Home Tin Tức Tin Nóng 'Đảng lãnh đạo, Quốc hội giám sát'

'Đảng lãnh đạo, Quốc hội giám sát' PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Tư, 17 Tháng 10 Năm 2012 16:06

Dư luận đang chú ý các lãnh đạo làm gì sau Hội nghị 6

 

Gặp cử tri Hà Nội hai ngày sau Hội nghị Trung ương 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với toàn bộ nền chính trị Việt Nam.

 

Theo truyền thông trong nước, trong buổi gặp cử tri quận Ba Đình, Hà Nội hôm 17/10, Giáo sư Trọng cũng nói rõ Đảng lãnh đạo Quốc hội, cơ quan lập pháp ở Việt Nam nhưng nói Quốc hội sẽ tăng cường vai trò giám sát.

Ông Trọng được trích lời trên báo Nhân Dân nói:

“Quốc hội, toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ðảng.”

Hội nghị Trung ương 6 kết thúc hôm thứ Hai và được coi là dịp Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, khẳng định quyền lực tối cao của mình với bên hành pháp và Thủ tướng Chính phủ.


'Nâng cao dân chủ'

Ông Trọng, bản thân từng là Chủ tịch Quốc hội, cũng chỉ đạo là phải làm sao “đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước” trong tinh thần “nâng cao dân chủ”.

Ông nhắc Quốc hội “thời gian tới cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trên các lĩnh vực: công tác lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”.

   Mấy năm trước, Quốc hội Việt Nam đã trở thành diễn đàn để chất vấn Chính phủ về nhiều chủ đề nóng bỏng trong kinh tế và giáo dục, được đáng giá cao trong cả khu vực.

Tuy nhiên, sau hứng khởi ban đầu các cuộc chất vấn đó đã trở thành thông lệ mang tính hình thực và ít có hiệu quả cụ thể.

Chẳng hạn các đợt chất vấn liên tiếp về khai thác khoáng sản, về giao thông và nhiều chủ đề kinh tế khác đều không thỏa mãn được dư luận.

Ví dụ như tại đợt chất vẫn chính phủ hồi cuối tháng 11/2010, các lãnh đạo của chính phủ trả lời về Vinashin, dự án bauxite và đường sắt cao tốc Bắc Nam nhưng không đem lại kết quả gì khác biệt, và các dự án này vẫn tiếp tục, bất chấp thư kiến nghị của giới trí thức.

Vào thời điểm đó, qua lời chính chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, một số đại biểu Quốc hội muốn muốn “truy đến cùng” về trách nhiệm của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các trưởng đoàn thanh tra vụ Vinashin từ 2005 đến 2010.

 

Xử lý Vinashin bằng tòa án thì dễ nhưng khối nợ nần và hướng làm ăn thì khó hơn nhiều

 

Các đại biểu cũng muốn biết vì sao từ 2005 đến 2010 có 15 đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Vinashin, báo cáo với Chính phủ 11 đoàn, nhưng không phát hiện sai phạm ở tập đoàn này để ngăn chặn.

Nhưng cho tới Hội nghị Trung ương 6 trong tháng 10 năm 2012, hồ sơ nợ nần của Vinashin vẫn còn đó và phải được Trung ương Đảng đưa vào văn bản để chỉ tạo tiếp tục “xác minh, xử lý”, dù ban lãnh đạo tập đoàn thì đã bị bắt và thay mới.

Nay có vẻ như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn Quốc hội tiếp tục công tác “giám sát tối cao” và sẽ cho tổ chức tiếp tục các đợt “giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn”, theo báo Bấm Nhân Dân bản điện tử.

Rõ hơn một chút, ông Trọng chỉ đạo Quốc hội thực hiện Nghị quyết 4 của Trung ương Đảng về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Điều này có thể khiến các thành viên chính phủ phải qua vòng lấy phiếu tín nhiệm của các dân biểu Việt Nam.

Dư luận Việt Nam hiện đang quan tâm các diễn biến tiếp theo kỳ họp bí mật hai tuần trong đầu tháng 10 của 175 Ủy viên Trung ương Đảng cũng như phát biểu của các lãnh đạo cao nhất.

TBT Nguyễn Phú Trọng gặp cử tri ở Hà Nội, không lâu trước kỳ họp cuối năm của Quốc hội, dự kiến khai mạc ngày 22/10 này.
Chống tham nhũng

Trong khi đó, trong ngày 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3 ở TP. HCM.

Ông Sang nói: “Bộ Chính trị và Ban bí thư đánh giá kết quả Hội nghị Trung ương 6 là kết quả bước đầu, và không chỉ duy nhất bằng chừng đó kết quả tại Hội nghị là dấu chấm hết.”

Ông Sang cũng nhắc đến quy chế bỏ phiếu tín nhiệm dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua.

Chủ tịch nước cho biết sẽ sửa luật phòng chống tham nhũng để Đảng “trực tiếp chỉ đạo”, và khi đó sẽ công bố nhân sự Ban Nội chính Trung ương.

Một hôm trước đó, ngày 16/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương ở Hà Nội.

Bên cạnh ông Trương Tấn Sang tại phiên họp còn có ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ duy nhất nằm trong Bộ Chính trị.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ kỷ niệm 50 năm Học viện Cảnh sát nhân dân và trao danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Học viện.

Dự lễ với ông Nguyễn Tấn Dũng còn có Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, người cũng là Ủy viên Bộ Chính trị.

Ông Trần Đại Quang, mang hàm Đại tướng, là người được ban chuyên án báo cáo xin chỉ đạo trong vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên hồi tháng 8, theo trả lời phỏng vấn của quan chức Tổng Cục Cảnh sát với báo Việt Nam hôm 24/8.