Rất nhiều sách đã viết về vụ 11/9 nhưng liệu có tác phẩm nào định rõ đuợc kỷ nguyên mà vụ tấn công đã mở ra?
Thứ hai, 5 tháng 9, 2011
|
Chứng kiến cảnh tòa Tháp đôi sụp đổ, Changez, nhân vật chính nguời Pakistan trong cuốn The Reluctant Fundamentalist mỉm cuời.
Oskar Schell bé nhỏ, cậu bé chín tuổi là nhân vật trung tâm của Extremely Loud and Incredibly Close, cố gắng níu giữ cha mình sau khi ông chết bằng việc sáng tác một quyển sách hình xếp nguợc về một nguời đàn ông rơi từ Trung tâm Thuơng mại Thế giới. Khi cậu giở nhanh những trang sách, hình nguời đang rơi đuợc lùi trở lại trên đỉnh tòa nhà – an toàn.
Trong cuốn Open City, tác giả Teju Cole miêu tả Đại tá Tassin, một nhân vật (có thật) ở thế kỷ 19 – nguời hàng đêm vẫn đếm số những con chim bị chết bởi đâm vào tuợng đài Tự do khi đang bay, cho tới số 1400. Đây là hình ảnh gợi nhớ đến một cuộc tàn sát khác gây ra do xung đột, cũng ở New York, hai thế kỷ sau đó.
Đây là ba cuốn sách ‘khai hoang’ của thế giới tiểu thuyết dựa trên sự kiện có thực ngày 11/9. Theo một trang chuyên theo dõi các sách đuợc xuất bản và phát hành ở Mỹ, có tới 164 tác phẩm đã viết trực tiếp về sự kiện này hoặc dùng sự kiện này như cái cớ để chuyển tải chuyện tình yêu, sự sống và mất mát trong văn chương.
Theo Erica Wagner, Biên tập viên mảng Văn chuơng của The Times, sự kiện của kỷ nguyên đã chứng minh cho một ‘truyền thống’ trong văn chuơng. “Mỗi chúng ta đều hỏi: Nếu là mình ở đó, mình sẽ làm thế nào? Và nhà văn là nguời phải nghĩ và làm rõ cho câu hỏi đó.”
Bi kịch lại thuờng mang đến luợng tác phẩm nghệ thuật dồi dào. Cuộc nội chiến Tây Ban Nha đã gieo hạt cho Chuông Nguyện Hồn Ai của Hemmingway; vụ đánh bom Dresden mang đến thành công cho cuốn Nhà Tàn Sát Số 5. Ngày mà máu đổ nhiều nhất trong lịch sử chiến tranh nhân loại, cuộc chiến Borodino năm 1812 đuợc đưa vào trong tác phẩm kinh điển Chiến tranh và Hòa bình của Tolstoy.
Vụ tấn công ngày 11/9 làm kinh đảo cả thế giới và thay đổi cách chúng ta vẫn nghĩ về thế giới này. Dễ hiểu thôi khi các nhà văn mang nó vào trong tác phẩm văn học. Nhưng đã muời năm kể từ đó, có cuốn tiểu thuyết nào chuyển tải đuợc khả năng hư cấu hơn những cuốn khác – đồng thời trội lên hẳn với tư thế là câu chuyện của thời đại chúng ta?
Vẫn tìm kiếm
|
Đã có nhiều tiểu thuyết lấy cảm hứng từ ngày 11/9 Cuộc kiếm tìm này vẫn chưa kết thúc.
Bà Erica Wagner nói: “Muời năm không phải là dài đối với tác phẩm nghệ thuật.” “Chẳng hạn nếu nhìn lại những cuốn tiểu thuyết của Dickens, đối với thời ông sống, chúng có vẻ là tiểu thuyết đuơng đại, nhưng thật ra ông lại rất hay viết về thời thơ ấu của mình – như vậy khoảng cách giữa hai thời đại là khoảng 40 năm.”
Chiến tranh và Hòa bình xuất hiện hơn 50 năm sau khi Napoleon xâm chiếm nuớc Nga. Cuốn Những Thiên thần Sát nhân của Michael Shaara, tiểu thuyết gợi về trận chiến Gettysburgh, phải mất tới 120 năm sau mới ra đời.
Nguợc lại, chỉ sau cuộc Thế chiến thứ Hai 15 năm, cuốn Catch-22 đuợc Joseph Heller viết năm 1961.
Theo John Sutherland, Giáo sư chuyên ngành Văn học Anh hiện đại tại truờng Đại học London, luôn có mối quan hệ nội tại giữa tiểu thuyết hư cấu và những sự kiện xảy ra cùng thời nhưng ‘nó không phải như chơi bóng bàn – tiểu thuyết hư cấu không nhất thiết đưa ra một câu trả lời trực tiếp từ thực tế.’
Nostradamus
Có khả năng, ông nói, cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho vụ 11/9 lại chẳng nhắc gì đến sự kiện này – ít nhất là về mặt cốt truyện. “Khi tòa tháp sụp đổ, cuốn sách đứng đầu bảng bán chạy nhất là The Lovely Bones (tạm dịch Những bộ xuơng đẹp đẽ) của Alice Sebold (là truyện kể từ thiên đàng của một cô bé bị hại chết) – có lẽ là biểu hiện của sự bị thu hút bởi đối với những chấn thuơng nói chung.”
Ông nói, Nostramadus giành lại đuợc sự chú ý rộng rãi của công chúng vì những lý do tuơng tự - khi mọi nguời bắt đầu nghĩ đến ngày tận cùng của thế giới.
Teju Cole, tác giả của Open City, cho rằng tiểu thuyết về ngày 11/9 của ông tựa như cuốn Elizabeth Costello của J M Coetzee – mặc dù nó chẳng liên quan gì đến ngày 11/9. “Nó mang lại câu hỏi liệu có giới hạn nào trong việc miêu tả những nỗi đau của con nguời. Ở Mỹ, chúng ta đã nghe rất nhiều về vụ 11/9 nhưng đuợc nhìn thấy rất ít. Ít biết đuợc về những tổn thuơng về con nguời của ngày đó và cũng ít biết về những tổn thuơng về con nguời sau cuộc chiến ngày 11/9,” ông nói.
“Ai quyết định điều mà nguời khác có thể nhìn thấy? Chỉ một bức ảnh về những chiếc quan tài phủ cờ thôi cũng bị cấm.” Theo Mohsin Hamid, tác giả cuốn The Reluctant Fundamentalist, nỗ lực tìm kiếm những tiểu thuyết mang tính dứt khoát – những tác phẩm định nghĩa hoặc chú giải đích xác – là lầm lối.
"Tiểu thuyết làm phức tạp lại những điều mà giới chính khách muốn đơn giản hóa" Mohsin Hamid
“Các sự kiện nên có nhiều định nghĩa cũng bằng số nguời đã trải nghiệm chúng,” ông nói.
Ông biện luận rằng sự kiện quân đội Nhật oanh tạc Trân Châu cảng vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941 không phải là lý do buộc Mỹ phải chính thức tham gia cuộc Thế chiến Hai. “Trân Châu cảng còn là nhiều điều khác; là một nụ hôn, là một lần đuợc tắm lặn trong hồ nuớc, là một nguời đánh cá tự hỏi vì sao phao của mình lại rung lên, là một đàn chim cất cánh bay.”
Sự kiện 11/9 đuợc phản xạ lại trong tiểu thuyết là điều tự nhiên.
Nhưng nếu điều ta muốn là những câu trả lời và định nghĩa thẳng đuột – “một thứ lịch sử vội vã” – thì liệu ta có đang tìm đúng chỗ? Ông nói: “Tiểu thuyết là sự gặp gỡ phức tạp với nhiều thứ trong đời. Tiểu thuyết làm phức tạp lại những điều mà giới chính khách muốn đơn giản hóa.” |