Nguyễn Tất Nhiên: 20 Năm Từ Giã Cõi Hồng Trần, 3 Tháng 8, 1992 – 3 Tháng 8, 2012 |
Tác Giả: Diamond Bích-Ngọc. |
Thứ Sáu, 03 Tháng 8 Năm 2012 21:37 |
“…Ta phải khổ cho đời ta chết trẻ Phải chăng là một điềm báo khi thi-sĩ họa bút viết bài thơ này lúc tròn 20 tuổi? Đúng 20 năm sau anh ra đi từ giã cõi hồng trần: ngày 3 tháng 8, năm 1992… Hưởng dương 40 tuổi. Và hôm nay: 3 tháng 8, năm 2012 ngày giỗ thứ 20 của Nguyễn-Tất-Nhiên đa tài - bạc mệnh; tôi có duyên may viết về anh thay cho lời tạ-ơn thống-thiết; vì thi-sĩ đã để lại cho hàng triệu nhân-sinh những bài thơ tình tuyệt-tác, những dấu ấn thời-gian không bao giờ phai nhạt của một đời người. Từ những ngày khoác áo trắng Trưng-Vương, chúng tôi đã len-lén thầy-cô truyền tay nhau trong giờ học những vần thơ:
Hình chân dung ở giữa là tranh của Đinh-Cường. Nguyễn Tất Nhiên sinh ngày 30 tháng 5, năm 1952 tại quận Đức-Tu, tỉnh Biên-Hòa. Gia-đình có bốn người con trai: Nguyễn-Hoàng-Hải (tên thật của Nguyễn-Tất-Nhiên), Nguyễn-Hoàng-Đệ (đã mất thưở nhỏ), Nguyễn-Hoàng-Nam và Nguyễn-Hoàng-Thi (hiện cùng Cha-Mẹ sống ở California. Hoa-Kỳ). Anh là học-sinh tại trường Ngô-Quyền từ năm 1963-1970. Biên Hòa lúc xưa có hai trường trung-học lớn: tư-thục Khiết-Tâm (của cố linh mục An-Tôn Lê-Hoàng-Yến) và trường công-lập Ngô Quyền. Theo nguồn từ Link: http://www.tinmoi.vn/tiet-lo-moi-tinh-don-phuong-cua-nha-tho-nguyen-tat-nhien-07987004.html “… Qua kho tàng thơ Nguyễn Tất Nhiên, người ta biết đến mối tình của thi-sĩ với một cô gái tên Bùi-Thị-Duyên, dân miền Bắc vào định cư trong Nam. Tình yêu này của Hải dành cho Duyên cả trường trung học Ngô-Quyền ai cũng biết. “…Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc Tình đơn phương hay tình dang dở khiến người ta nghĩ đến nhau nhiều. Những vần thơ đã sống cùng thời gian để rồi người con gái tên Duyên đã thành một biểu tượng và có một vị-trí rất đặc biệt trong thơ Nguyễn-Tất-Nhiên. Bài: “Khúc Buồn Tình – Thà Như Giọt Mưa” (do Hoàng-Thi phổ nhạc sau này) thi-sĩ đã thấy “người từ trăm năm về khơi tình động”. Yêu nhưng không thể đến gần, bởi Duyên cứ cách xa... “trùng trùng gió lộng”. Một người bạn của Nguyễn Tất Nhiên đã hỏi tại sao lại “Thà Như Giọt Mưa” thì anh trả lời hết sức cắc cớ: “Ai biểu Duyên không yêu tôi thì tôi xin làm giọt mưa... để được khô trên mặt nàng”. “…Thà như giọt mưa vỡ trên mặt Duyên Cô gái xứ Bắc mang tên Bùi-Thị-Duyên ngày nào, nay sống tại Michigan, Hoa Kỳ. Sau này, qua lời kể của những người quen; Duyên đã nhớ lại những kỷ niệm thật đẹp của tuổi học trò áo trắng và tâm-sự rằng: “Tụi này học chung với nhau từ năm đệ tứ. Nhưng lúc đó, tôi ngây thơ chưa nghĩ gì hết, còn Hải nghĩ gì thì tôi không biết. Gặp nhau, biết nhau từ lúc 14, 15 tuổi. Tôi được tặng một quyển thơ nghe nói là có ba bản chính. Một bản của Hải, một bản cho tôi và một bản cho ai tôi quên mất rồi. In ra khoảng chừng 100 quyển thôi. Tôi biết sự hình thành quyển thơ này, tất cả bạn bè trong lớp ai cũng biết, nhưng đó là chuyện hồi nhỏ… Dĩ nhiên là phải xúc động bởi nguyên một quyển thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã nói với anh ấy ngay từ đầu là mình làm bạn thôi! Nếu có ý gì đó thì tôi không gặp nữa. Về sau Hải phải công nhận là muốn làm bạn, để còn được tiếp tục gặp nhau. Chắc anh ấy cũng quý tôi lắm!”… (ngưng trích). Âu cũng là một cơ-duyên khi tôi gặp và quen với thân-mẫu cùng bào-đệ của cố thi-sĩ vào năm 1998, trong một buổi thâu hình đại nhạc hội tại Vancouver (Canada) cho “Mây Productions”. Một năm sau đó, tôi về Việt-Nam làm từ-thiện với các Soeur dòng “Nữ-Tử-Bác-Ái” (Daughter of Charity) đã được dịp đến thăm mộ, đốt nhang cầu-nguyện cho Nguyễn-Hoàng-Đệ (em kế Nguyễn-Tất-Nhiên) cùng ghé xem ngôi nhà xưa của cố thi-sĩ tại Biên-Hòa. Sau hôm ấy, tôi tìm đến Nghĩa-Trang Quân-Đội để đọc kinh cầu cho linh-hồn các tử-sĩ Quân-Lực Việt-Nam-Cộng-Hòa; đi giữa những hàng mộ hoang-tàn không nhan, không khói của các chiến-sĩ vô-danh.Chợt nhớ đến bài thơ “Chiều Mệnh Danh Tổ-Quốc” của Nguyễn-Tất-Nhiên mà rơi lệ: “Người yêu tôi khóc ngất
Rồi đến đầu tháng 8 năm 2000, ca-nhạc-sĩ Nguyễn-Hoàng-Thi, Mẹ anh và tôi tổ chức một buổi đi tảo mộ Nguyễn-Tất-Nhiên tại nghĩa-trang Westminster Memorial Park, khu Little Saigon – California. Tôi còn nhớ tự tay mình đã đi mua một ly café đen đá không đường (là thức uống thi-sĩ rất thích lúc sinh thời), một bao thuốc lá và bó hoa huệ trắng đến thăm nơi an nghỉ ngàn thu của anh lần đầu. Tôi đã không cầm được nước mắt khi nghe kể về những năm cuối đời vô cùng nghiệt-ngã, giống y hệt những lời thơ Nguyễn-Tất-Nhiên đã viết trong bài “Hai Hàng Me Đường Gia-Long” - 1973: “Đời, vốn không nương người thất thế, Trong “Link”: http://chutluulai.net/forums/showthread.php?p=14516 Tác-giả Nguyễn-Mạnh-Trinh ghi nhận rằng: “… Cái bi thiết của một người nuôi nhiều mơ mộng nhưng thực tế lại mênh mông những bóng tối thẳm sâu. Cuộc sống như trải dài từ những nợ này đến nợ khác, để thi sĩ phải tự than thân “Ta mấy kiếp vẫn là ta mắc nợ”. Nợ tình, nợ đời, thành những câu thơ bi thiết, thành những tâm tình đầy dằn vặt thảm thê. Thơ, là nỗi niềm tràn ra từ những lời ân hận, những cấu xé của thâm tâm… Lạ lùng, thơ như trải ra trước những phận số, nói trước những bi đát trong đời Nguyễn-Tất-Nhiên. Làm thơ trong ngày sinh-nhật của người yêu sắp cưới thành vợ, sao lại có những câu như lời sám hối: “Khổ đau oằn nặng sinh thời Khi thành vợ thành chồng rồi hai người ly thân, Nguyễn-Tất-Nhiên buồn bã (vì xa vợ và hai người con trai còn thơ bé) mang đời sống tình cảm của một phận số không may… Những bài thơ của chia ly, nhớ thương và của những nỗi niềm ăn năn thống hối. Như trong bài “Minh Khúc, 90.” Nói lên những não lòng, nỗi niềm bời bời trong tim trong óc. Tôi đọc và vì nghĩ tim mình không phải là gỗ đá nên cũng thấy một phút se lòng: “Đường không gian - đã phân ly Chiếc xe, có phải là nơi chốn mà chàng thi sĩ thở hơi thở cuối cùng rồi đi vào miên-viễn. Nơi đó, trong một phút thảng thốt, nhìn lại băng sau để thấy “bời bời nhớ con”. Cũng chiếc xe ấy, đã có lúc chung đường chung đôi mà bây giờ thì chia đời … vạn dặm… Nguyễn Tất Nhiên, muôn thuở vẫn là một người xa lạ với cuộc sống dưới đất và gần gũi với trăng sao trên trời. Và, cũng phải có một lúc, để trở về với nơi chốn thân quen, mà bất hạnh cũng nở hoa kết trái giống như hạnh phúc. Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh.Theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?...” (Ngưng trích). Ngày 7 tháng 8, năm 1992. Bốn ngày sau khi Nguyễn-Tất-Nhiên lìa đời nơi sân chùa Việt-Nam (đường Magnolia, thành-phố Garden Grove. California). Ký-giả Lily Dizon của nhật báo Los Angeles đã đăng bài tường-trình trong trang tin địa-phương với nhan đề: “Popular Local Poet Nhien Tat Nguyen Dead : Obituary: His melancholic Vietnamese verse intertwined religion and romantic love. An apparent suicide ends a poor and painful life.” Link: http://articles.latimes.com/1992-08-07/local/me-4915_1_romantic-love Nguyễn-Tất-Nhiên sau những năm tháng dài lang thang như kẻ Homeless không cửa, không nhà; (trên xe anh lúc nào cũng có những bịch khoai tây sống để khi đói thì dùng). Ngày 3 tháng 8, 2012 Nguyễn-Tất-Nhiên đã tự chọn cho mình một phương cách rời bỏ loài người cùng cuộc đời ô-trọc: “ Mỗi một người một lý lẽ bất an, 20 năm rồi, chàng đã về cùng bụi cát trùng khơi, mà sao những lời thơ còn vương vấn mãi cõi dương-trần, để người đời như tôi mỗi lần nhớ tới thơ anh phải bàng-hoàng, phải thống-khổ, cảm-nhận đến tận cùng nỗi cam-chịu của một kiếp người: “Sớt Cho Ai Một Chút Buồn. Chiều nay, lang thang trên hè phố xứ người. Tôi thấy tim mình bỗng nhớ quắt-quay; nhớ thơ tình Nguyễn-Tất-Nhiên, nhớ anh Nguyễn-Hoàng-Hải; dù chưa bao giờ được diện-kiến thi-sĩ trong đời: “…Cây xanh nói với lòng đường, Xin mượn bài thơ “Minh Khúc 9” của chính anh để tặng cho tất-cả những ai đã, đang hoặc chưa từng biết về cố thi-sĩ Nguyễn-Tất-Nhiên: “Đong tình đong nghĩa cho nhau (Viết cho ngày giỗ năm thứ 20 cố thi-sĩ Nguyễn-Tất-Nhiên 3 tháng 8, 2012) |