Một ông vua độc-ác và hai người Việt nhanh trí |
Tác Giả: Vô Biên | |||
Thứ Bảy, 24 Tháng 3 Năm 2012 11:32 | |||
Ngày xưa, ở môt nước Á-châu có một ông vua độc-ác .
Ông đã ra một đạo luật bài-ngoại rất quái-ác và đã trắng-trợn đặt tên là đạo luật « NGHINH-TÂN » ! Đạo luật đó như sau : « Kẻ ngoại-nhân nào không có phép mà dám đặt chân lên đất-đai của Thượng-quốc thì sẽ được dải ngay đến trước triều-đình . Triều đình cho hắn có quyền được suy-nghĩ trong thời gian một ngọn nến cháy để lựa chọn một câu . Sau đó hắn phải nói câu đó lên để, triều-đình xét : – Nếu câu đó ĐÚNG thì triều-đình phải RA LỆNH CHÉM ĐẦU tên đó trước đông môn . – Nếu câu đó SAI thì triều-đình phải RA LỆNH TREO CỔ tên đó trước tây môn .
Đạo luật quái ác đã làm bao nhiêu người bị thiệt mạng sau khi lạc tới nước đó . Cho đến : Một buổi sáng, sau một đêm giông-tố khủng-khiếp, một chiếc thuyền, buồm rách, cột buồm gãy, chôi dạt tới bờ biển nước đó . Trên thuyền chỉ có một anh người Việt còn sống sót Cảnh-sát địa -phương ập đến bắt anh ta, dải tới triều-đình ,. Tới nơi, cảnh-sát quát bảo anh qùy trước ngai vàng của ông vua tàn-ác . Ông thét lớn : « Tên ngoại-nhân kia, nhà ngươi không có phép mà đã to gan, lớn mật dám đặt chân lên đất-đai của Thượng-quốc ta, thật là tội lớn tầy trời . May phúc cho nhà ngươi, Thượng-quốc ta là một nước tôn-trọng nhân-quyền và tôn-trọng luật-pháp . Vậy ta cho nhà ngươi được biết những quyền mà luật-pháp của Thượng-quốc ta đã dành cho những kẻ như nhà ngươi . » Nói xong ông cười ha hả rồi vẫy tay ra hiệu và một tên hầu-cân mở cuốn « hình-luật » dầy cộm và lớn tiếng đọc đạo luật NGHINH-TÂN . Đọc xong thì tên hầu-cận vào hậu phòng đem ra một cái khay trên có một ngọn nến . Hắn đặt cái khay dưới đất, trước mặt anh Việt rồi thắp ngọn nến lên . Khi ngọn nến vừa cháy hết thì ông vua bảo : « Nhà ngươi hãy nói lên câu nhà ngươi đã chọn ! » . Anh Việt rập đầu nói : « Thưa Đại-vương, kẻ hèn này xin nói lên câu sau đây : « Đại-vương RA LỆNH TREO CỔ kẻ hèn này » . Ông vua cười ha-hả và bảo : « Nhà ngươi nói rất ĐÚNG…» Nói đến đó, bỗng nhiên ông ngừng lại, trố mắt ra, há hốc mồm suy-nghĩ . Một lát sau, ông nói : « Hỡi chư thần, ta chỉ có hai đường : - một là ta bảo câu của nó ĐÚNG và như vậy thì ta phải RA LỆNH CHÉM ĐẦU nó . Ra lệnh như vậy thì câu của nó hóa ra SAI và ta phải RA LỆNH TREO CỔ nó . Ra lệnh như vậy thì câu của nó hóa ra ĐÚNG và ta phải v…v…. - hai là ta bảo câu của nó SAI và như vậy thì ta phải RA LỆNH TREO CỔ nó . Ra lệnh như vậy thì câu của nó hóa ra ĐÚNG và ta phải RA LỆNH CHÉM ĐẦU nó . Ra lệnh như vậy thì câu của nó hóa ra SAI và ta phảị v…v… Cả hai đường đều không đi đến đâu, và thế là ta bị lâm vào tình trạng « tiến thoái lưỡng nan » vậy chư thần nghĩ sao ? » . Các quan trong triều đều cúi gằm mặt, không ai ho he gì cả . Anh Việt cũng cúi mặt không dám nhìn ai . Triều-đình im phăng-phắc trong một hồi lâu . Sau đó, ông vua bảo : « Tên ngoại-nhân kia, ta không thể áp-dụng đạo luật NGHINH –TÂN trong trường-hợp của nhà ngươi, vậy ta mở lượng hải hà tha chết cho nhà ngươi » . Rồi ông xua tay và bảo : « Nhà ngươi hãy đi ngay cho khuất mắt ta ! » . Anh Việt vội-vàng rập đầu lạy tạ rồi rút lui . Buổi sáng hôm sau, một chiếc thuyền thứ hai, buồm rách, cột buồm gãy, chôi dạt tới bờ biển nước kia . Trên thuyền chỉ có một chị người Việt còn sống sót . Cảnh-sát địa-phương ập đến bắt chị, dải tới triều-đình . Tới nơi, cảnh-sát bảo chị qùy trước ngai vàng của ông vua tàn ác . Ông vua quát tháo, ra hiệu cho kẻ hầu-cận đọc đạo luật NGHINH-TÂN, thắp một ngọn nến và ông bảo chị suy-nghĩ để chọn một câu trong thời gian ngọn nến cháy . Sau đó ông bảo : « Nhà ngươi hãy nói lên câu nhà ngươi đã chọn ! » .Chị Việt rập đầu nói : « Thưa Đại Vương, tiện nữ xin nói lên câu sau đây : « Đại Vương KHÔNG RA LỆNH CHÉM ĐẦU tiện nữ » . Ông vua cười ha-hả và bảo : « Nhà ngươi nói SAI .. » . Nói đến đó, bỗng nhiên ông ngừng lại, trố mắt ra, há hốc mồm suy nghĩ . Một lát sau ông nói : « Hỡi chư thần, ta chỉ có hai đường : - một là ta bảo câu của nó SAI và như vậy thì ta phải RA LỆNH TREO CỔ nó . Ra lệnh như vậy thì câu của nó hóa ra ĐÚNG và ta phải RA LỆNH CHÉM ĐẦU nó . Ra lệnh như vậy thì câu của nó hóa ra SAI và ta phải v…v… - hai là ta bảo câu của nó ĐÚNG vậy ta phải RA LỆNH CHÉM ĐẦU nó . Ra lệnh như vậy thì câu của nó hóa ra SAI và ta phải RA LỆNH TREO CỔ nó . Ra lệnh như vậy thì câu của nó hóa ra ĐÚNG và ta phải v…v… Cả hai đường đều không đi đến đâu, và thế là ta bị lâm vào tình-trạng « tiến thoái lưỡng nan », vậy chư thần nghĩ sao ? » . Các quan trong triều đều cúi gằm mặt, không ai ho he gì cả . Chị Việt cũng cúi mặt, không dám nhìn ai . Triều-đình im phăng-phắc trong một hồi lâu . Bỗng nhiên ông vua thét lớn : « Liên tiếp hai lần trong hai ngày, hai tên Việt đã làm ta không thể áp-dụng được đạo luật NGHINH TÂN ! đã làm ta mất thể-diện ! Sở dĩ như vậy là vì chư thần là một bọn giá áo, túi cơm, văn dốt, vũ dát, viết một đạo luật mà cũng không nên, thật là đốn-mạt ! » Rồi ông chạy ra, giật một ngọn giáo của một tên hầu cận mà đập phá lung-tung và hò-hét inh-ỏi . Triều-đình hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn . Khi moi người vừa ra đến bên ngoài thì bỗng nhiên những tiếng hò-hét, đập phá im bặt . Tất cải lắng tai nghe, không thấy động-tĩnh gì bèn dón-dén trở lại . Ông Tể-tướng ngó nhìn thấy ông vua đang nằm sóng-soài ở dưới đất . Ông kêu lên « Hoàng-thượng ! Hoàng-thượng ! » rồi lật-đật chạy vào, mọi người chạy ùa theo . Ông Tể-tướng đặt tay lên ngực ông vua thì thấy tim đã ngừng đập, ông òa lên khóc hu hu ! Các ông quan khác cũng khóc rống lên và kêu gào thảm-thiết . Thấy vây, chị Việt bảo : « Người mình thường nói « vua chết là hết chuyện ! » » , rồi chị quay gót bỏ đi . . Tin ông vua chết đã lan-tràn đi khắp nơi và dân chúng, không ai bảo ai, mở hội linh-đình trong mấy ngày liền . Trong thời gian đó thì anh và chị người Việt lần đường đi ra tới bờ biển Họ ở đó ít lâu, chung sức và nhờ dân điạ-phương giúp, sửa lại được một chiếc thuyền của họ Sau đó, họ từ-biệt mọi người và ra khơi, thuận buồm, suôi gió trở về đến nơi đến chốn trong ba tuần . Sau đó, anh Việt đưa chị kia về làng và hai người làm lễ thành-hôn .Chín tháng sau thì chị đẻ sinh đôi, một trai đầu lòng và một gái . Con trai thì họ đặt tên là NGHINH, con gái thì đặt tên là TÂN . Lời chú . Đạo luật « Nghinh Tân » và câu của anh người Việt đã phỏng theo một ý-kiến của nhà Toán-học người Thụy-sĩ, ông Ferdinand GONSETH (1890-1975) . Câu của chị người Việt là ý-kiến của tôi .
|