Home Lịch Sử VN Thời Cận Đại Nghĩ về hai chữ Quân và Dân

Nghĩ về hai chữ Quân và Dân PDF Print E-mail
Tác Giả: Bác sĩ Trần Xuân Ninh   
Thứ Sáu, 10 Tháng 9 Năm 2010 18:13

Các cụ ta có câu “giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Người phụ nữ Việt nam thời trước trách nhiệm chỉ là lo chuyện gia đình con cái.

Thế mà khi giặc đến cũng tham gia đánh giặc thì rõ là các cụ ta hiểu rõ cái ý niệm dân là quân, quân là dân khi nước loạn. Mặc dầu vậy, khi ông Hoàng Cơ Minh đem ra  ý niệm này làm nền tảng cho sự hình thành Lực Lượng Quân dân không phải ai cũng hiểu rõ sự sâu sắc này, ngay cả những người trong lực lượng quân dân ở cấp lãnh đạo trong những ngày đầu tiên.

 Hình minh họa

 Bởi vì do thời cuộc ngày nay, những người này đã trở thành quen là những người đeo lon, ra lệnh.

Cho nên khi lực lượng quân dân tiến xa hơn với chính lược Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất giải phóng Việt Nam thì họ đã lùi ra, không chấp nhận được lối sinh hoạt cơ sở của một tổ chức đấu tranh cách mạng mà người trưởng cơ sở là người có điều kiện đóng góp tối hảo, mà không nhất thiết là người có cấp chức cao trong xã hội, quân sự hay dân chính.

Đây là một trong những lý do làm ông Minh bị chỉ trích và lùi xa bởi những quân nhân một thời quý mến ông.  Nhưng những cơ sở Mặt Trận đã phát triển nhờ ở tinh thần cách mạng này.

Chúng ta đã biết rằng những người chức vụ cao, trong quân đội hay là ngoài dân sự VNCH đã không có mấy ai tham dự vào các hoạt động cơ sở của MTQGTNGPVN. Những người này đồng ý với chuyện đấu tranh, và tham dự như những khách mời trong các sinh hoạt quần chúng. 

Nhưng họ muốn là ở cấp lãnh đạo như ông Minh. Để lôi kéo những thành phần tự cho mình quan trọng này Tổng vụ trưởng Tổng vụ hải ngoại Phạm Văn Liễu đã lập ra K9. K9 là một cơ sở đặc biệt, gồm toàn người cấp chức quân đội cũng như hành chính hay đảng phái, không sinh hoạt cơ sở, và chỉ liên lạc trao đổi với cấp lãnh đạo MT, mà cao nhất ở hải ngoại là Tổng Vụ trưởng. Khi Phạm Văn Liễu biến tâm và bị loại ra khỏi MT thì K9 đã bị xuyên tạc kể là cơ cấu bí mật hoạt động khủng bố. Phạm Văn Liễu dĩ nhiên là đã yên lặng không cải chính, vì muốn phá sập MT ở hải ngoại mà PVL tự cho là mình một tay gây dựng nên.

Khai triển ý niệm nền tảng dân=quân=dân, và đưa vào cụ thể ở hải ngoại, Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng chiên (PTQGYTKC) đã được thành lập. Cũng từ ý niệm này, khi mà mỗi người dân được kêu gọi đấu tranh với khả năng và phương tiện của mình, tức lấy sức mình làm chính, thì đúc kết lại trên văn bản là “lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản” và MT “không chủ trương chiến đấu đơn độc nhưng không sợ chiến đấu một mình”. Những người đồng ý và tin tưởng vững chắc vào nguyên tắc này là những người tiếp tục đấu tranh tới ngày hôm nay. Đó là tinh thần trong mấy câu thơ của kháng chiến quân Phan Minh Mẫn:
 
Đường cách mạng là con đường cao cả
Ta vẫn bước đi dù trưa tối nắng mưa
Có lúc thác người dồn bước theo ta
Có lúc đơn độc nhưng ta vẫn bước
 
Những hoạt động của PTQGYTKC đã có hai hệ quả. Một là khiến người dân ý thức được cái nhiệm vụ mà tham dự trong hoàn cảnh của mình vào cuộc đấu tranh. Hai là đóng góp cụ thể cho đấu tranh, tiếp tế cho các kháng chiến quân. Hai tác dụng này đã không bền vì tư thế nhanh chóng nổi như cồn của MT đã tạo nên những đố kỵ, ganh ghét, cá nhân. Phần khác, vì bản lĩnh đấu tranh non kém của đa số đoàn viên tham gia MT chỉ với một tấm lòng, nên không phát huy được tiếp. Phải nói ngay rằng những phá hoại của VC và tay sai thời đó không có, hay nói cho đúng không có là bao nhiêu, vì những nằm vùng nếu có chỉ ở thế yên thân co thủ.

Những phá phách của VC nếu có chỉ nhiều lên sau kế hoạch gọi là nhân đạo HO cho quân nhân VNCH sang Mỹ. Vì lẫn lộn trong đám này có những cán bộ VC dùng tên tuổi của những quân nhân VNCH đã chết trong cải tạo và ngay cả những tên HO ăn tiền hay bị VC khống chế mà làm tay sai.

Tất cả những yếu tố kể trên đã dẫn đến hiện tượng PVL và những đánh phá ông Hoàng Cơ Minh,  MT với VT, kéo dài lai rai cho tới bây giờ trong khi ông Hoàng Cơ Minh và những chiến hữu của ông, các kháng chiến quân Đông Tiến đã hy sinh, lặng tiếng từ trên hai thập niên. Tuy nhiên, những đánh phá VT mấy năm gần đây không phải là vô cớ.  Bởi vì có một số người trong đảng VT biến tâm, đi chệch sang đường lối tiếp cận hy vọng để thay đổi VC, trong chiến lược ngoại quốc biến VC thành đối tác.

Thực thế, mới rồi, trong dịp tưởng niệm ông Hoàng Cơ Minh và các kháng chiến quân Đông Tiến, một nhân vật trẻ cấp trung ương, hàng con cháu ông Minh đã dùng hai chữ Canh Tân trong tên Việt Nam Canh Tân Cách mạng đảng và một slide show với những lời diễn giải chắp nối lên những hình ảnh ông Hoàng Cơ Minh để tạo ấn tượng sai, mà dễ bề giải thích rằng đảng VT của anh ta chủ trương canh tân để chấm dứt chế độ CS là đúng, trong khi ông Minh cách đây hơn hai chục năm công khai kêu gọi tiến hành một cuộc cách mạng hai giai đoạn là chấm dứt chế độ CS để canh tân đất nước.

Trong đời, bám vào khai thác một huyền thoại hay một tên tuổi hay một giáo chủ để kiếm ăn là chuyện thường. Nhưng ở Việt nam chỉ mới thấy có VC bẻ cong lịch sử để tuyên truyền cho chủ nghĩa vô sản và thế giới đại đồng, và trường hợp này, đổi ngược lập trường của ông Hoàng Cơ Minh để kiếm miếng đỉnh chung. 
 
Ngày 28 tháng 8 năm 2010