Sự Thật vẫn là Sự Thật |
Tác Giả: Lê Văn Ấn | |||
Thứ Tư, 02 Tháng 11 Năm 2011 05:50 | |||
CHÍNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆM CÓ ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO KHÔNG?
1) Thượng tọa Thích Trí Quang là "nhà tu hành" hay là "cán bộ chính trị?" 2) Cuộc "đấu tranh của Phật Giáo" có phải để bảo vệ Phật Pháp hay không? 3) Những Phật tử thuần túy nghĩ gì về những cuộc "tự thiêu"?
Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi xin đăng nguyên văn bức thư của Thượng nghị sĩ Thomas J. Dodd, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ, ngày 17 tháng 2 năm 1964 gởi Chủ tịch Ủy Ban Nội Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ có những điểm đáng lưu ý trong Bản Phúc Trình của Ủy Ban Tìm Hiểu Sự Thật của Liên Hiệp Quốc: - Bảy đại diện của Liên Hiệp Quốc gồm toàn những quốc gia lấy Phật Giáo làm quốc giáo, hoặc liên hệ mật thiết với Phật giáo. - Bản phúc trình đã bị Hoa Kỳ ém nhẹm và chỉ phổ biến rất hạn chế. - Sau khi đọc bản phúc trình, Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ đã nhận xét "về lời cáo buộc "Phật giáo bị đàn áp" mà thật ra chỉ là sự thổi phồng đầy ác ý, và tuyên truyền man trá". - Một hệ thống "vọng ngữ" và đầu độc tin tức giữa một số người mệnh danh là tăng sỉ Phật Giáo và báo chí Hoa Kỳ đã lừa gạt nhân dân Hoa Kỳ và thế giới. - Cuộc đấu tranh gọi là chống Tổng Thống Ngô Đình Diệm "đàn áp Phật giáo" chỉ là một cuộc đấu tranh chính trị có lợi cho Cộng Sản và Hoa Kỳ qua câu nói của Thượng Tọa Thích Trí Quang: "Chúng tôi chỉ có thể dàn xếp với miền Bắc sau khi đã lật đổ Diệm Nhu". Câu này chứng tỏ Phật Giáo đã bị Thích Trí Quang lợi dụng để làm chính trị. Làm chính trị với khuynh hưóng phục vụ Việt Cộng hay không, chúng ta sẽ thấy rất rõ khi Phái Đoàn "Phật Giáo" tham dự hội nghị tại Nhật Bản đã hoàn toàn ủng hộ 6 điều kiện của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Sau đây là nguyên văn bức thư của Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện Hoa Kỳ gởi Thượng Nghị Sĩ James O. Eastland, Chủ tịch Nội Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ để mọi người thấy: - Phật giáo bị lợi dụng trong mưu đồ chính trị lật đổ TT Ngô Đình Diệm mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ và Việt Cộng. - Những kẻ còn tiếp tục "vọng ngữ", vu vạ cho TT Ngô Đình Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Hòa chỉ là những kẻ chối tội một cách vụng về hoặc cố tình binh vực Việt Cộng. Bản văn dưới đây đã được trích dẫn từ Phụ Bản 5 của tác phẫm "Dòng Họ Ngô Đình, Ước Mơ chưa đạt" của tác giã Nguyễn Văn Minh để rộng đường dư luận và, nói theo Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Dodd, "chuyện "Đàn áp Phật Giáo" chỉ là thổi phồng đầy ác ý và tuyên truyền gian trá":
x x x
Thượng Viện Hoa Kỳ Ủy Ban Tư Pháp Ngày 17 tháng 2 năm 1964
Ngài James O. Eeastland Chủ tịch Ủy Ban Nội Vụ Thượng Viện Hoa Thịnh Ðốn
Thưa Ngài Chủ Tịch, Vào đầu tháng 9 năm ngoái, vào lúc cao độ của cuộc khủng hoảng Phật giáo, 16 quốc gia đệ trình bản tuyên cáo lên ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, kết án chính phủ Việt Nam đã vi phạm trầm trọng về nhân quyền. Để trả lời, chính phủ của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã mời Liên Hiệp Quốc gửi một ủy ban đến Tìm Hiểu Sự Thật và cam kết sẽ hợp tác chặt chẻ với ủy ban. Ðại hội Ðồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận lời mời và ngày 11 tháng 10 một ủy ban đã được thành lập gồm đại diện các quốc gia Afghanistan, Brazil, Costa Rica, Dahomey, Morocco, Ceylan, và Népal.
Phúc trình của ủy ban về Việt Nam, dù rằng được ấn hành trong nội bộ Liên Hiệp Quốc vào ngày 9 tháng 12, nhưng chỉ được phổ biến một cách hạn chế cho báo chí. Sự thật, bản phúc trình này chỉ được báo chí biết đến hơn hai tuần lễ sau khi được ấn hành do một vài bình luận gia biết được vấn đề.
Theo tôi nghĩ bản phúc trình này có những điều đáng lưu tâm và tôi đề nghị tiểu ban Nội Vụ Thượng Viện ấn hành để các Thượng nghị sĩ hiểu rõ vấn đề.
Ðây là bản phúc trình bao gồm những lời khai và tài liệu, nhưng không hề có những nhận xét hay kết luận của ủy ban, tôi tin rằng bất cứ ai sau khi đọc cũng có thể đưa ra lởi kết luận về lời cáo buộc “Phật Giáo đã bị đàn áp”, mà thật ra chỉ là một sự thổi phồng đầy ác ý, và tuyên truyền gian trá.
Tôi cũng lưu tâm quý vị liên hệ sự kiện này với cuộc phỏng vấn của NCWC News Agency vào ngày 20 tháng 12 với Ðại Sứ Fernando Volio Jimerez của Costa Rica, một trong những người đã kiến nghị thành lập Ủy Ban Tìm Hiểu Sự Thật. Tôi xin trích dẫn lời của ông Volio:
“Cá nhân tôi nghĩ tằngh không hề có chính sách kỳ thị, đàn áp, ngược đãi đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo. Lời khai về những sự việc này thường chỉ là những tin đồn vô căn cứ hoặc đã được thổi phồng hay phóng đại."
Khi một nhân chứng cố gắng đưa ra những bằng chứng cụ thể, nhưng những sự việc mà nhân chứng viện dẫn chỉ có tình cách cá thể, chứ không phải là chính sách của chính phủ đói với “Phật giáo trên căn bản tôn giáo”.
Sau khi độc bản phúc trình của ủy ban Liên Hiệp Quốc, tôi đã liên lạc với Ðại Sứ Volio để hiểu tường tận cảm nghĩ của Ông. Ðại sứ Volio nói với tôi rằng, nếu dựa trên những tin tức đã xuất hiện trên báo chí thế giới, Ông đã sửa soạn và sẵn sàng bỏ phiếu lên án Chính quyền Ngô Ðình Diệm, nhưng khi ông Ngô Ðình Diệm gửi thư mời Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến Việt Nam quan sát, ông đã nghĩ rằng lời mời này phải được chấp nhận trước khi Liên Hiệp Quốc ghi vào nghị trình thảo luận.
Ðại sứ Volio cũng nói rằng, sau hai tuần lễ tích cực điều tra tại Việt Nam, ông đã đi đến kết luận: lời cáo buộc tại Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc đối với chính quyền của ông Ngô Ðình Diệm đã không thể tồn tại, ông nghĩ rằng với những bằng chứng thu thập được đã chứng tỏ rằng không hề có vấn đề kỳ thị tôn giáo hoặc xâm phạm quyền tự do tôn giáo. Ðại sứ Volio nói rằng chính phủ Ngô Ðình Diệm đã cộng tác chặt chẻ với ủy ban, cho phép ủy ban đi bất cứ nơi nào mà ủy ban muốn, lấy lời khai của bất cứ nhâtn chứng nào mà ủy ban thấy rằng cần thiết. Ông viện dẫn lời tuyên bố của Ông Bộ Trưởng Ngoại Giáo và cho rằng lời tuyên bố này đã đem lại cho ông một cảm nghĩ đặc biệt: “Chính phủ có thể không toàn hảo, cũng như các viên chức trong chính phủ không phải là những ông thánh. Chúng tôi sẽ lắng nghe những ý kiến của quý vị và sẽ cố gắng sửa đổi những khuyết điểm”. Ðại sứ Volio rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Liên Hiệp Quốc, ủy ban đã có thể điếu tra tại chỗ về những cáo buộc rằng một chính phủ hội viên đã vi phạm nhân quyền. Ðại sứ Volio cũng nói rằng, với lời mời và sự hướng dẫn trong suốt cuộc điều tra, đã cho ông cảm nghĩ rằng chính phủ Ngô Ðình Diệm sẵn sàng sửa đổi những sai lầm nếu có, và tin tưởng vào sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng.
Bản phúc trình không đưa ra một kết luận nào, một vài lời khai trong bản phúc trình nêu lên những nghi vấn về tính cách xác thực về sự tự nguyện tự thiêu để bảo vệ Phập Pháp. Phúc trình của ủy ban đã đề cập đến lời khai của một tăng sĩ 19 tuổi khai với ủy ban rằng tăng sĩ này được tuyển mộ bởi một “tiểu đội hiến thân tự thiêu”. Tăng sĩ này khai rằng đã được cho biết rằng Ðại lão Hòa Thượng Giáo chủ Phật giáo đã bị giết, và rằng hàng trăm tín đồ Phật Giáo đã bị cho đi “mò tôm” tại sông Saigon, và rằng nhiều ni cô đã bị mổ bụng giết chết, và rằng chùa Xá Lợi đã bị thiêu đốt. Tăng sĩ này cũng khai rằng đã được yêu cầu tự nguyện tự thiêu để bảo vệ Phập pháp, được bảo đảm rằng trước khi tự thiêu sẽ được cho uống những viên thuốc để không bị đau đớn khi tự thiêu và ký vào ba bức thư đã được soạn sẵn, Tăng sĩ này đã bị cảnh sát bắt trước khi hành động man rợ này xẩy ra.
Ủy ban cũng đã phỏng vấn một số những nhà lãnh đạo Phật giáo và những lãnh đạo thanh niên mà theo phúc trình thì đã bị giết. Không thể tìm thấy những bằng chứng hoặc kiểm chứng những bản tin của các báo chí nói rằng một số tư sĩ Phật giáo đã bị ném từ trên gác xuống trong cuộc bố ráp chùa Xá Lợi.
Theo ý tôi, điều cần phải nói thêm rằng nhân dân Hoa Kỳ, một lần nữa đã bị một vài tờ báo thông tin một cách sai lạc về tình hình quốc ngoại mà nhân dân Hoa Kỳ hằng lưu tâm đến. Chúng ta được thông tin rằng chính phủ Ngô Ðình Diệm đã có những hành động đàn áp, rằng những tu sĩ vô tội đã bị thúc đẩy tự thiêu để phản kháng. Ngược lại, việc đàn áp đã không xãy ra một cách trầm trọng và đó chỉ là một sự khích động mang màu sắc chính trị.
Ủy ban đã không đi sâu vào động cơ chính trị dẫn đến sự khích động của Phật giáo. Nhưng tôi nghĩ rằng câu trả lời cho vấn đề này chính là câu trả lời của Thượng Tọa Thích Trí Quang, người lãnh đạo cuộc tranh đấu (hiện đang tị nạn tại tòa Ðại sứ Hoa Kỳ tại Saigon) với Miss Maguerite Higgins: “Chúng tôi chỉ có thể dàn xếp với miền Bắc sau khi đã lật đổ Diệm và Nhu”
Phần lớn những cuộc biểu tình phản đối của tín đồ Phật giáo đã không thực hiện được theo ý muốn và chính đó là đều mà tín đồ Phật giáo bị khích động.
Báo chí Hoa Kỳ hãnh diện về truyền thống toàn hảo và khách quan của ,mình. Thật vậy, có lẽ không quốc gia nào trên thế giới lương tâm của nhà báo được vinh hạnh như vậy hoặc ở đó những cuộc đua tài của các nhà báo đáng được quốc gia tán thưởng. Nhưng đáng tiếc, đã có một số tình hình liên quan đến chính sách đối ngoai ở đó nhân dân Hoa Kỳ, quốc hội và ngay cả chính quyền đã bị dẫn dắt một cách sai lầm bởi những báo cáo thiếu chính xác của một số báo chí.
Báo chí Hoa Kỳ trong thời chiến tranh đã bóng gió loan tin Mihailovich là người đáng được cộng tác và rằng Tito là một nhà lãnh đạo quốc gia vĩ đại. Kết cuộc là sự phản bội của Mihailovich và đã áp đặt một chế độ Cộng Sản tại Yugoslavia.
Trong thời kỳ hậu chiến, một vài trong số những tờ báo này nói với chúng ta rằng Tưởng chỉ là một bù nhìn và Cộng Sản Trung quốc chỉ là những kẻ cải cách điền địa; và kết cuộc của một chính sách lầm lẫn đã đưa đến là lục địa Trung Hoa đã bị nhuộm đỏ.
Lần cuối đây, có những tờ báo nói với nhân dân Hoa Kỳ rằng Castro không phải là Cộng Sản mà là con người có bản chất giữa Robin Hood và Thomas Jefferson; và cuối cùng kết quả là một chính thể Cộng Sản đã hình thành tại Cuba.
Giờ đây, chúng ta lại là nạn nhân của một sự lừa đối khác, hậu quả là chính phủ của ông Ngô Ðình Diệm đã bị tiêu diệt và một tình trạng rối loạn đã diễn ra sẽ làm cho việc chống Cộng trở nên khó khăn hơn.
Quốc hội cũng như nhân dân Hoa Kỳ đã quá lệ thuộc vào những tin tức do báo chí loan tải. Ngay cả những viên chức chính quyền dù rằng nắm trong tay những nguồn tin tức đặc biệt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những tin tức đọc trong báo. Do đó, thực tế báo chí giữ vai trò làm chính sách.
Tôi tin rằng, thật là hữu dụng nếu nhân viên báo chí tự hỏi những hậu quả trầm trọng mà báo chí đã làm để hướng dẫn một cách sai lầm chúng ta trong những tình hình như vậy.
Ðồng thời,m tôi hy vọng rằng mỗi một thành viên Thượng viện sẽ bỏ thời giờ để đọc bản phúc trình và đưa ra những nhận xét của riêng mình.
Chân thành cảm tạ.
Thomas J. Dodd Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ. x x x Qua bức thư này cũng như những tài liệu của Hoa Kỳ, nếu là người con Phật chân chính tất sẽ nhận rõ Phật Giáo đã bị một số tăng ni lợi dụng để làm những hành vi man rợ giết người, do Việt Cộng và Hoa Kỳ điều khiển. Nhóm đấu tranh gọi là để “bảo vệ Phật Pháp”, nhưng Ðại Ðức Thích Nhất Hạnh khi được một nhóm phản chiến Mỹ mời qua Hoa Kỳ, Ðại Ðức (hồi 1966) đã đưa ra chủ trương 5 điểm của Phật Giáo nhu sau: 1) Chính hủ Nguyễn Cao Kỳ từ chức, 2) Quân đội Mỹ rút lui 3) Ngưng oanh tạc Bắc Việt 4) Ngưng các cuộc hành quân tại miền Nam việt Nam. 5) Mỹ phải giúp thành lập chính thể dân chủ và tái thiết miền Nam không điều kiện. Và qua 6 điểm của Phái Ðoàn Phật Giáo Việt Nam tại Tokyo, Nhựt Bản giữa Hội Nghị Thế Giơi về Tôn Giáo và Hòa Bình từ ngày 16 đến 20 tháng 10 năm 1970:
1.- Các phe lâm chiến phải bắt đầu xuống thang ngay lập tức để đạt đến một cuộc ngưng bắn toàn diện vào lúc 18 giờ chiều 30 Tết Tân Hợi tức 27.1.1971).
2.- Liên Hiệp Quốc sẽ chỉ định một nhóm quốc gia trung lập để họp thành Ủy Hội Kiểm Soát Ngưng Bắn gồm các Ðại Diện của Quân Ðội Việt Nam Cọng Hòa và Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.
3.- Chính phủ VNCH phải phóng thích các tù nhân chính trị, sinh viên, trí thức, tu sĩ và tất cả những người đã bị giam vì tranh đấu cho chủ quyền và chủ quyền dân tộc.
4.- Chính phủ Hoa Kỳ phải chấm dứt tình trạng thối nát, độc tài và bất lực ở miền Nam Việt Nam bằng cách để cho người Việt tự họ chọn đại diện đa số dân chúng có bản chất hòa giải dân tộc không liên và có đầy đủ khả năng để: Thương thuyết với chính phủ Hoa Kỳ vè thời biểu triệt thoái mau chóng toàn thể quân lực Hoa Kỳ ở Việt Nam và những liên hệ ngoại giao, văn hóa và kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. - Thương thuyết với Chính phủ Cách Mạng Lâm thời Miền Nam VN về những thể thức tổ chức Tổng Tuyển Cử để bầu lên một chính phủ đại diện cho mọi khuynh hướng chính trị ở Nam Việt Nam, một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do dưới sự giám sát quốc tế, trong đó mọi người Việt Nam thuộc bất cứ khuynh hướng chính trị nào đều co thể tham dự.
5.- Các chính phủ Hoa Kỳ, Sô Viết, Cọng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và các quốc gia liên hệ khác cọng tác với nhau để chấm dứt đau khỗ của người dân Việt bằng cách ủng hộ đề nghị này do chính người Việt đề ra.
6.- Các phe lâm chiến tại Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế gới, các giáo hội tôn giáo và các nhà nhân bản cấp thời hành động để thúc đẩy các quốc gia có trách nhiệm về chiến tranh Việt Nam chấm dứt cuộc chiến tranh tại Việt Nam, Kambuchea và Lào.
Qua 5 điểm chủ trương của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang và 6 điểm của Phái đoàn Phật Giáo Việt Nam tại Nhựt Bản xin các Phật tử chánh chính hãy lấy công tâm suy nghĩ lại. sẽ biết tại sao Phật Giáo bị lợi dụng và tại sao sau ngày 1.11.1963 “Phật Giáo” vẫn “tranh đấu.. Và nhất là bây giờ một nhóm người vẫn nhân danh Phật Giáo “bị đàn áp” để gây chia rẽ các tôn giáo làm lợi cho Việt Cộng. Còn thanh danh của cố Tổng Thống Ngô Ðình diệm, cố vấn Ngô Ðình Nhu cũng như nền Ðệ Nhất Cộng Hòa vẫn luôn sáng ngời như mặt trời đúng ngọ, không có thế lực nào có thể làm lu mờ được.
|