Thánh Gióng: Kinh Dịch có ghi, 1 Mẹ 100 con: Tổ của Bách Việt |
Tác Giả: Linh Vũ - Võ Thành Đông | |||||
Chúa Nhật, 25 Tháng 4 Năm 2010 21:09 | |||||
Người Tàu xua quân xâm lấn bờ cõi tổ quốc Việt Nam nhưng bọn chúng bị Đức Thánh Anh Hùng Dân Tộc làng Phù Đổng đánh tan.
VANCOUVER.- Trên 250 cụ cao niên cùng quan khách đã tề tựu về Trung Tâm Britannia ở thành phố Vancounver, Canada để dự lễ Giỗ Tổ vua Hùng truyền thống do Hội Cao Niên Việt Nam vùng Greater Vancouver, B.C., Canada tổ chức. Sau bài diễn văn chào mừng quan khách và quý cụ hội viên của cụ Nguyễn Văn Thông, chủ tịch Hội Cao Niên, ban hợp ca quy tụ các cụ ông, cụ bà mở đầu chương trình bằng bài hát "Hùng Vương" được nhiệt liệt hoan nghênh. Tiếp đến, các cụ ông chỉnh tề trong quốc phục, áo dài khăn đóng, long trọng cử hành lễ tế tổ với chiêng trống, trà rượu, heo quay và bánh trái. Về phía quan khách, có sự hiện diện của quý đại diện Cộng Đồng Người Việt Vùng Greater Vancouver, Hội Thân Hữu VN vùng Fraser Valley, Gia Đình Cựu Quân Nhân QL/VNCH, Hội Ái Hữu Không Quân VNCH, Hội Ái Hữu Phụ Nữ vùng Greater Vancouver, Hội Ái Hữu Quốc Gia Hành Chánh, Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Luật Khoa, Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi. Đặc biệt có phái đoàn quý cụ cao niên và ông bà Võ Thành Đông, chủ nhiệm tuần báo Đông Phương Times từ thành phố láng giềng Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Ông Nguyễn Phiên, điều hợp chương trình buổi lễ đã giới thiệu sơ lược về diễn giả và mời ký giả Du Miên lên thuyết trình. Sau khi cung kính quỳ lạy bàn thờ Quốc Tổ, diễn giả Du Miên vào ngay phần thuyết trình của mình qua một số sử kiện dưới thời các vua Hùng. CHUYỆN PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG CÓ THẬT Ông Du Miên cho biết ông chọn hình đền vua Hùng thứ Sáu để in vào tác phẩm của ông vì đó là thời kỳ người Tàu xua quân xâm lấn bờ cõi tổ quốc Việt Nam nhưng bọn chúng bị Đức Thánh Anh Hùng Dân Tộc làng Phù Đổng đánh tan. Ông nói: "Xưa nay chuyện Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng thường được xếp vào "Cổ Tích", mang tính huyền thoại và chỉ được ghi thoáng qua trong vài bộ sử nước nhà. Nay Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam chúng tôi trưng chứng cớ, nêu rõ niên đại của sự kiện lịch sử này để chúng ta cùng hiệu đính, ghi sử tích Phù Đổng Thiên Vương vào chính sử nước nhà." Diễn giả trưng bằng cớ trong Kinh Dịch, một trong Ngũ Kinh: "Trong Kinh Dịch, quẻ số 63 tức quẻ “Thủy Hỏa Ký Tế”, có ghi: “Cửu Tam, Cao Tông phạt Quỉ phương tam niên, khắc chỉ, tiểu nhân vật dụng.” "Qua đến quẻ 64 tức quẻ “Hỏa Thủy Vị Tế”, Kinh Dịch lại một lần nữa nhắc đến việc vua Cao Tông nhà Ân đánh nước Xích Quỉ (Quỉ phương ) tức là tên mà người Tàu gọi nước ta thời ấy: “Cửu Tứ, trinh, cát, hối vong; chấn dụng phạt Quỉ phương tam niên; hửu thưởng vu đại quốc.” "Kinh Dịch ghi rõ tên vị vua cho quân qua đánh nước ta là Cao Tông nhà Ân. "Giặc Ân trong sử tích Thánh Gióng tức quân Tàu viễn chinh dưới thời nhà Thương, triều đại đầu tiên được công nhận còn dấu tích. "Vì khi Bàn Canh, vua thứ 19 của nhà Thương, dời đô đến đất Ân, nên được gọi là nhà Ân hoặc gọi cả là Ân Thương. Bàn Canh trị vì từ 1401 đến 1374 BC và dời đô đến đất Ân vào năm 1384. "Bàn Canh là vua thứ 19 và Cao Tông tên là Vũ Đinh mà Kinh Dịch đề cập đến trong 2 quẻ 63 và 64 nói trên là vua thứ 22. "Bàn Canh chết năm 1374 trị vì 28 năm, Tiểu Tân lên thay là vua thứ 20. Tiểu Tân chết sau 21 năm ở ngôi tức năm 1353 BC. Tiểu Tân chết, Tiểu Ất thay và làm vua thứ 21, trị vì 28 năm thì chết năm 1325 BC. Tiểu Ất chết, Vũ Đinh (tức Cao Tông) lên thay và làm vua thứ 22, trị vì 59 năm tức đến năm 1266 BC. "Như vậy, chiến trận xảy ra giữa quân viễn chinh Ân Thương trên đất Việt đã xảy ra trong khoảng thời gian từ 1325 đến 1266 trước Tây Lịch. "Khi Vũ Đinh chết, được truy phong là Cao Tông nhà Ân Thương. Sử cũ lúc ghi là Vũ Đinh, lúc ghi là Cao Tông là do đó." Diễn giả hùng hồn: "Quân Tàu thời Ân Thương xua quân sang đánh nước ta, dưới thời vua Hùng thứ sáu là có thật, diễn ra trong 3 năm. Thế nhưng, kết cục của sử tích uy linh này là, sau khi làm tròn bổn phận công dân, đánh giặc cứu nước, vị anh hùng dân tộc làng Phù Đổng không nhận sự phong thưởng chiến công đến từ nhà vua mà Ngài đã thăng thiên, lên trời... "Vậy thì, thưa quý cụ và quý vị, chuyện thánh ngài lên trời có phải quá huyễn hoặc, quá mê tín dị đoan chăng?" Ông tiếp liền: "Để chúng tôi kể quý cụ và quý vị nghe có lần chúng tôi sinh hoạt với các bạn trẻ tín hữu Ki-tô-giáo. Câu hỏi về Thánh Gióng lên trời như trên được nêu ra. Chúng tôi hỏi lại: Trong các bạn đây có ai mà không tin Chúa Giê-su sống lại và lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha”?... "Chúa của thiên hạ, Tiên Phật của mọi người được lên trời, được thiên biến, vạn hóa trong khi hiền nhân, quân tử, đại thánh Việt Nam lại bị phân biệt đối xử, lại còn bị cho là "mê tín dị đoan". Thật là thiếu công bình, phải không quý cụ và quý vị?" Cả hội trường vang dội tiếng vỗ tay tán thưởng. SỰ TÍCH MỘT MẸ TRĂM CON Diễn giả rất ít khi nhìn giấy, dường như suốt buổi, ông "xuất khẩu thành văn", trầm ấm nhưng khi cần cũng đanh thép, hùng hồn: "Đối với cội nguồn dân tộc, từ khi Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa VN, Thư Viện VN tại Little Saigon, California tìm ra được bộ cổ sử Bách Việt Tiên Hiền Chí, dịch và in cuốn sách này qua Việt ngữ thì chúng ta có thêm bằng chứng để thấy rõ cổ tích Một Mẹ Trăm Con, sự tích Con Rồng Cháu Tiên trùng khớp với sự kiện lịch sử." Bách Việt là có thật. Đó là tộc Việt xưa kia hùng cứ một vùng lãnh thổ bao la, hơn 1 nửa bản đồ Tàu ngày nay, cả vùng châu thổ Trường Giang/Dương Tử. Cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này, giới nghiên cứu Đông Tây đều công nhận có sự hiện diện của các tộc Việt, và gọi chung là Bách Việt. Nói đến Bách Việt chúng ta liên tưởng đến truyện tích “Một Trăm Con” với chuyện tình diễm tuyệt của tổ ông Lạc Long Quân và tổ bà Âu Cơ của chúng ta. Như thế, chúng ta thấy rằng truyền thuyết thời lập quốc và sự thật lịch sử nay đã được chứng minh là có sự liên hệ thuận lành nhứt quán chớ hổng có khác biệt trời vực như của một số dân tộc khác, điển hình là dân du mục Tàu. "Và như thế, là giống dân gieo lúa đầu tiên của nhân lọai, như tài liệu của National Geographic mà chúng tôi trưng dẫn, tổ tiên của Việt Nam chúng ta là Thần Nông tức vị thần của nghề nông, không dính dấp gì đến tổ của dân Tàu du mục sống trên lưng ngựa mà sau này họ tự nhận bằng những tên như Hoa Hạ, Hán Tộc cả. Người Tàu du mục, ăn bốc trong khi người Việt ăn cơm nấu từ gạo, dùng chén đũa đàng hoàng." Diễn giả tiếp: "Xưa nay vẫn có người vin vào tích Tổ Ông chia tay Tổ Bà để cho rằng ngày nay người Việt ta thường chia rẽ là bắt nguồn từ tích này. Thật là không đúng! Đó là vì có người chỉ hiểu ở đàng ngọn, không thấu triệt hàm ý của tổ tiên. Rõ ràng là tổ tiên chúng ta nêu cao sự bình quyền nam nữ, Tổ Ông lãnh 50 người con thì Tổ Bà cũng được lãnh 50 người con như thế. Đẹp biết bao, tuyệt vời biết bao. Đâu cần phải tốn biết bao năm tháng các giống dân khác trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ này, mới đòi được nữ quyền! Và cũng thế, đến bình quyền trong việc chăn dân giữ nước, chia đều các con trấn nhiệm các vùng. Còn nữa, cũng qua truyện Con Rồng Cháu Tiên, khi cần tức là khi quốc biến, gọi nhau, cứu nhau, cùng nhau bảo vệ giang sơn gấm vóc. Lịch sử đã chứng minh hùng hồn biết bao lần quốc biến, toàn dân ta một lòng đoàn kết keo sơn, cuối cùng đã đánh bại tất cả mọi kẻ thù để bảo toàn được biên cương đất nước, bảo chùng được dòng giống Tiên Rồng." Trước khi kết thúc buổi thuyết trình, diễn giả trình bày sử kiện chứng minh giữa Tàu và Việt từ thời nhà Chu là 2 quốc gia biệt lập. Diễn giả diễn tả biên cương nước Tàu lúc ấy "như hột đậu li ti" tận mạn bắc trong khi giang sơn gấm vóc của Việt tộc mênh mông toàn vùng châu thổ Trường Giang/Dương Tử ở phương nam. Sau gần nửa tiếng thuyết trình, diễn giả kết luận: "Nhân đề tài hôm nay, trong buổi lễ giỗ Tổ thiêng liêng này, dưới sự chủ trì của quý bậc bô lão, là thành phần luôn được trọng vọng, luôn được kính nể trong truyền thống dân tộc, chúng tôi đề nghị quý cụ hãy cùng hô hào hiệu đính Việt sử cho thích hợp với các khám phá mới. Các nhà nghiên cứu của chúng ta sẽ lãnh trách nhiệm và sẽ đề ra phương cách thực hi ện. Đây là cách biết ơn Tổ Tiên chúng ta vậy. Đã đến lúc chúng ta cùng nhau gọi Tổ như lời dặn của Ngài, xin Tổ phù hộ cho đàn con Việt nhận chân được giá trị văn hóa rực rỡ của giống nòi và cháu con thích ứng tinh hoa văn hóa ấy vào cuộc sống, đem được cái lẽ sống tình người của truyền thống Việt mà cải hóa nhân loại đang trên đà phá sản vì sa đọa, vì ngược tính người." RA MẮT ẤN BẢN ANH NGỮ Sau khi các cụ hưởng lộc tổ, Hội mời quý cụ hội viên có sinh nhựt tháng Tư lên nhận lời chúc cũng như quà tặng. Buổi lễ mừng sinh nhựt bắt đầu bằng bài hát "Happy Birthday" do quý cụ cùng hát. Mở đầu phần ra mắt tác phẩm VN:SNVMPĐ bằng Anh ngữ, Vietnam: The Springhead of Eastern Cultural Civilization, ban tổ chức mời chị Tuệ Hương Nguyễn Đặng-Mỹ lên giới thiệu về tác phẩm. Là một khuôn mặt quen thuộc trong sinh hoạt văn học, nghệ thuật và cộng đồng tại Canada, chị Tuệ Hương Nguyễn Đặng-Mỹ đã làm khách phương xa từ Hoa Kỳ sang thán phục về tài ăn nói lưu loát, xuất khẩu thành văn, nội dung xúc tích. Sau đây là phát biểu của chị Tuệ Hương Nguyễn Đặng-Mỹ, được chép lại từ băng thu âm: "Từ những ngày thơ ấu say mê với những trang sách sử, chúng tôi có một câu hỏi không tìm thấy câu trả lời, một điều kỳ bí vẫn ám ảnh theo chúng tôi suốt mấy chục năm trời, mỗi khi có dịp nhắc nhở về lịch sử nước nhà: Con voi Tầu mấy ngàn năm dầy xéo, chà đạp mãi mà không đè bẹp, tiêu diệt được con chuột nhắt Việt ngay dưới gót chân??? Nhà Chu chiếm lĩnh các nước láng giềng, đồng hóa các dân tộc ấy thành 1 dân tộc Hán. Ngay cả Mãn Châu, chiếm được, cai trị nước Tàu, rồi cũng bị Hán hóa, mất gốc luôn. Tại sao nước Việt nhỏ bé sau một ngàn năm Bắc thuộc, ta vẫn là ta??? Nước ta nhỏ, dân ít, lạc hậu hơn sao không bị đồng hóa khi bị cai trị bởi một nước lớn gấp bội, văn minh hơn mà lại có chính sách rất độc ác, nham hiểm, nhất định đồng hóa các nước láng giềng. Về địa lý: chia cắt đất chiếm đóng, đổi tên, để mất dấu tích. Về văn hóa: đốt, tịch thu sách sử, bắt bỏ hết các phong tục riêng, sống theo Tầu. Về nhân sự: bắt hết người tài giỏi mang về Tầu để phụng sự nước Tầu, lập được thành tích công lao gì thì nhận là của Tầu, còn không quên bắt những người tài giỏi ấy trở thành hoạn quan để diệt tận gốc nòi giống tốt. Thử hỏi, một dúm người ít ỏi, man di tăm tối sao không thuần phục, hòa tan vào cái ánh sáng văn minh chói lòa rực rỡ của "thiên triều"? Làm sao giải thích được chuyện ấy? Phải có một điều gì đó rất lạ lùng. Đọc đến sử Tầu thì lại càng kinh ngạc về cái "văn minh" của họ. Nhan nhãn đầy dẫy những chuyện cha con, mẹ con giết nhau; anh em, cha con dâm loạn luông tuồng như người ăn lông ở lổ, chẳng biết phép tắc lễ nghĩa. Đó là giới thượng lưu, thành phần ưu tú, tinh hoa của đất nước mà như thế thì cả nước Tầu ra sao? Đọc lịch sử nước ta có cảnh cha con, mẹ con giết nhau; ruột thịt dâm loạn thế không? Có ông vua Tầu tuyên bố "Trẫm chẳng còn thiếu thức gì, chỉ thèm ăn thịt người thôi". Thế là quan về nhà giết con mình mới 3 tuổi nấu canh dâng lên. Dù chúng ta không muốn đi vào cái vết xe của Tầu là chỉ tôn vinh dân mình quá đáng và nhục mạ dân khác là man di, nhưng lịch sự nhất thì cũng phải hỏi: "Họ văn minh chỗ nào? Họ có thật sự văn minh hơn ta không? Hai thái thú Nhâm Diên, Tích Quang có phải là người dậy dỗ, giáo hóa ta như sử họ, sử ta viết không?" Một dân tộc man di ít người, không văn hóa, làm sao tồn tại được dưới sự cai trị ngàn năm của một dân tộc văn minh, hùng mạnh??? Câu trả lời là tinh thần dân tộc cao? Nhưng tinh thần dân tộc là gì, ở đâu mà có? Một dúm người sống ô hợp, man rợ, không có một nền văn hóa riêng, lấy gì để tự hào, để ràng buộc nhau cùng sống chết bảo vệ nó? Không ràng buộc với nhau vì một nền văn hóa sâu xa thì rất dễ bị đồng hóa bởi một nền văn hóa khác, nhất là đi kèm với bạo lực cưỡng ép. Lý luận như thế cũng chỉ là... lý luận, dù có hợp lý, hùng hồn đến đâu thì cũng không thuyết phục được dân tộc khác hay ngay cả những người Việt tự ti hoặc vọng ngoại, vì không trưng ra được bằng cớ mà người ta có thể nhìn thấy, kiểm chứng... Thì đây: quyển "Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông" (VN:SNVMPĐ) đã là một giải đáp cho tôi cái điều thắc mắc kỳ bí tưởng chừng như không bao giờ được trả lời đó. Tác giả Du Miên đã mang ông thánh muôn đời của nước Tầu cùng với những kinh sách, cổ sử của nước Tầu như Thượng Thư, Sử Ký Tư Mã Thiên, Kinh Xuân Thu, Kinh Thi, Bách Việt Tiên Hiền Chí, thêm cả những sách uy tín của Tây phương như National Geographic, bộ sử The Cambridge History of China. Những chứng cớ rất rõ để chứng minh: - Khi Tàu vẫn là những bộ tộc du mục thì Bách Việt đã là xã hội biết canh tác, định cư hàng ngàn năm trước, đã có văn hóa giáo dục như Kinh Thi đã ghi chép mang về dậy cho các bộ tộc từ thời Chu. - Người Việt thiết kế Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện về kiến trúc của Tầu. - Tầu cất dấu bộ cổ sử Bách Việt Tiên Hiền Chí, liên quan đến Việt tộc, để bôi xóa hết dấu tích nền văn minh của Việt tộc, chính người Việt là cha đẻ của những phát minh lớn trong lịch sử loài người, như thuốc nổ, giấy, kim loại v.v... Đó là quá đủ để thấy rõ: Tầu cậy lớn hiếp nhỏ, dùng bạo lực chiếm đóng đàn áp Việt, lấy thịt đè người, trong khi Việt lấy nền văn minh hơn trội, lấy bản sắc văn hóa riêng biệt của mình để chống chọi, gìn giữ được nền độc lập. Câu tâm đắc nhất của tôi khi đọc sách (VN:SNVMPĐ) của ông (Du Miên) là nhìn ông trưng ra một câu trong Trung Dung: "Độ lượng bao dung, ôn hòa giáo hóa đó là sức mạnh của người phương nam, người quân tử ở đấy; mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của người phương bắc, kẻ cường bạo ở đấy." Ngày nay ở trong nước, nhà cầm quyền càng gian ác với dân thì lại càng khiếp nhược, đớn hèn với đàn anh Tầu, dâng biển nhường đất. Tinh thần dân tộc đang bị họ cố ý làm tiêu hao, mất tích. Đất nước ta nhỏ, dân số ít, bao nhiêu thế kỷ chinh chiến triền miên, hết giặc Tầu, giặc Tây, đến khi thanh bình, thống nhất thì lại rơi vào chế độ Cộng Sản, tất cả chỉ muốn dìm sâu cái niềm tự hào dân tộc, cái tinh thần dân tộc của chúng ta để dễ cai trị. Như tôi đã nói từ đầu, nước ta không mất dưới ngàn năm đô hộ vì tinh thần dân tộc. Tinh thần dân tộc mất trước rồi nước chắc chắn sẽ mất sau. Do đó tôi rất vui mừng, và phải nói là trân quí công trình của tác giả Du Miên và các vị trong Thư Viện VN. Chúng tôi rất vui mừng khi sách này (VN:SNVMPĐ) được dịch sang tiếng Anh để con cháu chúng ta đọc. Có hiểu biết, có hãnh diện, thì mới thấy gần gũi, yêu thương, và thấy mình có trách nhiệm. Tôi nhớ đã đọc trong quyển Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông một ước vọng như thế này: "Từ tác phẩm này, những nhà nghiên cứu có cơ hội để đào sâu thêm nữa, để đem dần ra ánh sáng những chứng tích tỏ rõ nền văn hóa rực rỡ của dòng giống Việt." Tôi hi vọng các nhà nghiên cứu mà tác giả viết ở trên sẽ không phải chỉ có những vị ở thế hệ của tôi hay già hơn mà gồm cả thế hệ con cháu chúng ta nữa. Quyển Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông rất xứng đáng để trong thư viện trên khắp thế giới để thế giới đừng nhầm lẫn coi Việt Nam như một quận của người Tầu, Tầu là tổ của người Việt; Việt Nam không có văn hóa riêng, tất cả là của Tầu; cái gì của phương Đông cũng quy về một mối là Tầu hết cả cho tiện như tết Âm lịch thì gọi là tết Tầu. Lời cuối cùng chúng tôi xin được dành ca ngợi công đức của tác giả và các vị trong Thư Viện Việt Nam, trong khi xa quê hương, phương tiện eo hẹp, mọi người đều bận rộn với sinh kế thì quý vị đã bỏ ra hàng mấy chục năm trời khổ công tìm tòi để in một quyển sách giá trị mang tính lịch sử. Chúng tôi tin rằng tất cả mọi người đều hết lòng hỗ trợ và phổ biến tài liệu lịch sử quý giá này." Hưởng ứng lời kêu gọi của chị Tuệ Hương Nguyễn Đặng-Mỹ và trước đó, của cụ Hội Trưởng, gần như cả hội trường, các cụ đều đã mua ủng hộ cả 2 ấn bản Việt và Anh ngữ. Ban tổ chức cũng cẩn thận, nhắc quý cụ và đồng bào nào chưa mua ủng hộ tác phẩm giá trị này hãy mua qua bưu điện nếu trả bằng chi phiếu cá nhân, hoặc vào internet để trả bằng credit cards. Mua bằng chi phiếu, đề trả cho "Nhân Ái Foundation" và gởi về địa chỉ 10872 Westminster Ave, #214, Garden Grove, CA 92843, USA. Mua qua internet, vào www.paypal, trả cho "nhanaifoundation@ verizon.net" . Ấn bản Việt ngữ: $58 (kể cả cước). Bản Anh ngữ: $48 (kể cả cước). Mua cả 2 bản, giảm giá còn $80 (bao luôn cước, tiết kiệm $26). Ngoài Hoa Kỳ, trả thêm $15 cước Airmail. NV Du Miên thuyết trình tại Vancouver, B.C., Canada: LINH VŨ - VÕ THÀNH ĐÔNG (Tường trình từ Vancouver, Canada)
|