Mạnh Giỏi |
Tác Giả: Nguyễn thị Cỏ May | |||
Thứ Sáu, 19 Tháng 8 Năm 2011 19:49 | |||
Người Việt nam gặp nhau, câu hỏi đầu tiên hỏi thăm nhau là «mần ăn thế nào? » Người tàu gặp nhau, họ hỏi thăm «ăn cơm chưa?» Người pháp gặp nhau, bắt tay và hỏi ngay «mạnh giỏi không ? » Qua cách chào hỏi này, người ta giải thích người Việt nam là dân tộc sợ nghèo, mong muốn trốn khỏi cảnh nghèo khó triền miên . Nhứt là dân nam kỳ trước kia, rời bỏ quê hương Miền Bắc, Miền Trung vốn nghèo, vào lập nghiệp trong Miền nam xa xôi, không bà con họ hàng nên quan tâm thăm hỏi nhau theo từng bước định cư. Người tàu bị ám ảnh bởi cái đói. Họ chết vì đói trưóc khi chết vì bịnh tật nên ai được ăn cơm rồi là hạnh phúc cho ngày hôm đó. Cũng từ nổi sợ đói này, cái ăn trở thành ưu tiên nên người tàu không có ý niệm về vệ sinh, bịnh tật . Bịnh chết, nhưng chết chậm hơn đói nếu bịnh mà có ăn . Muốn có ăn, phải có tiền . Người tàu dốc tâm làm ăn để có tiền .Triết lý « lượm bạc cắc » ra đời . Theo đuổi mục tiêu tối thượng « lượm bạc cắc », người tàu không quan tâm đến những hệ quả của việc lượm bạc cắc nên hàng giả, độc hại chết người, hàng do tù nhân sản xuất trong điều kiện thiếu vệ sinh làm nhiểm độc truyền nhiểm, … không làm người tàu thay đổi đường lối lượm bạc cắc của họ. Đối với họ, không còn lượm bạc cắc nữa mới là điều sanh tử . Để minh họa thêm cái triết lý « lượm bạc cắc » này, Cỏ May xin thuật lại một câu chuyện xưa về một người do thái và một người tàu trên đường đi tỵ nạn chiến tranh hồi Thế chiến vừa qua Nên nhớ do thái cũng là một dân tộc mê tiền. Sống chết vì tiền. Người do thái chỉ biết lượm tiền bỏ túi, cột chặc lại. Trên thế giới ngày nay, những nhà tài chánh giỏi, phần lớn vẫn là do thái . It nhứt cũng phải có gốc gác do thái . Theo lên tàu chạy trốn binh lửa, một người do thái chẳng may trợt chân té xuống biển . Không ai để ý cứu vớt vì tàu đông nghẹt người . Anh do thái từ từ chìm xuống và êm ái chiu vào một khoảng trống như một hành lang lớn . Khi chân anh chạm xuống và bước đi tới được, anh mới biết anh đang trong bụng một con cá mập khổng lồ . Anh chẳng những không lo sợ , trái lại, anh còn vui mừng vì nghĩ từ nay, anh làm ăn không còn bị nạn cạnh tranh nữa . Anh phấn khởi tiến sâu vào . Bổng anh giựt mình lấy làm kinh ngạc vì kìa, trước mặt anh, một anh ba tàu đang ngồi chểm chệ đếm bạc cắc ! Nước Pháp phát triển, dân pháp thoát khỏi cảnh nghèo, đói . Điều làm họ lo sợ là bệnh tật, chết chóc nên gặp nhau, họ hỏi thăm « mạnh giỏi chớ ? » . Trong lúc tình hình xã hội pháp đang sôi nổi những cuộc biểu tình, xuống đường, đình công phản đối xí nghiệp xa thảy công nhân do kinh tế khủng hoảng, dự án luật cho phép công nhân làm việc tới 70 tuổi, thì một cuộc điều tra vừa công bố kết quả những người hạnh phúc nhứt đòi là những người thuộc lớp tuổi từ 65 đến 70 . Cuộc điều tra này do Viện Thống kê pháp thực hiện từ năm 1975 theo đó đường biểu đồ Hạnh phúc đi lên cao điểm là 65 / 70 tuổi . Và đồng thời, một cuộc điều tra khác về phúc lợi của dân chúng cũng cho kết quả tưong tợ . Không tùy thuộc điều kiện đời sống vợ chồng hay mức lợi tức . Khởi đầu, tức từ tuổi 20, con người ta sống hạnh phúc vì chưa phải thật sự đối phó với những khó khăn trong đời sống . Thường còn sống dưới sự bảo bộc của cha mẹ và mặt khác, tuổi còn trẻ nên sống vô tư . Hạnh phúc chỉ bắt đầu đi xuống ở tuổi bốn mươi , sau đó mới từ đi lên, và đi lên mải cho đến cao điểm . Đường biểu diển hạnh phúc này dường như không bị phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử . Cứ lớp tuổi ấy thì đi theo sát những bước thăng trầm của cuộc đời . Dù những người sanh ra và lớn lên trong thời đại kinh tế sung mảng hay khủng hoảng như vào thập niên 70 . Sự thoải mái trong đời sống của người già ở Pháp, ở một mặt khác, nhờ sự ưu đải của hệ thống đóng góp cho chi phí xã hội như bảo hiểm sức khỏe, một số hàng hóa dành cho người già bị thuế nhẹ, thuế lơi tức thấp hơn ,…Nhìn lại, thời gian của họ đóng góp quỉ an sinh xã hội tương đối ngắn hơn lớp con cháu của họ ngày nay . Ở Việt nam thời trước, ông bà, cha mẹ già nhờ vào lòng hiếu thảo của con cái phụng dưởng . Ngày nay, họ nhờ vào quỉ an sinh xã hội thay thế vai trò con cái . Hay nhưng không tránh khỏi mặt tiêu cực của vấn đề ! Biết sao giờ ? Về mặt tinh thần, người già hưu trí có nhiều thì giờ đi chơi, con cái lớn, có gia đình nên không phải lo cho chúng nó nữa . Các nước Bắc âu Hoàng hôn vào năm 2015 Nhưng thống kê chỉ mới phát họa hình ảnh huy hoàng của những người hạnh phúc mà chưa kịp nhìn về chân trời năm 2015 . Thật vậy, lớp tuổi sanh sau năm 1955 sẽ thấy trở thành nạn nhân của những chánh sách điều chỉnh hệ thống an sinh xã hội đang thực thi . Thất nghiệp, lương bổng thấp,, nhiều chổ hỏng trong quá trình lao động, … sẽ dẩn đến quyền lợi bị mất mác khi đến tuổi về hưu . Và năm 2015 sẽ là hoàng hôn của những người già hạnh phúc .
|