Bài học từ tác phẩm " Khi Đồng Minh Tháo Chạy " của TS Nguyễn tiến Hưng |
Tác Giả: Lê quế Lâm | |||
Thứ Bảy, 19 Tháng 6 Năm 2010 13:17 | |||
TinParis. Đây là quan điểm của một độc giả mà chúng tôi nhận thấy rất " hợp lý " và thực tiễn cho chúng ta thấy là Ts. Nguyễn tiến Hưng thiếu đức tính " khách quan" , rất cần thiết cho một học giả. CSVN đã dùng những quyễn sách của ông để bôi lọ thêm chế độ VNCH như là một chế độ tay sai, bù nhìn của Mỹ . Thật đáng tiếc dù rằn sách của ông bán rất chạy. Chúng tôi sẳn sàng đón nhận những ý kién khác . Từ khi tác phẩm Khi Đồng Minh Tháo Chạy ra mắt độc giả ở HK, đã tạo ra những phản ứng khác nhau: kẻ khen người chê, kẻ bênh người chống. Đài KVVN 1430AM ở San Jose đã nêu ba thắc mắc sau để phỏng vấn GS Sử học Trần anh Tuấn: Giá trị sử liệu của cuốn sách như thế nào? 1.Giá trị sử liệu của KĐMTC: Trong lời nói đầu, TS Hưng cho biết đối tượng chủ yếu của The Palace File tức Hồ sơ mật Dinh Độc lập (HSMDĐL) là độc giả Mỹ, đặc biệt là các nhà làm chính sách HK. Còn KĐMTC dựa vào một phần HSMDĐL, được viết cho độc giả VN. Từng là chứng nhân, trực tiếp can dự vào một số biến cố được đề cập trong HSMDĐL, tôi đồng ý với nhận xét của Đại tướng Cao văn Viên: một số tin tức liên quan đến Bộ Tổng Tham Mưu không trung thực. Những điều tôi thấy không đúng sự thật, rõ ràng là cố ý, nhằm bêu xấu TS Kissinger. Song tôi coi đó là việc nhỏ, chuyện nội bộ của mình trước sau gì người mình cũng thấy được sự thật. Tôi rất trân quí quyển HSMĐL, chứa đựng nhiều tài liệu quí, giúp tôi hoàn thành quyển tổng kết cuộc chiến VN trong bối cảnh chiến tranh lạnh. Tác giả là một người đầy tâm huyết, có viễn kiến chính trị, dù tốt nghiệp đại học ở Mỹ nhưng luôn nặng tình với quê hương, về phục vụ đất nước trong giai đoạn khó khăn nhất. Vào giữa năm nay, được tin TS Hưng xuất bản quyển KĐMTC, tôi nhờ người thân ở Mỹ tìm mua. Khi mở bưu phẩm ra, tôi hết sức ngở ngàng vì sự khác thường của một quyển sách mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Ngay bìa đầu, phần trên đề tên Nguyễn Tiến Hưng, ở dưới cùng là dòng chữ “Sao chúng không chết phứt cho rồi?” (“Why Don’t These People Die Fast?” –Henry Kissinger, sau ngày di tản Đà Nẳng). Tôi cảm thấy ngay có điều gì bất thường giữa hai nhân vật đề tên ở ngay bìa đầu sách. Đọc đến Chương 2 Kissinger, Ông là ai? tôi mới thấy rõ cảm nhận ban đầu của mình là đúng: hận thù giữa TS Hưng đối với TS Kissinger. Mối thù hằn này đã lên đến đầu (sách). Từ đó, tôi liên tưởng đến quyển HSMDĐL, nếu cũng vì mục đích bêu xấu Kissinger thì tôi e rằng, nội dung KĐMTC cũng không trung thực. Tôi càng hoài nghi hơn khi GS Trần anh Tuấn khám phá ra quyển HSMDĐL “Bản tiếng Việt in ở California mang tiếng là dịch nhưng không đúng là dịch.So với bản tiếng Anh, bản tiếng Việt lúc thêm, lúc bớt rất nhiều”. Và nay quyển KĐMTC lại được viết cho độc giả VN. Dù nghi vấn tính trung thực, tôi cũng trân quí KĐMTC, vì điều quan trọng mà tôi muốn hiểu rõ là chuyện nội bộ trong giới lãnh đạo Mỹ cả Dân chủ lẫn Cộng hòa. Việc này thì không ai hơn được TS Hưng. Từ đó sẽ tìm được một vài sử liệu có giá trị trong tác phẩm. Thói thường, khi nhìn một quyển sách về chiến tranh VN, độc giả thường tìm hiểu: người viết nhìn sự việc, dưới nhãn quan nào? Cộng sản hay Quốc gia, thân cộng phản chiến hay chủ hòa, hòa hợp hòa giải v.v…Thấy trái với quan điểm của mình thì không đọc hoặc có đọc thì với thiên kiến, cũng không rút được những điểm hữu ích về mặt sử liệu. Vậy TS Hưng nhìn lịch sử dưới nhãn quan nào? Theo tôi, TS Hưng là người yêu nước có tinh thần dân tộc mạnh mẽ như TT Ngô đình Diệm. Thảm họa đất nước là do Kissinger và Nixon, nên TS đứng về phía những địch thủ của hai nhân vật này. Ở một nước dân chủ tự do như HK, thì những người lên đến tuyệt đỉnh quyền lực như Kissinger và Nixon, sẽ có nhiều người ganh ghét và nhiều địch thủ chính trị, không những ở đảng đối lập mà ngay cả trong nội bộ đảng của mình. Kế hoạch hòa bình cho VN do đảng DC chủ xướng từ khi HK bắt đầu can dự trực tiếp vào VN. Ngày 7/4/1965, tại ĐH John Hopkins, TT Johnson kêu gọi BV ngồi vào bàn đàm phán, giải quyết chiến tranh bằng con đường hòa bình. Không may cho Johnson, phía BV đáp ứng quá trể, lúc đó nhiệm kỳ của ông chỉ còn 9 tháng. Trong nổ lực cuối cùng, ông tự ý không tái ứng cử và ra lịnh ngưng ném bom hoàn toàn MB, để hòa đàm tiến triển tốt đẹp. Kế hoạch này phải có sự hợp tác của VNCH. Vì thế ĐS Bunker tìm cách thuyết phục TT Thiệu gởi phái đoàn sang Paris. Trong khi đó, qua trung gian ĐS Bùi Diễm và bà Chennault, ứng cử viên đảng Cộng hòa là Nixon lại khuyến cáo Thiệu: chớ tham gia hòa đàm, trì hoãn càng lâu càng tốt. Quả thật, TT Thiệu tìm cách trì hoãn đến ngày bầu cử 5/11/1968. Kế hoạch hòa bình của đảng DC không thể thực hiện, ứng cử viên đảng Dân chủ Humphrey thất cử. Ông Thiệu không cử phái đoàn đến Paris hồi đầu tháng 11/1968, không phải ông muốn hại đảng DC hoặc ủng hộ đảng CH, mà chỉ vì lập trường “bốn không”. Khi nắm quyền, Nixon yêu cầu VNCH đến Paris. Ông Thiệu chấp nhận vì nghĩ rằng “Nixon thiếu ông món nợ chính trị”, ông sẽ chống đối quyết liệt nếu Nixon áp lực ông. Để đàm phán sớm thành công, Kissinger và ông Lê đức Thọ thỏa thuận giữ bí mật những gì thương thảo. Ông LĐT sợ LX và TC biết được nội dung, sẽ tìm cách áp lực Hànội. Còn Kissinger, sợ báo chí Tây phương biết được nội dung sẽ gây bất lợi cho phía HK và có lợi cho Hànội vì họ chủ trương “vừa đánh vừa đàm”, kéo dài chiến tranh, thắng Mỹ sau khi Mỹ rút hết quân. Vì thế Nixon chỉ còn cách thông tin, thuyết phục và hứa hẹn với Thiệu qua 31 lá thư mà hai bên đồng ý giữ bí mật. Những thư đó, không có gì gọi là che dấu quốc hội và nhân dân HK. Đó là những lời hứa hẹn riêng tư của Nixon với ông Thiệu, chỉ vì quyền lợi hỗ tương của hai cá nhân đó mà thôi. Nói nôm na, “anh giúp tôi hoàn thành kế hoạch hòa bình, tôi giúp lại anh thắng ở MN. Anh không nghe lời tôi, tôi sẽ tiêu và không còn ai giúp anh nữa, anh cũng tiêu luôn”. Trong lá thư cuối cùng Nixon đã nói rõ: “Đây là vấn đề của tôi và Ngài. Sự chọn lựa là do Ngài” (This is now a matter directly between the two of us. The choice is yours). Rất tiếc, ông Thiệu chống HĐ, kế hoạch hòa bình của đảng CH thất bại, các dân biểu, nghị sĩ đảng DC đã cắt giảm quân viện cho VNCH và hạ bệ Nixon vì vụ nghe lén việc nội bộ họ. Sáu tháng sau đến lượt Thiệu từ chức. * Giai đoạn đầu: HK can thiệp vào VN, đàm phán với BV, sau đó nói chuyện với Trung Cộng và tăng cường quan hệ hữu nghị với Liên Xô. Cuối cùng ký HĐ Paris 1973, mở ra kỷ nguyên mới hòa bình hợp tác giữa các nước thù địch nhau. * Giai đoạn giữa: từ khi “đồng minh tháo chạy”. Sau ba nước Đông Dương đến lượt Mozambique lọt vào tay CS năm 1975, Angola 1976, Ethiopia 1977, Nam Yemen 1978, Nicaragua 1979. Hai biến cố cuối cùng là sau khi ông Lê Duẫn và Brzenhev ký kết Hiệp ước hữu nghị Việt Xô, VN đưa quân sang KPC và LX đưa quân sang Afghanistan. Ngoài việc bành trướng chủ nghĩa cộng sản, LX còn đặt hàng trăm hỏa tiễn liên lục địa SS20 ở Đông Âu để uy hiếp các đồng minh của Mỹ trong khối NATO. Uy tín và sức mạnh của Mỹ cũng bị xem thường sau khi giáo chủ Khomeini lật đổ chế độ thân Mỹ ở Iran, ngày 4/11/1979 sinh viên Iran chiếm Toà Đại sứ HK và bắt giữ toàn bộ nhân viên sứ quán làm con tin trong suốt 444 ngày. * Giai đoạn cuối: Sự vùng lên của khối CS và sự thối lui của Mỹ trong giai đoạn sau 1975 đã khơi dậy lòng tự ái của nhân dân HK. Ronald Reagan lên cầm quyền trong giai đoạn này. Các đồng minh từng lơ là, đôi khi còn chống lại Mỹ trong cuộc chiến VN, nay nhận thức được chỉ có HK mới ngăn chận được CS. Trung Cộng từng xem HK là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới, nhưng sau chiến tranh VN lại kêu gọi thành lập mặt trận chống Bá quyền LX gồm bốn lực lượng chính là HK, Tây Âu, Nhật Bản và TQ. Hình ảnh người tị nạn xô đẩy nhau cố trèo lên nóc Tòa Đại sứ HK ngày 29 và 30/4/1975 và thảm cảnh thuyền nhân trên biển Đông đã góp phần đắc lực thức tỉnh thế giới về thảm họa CS. Giai đoạn này kết thúc khi chiến tranh lạnh chấm dứt. 2. Giá trị đích thực của HSMDĐL Năm 1980, trong thư gởi ông Thiệu, Kissinger nói rằng trong cuốn sách vừa xuất bản, ông “không ngớt ca tụng lòng can đảm và tư cách của Ngài”. Ông viết tiếp: “Ngài và tôi đã có rất nhiều bất đồng ý kiến, nhưng chỉ về chiến thuật mà thôi. Cứ nhìn lại hậu quả thì sự giận dữ của Ngài có thể hiểu được….Điều trớ trêu là, hiện nay tôi đang bị tấn công một cách độc ác về những cố gắng bảo vệ Cao Miên của tôi nhằm bảo đảm sự sống còn của quí quốc. Tôi không trông đợi sự thuyết phục được Ngài. Ít nhất, tôi chỉ có thể cố gắng xin Ngài tin tưởng ở lòng hối hận, và kính trọng vẫn còn nơi tôi”. Những lời trên có thể hiểu được: sau VNCH, nay đến lượt Miên là nạn nhân của Hànội. Từ đó, HK không ngừng yêu cầu Hànội rút quân khỏi Miên. CSVN chấp nhận, HĐ Paris 1991 về KPC rập khuôn HĐ Paris 1973 về VN được ký kết. Sau đó là tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát quốc tế được thực hiện năm 1993. Thấy vậy cựu TT Thiệu liền viết thư gởi ông TTK/LHQ yêu cầu quốc tế thi hành HĐ Paris 1973. Thư của Kissinger với lời lẽ chân thành, có thể giúp giải tỏa mối bất đồng cũ. Giờ đây vận nước đã an bài. Ba mục tiêu chính của HĐ Paris 1973 là chấm dứt chiến tranh, xây dựng dân chủ tự do và thống nhất đất nước. Do sự bất đồng về chiến thuật giữa VNCH và đồng minh, đã giúp CS thống nhất đất nước trước. Đấu tranh cho dân chủ tự do cho cả nước là trách nhiệm của người Việt Quốc gia từ sau 1975. Trong tình thế đó, TS Hưng cho xuất bản quyển HSMDĐL công kích Kissinger về bản HĐ Paris 1973, mà giá trị đích thực của sách là đổ lỗi cho Mỹ đã bán đứng MN cho CS. Với chủ đích này, HSMDĐL tác hại nặng nề đến lợi ích dân tộc. Lúc bấy giờ Hànội và HK cũng đang thương thuyết để giải quyết những tồn đọng sau chiến tranh. Vấn đề tù cải tạo, được HK và CSVN thương thảo từ 1982, mãi đến tháng 7/1989 mới đạt được kết quả: các đợt HO bắt đầu rời VN. Kế đến là vấn đề KPC được giải quyết xong với HĐ Paris 1991 và cuối cùng là vấn tù binh và người Mỹ còn mất tích (MIA/POW) Chính BT Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đích thân mở cửa căn hầm bí mật nằm dưới BTL/Quân đội Nhân dân VN ăn thông đến lăng HCM tại khu cột cờ Hànội, để hai nghị sĩ John Kerry và Bob Smith tìm kiếm vết tích giam giữ tù binh trong thời chiến tranh. Đến tháng 5/1995, Hànội trao cho Mỹ một hồ sơ đặc biệt 187 trang trong 116 tài liệu báo cáo các chi tiết về MIA/POW. Tài liệu này, được Mỹ cho là đầy đủ nhất từ trước đến nay. Sau đó, Hànội lại chuyển cho dân biểu Bill Richardson 100 tài liệu khác nữa. Mỹ cho rằng việc hợp tác như thế rất thỏa đáng và hài lòng. Vì vậy, TT Clinton đã công bố cho bình thường hóa bang giao toàn diện vào ngày 11/7/1995. Cuộc mặc cả bang giao kéo dài 20 năm, cả hai bên Mỹ và CSVN chỉ đòi thực hiện những điều khoản nào có lợi cho họ mà thôi. Trong khi những điều khoản đáp ứng trọn vẹn nguyện vọng của nhân dân về dân chủ tự do, về quyền tự quyết… không bao giờ được đề cập đến, vì không có sự đóng góp của người Việt Tự do hải ngoại. Họ chưa góp phần, vì đã hiểu sai HĐ Paris 1973. 3.Giá trị đích thực của KĐMTC Cựu tổng thống VNCH hết sức can đảm và trung thực, có lẽ không một ai còn dám chửi ông dù được ông cho phép. Nghĩa tử là nghĩa tận… Nhưng cây muốn yên mà gió chẳng chịu dừng, năm 2005 GS Hưng cho xuất bản quyển KĐMTC mà giá trị đích thực của nó là tiếp tục đổ lỗi cho Mỹ và lần này bêu riếu Kissinger nặng nề. Cũng vì chủ đích thù hằn, KĐMTC lại gây tác hại đến lợi ích dân tộc. Tác phẩm ra đời hơn một tháng trước khi TT George W Bush chủ động mời Thủ tướng Phan Văn Khải đến thăm HK nhân kỷ niệm 10 năm bình thường hóa bang giao Việt Mỹ. Ông Bush hứa sẽ cứu xét giúp VN sớm gia nhập WTO, trong khi các dân biểu nghị sĩ đòi VN tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo, không thấy một tiếng nói nào của Cộng đồng Người Việt Tự do nhắc đến HĐ Paris 1973 trong đó CSVN và HK đồng cam kết “Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân…..và quyền tự do kinh doanh” ghi trong Điều 11 của hiệp định. Nhìn lại quá khứ, những mục đích nêu trên của Bộ Quốc phòng HK đều được thực hiện đầy đủ. Không thể đặt vấn đề hiện nay với cục diện 40 năm về trước, vì tình thế đã thay đổi rất nhiều. Điển hình là năm 1973, Mỹ không còn sợ thất bại ở Á Châu, Mỹ đã nói chuyện với TC và vòng đai bao quanh Trung Quốc rất kiên cố, tướng Pak Chung Hee ở Đại Hàn, thống chế Tưởng giới Thạch ở Đài Loan, tướng Ferdinand Marcos ở Phi luật Tân, tướng Thiệu ở NVN, tướng Lon Nol ở Cam Bốt và tướng Suharto ở Nam Dương. Những điều khoản về Dân chủ Tự do và quyền tự quyết của nhân dân VN đã ghi rõ trong HĐ Paris 1973. Đây là vấn đề then chốt, Mỹ sẽ không bỏ qua trong mối bang giao với Việt Nam.
Người ta ít khi nghe một tiểu nhược quốc bại trận lại rút ra bài học cho siêu cường chiến thắng chiến tranh lạnh. Tôi chỉ tìm hiểu xem HK rút ra bài học gì từ cuộc chiến của cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara. Ông viết “Hiệp chúng Quốc HK chiến đấu ở VN trong suốt 8 năm vì những điều được tin rằng là đúng đắn và chính nghĩa. Bằng cuộc chiến này các chính quyền của cả hai đảng tìm cách bảo vệ an ninh của chúng ta, ngăn chận sự bành trướng của CNCS độc tài và thúc đẩy nền dân chủ chính trị với quyền tự do cá nhân…”. Đó là ý nghĩ đầu tiên, gần 30 năm sau, ông mới thấy nhận thức đó là sai. “Chúng tôi đã đánh giá quá cao tác động của việc để mất VN đối với nền an ninh của phương tây và đã không tuân thủ nguyên tắc cơ bản là xét cho cùng, nếu người VN muốn được cứu vớt thì họ phải thắng cuộc chiến bằng chính bản thân họ. Lực lưọng quân sự bên ngoài không thể thay thế cho sự ổn định và trật tự chính trị, mà chỉ có thể do người dân lập ra cho chính họ”. Nhìn lại quá khứ, ai cũng thấy MN không thể chiến thắng, vì bộ đội BV được cả khối CS yểm trợ. VNCH chỉ sống còn nhờ sự bảo vệ của HK, nhưng nhân dân Mỹ không đủ kiên nhẫn tiếp tục chống trả cuộc kháng chiến trường kỳ của CS. Không thể thắng về quân sự, MN chỉ có thể thắng về chính trị mà thôi…Nhưng TT Thiệu không dám mạo hiểm đấu tranh chính trị với CS, ông ỷ lại vào HK và tin tưởng MN là tiền đồn Thế giới Tự do thì HK không thể nào bỏ rơi. Ông không hiểu rằng từ khi Nixon đi thăm TQ, MN không còn là tiền đồn nữa. Đó là bài học của chúng ta, rút ra từ bài học của người đồng minh Kết luận Xin quý độc giả và các bạn trẻ suy ngẩm lại một số phát biểu của Kissinger, được GS Hưng dùng để hạ Kissinger. Một ngày sau khi ký tắt vào bản HĐ Paris 1973, John Ehrlichman, Đổng lý Văn phòng của Nixon hỏi Kissinger: “Theo ông, MNVN có thể còn tồn tại được bao lâu nữa”. Ông trả lời: “Tôi nghĩ rằng nếu họ may mắn thì được một năm rưỡi”. Trong 4 năm đàm phán ở Paris, Kissinger đã hiểu quá rõ sự cuồng tín và mưu đồ thôn tính MN của ông LĐT. Ông cũng tiếp xúc nhiều với VNCH, nên thấy được cái “lỳ” của TT Thiệu. Hai yếu tố đó giúp Mỹ khẳng định MN sẽ sụp đổ. Nhưng tại sao lại một năm rưỡi? Vì viện trợ quân sự tài khóa 1973 kết thúc ngày 30/6 đã được Quốc hội thông qua là 2270 triệu đôla. Quân viện tài khóa tới kết thúc ngày 30/6/1974 chắc chắn sẽ giảm vì đã có hiệp định hòa bình. Kissinger tiên liệu MN sẽ sụp đổ vào thời điểm này tức một năm rưỡi. Không may cho đất nước, nếu đúng như tiên liệu của Kissinger, thì cả trăm ngàn sinh mạng khỏi bị thương vong vô ích trong giai đoạn kéo dài từ tháng 6/1974 đến 30/4/1975. Kissinger phát biểu câu nói trên vào thời điểm này. Nếu Quốc hội VNCH năm 1974 biểu quyết bất tín nhiệm tổng thống như quốc hội Mỹ, thì làm gì có thảm cảnh trên và còn kéo dài dài từ Quảng Ngải vào đến Phan Thiết và cửa ngỏ Sàìgòn. May mà ông Thiệu chịu hi sinh, nếu không thì Sàigòn và các tỉnh đồng bằng sông Cữu Long cũng đồng cảnh ngộ với miền Trung. Qua trình bày về chiến lược toàn cầu của Mỹ, TS Kissinger, dù bị công kích nặng nề bởi các đối thủ chính trị, song đối với nhân dân và lịch sử Mỹ, ông là một công thần giúp đất nước thắng chiến tranh lạnh. Nay vì mối hận thù cá nhân, bêu xấu chỉ trích ông ta, là một cách gián tiếp nhắm vào các nhà lãnh đạo HK trong mấy mươi năm qua. Đặt vấn đề chủng tộc lại càng không nên, khi Cộng đổng Do Thái có ảnh hưởng rất mạnh, bao trùm mọi lãnh vực ở Mỹ.
|