Áo Trắng Đơn Sơ |
Tác Giả: Tiêu Lang | |||
Thứ Tư, 22 Tháng 6 Năm 2011 21:33 | |||
”Y phục xứng kỳ đức”, ăn mặc phải xứng với đạo đức, phép tắc, người xưa đã dạy... Hình Minh Họa / Internet Giày cô đi là giày cao gót, Đó là hình ảnh người phụ nữ Huế mà lão thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị ghi nhận được tại Hội chợ Huế trong đêm 25 tháng 2 năm Kỷ Mão (1939). Hội chợ này có nhiều trò vui và cái mà người ta chờ đợi, cho là “lạ lùng” nhất đó là màn biểu diễn thời trang, giới thiệu kiểu áo “tân thời” mang tên là áo Lơ-muya. Đây là một cuộc cách mạng về y phục. Những kiểu áo xưa cũ phải nhường bước cho thời trang mới giúp người phụ nữ thêm xinh, thêm đẹp, làm bật nổi những đường cong của thân thể, tôn vinh cái dáng dấp yêu kiều. Kiểu áo Lơ-muya đến từ Hà Nội do hai họa sĩ Nguyễn Cát Tường và Lê Phổ vẽ kiểu. (Lê Phổ năm nay đã 92 tuổi, hiện sống tại Paris) . Sở dĩ đặt tên áo Lơ-muya là vì tác giả kiểu áo tên là Nguyễn Cát Tường: Tường tiếng Pháp là Le Mur nên gọi luôn cho nó vừa mới, vừa lạ một thể. Chiếc áo này đến Huế đã gây xôn xao dư luận một thời, khuấy động nét yên tĩnh ngàn đời của Huế. Các bà mẹ thì lắc đầu, lườm nguýt, các cô trẻ thì náo nức, tò mò. Giới thủ cựu ở đây rất ghét các “mốt tân thời”, họ nhìn các cô đánh phấn, bôi son, đi giày cao gót, mặc áo Lơ-muya, xách bóp đầm bằng cặp mắt khinh thị. Giới nữ sinh thì đã có đồng phục của mình rồi, thay đổi từ màu xanh da trời sang màu tím Huế rồi màu trắng, nhưng áo nào cũng rộng, không ai dám mặc áo “xăng-tờ-rê”. Xăng-tờ-rê có nghĩa là có eo ở giữa, eo bóp vào để vòng một và vòng ba nhô ra (center). Họ rủ nhau đi coi các cô tân thời biểu diễn kiểu áo mới, đẹp thì có đẹp nhưng mà eo ơi, ”ôn mệ la chết, mặc chi ba cái thứ đó!” . Áo Lơ-muya xem ra không hữu duyên với Huế nhưng lại được đón rước nồng nhiệt ở Sài Gòn. Các cô đào cải lương tỏ ra yêu chuộng cái kiểu áo dài gần chấm gót, tay dài, vai phồng, có đủ loại cổ tròn, cổ ngang và nhất là cái eo khít rịt. Các nữ nghệ sĩ cải lương tiếng tăm thời đó như Năm Phỉ, Phùng Há, Sáu Nết, Kim Thoa v.v... rất thích kiểu áo này và các phụ nữ khác cũng bắt chước mặc theo. Trong lúc đó thì Huế vẫn giương cao cờ bảo thủ. Có ai “đạp lên dư luận” để theo mốt tân thời, kẻ đó sẽ là đầu đề cho lời ra, tiếng vào. ”Y phục xứng kỳ đức”, ăn mặc phải xứng với đạo đức, phép tắc, người xưa đã dạy, phong tục rành rành không thể muốn thay đổi ra sao cũng được . Từ thời Hậu Lê, việc ăn mặc do triều đình quy định, đã ba lần ban hành luật lệ về y phục vào các năm 1661, 1664 và 1665 . Đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát nổi lên ở Đàng Trong, cùng với việc dời đô ra miền Trung cũng ban hành lệnh thay đổi y phục cho khác với Đàng Ngoài . Phụ nữ Đàng Trong, từ Quảng Bình trở vào không được mặc váy . Lệnh này do vua Minh Mạng ký đã để lại trong dân gian mấy câu ca dao hóm hỉnh: Tháng tám có chiếu vua ra Sách vở ta xưa viết về y phục rất hiếm . Chỉ thấy loáng thoáng qua Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức hoặc Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn là có đề cập đôi điều . Hình ảnh thì lại vô cùng hiếm hoi . May nhờ có các nhà nghiên cứu Tây Phương viết sách về ”les Annamites” trong khi thuật lại sinh hoạt của dân ta đã trình bày về cách ăn mặc của từng hạng người trong xã hội Việt Nam, từ giới vua quan cho đến hàng dân dã, qua đó ta được biết: cái áo dài của phụ nữ miền Trung là sự pha trộn hài hòa giữa chiếc áo tứ thân miền Bắc cùng với chiếc áo dài tha thướt của phụ nữ Chiêm Thành . Nhà biên khảo J. L. Dutreuil de Rhins, năm 1889, đã đưa ra hình ảnh chiếc áo dài xưa nhất của người đàn bà Việt Nam vào thế kỷ 19 ở Đàng Trong . Theo đó thì cái áo dài này rất dài và kích rất rộng, không có eo, nơi cổ có kết một miếng vải mà người xưa gọi là áo “lá sen” hơi giống như loại áo Thanh cát của các quan văn, quan võ thời nhà Lê, chỉ khác là áo các quan này miếng vải hình lá sen kết ở phía sau vai . Dân thường và học trò cũng được mặc áo Thanh cát mỗi khi tham dự việc công, dĩ nhiên là kiểu dáng không giống áo của quan lại, nhưng màu thì giống . Đó là màu xanh lam . Bình thường mặc áo Chuy-y là áo màu đen . Màu áo Thanh cát cũng gồm hai màu khác nhau, xanh thẳm gọi là màu hòa minh, xanh nhạt gọi là màu vi minh . Trong một bản hiểu dụ, tháng 7 năm Bính Thân của chúa Nguyễn Phúc Khoát thấy ghi: ”Lối may y phục thì theo tục nước mà thông dụng vải lụa, duy có quan chức thì mới cho dùng xen the và trừu đoạn, còn gấm vóc thì nhất thiết không được quen thói cũ dùng càn . Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tuỳ tiện . Áo thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xé mở . . .” (*) Xem đó thì việc ăn mặc từ xưa phải theo những quy chế gắt gao, lâu ngày đã trở thành phong tục . Một đặc tính tiêu biểu của y phục xưa, nhất là y phục Huế, đó là đặc tính kín đáo . Áo quần thường dài, rộng trùm phủ thân thể trừ mặt mũi và bàn tay, bàn chân ra, nơi nào cũng phải che kín bất kể thời tiết nóng lạnh . Trước đây phụ nữ Huế, dẫu thuộc giới bình dân, bán chè, bán cháo buôn gánh bán bưng đều phải mặc áo dài . Mặc dầu hồi đó đã có máy khâu của Pháp hiệu Singer nhưng các bà mẹ quý tộc, may áo dài cho con gái đều thích may bằng tay . Nhiều thợ may giỏi đã biểu diễn đường kim mũi chỉ đều ri y như may máy . May tay, hai vạt áo sẽ úp vào, kín đáo không sợ gió thổi “tung bay tà áo tung bay” mỗi lúc qua cầu . Đã thế mà khi các cô ra đường còn phải nhớ lời mẹ dặn: ”Ra đường cúi mặt xuống đất, về nhà mới cất mặt lên trời”, luôn luôn họ phải một tay giữ nón, một tay sẵn sàng khép hai tà áo lại để đảm bảo tính . . . kín đáo . Cái lối dùng nút thắt của Huế cũng là điều đáng cho ta khâm phục thái độ “đề cao cảnh giác” của các bà mẹ Huế . Nút thắt bằng vải là một loại cúc áo rất khó mở . Nó là cái hàng rào cản rất hữu hiệu làm nản lòng các bàn tay ham hố và thô bạo khác . Với các loại cúc bấm, Huế gọi là nút bóp, rất dễ tuột . Để tránh “sự cố”, các cô về sau xài nút bóp phải dùng thêm cái khuy cái bằng thép ở nơi eo . Chính vì đề cao sự kín đáo mà vua Minh Mạng mới cấm cái váy tức là cái ”quần không đáy” . Cái gì tồng bộng hai đầu Đó là câu đố về cái váy . Đã “tồng bộng” hai đầu thì còn làm sao mà kín đáo ? Trở lại với “áo Lơ-muya và giày cao gót” . Lão thi ông Ưng Bình Thúc Giạ có đặt thêm câu Hò giã gạo hò ngay vào đêm hội chợ có trình diễn thời trang “Lơ-muya” cách đây 60 năm: Áo Lơ-muya với giày cao gót Trong ý cụ - một nghệ sĩ phóng khoáng, nhìn rộng rãi hơn, thì y phục là cái vỏ ngoài, giữ gìn đạo lý, tinh thần bên trong mới là điều quan trọng . Chị em muốn làm đẹp hãy để cho họ được tự do . Thế nhưng việc hưởng ứng các mốt tân thời ở Huế xem ra không mấy sôi nổi để có thể gây nên phong trào . Hồi đó chưa có những nhà thiết kế, tạo mẫu hành nghề công khai cũng như không ai dám xuất hiện trước đám đông, nhún nhảy đi lui, đi tới để làm “người mẫu” . Giới “áo dài” và những người chuộng mỹ thuật, thích đổi mới, đã âm thầm mỗi ngày một chút, tác động đến phục sức của các cô, các bà . Họ hết kéo dài vạt áo xuống gần chấm gót lại kéo cao lên đến đầu gối; hết xài cổ thấp lại sửa thành cổ cao đến 5 phân . Có cái cổ ba ngấn mà phải che đi, nghĩ cũng hoài của cho nên từ cổ 5 phân lại hạ xuống 1 phân hoặc đổi sang cổ tròn, không ngờ rằng ông bà ta xưa cũng đã dùng lối áo cổ tròn này rồi, gọi là áo viên lãnh . Hết cổ tròn lại đến cổ trái tim hoặc cổ ngang, bới tóc cao để khoe cái gáy nõn nà và một chút . . . vai . Cuộc đời của chiếc áo dài phụ nữ Huế quả cũng trải lắm thăng trầm: từ chiếc áo cổ điển cài khuy, kích rộng, chẳng có lấy một tí “eo” đến áo nối vai (nối đen, nối đà), áo sống giữa (vì khổ vải hẹp), áo nối tay, áo vai phồng, áo raglan, áo eo, áo dài tha thướt, áo ngắn gọn gàng, áo thêu, áo vẽ, áo cài nút bên phải, áo cài nút bên trái, áo cài nút chính giữa (áo ba vạt) . . . Tất cả đó nói lên quyết tâm đổi mới cách ăn mặc và nhu cầu làm đẹp của người phụ nữ Huế, không ồn ào sôi nổi, cứ lặng lẽ mà hút hồn các bậc mày râu mỗi khi các vị này nhìn ngắm . Cũng bởi họ đổi mới một cách lặng lẽ nên các bà mẹ và những ai thủ cựu không kịp trở tay, nhất là sau Cách mạng Mùa Thu (1945), nữ giới đã vui vẻ xếp lô áo dài vào trong rương, khóa kỹ rồi khoác lên mình chiếc áo bà ba hay chiếc áo bộ đội để đi chiến đấu, cáng thương, tải đạn. Phụ nữ đã được giải phóng về mặt chính trị, xã hội, tất nhiên vấn đề ăn mặc, phục sức cũng phải tiến lên hiện đại. Cho đến nay thì nữ giới Huế đã hòa đồng với chị em toàn quốc trong lãnh vực thời trang. Không có kiểu dáng mới lạ, xinh đẹp, kể cả táo bạo nào thiếu vắng nơi đây. Về Huế bây giờ không tìm đâu ra chiếc áo nối đen, nối đà, cả chiếc áo dài bằng vải “Dù ú” của mấy chị gánh gánh, bán cháo, bán chè cũng tuyệt tích từ lâu, chỉ còn lại một thứ trân quý nghìn đời mà thời gian qua không làm mất đi được. Đó là tà áo lụa trắng đơn sơ và mái tóc thề, chiếc áo mà Huy Cận đã ca tụng trong thơ: Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong Áo em, mắt em cũng như lòng em đều toát lên một cái gì trắng trong, thánh thiện khiến họ Cù, người đã nhận Huế là quê hương thứ hai của mình sau Hà Tĩnh, đã có lúc phải trở nên ngơ ngẩn: Đứng ngẩn trông vời áo tiêu thư . . .
|