Home Lịch Sử VN Khảo Cứu Nguyễn Bắc Sơn : Bi Kịch Của Bố Con Tôi !

Nguyễn Bắc Sơn : Bi Kịch Của Bố Con Tôi ! PDF Print E-mail
Tác Giả: Mường Giang.   
Thứ Ba, 21 Tháng 2 Năm 2012 19:12

Chiến tranh Việt Nam coi như tạm chấm dứt về phương diện quân sự sau ngày 30-4-1975, thì một cuộc chiến khác đã bùng nổ lớn trong dòng sinh mệnh của dân tộc.

 Ðó là cuộc chiến “ về ý thức hệ giữa nhân bản, tự do và xã hội chủ nghĩa “ dù rằng tư tưởng Mác-Lê và chế độ cộng sản đã lần lượt bị tan biến khắp nơi trên thế giói, nhất là tai Liên Xô, Ðông Ðức, Ðông Âu.. kéo theo sự sụp đổ của bức tường ô nhục Bá Linh. Ở đâu cũng vậy “ thắng là vua, thua là ngụy giặc “. Hà Nội thắng trận nên trở thành chủ nhân ông toàn vùng, đem cái mô hình văn hóa vô sản chuyên chính của miền Bắc lạc hậu, dối gian, không có tình người, bắt ép kẽ chiến bại VNCH phải nhồi nhét, tiếp thu . Từ đó cả nước năm tay nhau, kẽ sau người trước chìm sâu trong vũng bùn ô uế của thiên đàng xã nghĩa.

Qua cuộc đổi đời tận tuyệt lần này, không biết còn được mấy ai chịu nhớ lại cái thời xưa cũ “ chính ta đã làm ta mất nước về tay việt gian cộng sản “. Thật vậy , từ ngày cộng sản quốc tế khai sinh tại VN vào năm 1930 tới nay, lúc nào các lãnh tụ đảng, từ Hồ chí Minh tới Trường Chinh, Lê Duẩn, Tố Hữu. cũng.đua nhau lập thuyết về vai trò của nền văn nghệ đảng, như thứ vũ khí trí tuệ ánh sáng, để giết giặc, để chiến thắng và dùng nổi hãi sợ,khiến cho người phải thi hành. Trái lại ở miền Nam, văn học được sử dụng không hơn, không kém một món hàng thời thượng.

Tàn nhẫn hơn, còn có một ít người sống ký sinh trên thân thể đau thương của me Việt Nam , mà lại tưởng như mình là kẻ ngoại cuộc bên lề trách nhiệm, dửng dưng nhìn giặc gây tang tóc, khổ đau cho đồng đội, đồng bào. Giống như một số lớn văn nghệ sỹ miền Nam trước năm 1975, NGUYỄN BẮC SƠN, thực tế không phải là một người lính VNCH, nhưng đã tự khoắc cho mình chiếc áo lính để có lý do phản đối chiến tranh. Ngoài ra còn lác đác đưa vào thơ một vài chữ nghĩa nhà Phật, khiến cho xung quanh cũng ngất ngưởng theo. Hỡi ơi giữa cái bể đời lúc đó đang sôi sục bom đan, máu lửa và xác người, bổng lừng lửng có mấy ông người gỗ , trên mình khoắc áo lính, chắp tay thanh thản chờ chim bồ câu trắng hiện ra hay đấm ngực đòi hòa bình tức khắc, coi chính nghĩa như chuyện hão huyền, sống khề khà quanh bữa tiệc nhân sinh. Thái độ đó, nếu không phải của người điên, thì chắc là hành động của những kẽ vô tâm, thất chí nên đâu cần nhớ tới sự thế thăng trầm :

‘..bi kịch của bố con tôi
là bi kịch của hai thằng tây đen
cùng đi kiếm con mèo đen
trong đêm đen mù mịt.. ’ ’ ’

(thơ NBS-).

Nhưng dù gì chăng nữa, nhà thơ vẫn còn khá hơn nhiều nhiều người trong cuộc sống bằng cái bã hư danh phù phiếm, vì ông đã hóa thân vào người lính chiến VNCH, nói lên được một phần ngàn cái thê thiết gian truân của “ Thân Phận Người Lính VNCH “..

+ HAI CẢNH ÐỜI TRÁI NGUỢC TRONG DÒNG VĂN HỌC CHIẾN TRANH VN :

Từ sau hiệp định Genève chia đôi đất nước vào tháng 7-1954, trong khi chính phủ miền Nam dồn hết nhân vật lực để kiến tạo non sông, mang ấm no hạnh phúc cho muôn dân, thì trên đất Bắc, không khí chiến tranh gần như nguyên vẹn, điều này cũng dễ hiểu, vì Hà Nội lúc nào cũng phải trường kỳ chiến đấu trong thân phận một mũi xung kích của cọng đảng quốc tế. Bao nhiêu khuôn vàng thước ngọc của Mao trạch Ðông ban truyền từ năm 1942 tại Diên An, đều đước các đảng viên cao cấp mang về VN xào nấu lại thành cái lý thuyết chỉ đạo văn nghệ tập thể vô sản chuyên chính. Sau cùng để cho hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn chiến tranh, những lập thuyết đề cương văn nghệ mới lại tiếp tục ra đời như thi đua ái quốc và chủ nghĩa anh hùng, qua cái bình phong hội văn nghệ giải phóng miền Nam, giải văn nghệ Nguyễn đình Chiểu..

Ðọc văn biết người, nhưng trong dòng văn học miền Bắc, thì chỉ cần nhìn tựa sách cũng đủ biết hết nội dung.Tất cả các văn thi sĩ đã thành danh thời tiền chiến như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn công Hoan, Thanh Tịnh, Cù huy Cận, Thế Lữ, Xuân Diệu.. cho tới những người mới nổi như Nguyễn Ngọc, Lê Lựu, Nguyễn Sáng.. kể luôn nhóm cộng sản đang nằm vùng tại miền Nam như Giang Nam, Ðoàn Giỏi, Nguyễn văn Bổng.. đều viết theo đơn đặt hàng, đằng đằng sát khí, cổ võ hờn căm “ phân chia bạn thù , chống Mỹ, chống ngụy “, để cứu nước. Vì là nền văn học chuyên chính, nên mọi người viết gần giống nhau, cách mạng đánh đâu thắng đó, còn Mỹ-Ngụy thì thua chạy bò càng, máy bay bị bắn rớt liên tục và người chết như rạ. Tóm lại người làm văn nghệ mìền Bắc chỉ như một cái máy hay con vẹt của đảng, không biết đau lòng trước mọi hoàn cảnh, không có cảm xúc nhưng phải biết đề cao để làm sáng chói tính đảng, tính giai cấp, tính siêu việt của xã nghĩa. Không có cái ta hiện hữu ở đây mà chỉ có tập thể, chỉ có niềm vui chung do đảng quyết định, còn mọi thứ khác phải cất giữ trong đáy lòng, hó hé , kêu than sẽ bị mút mùa cải tạo.

Bao nhiêu năm trời phải bịa đặt, lừa dối, từ trẻ nít cho tới kẻ bạc đầu để có tem phiếu mà sống. Rồi nhà văn, thi sĩ còn phải biết hèn cúi, nịnh nọt để yên thân, khỏi bị hạ tầng công tác hay tống vào Nam làm bia đỡ đạn. Một vài con chim lạc đàn, vô tình hay cố ý bay lệch bầu trời , sẽ bị trừng trị không thương tiếc, những Nguyễn Kiên Giang ( nằm vùng), Hoàng minh Chính, Nguyễn Duy, Phạm tiến Duật, kể cả Việt Phương, thư ký của Phạm văn Ðồng, làm thơ, viết văn lệch hướng đảng đều bị nghiêm phạt. Dòng thơ phản kháng của Nguyên chí Thiện hay Bút Tre chẳng qua cũng chỉ là những con đom đóm , cho một chút ánh sáng le lói, rồi lại vụt tắt trong bóng đêm trùng trùng :

‘..anh đi công tác Pơ Lây
Cu dài giằng đặc, biết ngày nào ra..
Anh đi công tác Buôn Me
Thuột xong một cái lại về với Em..
Chị em du kích tài thay
Bắn tầu bay Mỹ rơi ngay cửa mình..

( Bút Tre)

Ở miền Bắc, thiên đường xã nghĩa là thế đó, trong khi tại miền Nam, dù bị chiến tranh, mọi người vẫn có hoàn cảnh tự do tối thiểu để sáng tạo theo ý mình, cũng như không hề có dòng văn nghệ một chiều hay chuyên chính. Bởi vậy mới có trăm hoa đua nở, từ văn chương chống cộng lúc đầu, sau đó thành chống chiến tranh dù chiến tranh được cộng sản mang từ miền Bắc vào. Cũng do chiến tranh quá dài và dai dẳng, nên ai cũng buồn phiền và chán ghét chiến tranh. Rốt cục, chính phủ và người lính miền Nam phải gồng mình ôm đồm tất cả, trong lúc hậu phương buông thả hững hờ. Mọi người gần như bế tắc và chỉ còn biết bơi lội quanh quẩn trong kiếp sống hiện sinh. Giữa lúc thời cuộc quay cuồng theo tiếng bom đạn , thì một bọn ký sinh đứng ngoài lề cụộc sống khổ đau của miền Nam, lợi dụng tự do, nhân danh tôn giáo , khơi dậy trong lòng phiền muộn của những người trong cuộc bằng trò hề phản chiến, chống chính phủ, chấp tay cầu nguyện cho bồ câu trắng hiện hình trên bầu trời miền Nam, trong lúc xe tăng, đại pháo và cả triệu bộ đội miền Bắc đang hiện diện.

Trước năm 1960, trong cảnh thanh bình khắp chốn tại miền Nam, chiến tranh thật sự tạm vắng bóng trên chiến trường, nhưng trong văn chương chữ nghĩa miền Nam, nó có hiện hữu bên cạnh các tác phẩm khác viết về tình yêu, tuổi trẻ, phong tục và triết lý. Sau đó Sáng Tạo ra đời, bắt đầu một cuộc phá phách, gây xáo trộn trong thị trường chữ nghĩa một thời, dù thực tế họ chỉ là những kẻ đi tiếp con đường vạch sẵn của phong trào thơ mới, của tiểu thuyết hiện sinh, của nhóm đệ tứ cộng sản quốc tế đả tàn lụn tại VNvì sự thanh trừng nội bộ. Những thơ văn sáng tác của Thanh tâm Tuyền, Quách Thoại, Tô thùy Yên, Duy Thanh, .. mang cái ám ảnh của chiến tranh, dù trong tưởng tượng lúc đó, để có cái cớ sống hiện sinh, cá nhân, triết lý siêu hình.. như kiểu cách của các triết gia tây phương Albert Camus, Alain Robbegrillet, Nathalie Sarraute.. nghĩa là phải sống cho cái bản ngã riêng mình vì hoài nghi hết mọi người chung quanh. Nhưng trong cái không khí sống chết mặc bây, may thay đã thấy xuất hiện Nhã Ca (đêm nghe tiếng đại bác, người tình ngoài mặt trận, giãi khăn sô cho Huế.), Ý Uyên (bão khô, tượng đá sườn non, ngựa tía.), Dương nghiễm Mậu ( địa ngục có thật, khi người chết có mặt..) Trang Châu (y sĩ tuyền tuyến), Văn Quang, Ðổ Tấn, Võ hữu Hanh, Phan nhật Nam, Vũ ngự Chiêu.. viết về tình yêu, tình đồng đội và thảm trạng chiến tranh, bằng lương tâm của người cầm bút trong cuộc.

Thế rồi xảy ra cuộc binh biến 1-11-1963, tiếp tới ba năm xáo trôn, xã hội miền Nam bắt đầu quạy cuồng “ trong cơn lốc của bọn loạn tướng kiêu tăng “, tạo cơ hội cho cộng sản miền Bắc trỗi dậy và hiện diện trùng trùng khắp ngõ ngách VNCH. Những trận đánh đẫm máu, những cái chết của đồng đội, sự thương vong đổ vở của đồng bào trong vùng chiến nan, cộng với cảnh lố lăng, tham nhũng, trò lộng hành của đám lãnh tụ ở đô thành.. và cuộc sống sa đọa theo đồng đô la Mỹ, làm cho tuổi trẻ và giới trí thức trở thành mất lòng tin, hoài nghi tất cả, nên lao đầu vào cuộc sống hiện sinh không bến bờ.

Tường đổ thì bìm leo, một số cộng sản nằm vùng như Sơn Nam, Vũ Hạnh, Lữ Phương, Lưu Nghi, Vân Trang, Minh Quân, Nguyễn ngọc Lan, Nhất Hạnh, Thế Nguyên .. trên các tờ Hành Trình, Ðối Diện, Tin văn, Ðất nước.. liên tục tố cáo chính quyền tham nhũng, bất công, đòi liên hiệp với cộng sản. Trong khi đó, Văn và Bách Khoa cũng đăng những bài thơ phản chiến của lớp người mới nổi sau năm 1970, mà ghê rợn nhất là Ngụy Ngữ.. bôi bẩn danh dự của QLVNCH một cách không nhân nhượng.

Còn gì bi thảm hơn cho những người lính đang cầm súng chiến đấu để bảo vệ quê hương, lại bị những tên phản chiến như Ngụy Ngữ mạt sát :’ chúng tôi là một thứ quân đội viễn chinh.. và quê hương bát ngát này không cần đến bọn viễn chinh.. ‘ Văn chương sắt máu, phản bội kiểu này, nếu sống dưới chế độ cộng sản, liệu y có còn mạng để sống, chứ đừng mơ tưởng để viết. Ðó là mặt thật của hai cảnh đời trái ngược. Người miền Nam như vậy, tại sao chúng ta không mất nước ?

Tóm lại đây là những phần tử mò trăng đáy nước trong một chủ nghĩa hư vô, bi quan, bất mãn, suốt cuộc đời “ chỉ quẩn quanh là những cây láo lếu, chờ sung rụng ngoài hiên..”. Rồi thì giặc tới, ngoại trừ một số tuy lẻo mép chữ nghĩa nhưng biết khôn đã ôm chân Mỹ chạy, để còn có cơ hội tiếp tục chuyện dài phản chiến ở hải ngoại. Hầu hết văn thi sĩ lớn của miền Nam, bất chấp phản chiến hay chiến đấu, đi lính thật hay là lính đào ngủ, trốn quân dịch, vua, quan, sĩ thứ, công chức, thường dân “ trừ Dương văn Minh, Nguyễn văn Huyền, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng.. “, đều được đi cải tạo, để biết khôn như người miền Bắc “ có trách nhiệm và bổn phận con người khi được làm người. Song song với sự sụp đổ vật chất, các giá tri tinh thần của miền Nam, cũng bị xóa bỏ tận tuyệt bằng các nghi định và chiến dịch đốt sách chôn học trò kiểu bạo chúa Tần thỉ Hoàng, Mao trạch Dông, Giang Thanh. Ngày 20-8-1975, Lưu hữu Phước mở màn cuộc quét sạch ảnh hưởng tư tưởng và văn hóa phản động của thực dân mói, tháng 3/1976 bắt đầu thanh toán văn nghệ sỹ miền nam, trong số này không ít người đã góp công với cộng sản miền Bắc :

‘..tôi từ đó chợt đau từng khúc hát
thương về đâu và gởi nhớ về đâu
nước trôi đi bóng trăng còn ở lại
một vầng trăng bốc lửa ở trong đầu .. ’ ’

(thơ của Hạc thành Hoa)

+ NGUYỄN BẮC SƠN : BI KỊCH BỐ CON TÔI

Nhà thơ Nguyễn bắc Sơn sinh tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, tên thật là Nguyễn văn Hải. Thuở nhỏ học hành dang dở vì hoàn cảnh gia đình chỉ có mẹ, còn người cha tập kết ra Bắc năm 1954. Chính cái bút hiệu Nguyễn bắc Sơn, theo sự thố lộ của đương sự , là để nhớ về người cha Việt Cộng đang phục vụ tại rừng núi Bắc Sơn, Bắc Việt. Một lý do khác khiến Hải bỏ học sớm, vì sức khỏe yếu, tinh thần bạc nhược khác đời, điên diên, tỉnh tỉnh bất thường. Ðây cũng là cái phần phúc của trời ban, cho nên chỉ trong một sớm một chiều, khi bài thơ ‘ chiến tranh Việt Nam và tôi ‘ được Bách Khoa đăng vào đầu thập niên 1960, đã đưa Nguyễn bắc Sơn lên đài danh vọng, về mặt làm thơ phản chiến và thiền vị. Sau năm 1975, người cha tập kết trở về , ngoài cái già nua của một phần đời sống bằng tem phiếu , còn đeo theo gia tài của đảng ban phát qua cuộc hôn nhân xả nghĩa. Cũng kể từ đó, nhà thơ mới chịu mở mắt, qua tiếng khóc nức nở nghẹn ngào của mẹ, một đời, khóa chặt hồn xuân để làm sương phu, nuôi con, đợi chồng ngoài quan tái và nhưc nhối là cái chết của người cha VC bị VC thanh toán nội bộ qua một tai nạn lưu thông được dàn dựng tại Ngả Ba Bình Tuy Phan Thiết .

‘..bố tôi qua đời đúng năm năm,
tôi viết bài thơ này
để tâm sự một người khuất núi
thuở sinh tiền
ông rất thương tôi
đúng là hai người đàn ông có bề ngoài lãnh đạm
bố tôi ước mơ làm cho loài người sung sướng
.. cùng bạn bè đi làm cách mạng
ông làm cách mạng chùng nào
thì loài người càng thêm sặc máu.. ’ ’ ’

( thơ NBS-2002).

Vì lý do sức khỏe nên nhà thơ không bị đi lính như bạn bè cùng lứa tuổi nhưng không biết trong một phút ngẫu hứng nào đó lại vào làm thông dịch viên cho toán A lực lượng đặc biệt đang hoạt động tại trại Phi Hổ. Bởi vậy trong suốt dòng thơ viết về lính, tác giả chỉ nói tới mật khu Lê hồng Phong của VC ở Lương Sơn, Bình Thuận mà thôi. Sau khi trại LLDB giải tán, Nguyễn bắc Sơn cũng giã từ vũ khí cho tới tháng 4/1975.

Trại Phi Hổ, đơn vị của Nguyễn bắc Sơn, nằm sát quốc lộ 1,tại xã Chợ Lầu (Hòa Ða), cách Sông Mao chừng 2 km và liền với mật khu Lê Hồng Phong. Nơi này trước là doanh trại của Trung đoàn 42, SD 22 BB, đã di chuyển lên cao nguyên . Tháng 2/1962 toán B3 của đại úy Trịnh văn Viễn về tiếp thu trại trên, thì tình hình toàn vùng rất tồi tệ, ban đêm VC thường kéo về các xã quanh vùng tổ chức biểu tình, diễn kịch, trong lúc đó DPQ Hòa Da, cũng như TTHL/DPQ-NQ Sông Mao phớt lờ vì không muốn biết tới chuyện bên ngoài. Ðể đáp ứng nhu cầu chiến trường, trại Phi Hổ được phép tuyển mộ tân binh, thành lập một tiểu đoàn dân sự chiến đấu ( loại lính ăn lương Mỹ, không có số quân), dưới quyền chỉ huy của LLDB gồm Mỹ và Việt, Nguyễn bắc Sơn làm thông dịch viên cho cố vấn Mỹ. Từ đó, trại luôn luôn tổ chức các cuộc hành quân vào sâu trong mật khu, tiểu đoàn DSCD/LLDB được mang danh hiệu là TD 10 nhảy dù, do đại úy Viễn chỉ huy, dĩ nhiên Sơn cũng phải theo cố vấn Mỹ trong các cuộc hành quân trên :

‘..khi tao đi lấy khẩu phần
mày đi mua rượu đế Nùng cho tao
chúng mình nhậu để trừ hao
bảy ngày sắp đến nghêu ngao trong rừng.. ’ ’ ’

( chiến tranh VN và tôi-NBS 1962)

Ngoài ra, LLDB còn phối họp với Tiểu khu trưởng Bình Thuận lúc đó là Trung tá Nguyễn quốc Hoàng, lập các trung đội DPQ tại các ấp chiến lược ở các quận Phan Lý Chàm, Hòa Ða, Hải Ninh, để bảo vệ làng xóm của họ. Năm 1962, bộ trưởng QP Hoa kỳ là Nc.Namara đã tới tận xã Lương Sơn thăm LLDB và rất hài lòng về việc trại Phi Hổ diệt được nguồn nước trong mật khu tại Bầu Sen, Bầu Trắng, khiến gần như toàn bộ VC trong mật khu phải rút đi nơi khác vì không đủ nước ngọt để ăn uống, chỉ để lại các toán du kích nhỏ quấy rối mà thôi :

‘tướng giỏi cầm quân trăm trận thắng
còn ngại hành quân động Thái An
cát lún bãi mìn rừng lưới nhện
mùa khô thiếu nước lính hoang mang.

Ðêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe sóng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nổi buồn sương khói của mùa thu.. ’ ’ ’

( mật thư Lê hồng Phong ố NBS ố1962).

Lực lượng VC bây giờ còn trụ lại tại Lê hồng Phong chừng hai đại đội do Ích Reo, người thượng chỉ huy :

‘buổi chiều uống nước dòng Ma hý
thằng Xuân bắn chết thằng Mang Khinh
hỡi ôi sống chết là mưa nắng
gió tối mưa đêm chớ lạnh mình .. ’ ’ ’

( thảo khấu- NBS-1962)

Ðể khai tử cái huyền thoại chiến khu LHP, một cuộc hành quân qui mô hỗn hợp giữa LLBC trại Phi Hổ, TD 10 nhảy dù (DSCD.Lương Sơn) cùng tiểu khu Bình Thuận, hai mặt tấn công và san bằng mật khu. Dân chúng trong vùng bị VC kềm kẹp lâu ngày, nay mới được giải thoát và được định cư tại Lương Son, Long Thạnh..

‘đoàn quân anh đi, những bóng cọp vằn
gân mắt đỏ lạnh như tiền sắc mặt
bốn chuyến di hành một ngày mệt ngất
dừng quân đây nói chuyện tiếu lâm chơi..

(chiến tranh VN và tôi- NBS-1962)

Ngày 15-3-1964, trại Phi Hổ đóng cửa, bàn giao lại cho tiểu khu Bình Thuận, tiểu đoàn dân sự chiến đấu cũng được cãi thành lực lượng DPQ tỉnh, và Nguyễn bắc Sơn cũng giã từ nghề thông dịch viên cho Mỹ tù đó, để :

‘..ngày vui đời lính vô cùng ngắn
mặt trời thoắt đã ở phương tây
nếu ta lở chết vì say rượu
linh hồn ta chắc sẽ thành mây bay
( mật khu Lê hồng Phong-NBS-1962).

Ðây không phải là một bài viết để phê bình thơ, nên không nói tới chuyện hay dở, phương chi Nguyễn bắc Sơn trước năm 1975, đã là một ngôi sao bắc đẩu trong dòng thơ miền Nam của thời kỳ 1960-1975. Thật vậy, khi đề cập tới phong trào thơ mới ờ ngoài Bắc, nhà thơ Trần Huyền Trân được coi như tiền phong đóng góp trong việc canh tân thể thơ lục bát, sau đó có Bùi Giáng, Viên Linh và Du tử Lê nhưng chính Nguyễn bắc Sơn trong cái khùng diên, mê tỉnh, cái giọng hào sảng ngang tàng đã thổi một luồng gió mới trong thơ. Ngoài ra khi bàn về cái riêng và cái chung trong hồn thơ Nguyễn bắc Sơn , các nhà phê bình thơ đã đặt vấn đề vì sao trước năm 1975 và sau này ở hải ngoại,vẫn có nhiều người còn ưa thích đọc thơ ông ? Ðây cũng là nét đặc dị của người Phan Thiết, cái ngông nghênh của người lính VNCH thuở nào, và trên hết là cái bình dân của người Việt Nam. Ðã mất hết rồi, thì thôi hãy góp nhặt lại cái âm vang sầu lắng của một thời làm lính nghênh ngang nơi vạn nẽo đường đất nước, mà Nguyễn bắc Sơn phô bày trong khi say tỉnh, hư thực :

‘..kẻ thù ta ơi, những đứa xâm mình
ăn muối đá và hăng say chiến đấu
ta vốn hiền khô, ta là lính cậu
đi hành quân, rượu đế vẫn mang theo
mang trong đầu những ỳ nghĩ trong veo
xem chiến cuộc như tại trời ách nước
( thơ NBS

Ngoài ra giữa cái dối gian nhân thế, nhiều tên ác tặc đã đội lớp tu hành làm hoen ố chốn thanh tịnh, những người lính như Tô thùy Yên, Nguyễn bắc Sơn, Nguyễn đức Sơn ( Sao trên rừng, người Phan Rang), cũng mang cái hương thiền tỏa rộng trong thế giới thi ca bằng thái độ ngất ngưởng trong cuộc sống hằng ngày, coi đời như có như không, đời đã không có ta hiện hữu thì vướng vấn làm gì.

Mới dây, Nguyễn bắc Sơn từ Phan Thiết có gởi ra mấy bài thơ được nhóm thư quán đăng tải gồm có ba bài : giai nhân và sách vở, tâm hồn trẻ thơ và chuyện hai bố con tôi. Ðọc thơ của người lính ngẫu hứng năm nào, đã cho ta thấy ngay hai hình ảnh bi thảm nhất của con người nơi xã nghĩa : tuyệt vọng và lầm đường. Cái nổi ăn không ngồi rồi của đám giang hồ nơi quán cà phê , khi tác giả mang tiền đi hớt tóc, sao mà thê thảm quá , dường như đâu cũng đìu hiu đất Hán-Hồ, với gió thu phong, ải Nhạn Môn, hồn tứ xứ, đám phù bình, mộng Hoàng Lương.. Ôi thôi toàn là những cảnh đoạn trường với bát cơm tân khổ trong tù ngục, câu chuyện năm năm khiến giật mình. Ðọc thơ mới thấy não lòng, vì trước đây, Nguyễn bắc Sơn giống như bố ước mơ làm cho loài người sung sướng, cho cõi đời tốt đẹp, nên trong thơ không hề có cái hiện tượng lạc lầm khi ta câu con đú, người câu đẽn hoặc tuyệt vọng trong cái thiên đàng mà lúc nào ngày cũng muốn tàn, trời cứ nhá nhem và đêm đen bít lối về. Tất cả dường như chỉ là tiếng thở dài héo hắt của một kiếp người, giờ không cần phải che đậy, làm dáng như một số người trong cuộc :

‘khi gã Yêu Ly đâm Khánh Kỵ
là đâm trúng phải trái tim mình
sông Mường Mán không dung hào kiệt
muôn đời bóng núi đứng chênh vênh

Tóm lại Nguyễn bắc Sơn buổi trước tùng là nhà thơ lớn, dù bị xếp trong một hàng ngũ nào chăng nữa, thơ ông tự nó đã là một nhân chứng, vô tâm hay hửu tâm đứng về phía những người lính quốc gia chống cộng sản bảo vệ quê hương miền Nam, trong suốt hai mươi năm ( 1955-1975) khói lửa. Ðấy cũng là một phần thưởng vô giá dành cho thi nhân, qua những câu thơ bình dị viết về lính, lại âm vang sâu lắng mãi trong lòng người. Cho nên những người lính già hôm nay, hay nói về Tô thùy Yên, Nguyễn bắc Sơn, Phan Lạc Tiếp. Phan Nhật Nam.. là họ muốn nhớ lại chính mình của một thời tuổi trẻ, gươm đàn nữa gánh, giang sơn một vùng.. thế nhưng chỉ qua một cuộc đổi đời, đã tàn phai héo lụn thảm thê. :

‘ ta về cuối mái đầu sương điểm
nghe nặng từ tâm lượng đất trời
cảm ơn hoa đã vì ta nở
thế giới vui từ một lẽ loi.. ’ ’ ’

(thơ Tô thùy Yên ).

Trong ta, tự dưng buồn quá đổi, nghe xót xa đời. Ba muoi bảy năm qua rồi, nhìn lại không thấy gì mới mẻ trong tâm hồn nguòi VN ngoài nỗi buồn nhược tiểu và thân phận đói nghèo. Ðất nước may mắn không còn chiến tranh và được thống nhất nhưng người dân vẫn không có tự do để sống theo cuộc sống tối thiểu của kiếp người. Cho nên đừng trách những người làm văn nghệ sĩ trong nước luôn sợ mở miệng mắt quai, khi sáng tạo. Nếu có trách là trách những người đang sống tự do nơi những nẻo đường hải ngoại, qua thời gian viễn xứ nhưng chỉ vì tiền và chút danh hẻo mà không dám mở miệng hay vẫn cứ uốn cong ngòi bút để ca tụng HCM, vì sợ mắt quai cộng sản, thì làm sao bán buôn các sản phẩm hay thung thăng trở về hưởng thụ .

Ðó mới chính là nổi bi thàm của kiếp người VN -/-

Viết từ Xóm Cồn Hạ uy Di

Tháng 2-2012

Mường Giang.