Cấp cứu cơ chế tư bản trong một thể giới lột nhau |
Tác Giả: Hà Nhân Văn | |||
Chúa Nhật, 02 Tháng 11 Năm 2008 04:26 | |||
Phe đối lập tiến bộ Canada đã cột chặt Thủ tướng Harper với Tổng thống Bush. Cuối cùng Harper vẫn thắng, thêm 8 ghế.
CƠ CHẾ TƯ BẢN ANGLO SAXONS MỸ - CANADA
Tuần này, báo The Economist Luân Ðôn số chủ đề kêu gọi “Saving the System” (Cứu nguy cơ chế), in trên bìa đen thẫm với hình trái đất phía dưới màu đỏ lửa, một trái đất với các lục địa thay hình đổi dạng. Liên Xô cũ sụp đổ là do cơ chế nhà nước và xã hội Liên Xô vỡ. Cho đến nay, Mỹ và tư bản Tây phương, đặc biệt là Anh, cơ chế vẫn còn vững. Cơ chế Canada vững hơn cả Anh và Mỹ. Nhờ vậy, gần 2 năm cầm quyền, chính phủ Stephen Harper, Bảo Thủ thiểu số, phải liên minh với đối lập tại quốc hội vì chỉ có 127 ghế dân biểu trong khi phải cần 155 ghế mới đủ đa số. Dù vậy công việc thường ngày và trọng sự của nhà nước Canada vẫn êm ru. Ấy là do cơ chế từ trung ương đến tỉnh bang vẫn vững và nhịp nhàng.
Cơ chế nhà nước giống như lục phủ ngũ tạng, cái đầu và tứ chi của một nhân thể con người. Các nước CS không ngóc đầu lên nổi (như Cuba và Bắc Hàn) là do cùng một nhân thể, có 2 lục phủ ngu tạng chồng đè lên nhau, đó là đảng trong nhà nước. Ðảng lãnh đạo nhà nước, tuy có một cái đầu và 4 tay chân nhưng bị “tréo cẳng ngỗng”, trở thành dị hình, trong nội bộ nội tạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.
Trung Cộng vọt lên cao vút, trở thành đại cường toàn cầu, cơ chế đảng và nhà nước cho đến nay tạm vững, nghĩa là ở ngoại hình, đầu, mồm và chân tay vẫn ngon lành nhưng cơ chế đảng và nhà nước do chồng chéo lên nhau, tạo thành một hệ thống sứ quân ở các tỉnh. Do đó mới xảy ra nhiều vụ “xì căng đan” kỳ quái. Vụ sữa rất ô nhục là một. Vụ sữa “melamine”, tôi gọi là quốc nhục, một trong những sự việc và dấu hiệu cho biết cơ chế của đảng và nhà nước Trung Cộng sẽ vỡ rồi chia năm xẻ bảy vào một ngày nào đó.
Vụ đại khủng hoảng tài chính riêng ở Mỹ trong vài tuần lễ, các ông Ba Ðỏ cháy túi ngay ở Mỹ, tiêu tan kho tàng khổng lồ ở Mỹ, khoảng từ 1500 đến 1700 tỷ đô la, trong khi tổng sản lượng quốc gia GDP của Trung Cộng là 1,932 tỷ USD. Ấy là do cơ chế (system) nhà nước, ngân hàng và các công ty xuất khẩu “chơi lẻ”, “chơi chui”, mạnh ai nấy lo dù có chung một cái đầu là bộ chính trị và quốc vụ viện (chính phủ). Báo The Economist hiểu rõ nguy cơ kinh hoàng nếu cơ chế Mỹ, Canada và Tây phương sụp đổ thì tiêu tan cơ đồ của thế giới Tư bản Âu Mỹ, trong đó hệ thống cơ chế và cơ cấu (structure) vững nhất, nhịp nhàng nhất vẫn là Anglo-Saxons từ Anh qua Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Kể cả Ấn Ðộ trong Liên Hiệp Anh vẫn là cơ chế Anglo-Saxons kiểu Ấn Ðộ với chế độ liên bang như tỉnh bang Canada và liên bang Hoa Kỳ (xem: The Economist, Oct. 11, 2008).
TỪ BẢO THỦ CANADA ÐẾN BẦU CỬ MỸ
Năm 2006 Bảo Thủ Canada Harper thiếu 28 ghế để có được đa số, vẫn cầm quyền tuy không ngon lành lắm nhưng không tệ, không bất ổn. Thủ tướng Harper thấy rằng nếu tổ chức bầu cử vào cuối năm 2008, tức sau bầu cử Tổng thống Mỹ, lỡ ra Obama-Biden lên làm tổng thống, Bảo Thủ Canada chắc sẽ thua vì cử tri Canada sẽ bị ảnh hưởng “liberals” Dân Chủ Mỹ. Harper và Bảo Thủ Canada đã thuộc nằm lòng câu nói từ cửa miệng dân Canada: “Hễ chú Sam sổ mũi thì Canada bị cảm lạnh ngay” (When Uncle Sam sneezes, Canada catches a cold). Phe tiến bộ cũng biết như thế nên lãnh tụ đối lập Dion và báo chí Tả - Tiến bộ Canada cứ cột chặt Bush Hoa Kỳ với Harper Canada, y như chiến thuật của Dân Chủ và Tả phái Mỹ cột chặt Bush và McCain là một. Và làm y như Dân Chủ Mỹ, Tiến bộ - Tả phái Canada tấn công trực diện vào Bảo Thủ Harper về kinh tế và xã hội. Vào ngày 9-10 cuộc chạy đua Dion - Harper đang gay go, nhiều báo lớn ở Mỹ tin chắc nịch Harper sẽ mất nhiều ghế, nghĩa là chính phủ Bảo Thủ cáo chung. Phía Obama và Dân Chủ rất lạc quan cũng tin rằng Harper mang hình ảnh Bush sẽ thua to. Ðiều này sẽ rất có lợi cho Obama - Dân Chủ Mỹ.
Thật vậy, trước 3 ngày bầu cử, đồng đô la Canada mất giá 2.8% so với đô la Mỹ. Chứng khoán Toronto, Montreal hụt hẫng lảo đảo. Canada trước một viễn tượng thất nghiệp gia tăng, hãng xe hơi Chrysler Canada, Ford và GM chuẩn bị sa thải hàng ngàn công nhân. Báo Mỹ, phía ủng hộ Obama và Dân Chủ vào Chủ nhật 12-9 còn tin chắc rằng Harper và Bảo Thủ Canada sẽ thua to. Do đó, McCain gắn với Bush, Cộng Hòa Mỹ cũng sẽ thua to! Kết quả như đã trình bày Harper vẫn tiếp tục cầm quyền, lại còn lấy thêm được 8 ghế dân biểu hạ nghị viện. Kết quả này sẽ dội ngược qua Mỹ. Tôi nghĩ rằng Bảo Thủ - Cộng Hòa Mỹ tuy lao đao nhưng McCain - Palin cuối cùng sẽ lật ngược thế cờ... nếu và nếu lương tâm Mỹ thức tỉnh trước cao trào Obama mà Tả phái là linh hồn. Obama từng là cực Tả thân Mác xít.
TỪ TẢ PHÁI MỸ ÐẾN TƯ BẢN MỸ
Tổng thống Pháp Sarkozy nổi bật hẳn lên trong chiến lược toàn cầu “cứu nguy cơ chế Tư bản” (the Capitalism system). TT Sarkozy đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Âu Châu trong đó các nước theo xã hội dân chủ chiếm đa số như Phần Lan, Ðan Mạch, Na Uy, Thụy Ðiển, Hòa Lan, kể cả Pháp và đảng cầm quyền Ðức hiện nay...
Tư bản đã ở vào thời kỳ quá độ, có thể nói đã đến đỉnh quá độ, “đại đế quốc” tài chính The Wall Street, New York là tiêu biểu, đại biểu. The Wall Street sụp đổ thì cơ chế tư bản cũng sẽ vỡ. Cho nên phải cứu The Wall Street, nghĩa là cứu thị trường tài chính toàn cầu trong đó ngân hàng là chủ vị, chủ tể. Ðọc lại tài liệu cũ trong cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và Âu châu năm 1972-1977 khi đồng đô la mất kim bản vị, không còn lấy vàng làm bản vị lại do chính bàn tay De Gaulle chơi Mỹ. Mỹ rơi vào cuộc suy thoái vào thập niên 1970, rồi lại tiếp tục suy thoái gọi là suy thoái mới (a new recession) dưới thời Jimmy Carter, thậm chí có lúc thất nghiệp lên đến 8.5%! Lợi tức đầu người GDN cũng tụt xuống từ 5,862 $US xuống 5,714 $US. Lạm phát lên đến 12.2% năm 1974, tăng vọt vào thời Carter. Lợi nhuận của giới tư bản tụt mất 25.5%, từ 50.7 tỷ xuống còn 40 tỷ. Công nợ của Mỹ (cá nhân) tăng lên 613 tỷ USD, nghĩa là nợ nần chồng chất, tăng lên 7.1% so với năm 1951.
Hệ thống ngân hàng Mỹ và thế giới tựa như chơi “skate” (trượt tuyết) trên lớp băng đá mỏng (Banks: skating on thin ice). Tội nghiệp cho chế độ VNCH và QÐVNCH là nạn nhân khốn khổ nhất của thời khủng hoảng kinh tế tài chính này (HP Nixon). Mỹ mở lối thoát qua nhóm quyền lực Tam phân thiên hạ do trùm tài chính Manhattan Rockefeller với tay mại bản quyền lực Kissinger mở đường vào Hoa Lục, dâng Mao - Chu “món quà” VNCH (số báo tuần trước tôi đã đề cập đến nhóm Tam phân thiên hạ - Trilaterals).
Cuộc khủng hoảng kể trên lại phát sinh ra họa chủng tộc. Dân da đen là nạn nhân khốn khổ nhất của cuộc khủng hoảng, thất nghiệp ở nhiều bộ phận tăng gấp 3. Dân Chủ và quyền lực đen vô hình nào đó chơi lá bài chủng tộc (play the racist card) để đưa Jimmy Carter vào tòa Bạch Ốc. Cuộc khủng hoảng kể trên, dân thiểu số ở Mỹ là nạn nhân điêu đứng, tiêu chuẩn đời sống sút giảm quá tệ. Ðọc lại tài liệu cũ cho ta một tấm gương phản chiếu nhìn vào thực trạng nước Mỹ năm 2008 này (xem: Impart of the Economic crisis on Minorities by Herman Thomas - Parts: Racism and Econo. crisis - Racism during the current crisis - in US Capitalism in crisis, URPE, NY 1978, pp. 77-81). Kết quả da đen và thiểu số (Latinos) ào ạt dồn phiếu cho thầy tu Jimmy Carter. Ai ngờ một chính khách lỗi lạc như Gerald Ford, nguyên Chủ tịch hạ viện, 28 năm làm dân biểu lại thua Carter, một Thống đốc vào loại xoàng nhất, chỉ có ưu điểm đạo đức dầy, kinh nghiệm ngoại giao kể như số không!
Bài học 50 năm sau lại tái diễn chăng?
Tất nhiên 1978 khác 2008 nhưng cơ chế và cơ cấu của Tư bản Mỹ thì vẫn thế, tuy đã nhiều lần tái cấu trúc nhưng cơ cấu tư bản thì vẫn thế! Ns. McCain tố Ns. Obama chơi lá bài chủng tộc, đúng vậy chăng? Obama nắm chắc trên 95% phiếu da đen, số phiếu thiểu số Latinos đã nghiêng hẳn về Obama. Ngay thế giới trẻ thiểu số VN cũng đã thấy nhiều cô cậu ủng hộ và vận động cho Obama. Thống kê cho ta biết số trẻ VN từ 1 đến 20 tuổi chiếm 200,531 người, từ 21 đến 40 tuổi chiếm 422,096 người. Lớp tuổi 61 trở lên hầu hết ủng hộ Cộng Hòa và McCain - Palin chỉ có 79,592 người. Lớp 41 đến 60 tuổi là 262,479 người (nguồn: US Census). Lớp tuổi này, nhiều người còn lưỡng lự, một phần ủng hộ McCain so với trước đây trên 90% ủng hộ các ứng cử viên Cộng Hòa. Ðây là số phiếu thêm vào rất quan trọng như năm 2000, ông Bush đã được hưởng “swing votes” của dân Việt và Cuba ở Florida. Kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 4-11 này, yếu tố chủng tộc nổi lên rất rõ rệt dù Obama nhắc đi nhắc lại ông không chơi lá bài chủng tộc, ông chỉ là người hàn gắn (a healer) vết thương chủng tộc.
Ký giả gạo cội Mỹ Krauthammer nêu vấn đề “Ai là người chơi lá bài chủng tộc?” (Who’s playing the race card? The Washington Post, Oct. 17, 2008). Thật tâm đắc. Dù ai chơi thì chơi. Vấn đề chủng tộc đã hiện rất rõ nét trong kỳ bầu cử này. Khó có một người da đen nào không bỏ phiếu cho gà nhà Obama, dù là Cộng Hòa hay Công giáo.
ÐA SỐ DÂN MỸ VẪN LẠC QUAN
Dân thường như Hà Nhân Văn và gia đình, dân Việt làm nghề “neo” như người đẹp nọ trong vùng tôi, sở hữu tòa biệt thự trị giá 1.2 triệu hay dân Việt tư bản Ðỏ đến từ Saigòn sở hữu một chung cư cho thuê giá 9 triệu (paid off) ở thủ đô HTÐ, tạm gọi 3 loại nhân sinh này bị ảnh hưởng như thế nào trong cuộc đại khủng hoảng? Ít thôi. Loại thường dân, công dân hạng ba (third rate) như HNV vẫn chưa thấy gì, vẫn ổn cố, con cháu thuộc loại có nghề nghiệp cũng chưa lung lay, vẫn phây phây. Người đẹp “neo” thì nhà đã bị nhà băng xiết nợ (for closure). Căn nhà nhờ “refinance” cũng vơ được một số kha khá! Nhà là nhà của nhà băng, nhà ai mà chẳng thế. Bị “for closure” tuy tự ái lắm nhưng cũng chẳng sao! Xã hội này là xã hội Lột nhau “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”. Vậy thôi! Anh lột tôi, OK, anh cứ lột. Nếu tôi biết cái khe hở thì tôi lại lột cả nhà băng. Nhà băng lại lột nhà nước. Nhà nước qua ông vua thuế vụ, quyền lực số một của Uncle Sam, “Taxmen” lại đi lột thiên hạ đem về nộp Uncle Sam. Nhờ vậy, Uncle Sam mới lẹ làng móc túi chi một lúc 700 tỷ, rồi thêm 110 tỷ, nay lại thêm hơn 200 tỷ nữa để bảo chứng cho ngân hàng thương mại. Bà Việt neo hàng xóm của tôi vẫn cứ phây phây, bị mất nhà tự lấy làm mất mặt với bà con. Nhưng chẳng sao! Cái nhà đâu phải là nhà của ta.
Có 3 đại quyền lực Tư bản Mỹ: đứng đầu là ông Thuế vụ Taxman không tha một ai. Tài đòi nợ của ông vào hàng số 1 thế giới, thứ hai là ngân hàng, đầu tư và thế chấp (cho vay mua nhà, mua xe ... đủ thứ), thứ ba là bảo hiểm. Cả ba quyền lực này chằng chịt với nhau trong một hệ thống gọi là “system”, CSVN và Trung Cộng gọi là cơ chế. Từ báo The Economist đã dẫn đến Tổng thống Sarkozy hô hào cải tiến cơ chế tư bản để tư bản sống mãi trong cuộc sinh tồn của Âu Mỹ.
Cả 3 quyền lực vĩ, vĩ đại nêu trên, thuế vụ, ngân hàng và bảo hiểm đều chung một mục tiêu là lột dân Mỹ và lột thế giới nhưng thế này: dân mong được lột, được lột một cách yêu quí. Có việc làm mới phải đóng thuế. Có mua nhà mới phải vay nhà băng. Có nhà mới mua bảo hiểm. CaỬi quanh quẩn ấy gọi là hệ thống - cơ chế. Chữ “system” rất quan trọng trong xã hội Mỹ và Tây phương. Chẳng hạn hệ thống trường học, ngân hàng, hệ tư pháp ... Tôi mới xem một cuốn phim trong đó diễn lại một phiên tòa phân chia tài sản cho các con theo di chúc của cha mẹ. Sau khi tuyên án xong, ông tòa giơ 2 tay nói: “The system works!”. Ông Sarkozy, Chủ tịch LH Âu Châu qua Mỹ, hội họp với ông Bush tìm đường cải tiến cơ chế tư bản để cùng sống còn (The Washington Post, Oct. 17, 2008, Sarkozy calls for revamping of capitalist).
AI GÂY NÊN NỖI NÀY?
Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay do đâu là nguyên nhân? Xuất phát từ Mỹ. Dân Chủ và phe Obama đổ lên đầu HP Bush, cột buộc McCain vào Bush. Tại sao không nổ ra sớm hơn hay muộn hơn sau bầu cử tổng thống Mỹ? Niềm tin là mọi thứ trong tài chính, một giáo sư kinh tế Nobel đã nói như thế (confidence is everything in finance). Mấy đại công ty AIG (85,000 triệu tích sản - assets), Merill Lynch (44,000 triệu), Lehman Brothers (1,750 triệu) ... đã mất sự tin cẩn với nhiều vấn đề từ năm 2007 nhưng vẫn có thể ngất ngư kéo dài cho đến cuối năm, tại sao lại nổ ra đồng loạt vào thời gian cuộc tranh cử Obama - McCain đang lên cao và rất căng? Phải chăng có quyền lực nào đó châm ngòi cho nổ đúng lúc mà phe phái cần phải cho nổ? Thật là đúng thời cơ (well timing).
Bây giờ thiên hạ toàn cầu mới thấy ảnh hưởng của Uncle Sam trên toàn thế giới khủng khiếp ra sao! Nga Sô thiệt hại nặng, thua đơn thiệt kép. Sau vụ Nga đánh Georgia và hạm đội Mỹ - NATO vào Biển Ðen để “giương oai diệu võ”, hàng tỷ đô la - euro bay vọt khỏi Nga. Thêm vụ khủng hoảng tài chính Mỹ - Âu châu, trong 3 tuần tháng 10 này, Nga phải đóng cửa thị trường chứng khoán 3 lần. Tổng thống Nga hứa bơm 20 tỷ vào thị trường chứng khoán Nga rồi lại thêm 500 tỷ rubles (rúp) nhưng chưa đi đến đâu. Trung Cộng thiệt hại nặng hơn cả. Ba đại ngân hàng Trung quốc, Bank of China, CCBC, ICBC “lên cơn sốt cấp tính”. Công ty đầu tư (quốc doanh (CIC) phải khẩn cấp mua lại cổ phần của 3 công ty lâm trọng bệnh kể trên. Ai lột ông Ba Ðỏ một vố lớn thế?
Mỹ như thế nào? Ngày 16-10, chỉ số Dow kỹ nghệ lại tụt xuống 733 điểm và ngày kế tiếp lại bò lên. Nhưng tổng sản lượng nội địa còn khá vững như số báo trước tôi đã trình bày, GDP vẫn chỉ thâm thụt 6% trong số 11,712 tỷ đô. Cuộc thăm dò công luận của PEW, rất uy tín về kinh tài cho biết: 74% dân Mỹ vững tin tiền bạc của mình còn an toàn, 64% tin rằng dân Mỹ luôn luôn có thể tìm cách riêng của mình để giải quyết các vấn đề chính của mình (năm 2004 chỉ có 5%), 56% tin vào chính phủ liên bang có đủ sức mạnh để điều chỉnh lại kinh tế. Tháng 7, 2008, cuộc khủng hoảng chớm nở, 30% dân Mỹ nghĩ rằng kinh tế sẽ khá hơn. Nay ở lúc cao độ khủng hoảng lại tăng lên 46%. Mặc dầu khủng hoảng tài chính, nhưng sự lạc quan vẫn mạnh (The Washington Times, Oct. 16, 08, “American optimism strong despite finances, survey says).
Print Comment Email
|