãi: 4000 giáo dân tại San Jose đoàn kết hơn bao giờ hết trong niềm tin tưởng mãnh liệt ở chính nghĩa sáng chói trong cuộc chiến thiêng liêng của họ. Thắng lợi này càng đáng kính nể hơn nữa khi người ta biết rõ rằng phe đàn áp đã tận dụng mọi phương tiện cũng như thủ đoạn để mưu diệt cuộc chiến đấu lịch sử này.

Khi bản tin của LM Hà xác quyết rằng hầu hết giáo dân của phía Chính Nghĩa đều bị “bưng tai bịt mắt” là ngài rõ rệt múôn nói rằng khối giáo dân ấy bị lừa dối là vì họ ngu dại. Sự đoàn kết cũng như giữ vững niềm tin ở chính nghĩa của cuộc tranh đấu cũng như rất tin tưởng ở những người lãnh đạo sáng súôt của họ là câu trả lời hùng hồn nhất của giáo dân VN tại San Jose.

Nhưng ngài còn đi xa hơn nữa. Ngài đã loan tin hai ông Trần An Bài và Trần Công Thiện bị vạ tuyệt thông nhưng cố ý không cho biết rằng án ấy đã bị đình chỉ. Cái lối loan tin mập mờ này gây thiệt hại rất nhiều cho hai nạn nhân đương sự. Ở địa vị gọi là lãnh đạo, chắc chắn ngài biết hậu quả của lối loan tin ấy, nhưng dường như yên vui và hạnh phúc của các nạn nhân ít được ngài quan tâm.

Trên tờ Hiệp Thông, ngài còn cột nhiều tội hơn nữa cho phía Chính Nghĩa bằng những tội danh vĩ đại như PHẢN ĐẠO, như LĂNG MẠ “tất cả những cơ quan truyền thông có uy tín của tập thể tín  hữu Công giáo VN ở Hoa Kỳ”, và “LĂNG MẠ, ĐẬP ĐÁNH TƠI BỜI” ba tờ báo Công giáo là Trái Tim Đức Mẹ, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Dân Chúa.

Nói rằng 4000 giáo dân VN tại San Jose “phản đạo” là LM Đỗ Thanh Hà tự đặt mình ở vị thế cao hơn cả đương kim Giáo Hòang. Từ khi bùng nổ cuộc tự vệ văn hóa tại San Jose cho tới nay, chưa bao giờ thế giới bên ngoài nghe thầy đương kim Giáo Hòang dùng từ ngữ ấy để nói về phía Chính Nghĩa. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy LM Hà gán cái tội vĩ đại ấy cho một cuộc tranh đấu mà mục tiêu thật là giản dị cũng như rất hèn mọn là mong được thờ phượng theo truyền thống của người VN tại một quốc gia lúc nào cũng tự nhận là dư thừa về tự do và dân chủ. Mặc dầu đã từng kính mến ngài, nhưng viết tới đây, chúng tôi bắt buộc phải nghi ngờ sự khôn ngoan va sáng súôt của ngài.

Lập luận cũng như lời kết tội của ngài nghe rất kỳ lạ. Ngài phủ nhận chính nghĩa của khối giáo dân VN tự trọng tại San Jose, và phủ nhận chính nghĩa của họ tức là nói rằng họ không có sức mạnh, thế mà ngài lại nói rằng họ lăng mạ tất cả các cơ quan truyền thông có uy tín của người Công giáo tại Mỹ. Điều thật tội nghiệp cho ngài là sau khi đưa ra một lời buộc tội rất vu vơ như vậy thì ngài lại dẫn chứng ba tờ báo mà ngài coi là nạn nhân. Sự phối kiểm của chúng tôi cho thấy rằng phía Chính Nghĩa chưa hề viết một bài nào nói tới hai ấn phẩm Trái Tim Đức Mẹ và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Còn đối với nguyệt san Dân Chúa thì phía Chính Nghĩa chỉ đăng lại một bài báo khác có tác dụng góp ý với lập luận của tờ Dân Chúa mà thôi.

Bấy nhiêu vẫn còn chưa đủ để ngài thể hiện tình thần “bảo hoàng hơn vua” của ngài, nên ngài còn dùng tờ Đường Sống để phá tệ hại hơn nữa cuộc chiến đấu chính đáng của giáo dân VN tại San Jose. Là một trong những ngừơi tìch cực ủng hộ và cổ võ cho tờ Đường Sống từ khi nó chưa ra đời, vì còn nằm trong khuôn khổ hoạt động của Chiến Dịch Tặng Sách Báo cho đồng bào tạm trú tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á, chúng tôi đã ngậm ngùi viết thư yêu cầu tờ báo ấy đừng gửi tờ Đường Sống cho chúng tôi nữa, vì tờ ấy đã tự phản bội và phản bội độc giả, khi ngả hẳn về phe đàn áp và chạy tội cho phe ấy, đồng thời, còn nhục mạ những người Công giáo VN biết giữ gìn và bảo vệ danh dự của hai chữ Việt Nam. Thoạt đầu, tờ Đường Sống chỉ được xuất bản để hòan tòan gửi miễn phí cho đồng bào tại các trại tạm trú Đông Nam Á. Sau đó, tờ báo ấy nhắm mục tiêu cao hơn và xa hơn là múôn biến thành “tờ báo của mọi gia đình người Việt”.

Biết lựa mục tiêu to lớn là điều đáng mừng, vì khi nhắm mục tiêu lớn, người ta sẽ tránh được các điều nhỏ nhen và thấp hèn. Tiếc rằng tờ Đường Sống đã hành động ngược hẳn với tôn chỉ và mục tiêu to lớn đã đề ra. Thí dụ tờ Đừơng Sống cho đăng một số tin tức hoặc nhận định ra vẻ “hòa giải hai phe” trong cuộc khủng hoảng tôn giáo tại San Jose, nhưng tính chất “hòa giải” chỉ xuất hiện thoáng qua ở phần đầu của bản tin hoặc của bài nhận định. Phần còn lại được dùng để mạt sát phía Chính Nghĩa. Theo cách nhìn của người làm báo lương thiện thì nếu muốn đứng giữa một cuộc tranh chấp tế nhị, người làm báo chỉ nên chọn một trong hai con đường, hoặc không viết gì tới cả hai phe tranh chấp, hoặc nếu viết thì không thiên lệch bên nào. Nói rõ hơn nữa, nếu múôn tỏ ra vô tư thì phải để cho cả hai phía có cơ hội lên tiếng. Tờ Đ.S. tuy có đẻ ra mục Điểm Báo nhưng lại chỉ điểm những tờ bào nào viết hòan toàn bất lợi cho phía Chính Nghĩa. Chua hết, tờ báo ấy còn đẻ ra một mục khác nữa, cũng hấp dẫn không kém mục điểm báo thiên vị. Đó là mục chạy tội cho thực dân bản xứ. Vụ cảnh sát Milpitas dùng thủ đoạn của Đức Quốc Xã ngay trước khi hành hạ và làm nhục giáo dân VN tại San Jose đã được báo chí địa phương liên hệ tường thuật, và Hội Luật Gia Á Châu đã chính thức lên án hành động man rợ đó. Nhưng tờ báo có mục tiêu vĩ đại này đã đăng nguyên văn và trịnh trọng lá thư “tự chạy tội” của tên cầm đầu cảnh sát Milpitas. Người ta biết rằng vụ này đã đưa tới sự trao đổi khá nhiều văn thư bằng Anh ngữ giữa phía Chính Nghĩa và phía chính quyền bản xứ địa phương, nhưng tờ báo nói trên lại chỉ đăng lời lên tiếng của cảnh sát bản xứ.

Ra vẻ trích dẫn từ báo chí ngoại quốc, tờ báo này cũng trích một đoạn trong tờ National Catholic Report, viết về lời tuyên bố cùa người lãnh đạo phía Chính Nghĩa. Tờ Đ.S. đã xuyên tạc lời tuyên bố ấy. Cũng trên tờ báo ngoại ngữ (NCR) ấy, có một bài viết dài nhìn nhận sức mạnh của phía Chính Nghĩa thì tờ Đ.S. đã không hề trích một lời nào.

Có một điều đã rõ là tờ Đ.S. không bao giờ đăng tin tức về sự thú tội của bất cứ một giáo chức nào, hoặc của một tổ chức nào của Công giáo đối với giáo dân. Nếu tờ báo ấy muốn đăng loại tin ấy thì chỉ cần điểm các tờ báo lớn của xứ này sẽ tìm được ngay. Bản tin do hãng AP đánh đi từ thành phố Buffalo, tiểu bang New York vào hạ tuần tháng 10, 1987 cho hay rằng Tòa Giám Mục Buffalo đã phổ biến một loạt thông cáo cậy đăng trên báo chí, thú nhận rằng họ đã bỏ rơi nhiều giáo dân, đến nỗi các giáo dân này đã bỏ đi nơi khác, và bây giờ, Tòa Giám Mục Buffalo thành khẩn xin các giáo dân ấy trở về với Giáo Hội. Ngôn ngữ của thông cáo thật là thành khẩn đặc biệt. Thí dụ như: “Giáo Hội Công Giáo muốn xin được tha thứ (xưng tội)”. Một thông cáo khác thì viết: “Chúng tôi rất tiếc đã bỏ rơi quý vị, chúng tôi mong có dịp đón tiếp quý vị trở về”.

Linh mục David M. Lee, giám đốc truyền thông của giáo phận gồm trên 800.000 giáo dân này, nói rằng “Tòa Giám Mục Công Giáo Buffalo múôn ghi nhận rằng vì chúng tôi là Giáo Hội của con ngừơi cho nên nhiều khi, chúng tôi đã phạm lỗi, và giáo dân đã bị phật lòng. Qua những thông cáo này, chúng tôi múôn xin sự tha thứ đối với những ngừơi mà chúng tôi đã làm mất lòng, và chúng tôi múôn tìm sự hòa giải”.

Trường Hợp 2: Linh Mục Vũ Đình Trác

So với hành động của Lm Đỗ Thanh Hà thì hành động của Lm Vũ Đình Trác gây nhiều đau đớn và thiệt hại cho cuộc tự vệ chính đáng của giáo dân VN tại San Jose hơn nhiều.

Đúng vào lúc cuộc đàn áp văn hóa diễn ra tàn ác đến cao dộ thì Lm Trác gửi cho Giám Mục DuMaine một diễn văn “vô cùng tri ân các nỗ lực” của GM DuMaine. Điện văn ấy mang chữ ký của Lm Vũ Đình Trác, trong chức vụ “Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ”. Thật là hai chức vụ vĩ đại, rất thích hợp với con người khát danh vọng của Lm Trác.

Như thể thấy vẫn còn chưa đủ mạnh để yểm trợ hành động đàn áp văn hóa của những kẻ đội lốt tu hành tại San Jose, cũng lại ngài Vũ Đình Trác gửi một văn thư tiếp theo đến “tổng quản” Terrence Sullivan để “xác nhận” lập trường ghi trong điện văn ngày 24-7-1986. Trong văn thư này, Lm Trác khẳng định “luôn luôn ủng hộ những quyết định của Đức Cha DuMaine, và xác nhận sự nhất thiết tuân phục lệ luật của tòan thể giáo dân VN tại San Jose, tiểu bang California.”

Hãy nói tới hành động của Lm Trác giả dụ là chỉ với tư cách cá nhân. Trước hành động của Tòa Giám Mục San Jose gây thiệt hại và đau đớn cho giáo dân VN tại San Jose mà Lm Trác lại gửi điện văn tri ân, và còn xác nhận luôn luôn ủng hộ các quyết định của Tòa Giám Mục ấy, Lm Trác đã làm cho mọi người ngoại cuộc thấy rằng chỗ đứng của ngài không còn ở với dân tộc và xứ sở của chúng ta nữa.

Nhưng văn thư và điện văn của ngài lại ghi rõ hai chức vụ vĩ đại, có uy quyền đối với “tòan thê Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ”. Trong hai chức vụ ấy, ngài anh dũng xác nhận với Tóa Giám Mục San Jose rằng tòan thể giáo dân VN tại San Jose đều nghĩ và hành động như ngài. Đến đây thì Lm Vũ Đình Trác đã đi quá xa trên con đừơng lạm quyền.

Khi hành động của Lm Trác được công bố cho mọi người biết, những ai quan tâm đến nỗi đau kéo dài của đồng bào Công giáo tại San Jose đều phải tự đặt câu hỏi là có thể nào tin rằng tất cả những người Công giáo VN tại Hoa Kỳ đều tàn nhẫn và vong bản như vậy hay sao? Câu hỏi này càng thêm day dứt trứơc sự im lặng nặng nề và khó hiểu của hàng linh mục VN lưu vong tại Mỹ. Có nên kết luận rằng trên 300 linh mục Việt lưu vong kia hòan toàn nhắm mắt, cúi đầu tuyệt đối chấp nhận mọi quyết định của nguyên soái Vũ Đình Trác chăng? Phải chờ khi Lm Trác sa lầy đến tận cổ trong vụ Thư Ngỏ Chúc Tết đồng bào mùa Xuân năm 1988 thì người ta mới thấy được kích thước tội lạm quyền cũng như tầm vóc sự kiêu căng của ngài, và buồn hơn nữa cho sự thụ động ù-lì của đám đông linh mục VN.

Lá thư ngỏ này được soạn thảo bằng lời lẽ nghiêm chỉnh và thận trọng, đọc lên lập tức đem lại cho người nghe cái cảm tưởng không thể chối cãi được rằng đó là một đoạn văn ca tụng cộng sản cũng như chạy tội cho bạo quyền cộng sản đang hành hạ đồng bào ta ở trong nước. Đây là đoạn văn tệ hại nhất trong là thư ngỏ ấy:

“Mùa Xuân năm nay, dân tộc có bộ mặt mới từ trên 40 năm nay. Nhà nước được thay đổi trọn vạn. Những bộ mặt mới lên cầm cân nẩy mực cho vận hội mới. Những chính sách mới của đường lối nội trị, ngoại giao và kinh tế đều được đổi mới. Các cán bộ già nua rút lui, nhường chỗ cho những người trẻ đứng lên và hành động cho một giai đoạn mới.”

Trong một tài liệu gọi là minh xác sau khi thư ngỏ của ngài bị đồng bào nhiều nơi nhao nhao hỏi tội, ngài than là vì “lời văn không diễn tả hết ý...” Tuần báo Việt Nam Tự Do tại Nam California, số ra ngày 14-3-1988, đã nghiêm khắc gửi cho ngài lời hỏi thăm xác đáng nhất như sau: “Thực sự những ai đọc kỹ lá thư chúc xuân của Lm Trác đều có thể nhận thấy khả năng trác tuyệt của Linh mục trong việc bợ đỡ Hà-nội, và bản văn quả thật đã diễn tả tài tình mọi ý nghĩa cần nhắn giáo dân là hãy yên vui, hợp tác với chính quyền cộng sản trong khi trên thực tế, giáo dân Việt đã chịu trăm cay, ngàn đắng, đã đổ máu và nứơc mắt tràn đầy trên bệ thờ, trong rừng thiêng nứơc độc súôt 13 năm khi chủ chiên của họ giã từ tín hữu ra đi.”

Trong một thông cáo phổ biến sau khi có phản ứng chống đối dữ dội của người Việt hải ngoại, không phân biệt là Công giáo hay thuộc các tôn giáo khác do là thư ngỏ của Lm Trác gây ra, Lm Trác xác nhận rằng lá thư ấy đã làm giảm uy tín của Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ. Ngài viết là ngài chịu trách nhiệm về việc ấy và “tự ý” từ chức chủ tịch của tổ chức nói trên.

Ngay cả ở phương thức từ chức, người ta vẫn còn thấy rõ con người thiếu khiêm tốn của Lm Trác. Khi phạm vào lỗi lầm to lớn như vụ lá thư chạy tội cho cộng sản, sự từ chức lẽ ra phải đến mau hơn, và với lời lẽ thật hèn mọn, thật ăn năn. Ở đây, chỉ thấy ngài dùng có hai chữ “tự ý”. Phạm lỗi trọng đại với đất nước và với dân tộc rồi mà không tự ý từ chức thì còn đợi bị quần chúng kéo xuống rồi mới xuống hay sao?

Chưa ai dám nói rằng sự tự chức này có thề là một liều thuốc mạnh để chữa hai bệnh nặng ấy cho ngài không. Dầu sao, người ta vẫn mong rằng lỗi lầm ghê gớm của Lm Trác qua vụ lá thư ngỏ chúc Xuân cũng nhắc ngài vài điều giản dị mà ngừơi bình dân của nứơc VN không có bằng tiến sĩ có thể hiểu được. Thứ nhất là xảo thuật “cởi mở” đang diễn ra tại nhiều nước cộng sản chỉ là một chiến thuật mới, nhằm củng cố quyền cho các chính quyền cộng sản liên hệ. Thứ hai là cộng sản không thèm bận tâm đến việc ngài dùng chữ của chúng có theo lối “mỉa mai” hay không. Người trong hàng ngữ chống cộng mà viết có lợi cho cộng sản là chúng triệt để khai thác ngay điều sơ hở ấy. Thứ ba là lịch sử chống cộng thế giới, nhất là của dân tộc VN, ghi nhận khá nhiều các triết gia lỗi lạc của Tây phương phạm những lỗi lầm ngu xuẩn hơn lỗi lầm của người bình dân rất nhiều. Thí dụ: triết gia Jean-Paul Sartre của Pháp, triết gia Bertrand Rusell của Anh, và nhiều kẻ khoa bảng đầy mình của thế giới tự do. Một kết luận nhỏ cho điểm này là môn triết học ở cấp cao nhất không bao giờ là một bảo đảm rằng người mang cái nhãn hiệu ấy sẽ không mắc lỗi lầm vụng về và ngớ ngẩn khi người ấy dám mạo hiểm đi vào lãnh vực chính trị học.

Lm Vũ Đình Trác thường cổ võ một vấn đề Triết Việt rất cao siêu mà ngài vẫn gọi là Việt Nho. Cứ theo triết thuyết ấy thì ngài phải là một người vô cùng yêu nứơc. Tiếc rằng ngài không chứng tỏ được rằng ngài là người “tri và hành hợp nhất”. Đồng bào tại San Jose bị hành hạ và bị làm nhục lộ liễu đến nỗi cả thế giới đều biết qua sự thông tin của ngành truyền thông. Thế mà ngài không hề xúc động, và lại còn ngỏ lời công khai biết ơn những kẻ hành hạ đồng bào nữa.

Lm Trác là học trò của Lm Lương Kim Định. Chúng tôi có nhiều dịp trao đổi ý kiến với cả hai vị, và khám phá một sự cách biệt thật lớn. Nói chuyện với Lm Kim Định dễ và thoải mái bao nhiêu. Lm Kim Định giản dị, thự tế và khiêm nhường đến nỗi ngài còn yêu cầu chúng tôi đừng gọi ngài là Lm nữa. Lm Vũ Đình Trác đã không phạm những lỗi lầm vô cùng tệ hại trên đây, nếu ngài biết thực hiện những điều sơ đẳng trong nguyên tắc khiêm tốn của lễ giáo Đông phương và của Việt Nam.

Làm sao chúng ta có thể quên được lời của Lm Nguyễn Mạnh Tân khi ngài viết rõ trong thư của ngài rằng lúc nào, ngài cũng chỉ mong được “làm tôi tớ cho các anh chị em”. Ngài đã nói và ngài đã làm đúng như lời ngài nói để thể hiện tinh thần hèn mọn thật sự và lòng bác ái.

Câu hỏi lớn được đặt ra sau đoạn này là tại sao, hai linh mục Đỗ Thanh Hà và Vũ Đình Trác lại có thể làm ngược hẳn với tinh thần công bằng và bác ái là hai điều chúng tôi thường nghe Thiên Chúa Giáo nói tới hàng ngày? Phải chăng hai linh mục ấy rất lo sợ trước cuộc tự vệ văn hóa của giáo dân VN tại San Jose? Tại sao họ phải sợ? Sợ cho ai, sợ vì ai? Nếu nói rằng hai vị ấy lo cho tương lai cho Giáo Hội La Mã thì hai vị ấy có hơi tham lam. Và quả thật đã mắc tội “bảo hoàng hơn vua”. Người duy nhất có tư cách và thẩm quyền để lo cho tương lai và Giáo Hội La Mã chính là đương kim Giáo Hòang. Cuộc tự vệ văn hóa tại San Jose có đe dọa sự sống còn của Giáo Hội La Mã không? Đức Giáo Hòang John Paul II đã ban phép lành cho cuộc tự vệ văn hóa ấy ngay ở chặng đầu (thành phố Miami, tiểu bang Florida) của chuyến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 9, 1987, khi Ngài chính thức nhắn người tỵ nạn VN: “Là người tỵ nạn, các con nên cố gắng gìn giữ những phong tục tập quán cổ truyền, những lễ nghi đạo giáo đáng yêu của quê hương, và coi đó như là những di sản đặc biệt mà Thiên Chua đã ban thưởng cho mỗi dân tộc.”

Tại sao phải lo? Trong khi giáo dân Mỹ tại tiểu bang New York bỏ giáo phận mà đi hàng trăm ngàn người đến nỗi Tòa Giám Mục ở đó phải đăng thư công khai xin giáo dân tha thứ thì tại San Jose, giáo dân VN vô cùng hèn mọn và vô cùng sùng đạo lại khổ sở chỉ vì họ quá hăng say theo đạo, đến nỗi bồng bế nhau đi cả trăm cây số để tìm một giáo phận thực sự biết thực hiện công bằng và bác ái để làm lễ cho họ?

Mối lo gần của hai vị linh mục này là mối lo “cháy thành vạ lây”. Trong sự suy luận thiển cận của hai ngài, chỉ cần tỏ ra hết sức sợ sệt, nhắm mắt ca tụng cuộc đàn áp văn hóa của thực dân đột lốt tôn giáo tại San Jose thì sẽ có thể mang lại sự vững bền cho ghế ngồi của hai người. Hai ngài nghĩ rằng tinh thần nô lệ ấy sẽ làm cho các giáo phận khác không bị trả thù. Kết quả cho thấy sự tính tóan thiển cận của hai ngài đã sai lầm đau đớn. Khi chúng tôi viết xong sách này thì tại đất nước cai trị của hai linh mục bảo hòang hơn vua này, sự đàn áp đã diễn ra tinh vi hơn sự đàn áp tại San Jose. Cơ cấu nhỏ bé của người Công giáo VN tại vùng Orange County gọi là Trung Tâm Mục Vụ nay không còn một linh mục Việt nào cai quản nữa, dầu cho cơ cấu ấy có hiện diện thì nó cũng chẳng còn một ý nghĩa đại diện nào đối với người Công giáo VN tại vùng này. Tám linh mục Việt tại trung tâm này đã bị phân tán đi mỗi người vào một nhà thờ của người Mỹ. Vì không có một Trần An Bài thứ hai tại vùng này nên người ta không ngạc nhiên khi thấy sự phân tán tám linh mục Việt, cũng như sự đóng cửa thực tại của trung tâm mục vụ vùng này đã không hề gặp một phản ứng chống đối nào của giáo dân VN, dầu chỉ là một sự phản đối có tính cách tượng trưng.

Mối lo đường dài của hai ngài còn ly kỳ hơn mối lo “cháy thành vạ lây”. Hai vị này lờ mờ hiểu rằng cuộc tự vệ văn hóa của giáo dân tại San Jose mang tính chất đe dọa đối với những giáo phẩm nào kém đạo đức hoặc đã quen dùng tôn giáo để làm bậy. Tôn giáo nào cũng có những kẻ làm bậy, làm nhục cho tôn giáo liên hệ. Điều khác biệt giữa các tôn giáo là khi có những chức sắc đội lốt tôn giáo làm bậy thì các tín đồ sẽ có phản ứng nào để đối phó? Cho tới nay, Công giáo không tránh được những trường hợp có những kẻ dùng tôn giáo để làm bậy, nhưng dường như người Công giáo VN đã quen tha thứ (!), hoặc đã bị nhồi sọ rằng không được khiếu nại, kiện cáo gì, nếu họ lỡ bị một chức sắc nào đó của tôn giáo họ hà hiếp hoặc làm càn. Cái lối nhồi sọ ấy thật sự là một chính sách ngu dân ô nhục cho một dân tộc hiếu hòa và sùng đạo như dân tộc VN. Hai ngài đang rất lo sợ, rằng rồi đây, cuộc tự vệ văn hóa của giáo dân VN tại San Jose sẽ là một cuộc cách mạng mở đường cho các cộng đồng Công giáo khác của người VN tại Mỹ, cũng như tại nhiều xứ khác để giáo dân hiên ngang hỏi tội mỗi khi có người “lãnh đạo tinh thần” nào lợi dụng tôn giáo làm chuyện đồi bại.

Trường Hợp 3: Sự Im Lặng Đồng Lõa

Khi Lm Vũ Đình Trác hành động với tư cách người lãnh đạo Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ, và lãnh đạo luôn cả trên 300 linh mục Việt lưu vong tại Mỹ để hăng say ca tụng cuộc đàn áp văn hóa tại San Jose, bên ngoài chỉ có thể kết luận rằng cái khôi tu sĩ Công giáo Việt lưu vong kia cũng như những ngừơi mất gốc và khiếp nhược. Tuy vậy, những người có thiện cảm với Công giáo đều vẫn hy vọng rằng khối đông đảo người Công giáo ấy sẽ lên tiếng để tránh cho họ cái tội danh ô nhục đó. Những hy vọng ấy đã tan dần theo thời gian. Chỉ thấy có vài vị linh mục VN sáng suốt và can đảm, nhất là Lm Duyên Mậu, là nghiêm khắc lên án sự lạm dụng chức vụ và lạm dụng quyền hành của Lm Vũ Đình Trác.

Người ta có thêm bằng chứng rằng sự im lặng của đám đông linh mục Việt lưu vong quả thật là một sự im lặng của đồng lõa và của khiếp nhược khi xẩy ra vụ lá thư ngỏ chúc Tết của Lm Trác. Lá thư ngỏ ấy được phổ biến trên hai tờ báo gốc Công giáo đến cả tháng mà không thấy ban Chấp Hành của LĐCGVN tại Hoa Kỳ lên tiếng. Mãi đến khi đồng bào mọi giới tại nhiều nơi rất phẫn nộ lên án lá thư ấy, Liên Đòan mới có một thông cáo rất muộn màng để phủ nhận trách nhiệm của mình trong vụ đáng tiếc ấy.

Lời lẽ trong thông cáo của Liên Đoàn không phục hồi được sự mất uy tín của Liên Đòan dưới mắt người Việt hải ngoại. Từ vụ lên tiếng ca tụng thực dân đội lốt tôn giáo tại San Jose đến vụ nhắm mắt ca tụng bạo quyền Hà-nội qua lá thư ngỏ, Liên Đòan đã có dư ngày giờ để lên tiếng minh xác Liên Đòan có bị Lm Vũ Đình Trác lạm quyền và qua mặt hay không. Liên Đoàn đã không làm cái việc cần thiết tối thiểu ấy. Sự im lặng kéo dài chỉ có nghĩa là Liên Đòan mặc nhiên tự nhìn nhận trách nhiệm chung với Lm Trác. Đến khi vụ lá thư ngỏ nổ ra, Liên Đòan cũng không tự động lên tiếng. Trước sự phản ứng vô cùng bất lợi từ mọi phía của người Việt hải ngoại, Liên Đoàn mới ra một thông cáo phủi tay rất tàn nhẫn. Sự phủi tay này càng làm cho bên ngoài thấy rõ sự khiếp nhược của Ban Chấp Hành Liên Đoàn trước trách nhiệm không thể chối cãi được của chính mình.

Lẽ công bằng tối thiểu và sơ đẳng trong xã hội con người là quyền hành luôn luôn phải đi đôi với trách nhệim. Quý vị linh mục nào cũng được con chiên xưng tụng, sợ hãi như thần thánh. Nếu các vị ấy quả thật đã thấm nhuần tinh thần công bằng và bác ái thì chỉ có thể hành động như Linh mục Nguyễn Mạnh Tân đã làm, nghĩa là tận tình phục vụ con chiên như là “tôi tớ” của các con chiên. Trong vụ đàn áp văn hóa tại San Jose, cũng như vụ lá thư ngỏ của Lm Vũ Đình Trác, đa số các vị gọi là “lãnh đạo tinh thần” của người Công giáo Việt lưu vong đã tỏ ra rất siêng năng hưởng thụ nhưng lại không mẫn cán để sòng phẳng trả nợ những gì mà họ nợ của con chiên.

Bây giờ đã trễ, nhưng trễ vẫn còn hơn không. Đám đông linh mục Việt lưu vong vẫn còn có thể phục hồi được uy tín và danh dự cho chính mình bằng hành động cương quyết để làm cho thực dân tại San Jose phải nhìn nhận đã thua đậm trong cuộc chiến tự vệ của giáo dân VN tại San Jose. Nhưng đây chỉ là một điều kỳ vọng. Sự việc diễn ra từ nhiều tháng qua cho thấy rằng đám đông linh mục Việt tại Hoa Kỳ sẽ không có được sự can đảm tối thiểu của những người Công giáo bình dân VN tại San Jose để mà hiên ngang bảo vệ danh dự cho hai chữ Việt Nam, cũng như để tự giải thoát khỏi sự nô lệ tôn giáo mà chính đám đông ấy đã tự khóac vào cho mình.

Còn Một Chút Này...

Chúng tôi ghi ở đây nỗi ngậm ngùi để kết thúc chương này. Đó là sự ngậm ngùi cho sự sa sút tình người Việt nơi xứ người. Nỗi ngậm ngùi này được gửi tới những người Việt ngoại cuộc, không phân biệt tôn giáo hay địa phương. Tại Việt Nam trưiớc 1975, chúng tôi đau đớn nhận thấy sự sa sút này trong cái gọi là vụ “đàn áp Phật giáo” năm 1963. Trong cuộc khủng hỏang ấy, trong tổng số trên 3.500 ngôi chùa hoạt động tự do ở miền Nam VN, chỉ có 14 ngôi chùa là bị phe Ấn Quang thân Cộng đầu độc. Phúc trình của phái bộ tám nước do Liên Hiệp Quốc phái tới Nam VN điều tra tại chỗ, và được công bố tháng 12 năm 1963, cho thấy rằng không hề có điều gì có thể gọi là “đàn áp Phật giáo” tại miền Nam VN dưới chính quyền Ngô Đình Diệm. Ở trong nứơc, không hề nghe nói có một người Việt nào theo đạo Phật đã bị làm khó dễ khi hành xử quyền tự do tín ngưỡng của mình. Những người theo đạo Phật ở miền Nam VN năm 1963 đã không mạnh dạn lên tiếng cho thế giới bên ngoài biết sự thật ấy. Họ không hề bị ông Ngô Đình Diệm hạn chế tự do tín ngưỡng mà vẫn không hề lên tiếng thì sự im lặng ấy thiếu sòng phẳng và không lương thiện.

Về mặt tôn giáo, cuộc tự vệ văn hóa tại San Jose của khối giáo dân VN đã vượt ra khỏi tầm mức giải quyết của hàng Giám Mục Mỹ, và ngay cả đến Tòa Thánh La Mã cũng còn lúng túng trên thực tế. Tầm mức ấy dễ hiểu vì nó  đụng tới danh dự của cả một khối người, tuy bị gọi là tỵ nạn, bị gọi là lưu vong, nhưng vẫn còn đương nhiên là đại diện cho một quốc gia có tên là VIỆT NAM. Từ đầu cuộc chiến ấy cho tới nay, chúng tôi chưa hề nghe nói phía Chính Nghĩa đưa ra một lời kêu gọi nào nhắm vào những người ngoại cuộc. Lời kêu gọi ấy thực ra không cần thiết. Đây là vấn đề lương tâm của những người Việt nào còn biết đau đớn mỗi khi có kẻ ngoại nhân làm nhục hai chữ VIỆT NAM. Thân phận hèn mọn của kẻ viết cuốn sách này không cho phép chúng tôi được thốt ra lời óan trách những ngừơi Việt ngoại cuộc, nhưng thân phận hèn mọn ấy lại cho phép chúng tôi, trong tình người Việt nơi xứ người, được kết luận rằng người Việt ngoại cuộc có thể giúp phe đàn áp tại San Jose thấy đâu là lẽ phải và công lý, và có thể giúp Giáo Hội Công Giáo loại trừ được vài giáo phẩm tội lỗi đang gây thiệt hại lớn cho uy tín của Giáo Hội Công Giáo Thế Giới. Kết quả đáng kể ấy có thể đạt được nếu số đông người Việt trên thế giới viết thư soi sáng cho phe đàn áp, viết thư khuyến cáo đương kim Giáo Hòang để cho Ngài biết rằng đây là vấn đề thuộc về danh dự của người Việt Nam. Và chỉ cần mỗi người Việt một con tem để gửi lá thư tình người ấy đến các nơi liên hệ!

Trở về  MỤC LỤC   *   Chương 8

LAST_UPDATED2