Bước thêm bước nữa |
Tác Giả: Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích | ||||
Chúa Nhật, 27 Tháng 11 Năm 2011 12:56 | ||||
Được lệnh tổng công ty cho tuyển thêm công nhân, ban giám đốc hãng giao cho Quân phụ trách xét đơn và phỏng vấn. Trong số đơn nhận được có một người Việt Nam tên Lê Thị Tam Thương khiến cho Quân chú ý. Tên Tam Thương gợi nhớ hình ảnh êm đềm của một bến nước trên sông Trà Khúc mà thuở còn thơ ở quê nhà nhóm bạn của Quân thường hay đùa chơi dưới dòng nước mát. Bến Tam Thương có hàng tre xanh lả ngọn phủ mát cả một vùng. Dù không lớn lắm nhưng là cửa ngõ để thuyền bè chở củi, than đun từ trên đầu nguồn đổ về cho các vựa cung cấp chất đốt vùng Thị xã và các lò gạch ngói quanh ven thị. Tam Thương còn là địa danh của lò mổ heo, lò quay heo và các tiệm bán cháo lòng tiết canh heo nổi tiếng. Sáng sớm, con đường chạy xuống cửa Đông lai rai không ngớt xe Honda, xe đạp đến bến Tam Thương ăn điểm tâm. Buổi sáng trời còn sương lành lạnh mà kêu tô cháo lòng, thêm đĩa thịt heo xắt phay tươi rói còn bốc hơi từ những con heo mới rả thịt chỉ cách đó vài giờ kèm theo chiếc bánh tráng nướng, đĩa rau thơm chuối chát. Rắc một ít tiêu vào tô cháo trộn đều, húp một muỗng cháo nóng thơm lừng ta nghe ấm cả ruột gan. Chất ngọt của huyết, thịt vụn và nước cốt xương heo không thêm gia vị nào khác cho nên cháo có cái ngọt nguyên chất của thịt ăn vào nhớ mãi. Dân địa phương dù lưu lạc chốn nào, khi trở về thị xã Quảng Ngãi là không quên rủ nhau đi ăn điểm tâm ở bến Tam Thương. Nói đến cháo lòng heo ở bến Tam Thương mà không nhắc đến lò quay heo là cả sự thiếu sót. Điểm độc đáo của lò heo quay ở đây là chọn loài heo cỏ từ miền thượng nuôi cho chạy rông ngoài rẫy nên thịt chắc, ít mỡ. Da heo quay dòn rụm dính vào lớp thịt ba chỉ bỏ vào miệng nhai dòn tan vừa béo vừa thơm. Rưới lên miếng bánh hỏi ít mắm nhỉ cá thu Sa Huỳnh gia vị tỏi ớt thì quả thực cơn đói có run tay cũng phải chờ cho được đĩa thịt heo quay mua từ bến Tam Thương mang về. Trước những ngày có dự tính vượt biển, sáng nào Quân cũng đến bến Tam Thương ăn cháo lòng vừa với túi tiền của đám dân lao động, lại là nơi dò la tin tức. Nơi đây tập trung đủ mọi thành phần cán bộ, công nhân, thương gia. Là địa điểm chạy mánh, móc ngoặc. Cứ thấy một mâm đầy, nào tiết canh, cháo lòng, thịt mông đùi cộng thêm chai rượu ngoại, gói thuốc ba số 5 bưng lên cái phòng đặc biệt là biết ngay có “cấp côi”. Quân tìm được mối ra đi cũng nhờ cái khu cháo lòng bến Tam Thương. Đó là địa danh ghi dấu nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà lòng Quân lúc nào cũng lưu luyến nhớ về. Ngày làm hẹn phỏng vấn, khuôn mặt người nào cũng căng thẳng, đầy lo lắng. Duy chỉ có người phụ nữ Việt Nam tỏ ra rất bình thản. Cô ăn mặc giản dị, sơ-mi trắng dài tay, quần tây màu xanh đậm thoạt trông như cô bé học trò trung học ngày xưa. Khuôn mặt tròn trĩnh thêm đôi mắt to đen như hai hạt nhãn lồng long lanh dưới đôi lông nheo cong rất tự nhiên. Mái tóc cắt ngắn che một phần khuôn mặt khiến cho cô gái vừa có dáng ngây thơ vừa láu lỉnh. Quân hỏi: Cô đã làm qua mấy hãng rồi? Biết mình lỡ lời không giữ thái độ nghiêm chỉnh khi trả lời vị phỏng vấn viên, cô nàng chun chiếc mũi lại, chúm chím môi cười như để xin lỗi. Quân thích thái độ tự nhiên, phớt đời khá dễ thương của cô gái. * * * Quân lắc đầu : Thương trấn an: Cô bé liến thoắng : Quân ngạc nhiên với nhóm từ “vận vào người em” bèn thắc mắc: Lần thương thứ hai gặp thằng chồng tuổi Ngọ trở chứng như ngựa nên đành để cho ngựa “cất vó truy phong’’. Đã mấy năm rồi em đợi sợi xích thằng của ông Tơ bà Nguyệt dắt dẫn cho lần thương thứ ba, nhưng chưa tới. Cái lần thương sau cùng nầy mà chẳng ra gì thì coi như mình về với ông bà ông vải là vừa. Quân phì cười trước cái lối giải thích của Thương vừa khôi hài mà cũng mang đầy nỗi đắng cay. Quân cải chính : Dù nước trên nguồn đổ về như thác nhưng xác ông vẫn quanh quẩn nơi bến sông, đến khi nước xuống, xác nổi lên tấp vào bờ. Trong đêm thứ bốn chín ngày tuần chay của cha, người con trai mang nỗi ân hận, vì mình mà cha phải liên lụy bèn nhảy xuống sông nơi cha đã trầm mình để chuộc lỗi với cha. Nghe tin người yêu tự tử, vị tiểu thư của quan phủ bất thần nổi cơn điên. Dù có người canh giữ cẩn mật, người con gái vẫn trốn được ra ngoài. Như có người dắt dẫn, cô đã tìm đến bến sông rồi trầm mình trong dòng nước lạnh giá của mùa đông. Cảm thông cho mối tình chung thủy, các chức sắc trong làng đến yết kiến quan phủ thỉnh nguyện cho mộ tiểu thư được chôn gần với mộ người yêu, nhưng quan phủ từ chối. Quyết định đưa xác con gái về Huế chôn tại quê ngoại của quan bà. Từ đó, dân làng gọi đây là bến Tam Thương để nhắc đến ba cái chết thương tâm. * * * Thương đến Mỹ được một tuần lễ là bà chị ghi tên theo học lớp ESL gần nhà. Đúng nửa năm thì tìm được việc làm. Nàng tiếp tục học tại trường college nhưng chuyển qua các lớp đêm. Anh chàng láng giềng gần nhà bà chị để ý Thương, rồi nhờ chị Hai của nàng mai mối. Tuy tướng người cục mịch vai u thịt bắp, ít lời nhưng chịu khó “cày”. Bùi Như Ngọ, tên anh chàng, chuyên nghề sửa nhà cửa. Bất cứ công việc nào liên hệ đến xây dựng là anh chàng có đủ giấy phép hành nghề. Mẹ và chị Thương thấy Ngọ có công ăn việc làm vững vàng lại có nhà cửa khang trang cứ nói vào không ai chịu nói ra. Cái viễn tượng sáng sủa của cuộc sống làm vợ Ngọ được mẹ liên tục thúc hối : Thương chần chừ : Mẹ Thương bảo: Thương nhận lời lấy Ngọ chỉ có một lý do thầm kín là thoát khỏi cảnh ăn nhờ ở đậu nhà của ông anh rể. Lễ cưới của Ngọ và Thương tổ chức cũng rình rang lắm. Nào xe limosine rước dâu, mặc dầu hai nhà chỉ cách nhau mấy lốc đường. Khách mời dự tiệc nhà hàng trên dưới ba mươi bàn. Người ta khen ngợi chú rể cô dâu đẹp đôi xứng lứa khiến cho mẹ nàng cũng hãnh diện lây. Ở quê nhà xem phim đám cưới ai cũng xít xoa con nhỏ Thương mới qua Mỹ chân ướt chân ráo mà chôm được thằng chồng kỹ sư. Ông bà Tư Đa Thiện thiệt có phước. Ba đứa con gái đứa nào cũng giàu có ở nước ngoài. Bà Tư ngày ngày chỉ biết ăn trầu xỉa răng không làm việc gì động đến móng tay. Đúng là phúc đức mấy đời để lại. Đọc bức thư của dì Mười gởi từ Việt Nam kể lại những lời tán tụng mẹ mình của bà con lối xóm khiến Thương thấy xót xa. Ngày đầu Mẹ con nàng đến ở nhà anh chị Hai, một “tuyên cáo” đầu tiên là cấm mẹ ăn trầu. Lý do thứ nhất bôi dơ nhà, dơ thảm. Thứ hai, các cháu sợ màu đỏ trong miệng của bà ngoại. Thứ ba, trầu cau ở Mỹ khó mua, thêm đắt đỏ. Thứ tư, người Mỹ dị ứng cái loại “kẹo gum” của mấy bà già trầu gốc Mít. “Tuyên cáo” tiếp theo là mẹ có nhiệm vụ giữ đứa cháu trai thay vì gởi nhà trẻ. Thằng cháu ngoại chỉ mới ba tuổi mà phá phách thần sầu, lắm lúc bà ngoại khổ sở rơi nước mắt. Tuổi già, lưng đau, chân mỏi muốn nằm nghỉ mà nào có yên đâu. Phải canh chừng thằng nhỏ hết phá giàn máy đắc tiền đến mở nước cầu tiêu... Về phần Thương, khi đậu bằng lái xe, gia đình anh chị cho mượn tiền mua chiếc xe đời cũ và có nhiệm vụ chở con bé năm tuổi đưa đón hàng ngày đến trường mẫu giáo. Đời sống thực dụng ở Mỹ thế đấy, già có công việc cho người già. Không ai bóc lột ai. * * * Có mẹ chồng coi con, Thương vừa đi làm vừa lấy một lớp đặc biệt về ngành Electronic assembly. Tính tình lạ lẫm của Ngọ mỗi ngày mỗi lộ dần ra. Bản tính cộc cằn nhiều khi làm cho Thương buồn tủi. Nhưng khó chịu hơn cả là cách ăn nằm với vợ như một tên mắc bệnh. Thương có cảm tưởng như mình bị hành xác. Nhiều lúc Thương chảy nước mắt chịu đựng để giữ êm ấm gia đình. Sau nầy, mỗi lần thân thể bất an là nàng tìm cách bồng con qua nhà chị mình ngủ với mẹ. Một hôm, Thương đang đùa chơi với con trên bãi cỏ trước sân nhà, bỗng một chiếc xe truck đậu vào lề đường trước cổng. Một người đàn ông Việt Nam tiến thẳng đến trước mặt Thương hỏi: Thương gật đầu, thưa vâng. Người đàn ông chìa cho Thương một bì thư nói: Người đàn ông cúi đầu chào từ biệt. Thương vội vào nhà đưa con cho mẹ chồng giữ, nàng vào phòng hồi hộp mở gấp phong bì. Một tấm ảnh màu chụp một đôi nam nữ trần truồng trên giường nệm. Ngực Thương chợt đau nhói khi nhận ra người đàn ông là Bùi Như Ngọ, chồng nàng dấu mặt vào gối. Còn người đàn bà thì chẳng chút ngượng ngùng. Trái lại, có vẻ kiêu hãnh với cái thân hình rực lửa của mình. Một ngày rồi hai ngày chẳng thấy Ngọ về nhà. Buổi chiều đi làm về, Thương thấy mẹ chồng bồng đứa cháu nội đang ngủ trong lòng, nước mắt bà sụt sùi. Thương hỏi : Thương đi thẳng vào phòng tắm rửa, rồi xin phép mẹ chồng bồng con về thăm ngoại. Đêm đó Thương trình bày với anh chị và mẹ về việc làm bất chính của chồng, kèm theo bức hình chụp của hai người. Xem hình mọi người đều sững sờ, chuyện khó tin mà có thật. Trước khi nộp đơn ly dị, Thương cần gặp Ngọ để làm sáng tỏ mọi vấn đề nhưng chẳng bao giờ gặp được hắn. Tòa án đầu hai lần gởi trát đòi nhưng hắn không đến trình diện để hòa giải. Cuối cùng tòa chấp thuận đơn ly dị của Thương. Nàng có quyền giữ con và căn nhà. Bà mẹ chồng quyết định ở lại với con dâu. Sau nầy, nghe đâu hắn dẫn người phụ nữ đó qua sống tại tiểu bang Florida cùng với hai đứa con riêng của ả. Mẹ của Ngọ đau buồn và thương nhớ con nên năm sau lâm trọng bịnh qua đời. Thương bán ngôi nhà. Sau khi thanh toán nợ ngân hàng còn dư một số tiền vừa đủ tiền “down” cho một căn mobil home. Hiện giờ nàng sống chung với mẹ ruột tại căn nhà đó. Tuy chật chội nhưng lúc nào cũng thấy thoải mái tinh thần. * * * Một hôm, nhân lúc hai người cùng ra bãi đậu xe sau giờ tan sở, Thương hỏi Quân : Thương tiếp : Quân nhìn những lá vàng rơi ngập trên lối đi, trả lời rất thành thật, Thương nhìn Quân, nàng chun mũi hỏi đùa : Chẳng một chút ngại ngùng, Thương mở cửa xe ngồi vào ghế trước. Mắt Quân nhìn về phía trời xa, với tâm trạng u buồn chàng kể : Để quên sầu, tôi vùi đầu vào sách vở đến khi lấy được bằng cao học điện toán thì mái tóc đã thành muối tiêu. Như cô thấy đó, tôi cằn cỗi trước tuổi đời. Thương đặt tay mình lên bàn tay lạnh giá của Quân đang nắm chặt tay lái, nàng an ủi : Nhìn Quân với ánh mắt đồng cảm, Thương hỏi: Quân đưa mắt nhìn Thương, thẳng thắn trả lời: Thương bấm trên mấy đầu ngón tay nhẩm tính như thầy bói toán chuyên nghiệp : Giọng đùa bỡn, Quân hỏi : Thương cãi : Mắt nheo nheo tinh ranh nhìn Quân, Thương hỏi : - Nếu cọp có thèm thịt lợn thì tình bạn họ càng gắn bó chứ sao. Ca dao dân mình có câu: “Kim đâm vô thịt thì đau, thịt trộn với thịt nhớ nhau suốt đời !” Thương bạo mồm khen : Quân gật đầu : Cả hai cùng cười. Thương mở cửa xe, bắt tay Quân từ biệt. * * * Thương cho biết là sẽ lên máy bay vào chiều thứ Sáu đi Vancover, một thành phố nằm về phía miền Tây của Canada thăm bà chị họ Quân bảo ; Mắt mở to, chân mày dướn lên, Thương bảo với Quân : Quân cười bảo : Thương nhún vai: Khi về đến nhà, Quân nghĩ đến câu nói của Thương chàng mới giật mình bởi có dấu ý thầm kín của cô gái tinh nghịch nhất trong hãng. “Bước thêm bước nữa” là câu của ông bà mình thường khuyên những ai mất vợ mất chồng tái giá hay tục huyền. * * * Qua một ngày tiệc tùng mừng bà cô ruột đoàn tụ với gia đình anh con trai, Quân cùng đứa cháu dạo quanh thành phố xem các trang trí đón mừng ngày Chúa ra đời. Sẵn dịp chú cháu đến thăm khu Space Needle. Một cái tháp hình cây kim chỉa thẳng lên trời cao hàng mấy trăm feet. Đó là biểu tượng của tiểu bang Washington và là địa điểm thu hút khách du lịch. Trên ngọn tháp có khu giải trí, nhà hàng, khu bán quà lưu niệm... Lên tầng cao nhất, cả một khoảng trời bát ngát lấp lánh ánh sao hiện ra trước tầm mắt khiến Quân bàng hoàng, xao xuyến. Bên dưới, ánh đèn óng ánh như hàng triệu viên kim cương rải đầy trên thành phố, Quân chợt hiểu vì sao Seattle còn có tên gọi thành phố Ngọc Bích. Tháp được xoay tròn nên khách thưởng ngoạn trông thấy hầu khắp thành phố sáng rực hoa đèn, lòng Quân nao nao. Khi trông về hướng Canada chợt Quân chạnh nhớ đến Tam Thương. Để rồi tự hỏi giờ nầy nàng đang làm gì bên ấy. Quân nhớ đến chiếc mũi hay chun lại như tự chế giễu mình trông nàng vừa duyên dáng vừa tinh nghịch. Đột nhiên, Quân mong muốn được gần Thương để nhận chút hơi ấm từ trong cơ thể đầy sức sống của nàng giữa bầu không khí lạnh giá của mùa Giáng sinh. Cầm lòng chẳng được, chàng bấm phôn tay gọi Thương ngay. Bên kia đầu dây lên tiếng : Giọng Thương đầm ấm từ bên kia văng vẳng : Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
|