TẠI SAO PHÁT SINH NGÔN TỪ “NHẠC SẾN” |
Tác Giả: Lã Mộng Thường |
Thứ Sáu, 27 Tháng 1 Năm 2012 07:36 |
Nhiều lần nghe thiên hạ trong những bữa nhậu ồn ào, lắm cơ hội phát biểu tào lao thiên tướng có nhắc đến ngôn từ “Nhạc Sến,” Ngày xưa khi còn cắp sách đến trường nơi bậc trung học đệ nhất cấp (Ngày ấy người ta gọi thế” tương đương với lớp 6 đến lớp 9 bây giờ), mỗi tuần phải học một giờ âm nhạc mà nào tôi có biết chi về âm nhạc đâu” Nơi kỳ thi trung học đệ nhất cấp, tôi cũng đành cố kiếm mua ba bài hát nào đó đã bị nghe đến nhàm cả tai (đến nay vẫn không thể nhớ được chúng là những bài nào), đại khái “Hai Mùa Mưa,” “Tình Thư của Lính,” “Những Đồi Hoa Sim,” “Đồi Thông Hai Mộ,” “Thương Hoài Ngàn Năm,” “Ánh Mắt Hỏa Châu,” “Làng Tôi,” “Trường Làng Tôi,” “Quê Tôi,” “Bao Giờ Biết Tương Tư,” hoặc có những bài chỉ đại khái nhớ được câu hát đầu tiên, chẳng hạn” “Không biết đêm nay vì sao tôi buồn”,” hoặc “Anh ơi nếu mộng không thành thì sao,” hay “Nếu em không là người yêu của lính”,” “Ngày xửa ngày xưa đôi ta chung nón, đôi ta chung đường”,” thế rồi rảo quanh hỏi người nọ, năn nỉ người kia rằng bài này hợp âm gì, điệu gì” và cố gân cổ tập tành thuộc nằm lòng để hát cho giám khảo nghe may ra thoát môn nhiệm ý khỏi bị hột vịt lộn” Suốt bốn năm trung học đệ nhất cấp mà không biết được một bản nhạc thuộc hợp âm gì, điệu gì thì quả là tôi vô duyên với thứ nghệ thuật thần thánh này. Làm toán thì được, đại số, hình học, vật lý” không sao; Việt văn đại khái” thế mà âm nhạc mù tịt” nên đành chiêm ngưỡng các vị với mười ngón tay xử dụng một khí cụ tạo nên những âm thanh gió cuốn mây trôi, nhiều khi khiến thao thức lòng người. Riêng với dàn trống, nhạc công phải xử dụng toàn bộ cử động chẳng những hai tay, hai chân mà cả đầu, mình phải uốn éo theo để sao cho phát ra những tiếng khác lạ khiến người nghe giật mình” hoặc thích thú” hầu mua vui khán thính giả. Ôi, nghệ thuật sao quá vất vả! Đâu phải bất cứ ai đụng đến cây guitar là nó phát ra âm thanh du dương khích động lòng người. Đàng khác, cũng một cây guitar người này lấy gân sức gẩy, nào cong người uốn éo, nào ăn mặc khác thường, đầu tóc bờm xờm, râu ria lộn xộn sao cho có vẻ nghệ sĩ thì vẫn bị chê đàn dở. Người khác chỉ nhẹ nhàng bật vài dây, quanh đi quẩn lại chỉ có mấy âm thanh mà đã vội thu hút hoặc chấn động lòng người. Nhận thấy như vậy, chính người xử dụng cây đờn phát sinh âm thanh thấm nhập tâm hồn kẻ khác chứ không phải cây đờn phát động kiến tạo âm thanh kinh khiếp lòng người. Cũng một cây đờn, kẻ này ru lòng người vào mộng, trong khi kẻ khác biến nó thành thứ “gẩy đờn tai trâu!” Điều lạ lùng khác đó là có người xử dụng bất cứ nhạc khí nào cũng khiến người nghe ao ước muốn được nghe thêm trong khi nhiều nhạc công chỉ có thể xử dụng được một thứ nhạc cụ. Thế thì cái được gọi là hay, điều bị chê là dở đâu phát sinh từ cây đờn, hay dàn trống, hoặc cây kèn, cái mõ mà phải là chính người xử dụng chúng. Tôi có thằng cháu, ngày còn nhỏ, ông anh ở khu chung cư của chính phủ. Gia đình trước để lại chiếc phong cầm điện nhỏ nhắn, xinh xinh cỡ hai người khiêng. Cháu tôi bấm nốt này, ấn nốt kia một lúc rồi đè cả hai bàn tay nhỏ bé lên phím đàn khiến âm thanh rơi rụng lung tung. Bấm chán, đè mỏi cả tay, cháu tôi leo lên ngồi trên phần cao của chiếc đàn dùng đôi gót chân dận xuống phím như đứa phải phong” Có lẽ cặp tai của nó may ra có trình độ thưởng thức âm nhạc cao nhưng tay chân không sao xử dụng đàn để tạo thành những âm thanh vừa ý” Ấy, chỉ mới nói đến nhạc cụ đã thấy cái gốc hay hoặc dở phát xuất tự người sử dụng; đàng này nói đến âm nhạc mà lại có ngôn từ nhạc sến; rồi bởi chính ngôn từ này ai đó lại đẻ thêm ra nhạc sang, nhạc mùi” để rồi bới thêm ra sến hay, sến dở, sang hay,sang dở” và rồi phân định thêm bản nhạc nhiều hợp âm, bản nhạc ít hợp âm.” Xét về âm nhạc, đại khái chỉ có 6 cung bậc gốc được chia làm 7 nốt theo quan điểm thực hành Tây Phương, chia thành nhiều bộ, nhiều khuynh hướng sắp xếp như nhạc Blues, Rock, Jazz, Pop Rock, Rock & Roll, Latin, Country, rồi Southern, Northern, Chicago, Classic, Ethnic..., nhạc nước này, nước kia” Nhạc ngũ cung chỉ có 5 cung bậc với 5 nốt xếp đặt hơi lệch với nguyên tắc Tây nhạc thì lại có Hò Huế, Hò Mái Nhì, Hò Ru Em, Hò Cò Lả, Ca Trù Bắc, Nam, Hát Trống Quân, Hát Đối, Hát Hội này, Hát Hội kia, thôi thì muôn màu, muôn vẻ. Thiển nghĩ, có lẽ tôi kém hiểu biết về âm nhạc nên không thấy nốt nào sến hoặc cung nào sang dẫu âm thanh của những cung nốt này được phát ra từ bất cứ khí cụ nào. Đơn giản chỉ có thế mà cả rừng âm nhạc mọc lên chẳng khác gì một vườn hoa muôn màu, muôn sắc chen lẫn. Có thể nói, nếu ai đó dùng cả cuộc đời cố sao học hỏi cho có thể sử dụng được tất cả sản phẩm được kiến tạo do sự hòa hợp theo hệ thống bởi những nốt nhạc này do các nghệ sĩ tài hoa cũng không thể nào hoàn thành ước mộng như ý muốn. Chữ viết ghi lại ngôn từ. Nơi chữ Việt gồm có 29 chữ nếu tính cả phụ âm lẫn nguyên âm” Sự cấu tạo hòa hợp của chữ tạo nên từ” và những từ hợp lại theo sự xử dụng của người viết hay người dùng tạo nên văn chương, thi phú bóng bẩy hay thô tục. Thực ra, tự ngôn từ, hoặc văn tự, hay thi phú không có chi để nói thế này hay thế kia. Chúng tựa như vườn hoa đầy hương sắc. Có điều, nếu ai đó cho rằng hoa hồng đẹp hơn hoa huệ hay dâm bụt thì đó chỉ là nhận định cá nhân. Mỗi loại hoa có hương sắc riêng và chỉ nó mới giống như thế và phải như thế, chẳng chi so sánh bởi sự so sánh chỉ xẩy ra khi thiên kiến làm chủ khách thưởng lãm. Lẽ đương nhiên, bất cứ nhận định nào cũng đều bị nô lệ thiên kiến bởi nếu đã không có thiên kiến sẽ không có sự so sánh, nhận định nơi tâm trí. Xin đừng vội cho rằng tôi khuyến khích khách tài hoa rơi vào trường hợp tặng hoa trà cho Nguyễn Khuyến. Đàng khác, cho dẫu ai đó muốn trình bày hoặc học hỏi âm nhạc thì cũng có những loại âm nhạc họ sẽ chẳng bao giờ muốn đụng tới. Tất nhiên, người thích nhạc cổ điển sao có thể chịu đựng được những âm thanh như chọc vào tai của nhạc kích động giới trẻ quay cuồng ưa thích. Quan niệm cho rằng nhạc sến là loại “nhạc dễ đệm đàn chỉ cần một hợp âm hoặc cùng lắm ba hợp âm cũng đủ” quả là hơi lạ. Bản nhạc được đệm với những hợp âm nào tùy nhạc công hay tùy bản nhạc hoặc tùy người nghe? Người nghe muốn nghe hợp âm này, nhạc công bấm hợp âm kia theo khả năng của họ thì lý nào cho rằng sang hay sến? Giả sử một bản nhạc chỉ gồm 3 nốt, do, re, mi” nhạc công đã có thể đệm cả mớ hợp âm tùy theo những vị thế tiếp nối của những nốt nhạc: Em, Bdim, Dm, Bdim9, Am, Am11, G, G6, C, C9, Dm7, Em7, Dm9”. Ấy, mới có ba nốt, sơ sơ đã có 13 hợp âm có thể dùng được thì một bản nhạc dùng 6 nốt sẽ có thể xử dụng được bao nhiêu hợp âm”? Thế nên, một bản nhạc được gọi là sến thì tự nó sến hay người đệm đàn biến nó thành sến hoặc người ca nó sến hay người viết nó sến hoặc bất cứ ai dây dưa đến nó, kể cả người nghe, cũng biến thành sến? Những nhận định này phát xuất từ đâu? Lấy chi làm gốc gác? Mọi người đều biết, văn chương, thi phú, hoặc bất cứ bộ môn nghệ thuật nào cũng đều mang giá trị riêng của chúng. Giá trị này được thẩm định do nhận thức và căn cơ của người thưởng lãm. Điều gì đem lại lợi ích, khuyến khích con người thăng tiến đều được ca tụng. Những gì ám ảnh khiến lòng người chùng xuống hoặc mang kết quả tai hại đến tâm trí con người thường sớm bị lãng quên. Như vậy, giá trị của văn chương, thi phú, nghệ thuật được án định nơi tư tưởng, nơi điều, vấn đề được bàn tới, nói tới mang ảnh hưởng đến tâm trí, thái độ nhân sinh. Xét theo sự thể này, âm nhạc tự nó không gì sến, chẳng gì sang, mà sến hay sang phát xuất từ ý nghĩa của ngôn từ được phô diễn qua cung nhạc. Những ngôn từ này tất nhiên là sản phẩm của người kiến tạo chúng; chúng phát xuất từ tâm tư, ý định, ước muốn, chiều hướng của người kiến tạo, sáng tác ra chúng đặt dưới nhận thức của người thưởng thức. Tuy nhiên, là người, lẽ thường luôn luôn lầm lỗi vì “Ai nên khôn không khốn một lần”,” và người càng khôn càng tự thấy mình nhiều lầm lỗi. Người không thấy mình lầm lỗi chắc chắn là người tự lừa dối. Đã lừa dối chính mình thì còn chi để nói! Thử hỏi, nếu không có những lầm lỗi sao chúng ta đủ can đảm ca tụng những vị thánh. Chẳng có người bày tỏ những lời sến, chắc chắn sẽ không có gì được gọi là nhạc sang. Ngược lại, phỏng sến đối với người nghe có thể hàm chứa sự thánh thiện nào đó của người dẫu vô tình hay hữu ý kiến tạo ra chúng! Sự thể này, người biết rõ không có cơ hội giải thích, và coi chừng kẻ vu vơ thưởng lãm hình như đang có cảm ứng nghịch lại với lòng mình.
|