Cuộc tập kích trại tù Sơn Tây của Biệt Kích Đồng Minh Hoa Kỳ |
Tác Giả: Pho Nang | ||||||||||||
Thứ Sáu, 07 Tháng 1 Năm 2011 06:10 | ||||||||||||
Kính thưa quý độc giả, Trong cuốn "CUỘC TẬP KÍCH SƠN TÂY" phát hành tại Hà Nội, Cộng Sản Việt nam vẫn ba hoa về "thắng lợi vĩ đại" của chúng trong vụ phản công cuộc tập kích trại tù SƠN TÂY nơi giam giữ khoảng 60 Phi Công Mỹ, trong một nổ lực để giải cứu các phi công bị cộng sản giam giưa này, của một đơn vị Biệt Kích Mỹ. Trân trọng kính mời quý độc giả theo dõi sự thật của cuộc tập kích Sơn Tây sau đây: Fort Bragg / Colonel Bull Simons The Son Tay Raid ..Một số hoạt động trong vùng địch của các đơn vị đặc nhiệm Việt-Mỹ như NACV-SOG, Trung Tâm Huấn luyện và Hành Quân Delta (kế hoạch Delta, kế hoạch Omega của bộ phận B-50, và kế hoạch Sigma của bộ phận B-56 đã được thi hành trong thời gian từ năm 1964 đến giữa năm 1970. Sau thời gian này, Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt (LLDB) Hoa Kỳ tại Việt Nam chấm dứt các hoạt động biệt kích trên chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên các hoạt động đặc nhiệm mang tính cách chiến lược và hành động khẩn cấp vẫn được Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ thực hiện, và một trong những công tác ngoạn mục nhất và nguy hiểm nhất của binh chủng này là cuộc hành quân đột kích giải cứu tù binh Mỹ tại nhà tù Sơn Tây, cách Hà Nội 23 miles về hướng Tây Bắc Việt. Công tác đặc biệt này được gọi là Cuộc Hành Quân Đặc Nhiệm Kingpin POW, và đã diễn ra ngày 21 tháng 11 năm 1970 do Đại Tá Arthur Simons với biệt danh "Bò Tót" chỉ huy. Lực Lượng Đặc Nhiệm gồm 56 quân nhân được chọn từ toán Lực Lượng Đặc Biệt số 6 và số 7 tại Trung Tâm Chiến Tranh Đặc Biệt Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Fort Brag, tiểu bang North Carolina. Và một số quân nhân khác cũng đã được chọn từ trường Biệt Động ở Fort Beening, tiểu bang Georgia. Được chính thức hoạt động ngày 8 tháng 8 năm 1970 với danh xưng Lực Lượng Đặc Nhiệm Liên Quân Bờ Biển Ngà, kế hoạch này được Chuẩn Tướng Donald Blackburn, phụ tá đặc biệt về hoạt động cho Bộ Tham Mưu Liên Quân soạn thảo. năm 1965, khi còn mang cấp Đại Tá, ông được bổ nhiệm giữ chức chỉ huy trưởng MACV-SOG (Military Assistance Command Vietnam - Special Observation Group). Năm 1970, ông là người đưa ra ý kiến tổ chức cuộc đột kích và đệ trình kế hoạch tổng quát lên tổng tham mưu trưởng liên quân là đại tướng Earle Wheeler. Tháng 6 năm 1970, Đại Tướng Lục Quân Aerle Wheeler chuẩn y kế hoạch tổng quát để giải cứu tù binh Mỹ do Chuẩn Tướng Blackburn đề xướng, đồng thời chỉ định một toán gồm 15 chuyên viên tình báo được đặt dưới quyền điều động của vị tướng này để bắt tay vào việc soạn thảo chi tiết kế hoạch. Kế hoạch này được phân chia thành 3 giai đoạn. GIAI ĐOẠN 1: THU THẬP TIN TỨC TÌNH BÁO Trại tù Sơn Tây không lớn, được xây dựng theo phối trí hình vuông, mỗi cạnh có chiều dài khoảng 45 mét, chung quanh có tường cao trên 2 mét. Trại nằm giữa một ruộng lúa, quanh trại có 3 vọng gác cao, tù binh Mỹ bị nhốt trong bốn cán láng. Tấm hình chụp trong một buổi họp-báo tại Ngũ Giác Ðài. Từ trái sang phải: Melvin Larid (Bộ Trưởng Quốc Phòng), Ðại Tá Arthur Simons (chỉ huy một toán đột-kích 22 người), Ðề Ðốc Thomas Moore (Chủ Tịch Hội Ðồng Liên Quân), và Chuẩn Tướng Leroy Manor (Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Nhiệm). (HÌNH ẢNH: U.S. Army) Trại Sơn Tây và Ấp Lỡ, một trại tù binh khác, đã được toán Tình Báo Đặc Nhiệm Tù Binh Hoa Kỳ xác định vị trí vào tháng 5 năm 1970. Đây là toán đặc nhiệm được thành lập vào năm 1967 với nhiệm vụ là theo dõi hồ sơ các tù binh Mỹ, xác định vị trí của các trại tù, để thông báo cho Không Quân Hoa Kỳ tránh thả bom vào các khu vực đó. Riêng trại tù Sơn Tây, theo sự xác định của toán đặc nhiệm, trại này giam giữ khoảng 55 tù binh Hoa Kỳ. Sau khi đã xác định vị trí, Không quân Hoa Kỳ đã tiến hành các chuyến bay thám sát. Không ảnh từ các chuyến bay tiết lộ những trở ngại quan trọng chung quanh trại tù. Đó là một bộ chỉ huy của Sư Đoàn 12 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV), gồm 12 ngàn bộ đội đồn trú gần đó, và một trường huấn luyện Pháo Binh Bắc Việt. Cách trại Sơn Tây 500 mét là một trường trung học. Tại tỉnh Phúc Yên, miền Bắc, cách trại tù 32 km là một căn cứ Không Quân. Như thế có nghĩa là cuộc đột kích phải được thực hiện chớp nhoáng vì viện binh của địch quân có thể hiện diện mau lẹ tại trận địa. GIAI ĐOẠN 2: TUYỂN MỘ VÀ HUẤN LUYỆN Ở giai đoạn này, Lục Quân Hoa Kỳ tuyển mộ các binh sĩ tình nguyện và tổ chức cuộc huấn luyện cho các cảm tử quân này. Trong khi đó bộ phận tình báo tiếp tục thực hiện những phi vụ chụp không ảnh vùng Sơn Tây bằng phi cơ bay cao loại Lockheed SR-71 và phi cơ không người lái Buffalo Hunter. Các ảnh chụp được trong mùa hè cho thấy các hoạt động tại Sơn Tây giảm thiểu và đến mùa thu 1970 thì vắng vẻ. Trong khi đó, trại tù binh cách đó khoảng 26 km về phía Tây thì nhộn nhịp hơn.
GIAI ĐOẠN 3: HÀNH ĐỘNG Lệnh thi hành được Bộ Tham Mưu Liên Quân chuẩn y và ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1970. Về các cảm tử quân, sau thời gian huấn luyện, vào đêm 18 tháng 11 năm 1970 tất cả đội đặc nhiệm này được đưa lên vận tải cơ C-141. Từ giờ phút đó, các cảm tử quân không được mặc quân phục hay mang huy hiệu của đơn vị nào. Sau nhiều giờ trên máy bay, họ được thả xuống phi trường Thakhi, Thái Lan. Ngày N sắp bắt đầu sau sáu tháng hoạch định và ba tháng tập dượt kỹ càng. Trước giờ xuất phát, các cảm tử quân mới được thông báo là cuộc đột kích bí mật này có mục tiêu cứu tù binh Mỹ bị giam tại nhà tù Sơn Tây Bắc Việt. Do đó đội đặc nhiệm sẽ tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng và táo bạo. Trực thăng HH-53 chở toán Delta được C-130 tiếp nhiên liệu trên không phận Lào trước khi xâm nhập Bắc Việt trực chỉ Sơn Tây Theo kế hoạch, Lực Lượng Đặc Nhiệm lên các trực thăng HH-53 tại căn cứ Không Quân Udom ở Thái Lan, bay qua đất Lào vào Sơn Tây. Trong khi đó các phi cơ chiến đấu Không Quân, Hải Quân Mỹ sẽ mở cuộc không tập đánh lạc hướng trên không phận Bắc Việt. Đúng 2 giờ 18 phút sáng ngày 21 tháng 11, Trung Tá Không Quân Hebert Zehnder đáp trực thăng chở toán xung kích của Đại Úy Richard J. Dick Meadows xuống ngay sân nhà tù Sơn Tây. Mặc dù đã tập dượt kỹ càng, chiếc trực thăng chở toán quân này cũng bị vướng một dây phơi quần áo, cánh quạt đụng phải một thân cây làm máy bay rớt xuống đất trong sự va chạm dữ dội. Theo lời kể của Đại Úy Meadows thì chỉ có một trung sĩ bị bình chữa lửa đập vào chân làm bể mắt cá, còn Trung Úy George Petrie thì bị té văng ra khỏi trực thăng, ngoài ra không có ai bị thương. Dưới quyền điều động của trưởng toán Meadows, tất cả nhảy ra khỏi trực thăng và tác xạ triệt hạ các lính canh Cộng Sản Bắc Việt. Đại Úy Meadows khom người phóng mình vào trại, vừa nói qua loa phóng thanh cầm tay: "Chúng tôi là quân nhân Mỹ đến cứu các anh, tất cả nằm xuống tránh đạn. Chúng tôi sẽ vào ngay." Thế nhưng không một ai trả lời. Trong khi đó, Trung Tá Không Quân John A. Allison hạ trực thăng của ông chở toán an ninh và chỉ huy của Trung Tá Elliott P. Sudnor xuống bên ngoài tường nhà đúng kế hoạch. Thượng Sĩ Herman Spencer dùng chất nổ phá thủng bức tường. Họ tiếp tay với toán xung kích đang chiến đấu tiến vào nhà tù, lục soát các tòa nhà. Trung Sĩ Tyrone J. Adderly, thuộc toán chỉ huy dưới đất đã dùng súng phóng lựu M-79 để tiêu diệt một vị trí súng máy nguy hiểm nhất của địch. Cùng vào thời gian này, Trung Tá Không Quân Warren A. Britton, chở toán binh sĩ do Đại Tá Arthur Simons chỉ huy, hạ cánh xuống tọa độ được ấn định. Thế nhưng cả toán lại bị thả lộn xuống một trường trung học cách trại tù chừng 500 mét. Trường học này đã được quân Bắc Việt sử dụng làm trại lính. Trong cuộc chiến Việt Nam, trực thăng HH-3 thường được xử dụng cho các phi vụ cấp cứu phi công lâm nạn (máy bay bị bắn rớt, phải nhảy dù xuống vùng đất địch). Trực thăng được trang bị một ống tiếp nhận nhiên liệu phía trước để có thể nhận xăng từ một phi cơ tanker trên không trung. Trên trực thăng có gắn hai đại liên 7.62-ly, hoặc một giàn đại liên 6-nòng ghép (hình nhỏ). Ở phía sau có một hệ thống giây cáp dài 70 mét dùng để "móc" phi công lên thăng trong trường hợp trực thăng không đáp xuống được. Ngày 21 tháng 11/1970, hai chiếc HH-53 chở đầy lính lực lượng đặc biệt đã cất cánh từ căn cứ Udorn, Thái Lan, được hộ tống bởi 5 oanh tạc cơ A-1 Skyraiders bay qua không phận Lào và sau đó trực chỉ Sơn Tây để giải cứu các tù binh Mỹ. Nhận thấy cảnh trí lạ hoắc, toán của Đại Tá Simons biết là sai địa điểm, nhưng trực thăng đã bay lên cao nên cả toán phải quyết tử chiến. Quân Cộng Sản Bắc Việt túa ra và tất cả đã hoảng hốt trong quần xà lỏn cùng áo thun. Đại Úy Wather lập tức bắn gục 3 Cộng quân. Trong khi đó, Đại Tá Simons vừa nhảy xuống giao thông hào thì đã đụng một bộ đội Cộng Sản với vẻ mặt ngơ ngác kinh hãi. Trong tích tắc, hắn bị bắn hạ tại chỗ. Trong vòng 5 đến 10 phút, cả toán của Đại Tá Simons đã tiêu diệt trên 100 bộ đội Bắc Việt. Ngay sau đó, phi công trực thăng biết là thả lầm nên đã hạ xuống đón và đổ toán này xuống trại tù Sơn Tây. Bên trong nhà tù Sơn Tây, các binh sĩ thuộc quyền chỉ huy của Đại Úy Meadows và Trung Tá Sydnor đã tiêu diệt trên 50 lính gác Cộng quân trong khi lục soát nhà tù và tìm các đường hầm. Nhưng họ không tìm thấy một tù binh Hoa Kỳ nào. Cảm tử quân được rút lui sau 20 phút trên mặt đất. Và hành động cuối cùng của Đại Tá Medows là tiêu hủy chiếc trực thăng bị hư hại (lúc đầu khi đáp xuống) trước khi rút lui. Sau khi cuộc hành quân kết thúc, bộ phận tình báo Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ mới biết rõ là toán tù binh Mỹ đã được di chuyển đi nơi khác khỏi Sơn Tây từ hồi tháng Bảy, vì miền này bị lụt. Một nghi vấn được nhiều nhà quân sự và quân sử Hoa Kỳ nêu lên là tại sao Đô Đốc Moorer (người thay thế Đại Tướng Wheeler trong chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân) là ngày 19 tháng 11 năm 1970 (ngày N-2) chính ông đã được báo là tù binh đã di chuyển trại mà vẫn ra lệnh xuất phát cuộc đột kích. President Nixon speaks during an awards ceremony honoring four members of the military special forces team which raided the Son Tay P.O.W. Camp in North Vietnam. The honorees from left to right are: Brigadier General Leroy Manor, Technical Sergeant Leroy Wright, Sergeant First Class Tyrone Adderly, and Colonel Arthur Simons. (Image Wally McNamee/CORBIS) Về kết quả, theo nhận định của Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ, thì mặc dù tình báo cấp cao đã thiếu sót theo dõi và thu thập tin này, nhưng cuộc đột kích được coi là hoàn toàn không vô ích. Một sự kiện được các quan sát viên ghi nhận là sau trận đột kích bất thành, Hà Nội biết rằng Hoa Kỳ rất quan tâm đến an toàn của tù binh Mỹ nên buộc lòng đã phải thay đổi cách đối xử với các quân nhân Hoa Kỳ bị giam giữ tại miền Bắc để tìm sự thương thảo tại hội đàm Paris. Vương Hồng Anh Đây là một đoạn của tác giả Bùi Tín viết trong cuốn "Người Hùng Mỹ Chóng Mặt" (NXB Quân Đội Nhân Dân -1973) nói về vụ đột kích Sơn tây : " . . . Tôi nhớ vụ đó xảy ra vào quãng tháng 11 năm 1972. Lúc bấy giờ có một trại giam phi công Mỹ ở miền Bắc đặt tại Sơn Tây. Để thu thập tài liệu cho cuốn sách đang viết là cuốn "Người hùng Mỹ chóng mặt", tôi đã phỏng vấn gần hai trăm tù binh Mỹ, hầu hết là những phi công lái máy bay. Trước đó hai tháng, vào tháng 9.1972, tôi lên trại giam ở Sơn Tây và đã ở trại đó hai ngày. Trong trại có khoảng hơn sáu chục phi công Mỹ và tôi còn nhớ có hai người da màu, trong đó còn có một người Mỹ gốc Nhật Bản. Trận giải cứu tù binh Mỹ không thành, khi trong ba máy bay trực thăng của toán giải cứu đổ bộ xuống, có một chiếc hạ xuống sân trại giam bị vướng vào một cây bàng, nên không cất cánh lên được, đành phải bỏ lại. Ngày hôm sau tôi đã lên trại, tận mắt chứng kiến nơi bị biệt kích Mỹ tập kích. Lý do thất bại của phía Mỹ rất đơn giản là số tù binh ở trại đã được chuyển đi trước đó hơn hai tuần. Sự di chuyển này hoàn toàn nằm trong kế hoạch đã định sẵn, không phải do ý định giải cứu của Mỹ bị lộ. Qua tìm hiểu từ các tài liệu của Mỹ, tôi được biết tình báo trên mặt đất của họ rất yếu. Phía Mỹ chỉ dựa vào ảnh chụp được qua máy bay do thám của họ để phân tích, phán đoán ở vùng đó có một trại giam và có người Mỹ ở đó và họ đã quyết định giải cứu. Kế hoạch giải cứu được tổ chức, chuẩn bị rất công phu. Họ đắp sa bàn qua bản đồ khu vực Sơn Tây có trại giam, lập mô hình giống hệt với thực địa, nơi đổ quân giải cứu, gồm có lô cốt, nhà cửa, trại giam. Các đơn vị biệt kích của Mỹ đã được huấn luyện đặc biệt trên một hòn đảo bí mật. Vào lúc nửa đêm, máy bay lên thẳng của Mỹ chở quân biệt kích đi giải cứu xuất phát từ Thái Lan và bay khá cao rồi hạ xuống khu vực đổ bộ. Toán giải cứu hoạt động trong khu vực trại giam khoảng 40 phút. Do không có tình báo mặt đất nắm sát tình hình, nên trong thời gian chuẩn bị tập kích số tù binh đã được chuyển đi mà phía Mỹ vẫn không hay biết. Cuộc giải cứu không thành công, phải bỏ lại một máy bay lên thẳng và bắt mang theo ba, bốn bộ đội địa phương để khai thác tài liệu. . ." Hội ngộ lần thứ 40, cuộc giải cứu “hụt” tù binh Mỹ ở Sơn Tây Destin – Trong số những người tham dự buổi hội ngộ lần thứ 40 kỹ niệm ngày giải cứu tù binh Mỹ ở Sơn Tây, không những chỉ có những người lính thuộc lực lượng đặc biệt năm xưa, mà còn có sự tham dự của những cựu tù binh Mỹ. Ngày 21 tháng Mười Một năm 1970, 59 lính thuộc Lực lượng Đặc biệt (trong đó có 3 người thuộc binh chủng Không Quân, phần còn lại là lính Green Berets) bay đêm trong một phi vụ giải cứu khoảng chừng 50-75 tù binh Mỹ đang bị giam giữ ở nhà tù Sơn Tây, Bắc Việt Nam. Những gì họ tìm thấy sau khi đột kích là một nhà tù vắng toanh. “Điều này ám ảnh những người lính tham dự cuộc giải cứu đó qua một thời gian rất lâu,” ông Gargas, tác giả cuốn “Cuộc tập kích Sơn Tây: Tù binh Mỹ ở Việt Nam không bị lãng quên” nói. Tất cả lính biệt kích Mỹ tham dự lần đó đều bày tỏ sự thất vọng khi phát hiện trại tù không có tù binh nào. Nhưng ở thời điểm đó, họ không biết rằng, tuy không cứu được tù binh nào nhưng công tác này là một sự thành công về các phương diện khác. Theo tác giả Gargas, tù binh Mỹ ở Việt Nam ngay sau đó biết chuyện giải cứu này. Cho dẫu họ không được cứu trong lần đó, tin tức cuộc giải cứu này làm họ phấn chấn, phục hồi niềm hy vọng và điều kiện sống của họ được cải thiện. Trước cuộc tập kích Sơn Tây này, tù binh Mỹ bị giam rải rác ở nhiều trại giam khác nhau trong những điều kiện sống khủng khiếp, rất nhiều người trong số họ bị biệt giam. Tất cả họ được dồn về một chỗ ngay trước khi cuộc tập kích xảy ra. “Họ được đưa vào những phòng lớn chứa khoảng 40 đến 50 người. Cuối cùng họ thấy được những khuôn mặt người đồng đội Hoa Kỳ,” ông Gargas nói. “Họ ý thức là họ chưa bị lãng quên, đang có người tìm kiếm họ. Vì vậy họ biết là họ sẽ có ngày về.” Cuộc giải cứu này được đánh gía như là một mẫu mực của một công tác liên quan đến nhiều ban ngành trong quân đội, được tiến hành chuẩn xác, theo Hội Biệt Kích Sơn Tây (STRA). Theo tác giả Charles Tustin Kamps, không ảnh từ máy bay do thám Hoa Kỳ Blackbird SR-71 xác định là trại tù Sơn Tây, cách Hà Nội 20 cây số có thật và đang hoạt động. Tướng một sao Donald B. Blackburn dựa vào điều này để đề nghị kế hoạch giải cứu tù binh. Được chấp thuận bởi Tổng Tham mưu trưởng Liên quân tướng Earle Wheeler, Trung tá Elliott Sydnor và Đại tá Arthur Simons đích thân đứng ra tuyển chọn người, huấn luyện, thực tập ở một trại giam được xây dựng bởi Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) dựa trên hình không ảnh của trại tù Sơn Tây, xây ở Căn cứ Không quân Eglin, tiểu bang Florida. Đêm 20 tháng Mười Một năm 1970, Không quân Hoa Kỳ cho vào trận với một chiếc EC-130, hai chiếc EC-130E, một chiếc 135M và một chiếc EC-121T để kiểm soát phần không gian, gây nhiễu sóng và theo dõi, điều hợp cuộc đột kích. Về phía Hải quân, gồm mười chiếc F-4 bảo vệ vùng trời nếu MIG xuất hiện cùng với năm chiếc F-105 Wild Weasel để đánh hoả tiển nếu các dàn SAM trở nên hoạt động, cùng với mười chiếc KC-135 tiếp xăng trên không cho máy bay. Những chiến đấu cơ của hải quân Hoa Kỳ đã thành công trong việc làm hệ thống phòng không của Bắc Việt hoàn toàn để ý đến họ về phía Đông và sơ hở ở phía Tây là nơi lính biệt kích Mỹ đổ vào từ phía bắc Lào. 2:18 sáng ngày 21, lính biệt kích Mỹ đột kích trại tù Sơn Tây. Họ chỉ thấy trại vắng tanh, không một tù binh nào được tìm thấy ở đây. Tất cả lính biệt kích được di tản ra khỏi trại tù đúng 29 phút sau khi đáp, một phút trước kế hoạch. Không có tử vong về phía Mỹ trong trận tập kích này. Tuy nhiên, có một số tử vong về phía Bắc Việt khi máy bay trực thăng do ông Đại tá Simons điều khiển đáp trật chỗ, lại nhằm ngay chỗ lính bảo vệ Bắc Việt đang trú và lính Bắc Việt bị tấn công bất ngờ. In May 1970, aerial photographs revealed what U.S. military intelligence believed was a POW camp near the town of Son Tay, twenty-three miles west of North Vietnam's capital city. When American officials decided the prisoners were attempting to send signals, they set in motion a daring plan to rescue the more than sixty airmen thought to be held captive. On November 20, a joint group of volunteers from Army Green Berets and Air Force Special Operations Forces perfectly executed the raid, only to find the prisoners' quarters empty; the POWs had been moved to a different location. Initially, the Son Tay raid was a devastating disappointment to the men who risked their lives to carry it out. Many vocal critics labeled it as a spectacular failure of our nation's intelligence network. However, subsequent events proved that the audacity of the rescue attempt stunned the North Vietnamese, who implemented immediate changes in the treatment of their captives. They consolidated all Americans from their incarceration in camps to a single downtown Hanoi location where prisoners could take better care of each other. The operation also restored the prisoners' faith that their nation had not forgotten them. John Gargus not only participated in the planning phase of the Son Tay rescue, but also flew as a lead navigator for the strike force. In the last few years, he has immersed himself in relevant documents that have been declassified. He has also conducted extensive interviews with others involved in the secret mission. The Son Tay Raid incorporates this wealth of unpublished material--air operations planning and training, ground preparation, interviews, and even North Vietnamese perspectives--with Gargus's own experience. No previous account of this top-secret action has given so many details or such insight into both the execution and results of Son Tay. This book will be an invaluable addition to the history and historiography of the Vietnam War. Minutes after 2 A.M. on November 21, 1970, more than one hundred U.S. war planes shattered the dark calm of the skies over Hanoi. Their mission: rescue sixty-one American POWs from Son Tay prison. Less than thirty minutes later, the raid was over, but no Americans had been rescued. The prisoners had been moved from Son Tay four and a half months earlier and that wasn’t all. Part of the raiding force landed at the wrong compound, a “school” bristling with enemy soldiers, but the soldiers weren’t Vietnamese . . . Replete with fascinating insights into the workings of high-level intelligence and military command, The Raid is Benjamin Schemmer’s unvarnished account of the courageous mission that was quickly labeled an intelligence failure by Congress and a Pentagon blunder by the world press. Determined to ferret out the truth, Schemmer uncovers one of the CIA’s most carefully guarded secrets. From the planning and live-fire rehearsals to the explosive reactions of the Joint Chiefs of Staff watching the drama unfold to the aftermath as the White House and Pentagon struggled for damage control, Schemmer tackles the tough questions. What really happened during the twenty-seven minutes the raiders spent on the ground? Did the CIA know the whole time that the Americans were gone? Had the Agency in fact been responsible for the POWs being moved? And perhaps most intriguing, why was the rescue—though it never freed a single prisoner—not a failure after all? Pho Nang 2011/01/05 |