Home Phiếm Các Tác Giả Tán Gẫu Trong Quán Cà Phê

Tán Gẫu Trong Quán Cà Phê PDF Print E-mail
Tác Giả: Lâm Chương   
Thứ Năm, 13 Tháng 10 Năm 2011 12:07

Vác đá. Đốn câỵ Bửa củị Gánh nước. Những công việc nặng nề như thế, lúc nào cũng có thể làm được

 chỉ cần vận dụng bắp thịt và thêm một chút cố gắng là xong.

Thế nhưng làm thơ viết văn thì khác. Nó không cần bắp thịt và cố gắng cũng không xong. Nói thế cũng hơi quá. Cố gắng cũng có thể xong, nhưng bài viết không đủ sức lôi cuốn, làm người đọc dễ buồn ngủ.
 
Tình cờ tôi đọc một quyển sách “dạy” làm thơ viết văn, khuyên những người cầm bút, dù muốn dù không cũng nên ngồi vào bàn viết ít nhất 2 giờ mỗi ngày.

Viết bất cứ ý nghĩ gì trong đầu. Viết hoài, viết mãi sẽ có ngày làm nên tác phẩm. Một ý kiến hay. Làm văn thi sĩ cũng dễ thôị

Một hôm, tôi gặp ông bạn viết văn than phiền rằng cả năm không viết được chữ nào. Tôi mách cho ông tựa đề quyển sách mà tôi đã đọc.

Tháng sau gặp lại, ông bảo theo lời chỉ dẫn ngồi vào bàn viết 2 giờ mỗi ngày, cũng viết ra chữ đấy nhưng toàn là những ý tưởng vụn vặt nhảm nhí chẳng ra làm sao cả.

Vậy thì làm thơ viết văn đâu phải cố gắng là viết hay được. Tệ hại hơn nữa, khép mình theo thời biểu định sẵn, viết theo chỉ tiêu thì cái đầu càng đóng băng cứng ngắc. Khi cái đầu đã đóng băng, lại phải hoàn thành bài viết theo “đơn đặt hàng” thì bài viết ấy hoàn toàn vô vị, nhạt thếch.

Cũng có nhiều trường hợp, người ta viết như một “thiên tài”, lúc nào và ở đâu cũng có thể viết được. Viết tràng giang đại hải, cuối cùng đọc lại thấy chẳng ra chi.  Có tác phẩm đấy, nhưng toàn là rác rưởi. Vì không là “thiên tài” nên khi viết, tôi rặn từng chữ như người táo bón. Rặn mãi cũng ra được chữ, nhiều chữ làm thành một bài.  Đắc ý, đưa vợ đọc thử. Vợ đọc như người bị mắc nghẹn. Vợ bảo, hành văn trúc trắc, chữ nghĩa đá sỏi khô khan. Đọc không suông, nuốt không vô. Vất! Viết văn làm thơ không dễ chút nào.

“Văn mình vợ người”. Ý nói văn mình hay, vợ người đẹp. Đó là cái bệnh chung của người cầm bút.

Đem hết tâm sức còng lưng ngồi viết thì bài của mình không hay sao được? Văn ta là số 1, thơ ta hay nhất! Thỉnh thoảng có báo nào đăng bài của ta. Cầm tờ báo, ta đọc bài của ta trước nhất, dù trước khi gửi bài, ta đã đọc hàng trăm lần rồi.  Bây giờ thấy nó nằm chình ình trên mặt báo, nghĩa là được chính thức ra mắt người đọc.

Lấy tư cách là độc giả, ta đọc lại bài ta.  Trời ơi, sao mà hay dữ vậy? Sau đó, đọc lướt qua những bài của tác giả khác. Cũng có vài bài khá đấy, nhưng bài ta vẫn là bài khá nhất. Không còn nghi ngờ gì nữa, ta là một tài năng lớn. Sở dĩ ta chưa nổi tiếng vì người đời chưa khám phá ra ta đấy thôi. Nếu có ai “góp ý” xuyên tạc bất lợi cho ta, chắc họ thấy ta có tài nên sinh lòng ghen tị muốn “ém tài” ta.

 Gặp người mới quen, họ chưa biết ta là nhà thơ kiêm nhà văn A, ta hỏi trên văn thi đàn ông thích những tác giả nàỏ Mục đích để dò xem họ đánh giá ta ra saọ Người quen nêu một lô những tác giả mà họ thích, trong đó không có tên ta.  Ta hơi thất vọng về người mới quen. Hỏi thêm lần nữa, ông nghĩ thế nào về nhà thơ kiêm nhà văn A ? Người quen bảo, ông này viết lảm nhảm chẳng ra chi. Vậy mà có vài tờ báo cũng đăng bài của ông ấy.  Có lẽ ông ấy mướn đăng bài như các cơ sở thương mại mướn đăng quảng cáo.

 Ta xám mặt lãng đi nơi khác, thầm nghĩ thằng cha này trình độ hiểu biết thấp quá, chưa đủ tư cách nhận định về văn chương. Hơn nữa, nó ít đọc sách, làm sao theo kịp trào lưu tư tưởng mới của thế thế kỷ 21. Chỉ những ai uyên bác mới hiểu được ta thôi.
 
Cái bệnh “văn mình vợ người” coi bộ khó trị. Bởi nhìn ra cái tệ của ta là điều khó. Nếu có kẻ chỉ ra khuyết điểm của ta, lập tức ta phản kháng rằng thằng đó bới lông tìm vết. Phản kháng là ý thức tâm lý, nó luôn ứng chiến sẵn sàng đối đầu với bất cứ ai dám chạm đến tạ Nhưng một đôi khi trầm tĩnh, ta cũng thấy thằng đó nói có phần đúng. Chỉ đúng chút xíu thôi .

Vậy ta phải sửa sai cho văn ta được hoàn hảo hơn. Bởi ta là người có tinh thần cầu tiến mà. Sửa sai nghĩa là tự đánh mình. Đánh ai cũng dễ, nhưng tự đánh mình là điều khó quá, mình cảm thấy đau quá. Thôi thì cứ để nguyên như thế. Coi như một nét văn phong độc đáo của riêng ta, để người đọc dễ phân biệt ta và người khác. Nếu không, sao gọi văn tức là ngườỉ . Cuối cùng, ta vẫn là số 1. Độc Cô Cầu Bại đốt đuốc đi tìm cũng không ra kẻ tài danh nào đánh bại được ta. 
 
Có một nhà văn (hình như Lâm Ngữ Đường, tôi không dám tin chắc nơi trí nhớ) bảo rằng, “tác giả tự khen tác phẩm mình thì cũng tệ như bà mẹ khen con mình”.

So sánh nghe có vẻ mỉa mai châm biếm. Nhưng nếu ta không tự khen ta thì ai vào đây khen tả Nỗi buồn thời đại lớn nhất của tác giả là khi in ra tác phẩm chẳng có ma nào thèm nói tới một lời.  Tác phẩm bị chìm vào quên lãng một cách tội nghiệp.

 Vậy để gây sự chú ý, ta phải nhờ một bạn thân nào đó viết bài làm bộ phê bình, nhưng thật ra là ca tụng một cách kín đáọ Người viết bài phê bình có chút danh tiếng càng tốt. Do đó, nhiều khi người đọc thấy tác giả của bài phê bình là nhà văn X, hoặc thi sĩ Ỵ Phê bình đâu phải lãnh vực của mấy ông này, sao lại nhào vô đây khoác lác tùm lum?

Dù cùng là nghề cầm bút, nhưng sáng tác và phê bình là hai bộ môn khác biệt. Sáng tác hay, chưa chắc đã biết cách phân tích phê bình. Phê bình giỏi, chưa chắc đã sáng tác được bài văn cho ra hồn.
 
Buồn cười hơn nữa, trong lãnh vực văn nghệ, thấy tên tác giả kèm theo học vị tiến sĩ hoặc bác sĩ. Nếu tiến sĩ khoa học hay kinh tế thì biết chi về văn học?

Ông chỉ nên đề tiến sĩ khi viết về chuyên ngành của ông thôi. Sang lãnh vực văn học mà vác theo cái bằng tiến sĩ là có ý muốn khoe khoang, hù thiên hạ.

Cũng như thế, y khoa là ngành chuyên biệt, bác sĩ khi thích cũng có thể làm thơ, và khi đề tên tác giả xin đừng kèm theo hai chữ bác sĩ. Điều đó không có gì bảo đảm cho giá trị của bài thơ. Nhưng nếu ông viết về y khoa thì lại rất nên kèm theo học vị để người đọc tin rằng ông có đủ thẩm quyền nói về lãnh vực chuyên môn của mình.

Tôi rất thích đọc những bài viết bàn về vấn đề môi trường của tiến sĩ Mai Thanh Truyết, hoặc nói về sức khoẻ của bác sĩ Nguyễn Ý Đức, bác sĩ Trần  Mạnh Ngô và vân vân. Nhất là bác sĩ Nguyễn Ý Đức khi nói về tứ sát thủ âm thầm: mập, cao mỡ, cao máu, tiểu đường. Đề tài khô khan, nhưng qua ngòi bút hóm hỉnh của ông, thỉnh thoảng người đọc có thể nở một nụ cười.  Ngay cách đặt tựa đề Tứ Sát Thủ Âm Thầm cũng nghe như có chút hơi hướm của giới giang hồ kiếm hiệp.

Một lần duy nhất tôi gặp ông ngoài bãi đậu xe của hội trường cộng đồng người Việt Dallas. Khi biết ông là bác sĩ Nguyễn Ý Đức, và thấy ông đang vui, tôi hỏi người bị tiểu đường có thể làm thằng nhỏ bị ủ rủ buồn hiụ Vậy có thể dùng Viagra để nó lấy lại sức mạnh tinh thần vui tươi phấn khởi hơn không?

Ông bảo, đúng thuốc rồi, Viagra ra đời là cứu tinh và vực dậy thằng nhỏ ủ rủ buồn hiu của mấy ông tiểu đường, hahaha!
 
“Văn hay chẳng luận đặt dài”. Câu này như một châm ngôn. Ngày còn trên ghế nhà trường, tôi sợ nhất là môn tập làm văn.

 Trong đầu không có bao nhiêu chữ nghĩa, nhưng phải nặn óc viết cho ra chữ, càng dài càng tốt. Tưởng sẽ được khen, nào ngờ cô giáo phê một câu độc địa: “nhiều lời ít ý”.

Sau này ngẫm lại thấy đúng. Nhất là khi nhân loại đạt đến tốc độ phi thuyền, đời sống thôi thúc phải chạy đua từng giờ từng phút, không ai có thì giờ ngồi đọc những bài dài lê thê, nhưng nội dung tư tưởng nghèo nàn

. Không thể dùng vài trang giấy chỉ để tả một đoá hoa, mất thì giờ lắm. Người đọc chỉ muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Nói thế không phải tôi hoàn toàn phủ nhận những bài dài đầy tính nghệ thuật và ý nghĩa sâu xa. Những bậc phù thủ văn nghệ có tài biến hoá một Tôn Ngộ không thành trăm ngàn Tôn Ngộ Không mà vẫn lôi cuốn người đọc.

Một tác giả viết được nhiều quyển sách, chưa chắc đã hay.  Số lượng nhiều vẫn không có gì bảo đảm chất lượng cao.  Viết văn trong thời buổi @ giống như sắc thuốc Bắc, ba chén nấu còn tám phân. Chỉ giữ lại phần cốt tủy mà thôi. Ngắt bỏ những chi tiết râu ria rườm rà không cần thiết cho bài viết cô đọng gọn gàng càng đỡ tốn thì giờ người đọc.
 
Đọc sách, nhiều khi thấy tác giả liệt kê đã in được vài chục quyển sách, và những tựa đề một số sách sắp in. Sắp in thì nói làm gì? Đôi khi chỉ là những dự định trong đầu, chắc gì sẽ viết xong? Mà viết xong, chắc gì in được? Có thấy mới tin!

Tôi từng gặp nhiều người khoe rằng đang viết quyển sách dày cỡ vài trăm trang. Chờ mấy năm sau, vẫn không thấy mặt mũi quyển sách ra đời. Còn chuyện liệt kê sách đã in vài chục quyển ư? Số lượng thì nhiều thật đấy, nhưng văn chương đâu cần số lượng? Người ta chỉ cần phẩm. Viết văn làm thơ đâu phải bửa củi mà tính số lượng nhiều hay ít? Bửa được một đống củi, được khen là giỏi, nhưng viết một đống sách, lựa hoài chẳng có quyển nào đáng đọc thì cũng xem như củi đốt lò mà thôi.

Hành văn tối nghĩa là một trong những bệnh bất trị của người cầm bút bất tài. Người đọc không hiểu nội dung bài viết là lỗi ở tác giả. Không thể nói người đọc không đủ trình độ lãnh hội, mà phải quy trách nhiệm về tác giả không có tài diễn đạt tư tưởng của mình một cách sáng sủa, hoặc thiếu khả năng trình bày một vấn đề cho thông suốt và dễ hiểu.

 “Cơn gió nhan nhác thổ ngơi quê nhà muối mặn điều tiết hơi thở ta phả vào ngực em khí hậu lá xanh nõn giây phút sinh thái của đá tảng đầu thai núi non và rừng cây đại thụ vỗ cánh ký ức hung hãn động huyệt mùi mẩn thân xác run cọ rời rợi đường cong mềm mại va chạm phế tích rùng mình ở phía chân trời duỗi rộng tiền kiếp hun hút phận người còn vang vọng mãi tiếng chuông câm.” Trời đất! Cái gì vậỷ Thần chú hả? Dạ thưa, không phải. Tôi vừa trích dẫn một đoạn thơ xuôi.

Chữ nghĩa thật là kinh khủng. Có ai hiểu ý tác giả muốn nói gì không? Nếu không hiểu, có phải tại người đọc không đủ trình độ lãnh hội, hay tại cách viết tối nghĩa?  Riêng tôi, đọc qua một lần không hiểu, đọc lại vài lần nữa với sự chú tâm đặc biệt, vẫn không hiểu. Vô nghĩa và răc rối khó khăn như một bài thần chú. Thần chú là ngôn ngữ của thần linh, người phàm không thể hiểu. Tác giả sáng tác đoạn thơ trên trong cơn đồng thiếp. Kẻ phàm phu đọc đi đọc lại hoài, nếu không “ngộ”, ắt bị tẩu hoả nhập ma. 
 
Lại nói đến hành văn rắc rối, chữ nghĩa khó khăn. Xưa nay tôi vẫn thầm ngưỡng mộ những người làm thơ viết văn. Chữ nghĩa đầy bụng, họ là bậc thầy của ngôn ngữ.

Trong một bài chỉ ngần ấy chữ, nhưng họ khéo léo sắp xếp đúng vị trí ngôn từ làm thành bài thơ hay, đọc lên nghe truyền cảm lạ lùng. Ngược lại cũng có những người nhân danh đổi mới cấu trúc, làm mới ngôn từ, họ không đi theo “đường xưa lối cũ” nữa. Họ chủ trương khai phá những vùng đất âm u chưa có người đặt chân đến bao giờ. Vậy thì tốt thôi. Nhưng hãy coi chừng, phía trước có nhiều hầm chông gai lửa lắm đấy.

 Can đảm cầm súng xông pha ngoài trận mạc, người ta gọi là anh hùng. Nhưng can đảm cầm súng đi phá phách xóm làng, người ta lại gọi là quân bất lương.

Lòng can đảm thể hiện không đúng chỗ, tác hại còn lớn hơn kẻ nhát gan. Các ngài vác dao đi khai phá thì cứ đi, xin đừng chê bai những người theo “đường xưa lối cũ”.

Cái gì là “hậu hiện đại” chứ? Tôi có đọc những bài lý thuyết về “hậu hiện đại”, nhưng thật tình không hiểu các ngài muốn nói cái gì? Đừng bảo rằng tôi không đủ trình độ lãnh hội nhé. Trình bày một vấn đề mà người đọc không hiểu là lỗi của các ngàị Người đời xưa hay sợ thần linh.

Tất cả những gì không hiểu, không giải thích được đều phảng phất nhang khói thần linh. Ngày nay đừng hù nhau theo kiểu đó nữa. Đổi mới cách hành văn, làm mới ngôn từ ư? “Anh chàng mây nào kia nhỉ? Sao lại xuất hiện vào lúc này? Trời oản lưng gánh đá. Rét bắt đầu ngun ngoẹ Thi vị gì chứ cho việc rong chơỉ ?

Đã không hào hứng với mình mà còn gây trở ngại cho người khác. Tốt nhất là chui vào chăn đánh một một giấc thật đẫỵ Bạn bè anh ta ngủ hết cả.

Mình? Đang thèm đóng đôi mắt đã bắt đầu trông một thành hai này rồi. Giá không màn bi kịch sắp diễn, mình cũng xếp tóc thả gồng bắp gỗ sượng trơ mặc trời đất gừ gào sương muối” . Lại cái gì nữa đây? Lại cũng xin thưa rằng, đây là đoạn trích dẫn mở đầu một bài viết thể hiện sự đổi mới ngôn từ. Mới đọc chừng ấy thôi, tôi cũng nổi hứng muốn làm thơ, và thấy rằng làm thơ theo kiểu đổi mới ngôn từ cũng dễ thôi:

Hiểu gì? Có hiểu gì không?
Ngun ngoe gánh đá. Oản lưng gừ gào
Hiểu gì? Không hiểu gì sao?
Thả gồng bắp gỗ chui vào chăn mây
 
Sau khi làm 4 câu thơ “bí hiểm”, tôi chợt nhớ đến nhà thơ Bùi Giáng. Ông điên, và vì thế thơ ông cũng khó hiểu đối với một người bình thường. Ông xứng đáng đại diện cho “trường phái thơ bí hiểm” đang thịnh hành thời “hậu hiện đại”.

Nhiều người bắt chước ông làm thơ điên, nhưng tất cả đều thất bại. Dù cuộc đời có quá nhiều lọc lừa dối trá, nhưng người đời lại không thích kẻ giả danh. Ông Bùi Giáng điên có căn bản, nghĩa là điên thật tình. Kẻ nào giả điên, họ đang đóng kịch giữa cuộc đời.  Có lúc màn kịch phải ngừng lại cho diễn viên nghỉ mệt. Họ hiện nguyên hình là người không điên. Không điên mà muốn làm thơ điên, khó lắm.
 
Trong “Ngàn Thu Rớt Hột”, nhiều bài thơ làm tôi như đi lạc vào vào cơn điên mê mộng ảo. Trích dẫn một bài:

Lạc về đầu rú khe truông
vốc năm ngón nhỏ gieo buồn rã riêng
Tuổi xanh nhiếp dẫn sai miền
đổ xiêu phấn bướm phi tuyền vọng âm
Tuần trăng quẩy gánh đau ngầm
Cõi bờ phôi dựng gió nhầm tin hoa
Em về rắc cỏ tháng ba
xuống trang hồng hạnh tin già in rêu
Bùi Giáng
 
Chữ nghĩa nhẹ nhàng êm ái, có sức truyền cảm thẩm thấu sâu tận lòng người.  Nhưng bảo giải thích ý thơ liền lạc thì không thể nàọ Bởi thế người ta mới cho rằng yếu tính của thơ là truyền cảm. Hay nói cách khác, truyền cảm là yếu tính quan trọng nhất của một bài thơ.

Nhiều người mê thơ Bùi Giáng, hết lời ca tụng. Hơi thơ phảng phất một điệu buồn xa xăm huyển mộng không có thực ở cõi đời này.

 Vì là thơ điên vô nghĩa, nên bạn đọc cũng có thể chơi trò “xóc chữ” đảo lộn những chữ trong câu, làm thành bài thơ khác. Hai bài thơ chơi “xóc chữ” thơ Bùi Giáng sau đây, tôi trích dẫn trong nguyệt san Hương Xưa, xuất bản vào tháng 7 & 8, năm 2002, tại Na Uy:
1.
Khe về rú lạc đầu truông
Gieo năm ngón nhỏ vóc buồn rã riêng
Dẫn xanh sai nhiếp tuổi miền
bướm xiêu phấn đổ vọng tuyền phi âm
Gánh đau quẩy xuống trăng ngầm
bờ phôi tin gió dựng nhầm cõi hoa
Cỏ em về rắc tháng ba
hồng in tin hạnh trăng già xuống rêu
2.
Rú đầu khe lạc về truông
vốc năm ngón rã gieo buồn nhỏ riêng
Nhiếp sai dẫn tuổi xanh miền
phấn xiêu phi bướm vọng tuyền đổ âm
Trăng đau tuần quẩy gánh ngầm
dựng bờ tin gió cõi nhầm phôi hoa
Rắc em về cỏ tháng ba
xuống in trang hạnh hồng già tin rêu

Sau khi “xóc chữ” bài thơ của Bùi Giáng, ta có được 2 bài thơ khác. Từ đây ta không cần làm thơ nữa.  Ta mượn thơ Bùi Giáng và “xóc chữ” làm thành thơ ta.

 Nổi danh thi sĩ mấy hồi.  Nếu không nói trước, người đọc dễ lầm 2 bài “xóc chữ” trên là thơ Bùi Giáng. Hay ít ra cũng mang âm hưởng Bùi Giáng. Êm đềm truyền cảm, nhưng hoàn toàn vô nghĩa.  Bùi Giáng là bậc thầy về ngôn từ lạ và là phù thủy của thơ.
 
Về Bùi Giáng, tôi nghe kể một giai thoại rất lý thú trong thời gian lúc điên lúc tỉnh của ông. Ông có nuôi con khỉ nhỏ. Đi đâu ông cũng để nó ngồi trên vai.

Một hôm, vào quán ăn, ông để khỉ trên bàn. Ông cầm đủa, khỉ nhỏ bốc bằng tay.  Cả hai cùng ăn chung. Có người khách thấy lạ, hỏi sao lại để người và khỉ cùng ăn chung như thế? Bùi Giáng nói, chúng sinh bình đẳng! Chỉ một câu trả lời đơn giản, ông đã nói lên được cái thuyết uyên áo thâm trầm sâu xa của nhà Phật.

Ai bảo rằng ông điên? Ai bảo rằng ông tỉnh? Bao giờ ông cũng là người khó hiểu như chính thơ ông. Có lẽ, cõi trần gian đối với ông chỉ là chốn rong chơi của một vì tiên mắc đoạ lỡ sa chân vào vòng sinh tử.
 
Nói tới cái điên Bùi Giáng, lại nhớ thêm một người điên cầm bút nữa, Nguiễn Ngu Í. Ông chủ trương không dùng chữ “Y” trong chữ Việt.

Ông thể hiện điều ấy ngay cách viết tên ông, và trong tất cả bài của ông trên báọ Ông có bệnh, mỗi năm ông phải vào dưỡng trí viện Biên Hoà vài tháng.

Phần lớn những bài của ông trên báo Bách Khoa được hoàn thành trong thời gian nàỵ Ông là một bệnh nhân hay phạm nội quy, hay trốn viện về Sài Gòn rong chơi, vài bữa thấy chán lại tự động về nhập viện.

 Ông điên mà vui hết biết, lúc nào miệng cũng nở nụ cười rất tươi. Ông Nguyễn Văn Xung là bạn của ông Nguiễn Ngu Í. Tôi thường thấy hai ông nói chuyện rất tâm đắc. Có lần Nguiễn Ngu Í vừa về từ dưỡng trí viện Biên Hoà, ghé lại nhà Nguyễn Văn Xung. Ông Xung hỏi, trốn đi chơi hay được cấp giấy xuất viện?

Nguiễn Ngu Í cười ha hả, được xuất viện và có giấy bác sĩ chứng nhận tôi là người không điên. Còn ông? Ông có giấy bác sĩ chứng nhận là người không điên không? Ông Xung nói, tôi bình thường, cần gì phải có giấy đó? Nguiễn Ngu Í lại cười lớn, không có giấy chứng nhận của bác sĩ, vậy thì không có gì bảo đảm rằng ông không điên. Nói xong, ông móc túi đưa ra tờ chứng nhận của bác sĩ. Ông nói, thiên hạ đều điên hết, chỉ Nguiễn Ngu Í này là tỉnh thôi!
 
Phần trên có nói tới “đơn đặt hàng”, không thể không nói đến báo Xuân.

Trời đang tiết mùa Đông, các ông chủ báo gọi bài giục giã viết về Tết và mùa Xuân năm sau. Báo chí phải chuẩn bị trước bài vở, chứ nếu để tới nơi thì trở tay sao kịp?

Những tay viết báo nhà nghề đang nhìn mùa Đông ảm đạm, cây cối trơ cành rét mướt, nhưng họ có thể viết về mùa Xuân chan hoà nắng ấm và cây lá xanh tươị

Viết một cách sống động y như người người đang hớn hở trước mặt. Thông thường làm 3 số báo: Tất Niên, Xuân và Tân Niên. Xuân là số quan trọng nhất, tuyển chọn những bài chủ lực. Ngày đầu năm, độc giả trịnh trọng mở tờ báo Xuân ra coi.  Hình ảnh vui tươi, nội dung bài viết rộn ràng đầy sức sống như trẫy hội trên đường phố.

Buồn cười nhất là những bài về “Đầu Năm Đi Xông Đất” ông Thần này, ông Thánh kiạ Toàn là láo cả. Tết và Xuân nào vậy? Xuân năm ngoái hay năm nay? Nhưng độc giả phần đông dễ tính, miễn sao có chữ Xuân và Tết là vui rồịi. Qua Tết, liệng bỏ. Giữ lại làm gì nhữngh bài viết láo. Chẳng trách người ta hay bảo, nhà báo nói láo ăn tiền!
 
Trước năm 1975, tôi có ông bạn chuyên viết truyện dài cho các nhật báo. Ông đảm trách viết một lúc 3 cái truyện dài không bao giờ ông viết trước.

 Buổi sáng, ông làm trong tòa soạn về kỹ thuật và sắp xếp bài vở tin tức. 2 giờ chiều xong việc, ông xách xe đi nhậu với bạn bè. Thường là nhậu đến 8 giờ tối, đôi khi cuộc vui kéo dài đến 12 giờ khuya. Tàn tiệc, trong hơi men chếnh choáng, ông về nhà ngủ đến khi đồng hồ báo thức là 4 giờ sáng.

 Ông nhỏm dậy, đi rửa sơ cái mặt cho tỉnh người.  Sau đó, ông ngồi vào bàn viết. Viết một mạch đến 8 giờ sáng là vừa đủ số trang tiếp theo của 3 cái truyện dài. Mỗi ngày, ông làm việc đều đặn theo thời biểu như một cái máy.

Tôi thắc mắc, làm sao một lúc có thể hoàn thành phần tiếp theo đúng số chữ, số cột báo cuả 3 cái truyện dài với 3 đề tài khác biệt?

Ông nói, viết mãi thành thói quen. Tôi lại thắc mắc, nếu không cảm hứng thì làm sao viết được? Ông cười, đâu cần phải hứng.

Có sức mạnh của đồng tiền thúc đẩy thì làm việc gì cũng xong. Tôi lại hỏi, ông có viết theo dàn bài định sẵn trong đầu không?

Ông bảo, nghĩ tới đâu viết tới đó, chẳng dàn bài gì cả. Khi nào thấy cái truyện dài vừa đủ in một quyển sách thì tìm cách chấm dứt.

Tóm lại, ông viết thật dễ dàng, nhưng giá trị văn học còn phải coi lại. Và ông cũng đâu cần gì giá trị văn học.

Đối với ông, cầm bút như cầm chiếc cần câu cơm. Càng câu được nhiều cơm, đời càng thoải mái.  Nguyễn Du thắc mắc “không biết ba trăm năm sau, người trong thiên hạ có còn ai khóc Tố Như?” Bạn tôi không hề nghĩ xa như thế. Ông chỉ cần hiện tại mà thôi.

 Sau khi mất rồi, dù ai khóc lóc, bình phẩm khen chê, nhớ hay không nhớ cũng chẳng đem lại lợi ích gì cho nắm xương tàn trong lòng đất. Đời người như chim bay mất dấu. Vì vậy, khi ông bỏ đời mà đi cũng không để lại một tác phẩm nào cho thế gian.
 
Nhân đây, thuật lại một chuyện vui vui trong làng báọ Chuyện vui vui này, tôi cũng đọc trên báo, chứ bản thân không hề quen với nhà văn Lê Xuyên.

Khi Lê Xuyên đang viết truyện dài Chú Tư Cầụ Độc giả thích thú theo dõi tình tiết diễn biến câu chuyện mỗi ngàỵ Chuyện hấp dẫn đến mức trong quán cà phê người ta cũng bàn tán, đoán già đoán non tình huống sắp xảy ra của một cặp tình nam nữ nhà quê.

 Chẳng biết cái gã nông dân quê mùa chất phác có “làm thịt” được con nhỏ kia không? Lê Xuyên cũng ra ngồi quán cà phê, lắng nghe người ta bàn tán về cái truyện của mình.

Nếu người ta tiên đoán tình huống sắp tới sẽ xảy ra thế này, thì ông sẽ lái câu chuyện sang hướng khác. Cứ thế, ông gây cho độc giả nhiều lý thú bất ngờ.

 Ông lại có tài viết đối thoại.  Hai người nói qua nói lại một cách rất ỡm ờ, có lúc tưởng xáp lại gần làm cái chuyện truyền giống tự nhiên của loài người. Nhưng không, họ cảm thấy bẽn lẽn, và tiếp tục ỡm ờ nữa.  Ông kéo dài cuộc đối thoại đến mấy chục trang. Vào thời Lê Xuyên, viết truyện dài cho nhật báo, tính dòng ăn tiền. Càng viết đối thoại, càng xuống dòng nhiều . Có khi mỗi dòng chỉ vài chữ. Và dĩ nhiên, nhiều dòng thì nhiều tiền.
 
Lê Xuyên cũng mất rồi. Vài tờ báo hải ngoại đăng lại bài của ông như một niềm… hoài cổ, chứ không phải vì giá trị tác phẩm.