Ông Nói Gà Bà Nói Vịt |
Tác Giả: Dương Trọng Hiếu | |||
Thứ Ba, 19 Tháng 7 Năm 2011 11:39 | |||
Trong sự giao tiếp với nhau hằng ngày, chúng ta ít nhiều cũng đã gặp cảnh ông nói gà bà nói vịt dẫn đến những tình huống khôi hài hay những sự hiểu lầm đôi khi khá tai haị. Ngoài những lý do chính đáng về thính quan yếu kém như bị lãng tai chẳng hạn, thường thì sự hiểu lầm bắt nguồn từ người nghe đang lo ra nên thiếu sự chú ý, hoặc vì lầm lẫn về từ ngữ, cách phát âm chệch của giọng nói khác miền, khác xứ, v.v... Chuyện ông nói gà bà nói vịt là căn bệnh không chỉ riêng cho người Việt và tiếng Việt của mình mà của tất cả mọi xứ, mọi nơi, mọi tiếng nói. Trong bài viết nho nhỏ này, xin được kể cùng các bạn vài mẩu chuyện thuộc loại trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như sau: Có một chuyện xẩy ra ở vùng lục tỉnh miền Nam Việt Nam. Có vợ chồng anh Ba kia sang thăm vợ chồng anh Chín và được mời ở lại dùng cơm. Chị Chín là người khéo nấu nướng nên bữa ăn có nhiều món ăn vừa ngon vừa lạ miệng. Về nhà, anh Ba nói với vợ : Chị Ba nghe vậy mới đáp lời chồng : Tuy chưa thấy vợ trổ các tuyệt chiêu nấu nướng bao giờ nhưng nghe bà xã tuyên bố chắc nịch như vậy, anh Ba cũng vững lòng đánh tiếng mời vợ chồng anh Chín qua chơi. Ngày anh chị Chín tới thăm, chị Ba kêu chồng ra nhà trước tiếp khách để chị rảnh tay ở nhà sau làm bếp. Chị Chín định xuống phụ một tay nhưng chị Ba nằng nặc không cho. Khi cơm nước đã sửa soạn xong xuôi, chị Ba dọn lên nhà trên mời khách. Nhìn các món được dọn lên, anh Ba muốn té bổ ngửa vì thứ nào thứ nấy, từ luộc tới xào, cũng đều được cắt tỉa nắn nót theo hình thằng người ráo trọi... Thì ra chị Ba, khi nghe chồng muốn mình nấu giống người ta, lại tưởng chồng nói làm thức ăn nắn giống theo hình người ta mới gọi là giỏi. Sau đây là một chuyện ngôn ngữ ngọng nghịu mà sinh hiểu lầm giữa Mỹ và Việt xẩy ra hồi trước năm 75 ở Sài Gòn. Có một anh chàng Mỹ sang VN làm việc. Tuy công việc sở không bắt buộc anh phải biết tiếng Việt nhưng anh là người cởi mở, thích giao thiệp với người bản xứ, nhất là muốn dùng tiếng Việt để giao thiệp vì anh nghĩ rằng đó là điều xã giao nên làm. Anh mua sách mua băng về tự học rất chuyên cần. Mua vé xong, bước qua khỏi cổng, John cảm thấy mát mẻ lâng lâng vì những làn gió hây hây thổi. Anh gợi chuyện với một đám thanh niên nam nữ đứng gần đấy: Tuy giọng của anh chàng Mỹ còn hơi ngọng nghịu lơ lớ nhưng những người trẻ kia cũng đoán được anh ta muốn nói gì nên xầm xì với nhau : Thế rồi, một anh trong bọn trả lời John: John mừng thầm vì thấy mình nói tiếng Việt coi bộ khá quá chứ, bằng chứng là các cô cậu người Việt kia đã hiểu ngay câu anh nói mà không cần kêu anh nhắc la.i. Thế là anh lửng thửng tản bộ theo đám thanh niên kia đi dạo sở thú. Khi đi ngang chuồng khỉ thì mùi xú uế xông lên làm John nhăn cả mặt. Anh chỉ vào chuồng khỉ mà nói: Mấy người kia nghe xong thì gật gù bảo: Nghe đến đây, John biết là họ hiểu lầm nên anh vội xua tay ra dấu: John chán quá đành bỏ đi về... học tiếng Việt tiếp. Thôi thì anh ta là người ngoại quốc, mình cũng châm chế cho đi, tại phát âm chưa rành. Nhưng còn người mình thì sao? Chưa chắc à nghen! Tiếng Việt mình, người mỗi miền cũng phát âm có khác nhau nên nhiều khi cũng sinh ra chuyện dở khóc dở cười. Chuyện xẩy ra ở một trại lính nọ. Đêm đó, mật khẩu vào trại là "Bạch Đằng - Quang Trung". Trời chiều sắp tối, một viên sĩ quan lái xe jeep về dừng trước hàng rào cổng trại. Có tiếng hô to từ tháp canh vọng ra: Viên sĩ quan theo lệnh bật đèn xe lên ngay. Bỗng có tiếng của người khi nãy trong tháp canh hô vội vã: Viên sĩ quan vừa hốt hoảng tắt đèn xe xong thì lại nghe tiếng hô vọng ra: Đèn xe lại được bật lên thêm lần nữa và lần này có tiếng thét vừa giận dữ vừa hốt hoảng: Bấy giờ anh chàng sĩ quan mới hiểu ra "bẹt đèn" đây là mật khẩu "Bạch Đằng", chứ không phải "bật đèn". Chỉ vì người hỏi mật khẩu nói giọng Quảng Nam nên phát âm chữ "Bạch Đằng" mà nghe như "bật đèn" vậy. Ngôn ngữ rắc rối thế đấy các bạn! Ngay cả tiếng mẹ đẻ mà đôi khi nói và nghe còn chưa xong nữa là tiếng xứ người. Bài viết này chỉ kể lại vài câu chuyện nhặt nhảnh trong đời sống đó đây nhằm mục đích giải trí cho các bạn chứ không có ý tứ cao siêu chi khác đâu nhé. Vậy xin mượn lời cụ Nguyễn Du để chấm dứt bài chuyện vui về "ông nói gà bà nói vịt" này: "Lời quê góp nhặt dông dài
|