Nhưng ta nay được cuộc gặp gỡ tốt lành này, thì cô Hoa cô Nguyệt quả là có công. Đêm nay hãy cùng các cô chung vui, hai nàng thấy thế nào?
Các chuyên gia về văn học cổ đều cho rằng Hoa viên kỳ ngộ là một tiểu thuyết sex táo bạo nhất trong cổ văn Việt Nam. Hiện Hoa viên kỳ ngộ tập chí có một bản chép tay duy nhất tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, gồm 46 tờ (92 trang) khổ 27 x 15 cm. Tập sách được viết với nét bút rất bay bướm, lão luyện. Cuộc gặp gỡ ở vườn hoa (Hoa viên kỳ ngộ tập) kể về cuộc tình duyên của Triệu Kiệu, con trai thứ hai của quan Tham chính họ Triệu, người đất Nam Xang thời Cảnh Hưng (1740-1786). Chàng thư sinh họ Triệu khôi ngô tuấn tú, học rộng tài cao. Một hôm dạo bước tới vườn hoa bên cầu Bích Câu, tình cờ gặp Lan Nương và Huệ Nương, con quan Ngự sử họ Kiều, đôi bên quen biết, tình tự rồi yêu nhau say đắm. Triệu công tử được Kiều Công mến tài cho ở trong nhà để tiện thầy tiện bạn đèn sách. Chàng lân la đến khuê phòng của hai nàng, nhờ được Xuân Hoa và Thu Nguyệt là hai thị nữ của Lan Nương và Huệ Nương hết lòng giúp đỡ nên tự do đi lại. Vượt qua lễ giáo, họ đến với nhau, trai tài gái sắc, trao thân gửi phận, thỏa lòng mây mưa. Về sau Triệu Kiệu đi thi, đỗ Giải nguyên, được quan Ngự sử họ Kiều gả cả hai tiểu thư cho. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là tác phẩm văn học cổ Việt Nam. Căn cứ vào địa danh huyện Nam Xang (tên huyện ứng với huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam ngày nay) và tên trấn Sơn Nam được đặt từ thời Lê, có thể tác phẩm này được viết vào khoảng cuối đời Lê.
Cuộc gặp gỡ ở vườn hoa xây dựng những tài tử giai nhân, sẵn sàng vượt qua lễ giáo. Cả hai chị em Lan và Huệ cùng yêu say đắm công tử họ Triệu, giúp nhau cơ hội tiếp xúc với chàng, thậm chí nhường nhau trong buổi giao hoan cùng chàng, rồi cuối cùng là cùng chung “tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không còn biết Triệu là Triệu, Lan - Huệ là Lan - Huệ nữa”. Ở một đoạn khác, tác giả còn để cho Triệu Công tử đề nghị hai tiểu thư Lan và Huệ kéo cả hai thị nữ Xuân Hoa và Thu Nguyệt vào cuộc và hai tiểu thư cũng đồng ý. Thế là một chàng công tử làn lượt giao hoan với hai tiểu thư, cô em trước, cô chị sau, rồi sau đó đến lượt hai cô thị nữ nữa. Dưới đây, xin trích một vài đoạn từ bản dịch của GS. Nhà văn Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm: “…Sinh (Triệu Kiệu) cả mừng, đưa tay vuốt ve Lan mà nói rằng: - Nàng hết lòng vì tôi như vậy, có thể gọi là con người hữu tâm đó. Bèn kéo Lan vào lòng, một tay kéo đùi nàng, tay kia mân mê đôi vú, cười mà bảo rằng: - Tuyệt thật, vừa mềm vừa ấm, hệt như thịt đầu gà”. ***
“…Lúc này lòng dục của Sinh chợt nổi lên. Chàng bước tới ôm lấy mà nói: - Nàng đâu có giữ lời hứa như Quý Bố, tôi đã biết rồi. Phen này tôi quyết chẳng chịu ra về không nữa. Nói xong cố sức đẩy Huệ xuống gối. Huệ cũng không chống cự. Trong đệm phù dung hải đường máu nhuộm, dưới chăn phỉ thúy, đan quế hương bay. Mày ngài liên hồi chớp chớp mặc cho bướm lượn săn tìm, mắt phượng lim dim mơ màng, không cấm ong bay hút mật. Xiêm màu phấp phới khác nào mưa trút hoa sen, tóc mây rối bời, hệt như gió thổi cành dương. Thật là một khắc ngàn vàng, chỉ giận đêm vui quá ngắn”. ***
“…Hai nàng nhường nhau hồi lâu, Sinh cũng không thể tự chủ được nữa bèn một tay kéo lấy vài Lan, tay kia mân mê vú Huệ, mặc sức đùa cợt trong chăn phỉ thúy, tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không biết Sinh là Sinh, Lan Huệ là Lan Huệ nữa”. ***
“…Một đêm ánh trăng trong trẻo, hai nàng bèn sai Hoa, Nguyệt đi mời Sinh. Sinh đến, Lan bảo: - Đêm nay cảnh xuân dần đến, trăng sáng giữa trời, cho nên chị em thiếp thết tiệc mời chàng, gọi là Lan Đình thắng hội. Sinh nói: - Đối ẩm trước hoa, vào xuân dưới trăng có thể gọi là việc vui thú trên đời đó.Nhưng ta nay được cuộc gặp gỡ tốt lành này, thì cô Hoa cô Nguyệt quả là có công. Đêm nay hãy cùng các cô chung vui, hai nàng thấy thế nào? Hai nàng đồng ý. Bèn cho trải đệm Phù Lưu, rót chén thuỷ tinh, ba người vào tiệc. Rượu đã ngà ngà, Sinh ôm Lan vào lòng, sai Hoa, Nguyệt chúc rượu. Huệ thì hát mời Sinh... Ca vừa xong thì Sinh kéo Huệ đè xuống. Huệ nói: - Trăng sáng giữa trời thế kia, sao có thể làm vậy? Sinh nói: - Bể biếc trời xanh cũng chiều lòng, Quảng Hàn muốn vậy mà không được, há lại ghen nhau sao? Rồi đẩy ngã vào trong đệm, hỉ sức mây mưa. Xong rồi Sinh lại kéo Lan, Lan cũng không chống lại. Bắt chước theo hình dáng chim âu chim vụ, phỏng học theo tư thái uyên ương, quả là niềm cực lạc trong cõi nhân gian. Sau đó đến Xuân Hoa. Lúc Xuân Hoa giao hợp với Sinh, lòng xuân rạo rực, mặc cho Sinh muốn làm gì, không hề mảy may khó khăn. Sau đó đến Nguyệt, Nguyệt không chịu. Sinh nói: - Đất đai trong thiên hạ, mười phần ta đã có được tám chín, nay chỉ còn mảnh đất nhỏ bằng viên đạn, sao dám chống cự vương sư? Rồi bế vào trong đệm, mặc sức mây mưa. Hoa binh nguyệt trận, nhung mã tung hoành. Giao hoan xong, Sinh lại cùng hai nàng đối ẩm. Uống mãi cho đến khi trăng lặn sau núi, bất giác say mèm. Các nàng vực chàng vào ngủ” Qua một số đoạn trích trên thấy người xưa cũng sex táo bạo quá. Nhà Nho mà viết về sex như thế thì thật quá lắm. Ta lý giải làm sao, khi đặt Cuộc gặp gỡ ở vườn hoa vào trong văn chương cổ Việt Nam, đột khởi một cái mấu ghê gớm như vậy. Sách thì Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang lưu trữ. Các nhà nghiên cứu xếp nó vào tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam. Nội dung sách có địa danh Nam Xang, Sơn Nam là những địa danh Việt Nam. Các chuyên gia về văn học cổ đều cho rằng đây là một tiểu thuyết sex táo bạo nhất trong cổ văn Việt Nam. Thế thì sex Việt cũng đáng gờm lắm! * Tranh cổ Nhật Bản (internet) |