Home Lịch Sử VN Khảo Cứu Ai Bán Hoàng Sa, Trường Sa Cho Tàu Cộng?

Ai Bán Hoàng Sa, Trường Sa Cho Tàu Cộng? PDF Print E-mail
Tác Giả: LS Lê Trọng Uyên   
Thứ Bảy, 15 Tháng 10 Năm 2011 06:50

Xin ghi nhận rằng những văn-kiện và sự-kiện sử dụng trong bài viết dưới đây phần lớn được trich dẫn từ tập “ HỒ SƠ HOÀNG SA & TRƯỜNG SA và CHỦ QUYỀN DÂN TỘC” của GS Nguyễn văn Canh

 

Bắc Kinh hãy cút khỏi Hoàng Sa, Trường Sa

Dưới chế độ dân chủ biểu tình chỉ đơn giản mang ý nghĩa là sự biểu lộ ý chí của dân chúng. Đây là một quyền căn bản của công dân bất cứ một nước dân chủ nào. Quyền này thường được minh thị công nhận bởi hiến pháp. Hiến pháp được ban hành năm 1992 của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã minh thị công nhận và ghi nhận quyền đi biều tình của dân chúng nơi điều 69 như sau:

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình….”
Tuy nhiên trong thực tế, khi người dân đi biểu tình để biểu lộ lòng yêu nước, để nói lên sự căm phẫn của dân chúng với bọn Tầu Cộng xâm lăng, công an của nguỵ quyền Cộng Sản lại sử dụng bạo lực dối với những người yêu nước như đối xử với loài vật. Sự kiện này khiến nhiều người nghĩ  rằng đối với nguỵ quyền Cộng Sản, hiến pháp năm 1992 của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chẳng khác chi là tờ giấy lộn bị vo tròn bóp méo ném trong sọt rác khi không cần thiết, và miếng giấy lộn đó lại được lượm lên từ sọt rác vuốt lại cho phẳng phiu để chứng minh với các quốc gia khác là nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có Hiến Pháp. Chính vì quan niệm Hiến Pháp như trên của người Việt Cộng mà người Việt Nam trên khắp thế giới có dịp xem đoạn video quay cảnh ba tên công an mặc sắc phục cùng một kẻ côn đồ kéo lê một người đi biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lăng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo kiểu “tứ mã phân thây” của Tầu Cộng để ném người này lên xe bus đậu gần đó; nhưng khi người này bị kéo đến gần xe bus, một gã côn đồ đang đứng trên xe đã nhanh nhẹn đạp một đạp vào mặt người đi biểu tình này. Hoạt cảnh này đã diễn tả trung thực cảnh hiến pháp năm 1992 của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được  vo tròn bóp méo ném vào thùng rác. Trước hoạt cảnh đó, người xem sẽ tự hỏi lòng rằng phải chăng yêu nước Việt Nam là một trọng tội, đối với người Việt Cộng.
Dù sao ta cũng nên xem xét qua những văn-kiện và sự-kiện liên-quan đến quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa để hiểu lý
do tại sao bọn Tầu Cộng cứ nằng nặc đòi hỏi chủ quyền đối với Hoàng-Sa và Trường-Sa.

I.- VĂN-KIỆN và SỰ-KIỆN LIÊN-QUAN ĐẾN TRƯỜNG-SA và HOÀNG-SA.

A.- Tuyên bố của Chính Phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải.

Sau khi được Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân thông qua trong phiên họp thứ 100 ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Nhân Dân Trung Quốc đã đưa ra bản văn tuyên bố về lãnh hải với nội dung như sau:

(1).- Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phẩn đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài-Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông-Sa, quần đảo Tây-Sa, quẩn đảo Trung-Sa, quần đảo Nam-Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2).- Các đường thẳng nối liền mọi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoài biển, ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và các biển Giongzhu, là vùng nối dài của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Đại Va Tiêu Jimmen, đảo Dadam, đảo Dongdinh, là các đảo thuộc lãnh hải Trung Quốc.

(3).- Nếu không có sự cho phép của chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc tất cả các máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm phạm hài phận Trung Quốc và vùng trời trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuân thủ các luật lệ của chính phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc.

(4).- Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài-Loan và các đảo phụ cận quần đảo Penghu, quần đảo Đông-Sa và quần đảo Tây-Sa, Quần đảo Trung-Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Đài-Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa-Kỳ. Đây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc. Đài-Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại.  Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai.  Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

B.- Thứ Trưởng ngoại giao Ung văn Khiêm nói về Hoàng Sa và Trường Sa.

Hai tuần lễ sau khi Việt Nam Cộng Hoà (RVN) tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ Trưởng ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) đã nói với Đại Lý Sự Vụ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc (PRC) rằng  quần đảo Hoàng-Sa (Xisha) và quần đảo Trường-Sa (Nansha) về phương diện lịch sử  thuộc về  lãnh thổ Trung Quốc.
Hai năm sau đó, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc dã đưa ra bản tuyên bố xác định lãnh hải của họ. Bản tuyên bố này đã vạch ra rõ ràng phần lãnh hải trực thuộc lãnh thổ Trung Quốc có bao gổm cả phẩn lãnh hải của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường-Sa. Để đáp lễ, Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV), Phạm Văn Đồng đã gửi một văn thư đến Thủ Tướng Trung Quốc là Chu ân Lai, nhấn mạnh rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định này.”

C.- Văn thư của Phạm văn Đồng về bản tuyên bố lãnh hải của Trung Hoa.

Để hổ trợ cho bản tuyên bố về lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc nói trên, Phạm văn Đồng với tư cách là Thủ Tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (DRV) và dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã gửi một văn thư cho “đồng chí” Chu ân Lai với nội dung như sau:
“ Thủ Tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Thưa đồng chí Tổng Lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lỳ rõ:
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên ngôn ngay 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hài phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mối quan-hệ với nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng Lý lời chào rất trân trọng.
Ngày 14 tháng 9 năm 1958
Ấn ký
Phạm văn Đồng.”

D.- Việt Nam Cộng-Hoà làm chủ quần đảo Hoàng-Sa đến 1974.

Cho đến năm 1974, Việt Nam Cộng Hoà vẩn hoàn toàn làm chủ quần đảo Hoàng Sa, và đã xây dựng trên quần đảo này nhiều cơ sở.
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Cộng khởi động cuộc xâm lăng Hoàng Sa. Lực lượng Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà gồm 1 khu trục hạm, 2 tuần dương hạm và 1 hộ tống hạm đã phải chiến đấu với một lực lượng hùng hậu của Trung Cộng gồm có 11 (mười một) chiến hạm có trang bị hoả tiễn.
Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà sau 5 phút chiến đấu đã bắn chìm 1 tầu của địch, sau đó đã làm hư hại 3 chiến hạm khác của Tầu Cộng. Một trong 3 chiếc này đã bị bất khiển dụng ngay từ phút đầu của trận chiến.
Sau này báo chí Trung Cộng đã tiết lộ về tổn thất của chúng như sau:
Về phía Trung Cộng, viên Đô Đốc Phương quang Kinh, tư lệnh phó hạm đội Nam Hải và cũng là tư-lệnh mặt trận cùng với bộ tham-mưu hành quân đã tử trận tại Hoàng-Sa. Bốn hạm-trưởng là Đại-tá Quan Đức, soái hạm của chiến dịch, Đại-tá Vương kỳ Uy, hộ tống hạm Kronstadt #271, Đại-tá Diệp mạnh Hai, trục lôi hạm #396, Trung-tá Triệu Quất, trục lôi hạm #389 được liệt kê là những kẻ xấu số trong trận hải chiến đó.
Phía Việt Nam Cộng Hoà, hạm-trưởng chiếc Nhật-Tào là Thiếu-tá Nguỵ văn Thà, hạm-phó là Đại-uý Nguyễn thành Trí và 51 chiến-sĩ đã hy-sinh để bảo-vệ sự vẹn toàn lãnh-thổ. Sau trận chiến này Trung Cộng làm chủ Hoàng Sa.
Nhiều cuộc biêủ-tình phản đối hành-động xâm-lăng của Tầu-Cộng đã diễn ra trên khắp các nẻo đường Việt-Nam từ phia nam vĩ-tuyến thứ 17. Chính phủ Việt-Nam Cộng-Hoà đã đưa ra một tuyên-cáo mà một phần nội dung của tuyên-cáo này như sau:
“Quần-đảo Hoàng-Sa và quần-đảo Trường-Sa là những phần bất-khả phân của lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hoà. Chính phủ và nhân-dân Việt-Nam Cộng-Hoà không bao giở chịu khuất-phục trước bạo-lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ-quyền của mình trên những quân-đảo ấy.
Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh-thổ ấy của Việt-Nam Cộng-Hoà bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo-lực thì chừng ấy chính-phủ và Nhân-Dân Việt-Nam Cộng-Hoà còn tranh-đấu đề khôi phục lại những quyền lợi chính đáng của mình………………………
Chính-phủ Việt-Nam Cộng-Hoà cương-quyết bảo vệ chủ quyền của quốc-gia trên những đảo ấy bằng mọi cách……………………”
Trong dịp này Việt-Nam Cộng-Hoà cũng đã đề nghị Nguỵ Quyền Việt-Cộng lên án hành-vi xâm-lăng của Trung-Cộng đối với Việt-Nam Cộng-Hoà; nhưng những người Việt-Cộng đã từ-chối lên án hành-vi xâm-lăng của Tầu-Cộng; dù rằng lúc đó Nga-Sô cũng đã lên án hành-vi xâm-lăng Hoàng-Sa một cách trắng trợn của Tầu-Cộng.

E.- Far East Economic viết về Hoàng-Sa và Trường-Sa năm 1979.

Theo Far East Economic Review, ngày 16 tháng 3 năm 1979 trang 11, thì hồi tháng 9 năm 1958, trong bản tuyên-bố của Trung-Cộng về việc gia-tăng bề rộng của lãnh-hải của họ là 12 hải-lý, Trung-Cộng đã xác-định rằng tuyên-cáo đó áp dụng cho tất-cả lãnh thổ của Trung-Hoa, bao gồm cả quẩn-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa. Một lần nữa Hà-Nội lại lên tiếng nhìn nhận trên hồ-sơ bút-tích chủ-quyền của Trung-Hoa trên 2 quần-đảo do Phạm văn Đồng đã ghi-nhận trong bản công-hàm gửi cho lãnh-tụ TC là Chu ân Lai ngày 14 tháng 09 năm 1958. “Chính-phủ nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà ghi-nhận và tán thành tuyên-bố ngày 4 tháng 09 năm 1958 của chính-phủ nước Cộng-Hoà Nhân-Dân Trung-Hoa, quyết-định về hải-phận của Trung-Hoa” (xem Beijing Review 19/6/1958 trang 21 – Beijing Review 25/08/1979, trang 25 – còn giữ bản công-hàm đó và tất cả nội-dung đã được xác-nhận tại Việt-Nam trong BBC/FE, số 6189, trang số 1.)

F.- Báo Sài-Gòn Giải-Phóng nhận định về tương-quan giữa Trung-Cộng và Việt-Cộng.

Trong một bài báo trên tờ Sài-Gòn Giải-Phóng xuất bản vào tháng 05 năm 1976 đã viết về tương-quan giữa hai nước Cộng-Sản này chẳng khác gì tương-quan giữa hai cha con, cho nên chủ-quyền quần-đảo Hoàng-Sa dù thuộc về Trung-Cộng hay Việt-Cộng cũng thế mà thôi:
“ Trung-Quốc vĩ-đại đối với chúng ta không phải chỉ là người đồng-chí, mà còn là người thầy tin-cậy đã cưu-mang chúng ta nhiệt-tình để chúng ta có ngày nay. Vì vậy chủ-quyền của Hoàng-Sa thuộc về Việt-Nam hay thuộc Trung-Quốc cũng vậy mà thôi.”
(trich từ Làm thân Cỏ Cú của Lê Minh Nguyên.)

Đoạn trích dẫn nói trên cũa báo Sài-Gòn giải-phóng khiến người đọc liên-tưởng đến hoạt-cảnh “Mẹ Mìn” ở miền Bắc thường đi bắt cóc trẻ em đem về nuôi, sau đó đem bẻ què quặt tay chân rồi đưa ra đường, cho ngồi ăn xin. Mặc dầu vậy, những đứa trẻ đáng thương này khi biết được Cha Mẹ ruột, lại lén về nhà Cha Mẹ ruột trộm đồ vậy quý giá, đem về dâng biếu cho “Mẹ Mìn” để đền-dáp công-ơn nuôi dưỡng.

G.- Phạm văn Đồng giải thích về chuyện bán nước.

Theo tạp-chí Kinh Tế Viển-Đông số ra ngày 16/03/1979, Thủ-Tướng Phạm văn Đồng đã tìm cách phủ nhận việc bán nước của mình bằng cách đổ thừa cho chiến tranh. Trên trang 11 của tạp chí nói trên có đoạn như sau:
“ Do sự phấn khởi muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Nam Bắc và để góp phần vào phong trào quốc-tế Cộng-Sàn, ông Hồ chí Minh đã hứa, mà không có sự tự-trọng, là một phần đất tương lai sẽ để cho Trung-Quốc lấy, mà biết không chắc gì có thể nuốt trọn miền Nam Việt-Nam hay không.
Như ông Đồng đã nói  “Lúc đó là thời chiến-tranh và tôi phải nói như vậy.” Vậy ai đã tạo ra cuộc chiến Việt-Nam và sẵn sàng làm mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam Việt-Nam, ngay cả việc bán đất. Bán đất trong thời chiến và khi chiến tranh chấm dứt, Phạm văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.”

H.- Bộ Trưởng Nguyển mạnh Cầm thú nhận tội bán nước.

Ngày 3/12/1992, Thông Tấn Xã Việt-Nam đã ghi nhận sự thú-nhận cũa bộ-trưởng Ngoại-giao Nguyễn mạnh Cầm như sau:
“Các nhà lãnh-đạo của chúng tôi đã có tuyên-bố lúc trước về Hoàng-Sa và Trường-Sa dựa trên tinh-thần sau: Lúc đó, theo hiệp-định Geneve 1954 về Đông-Dương các lãnh-thổ từ vĩ-tuyến 17 về phía Nam, bao gồm cả hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa là đất dưới sự kiểm soát của chính-quyền Miền Nam. Hơn nữa,  Việt-Nam đã phải tập-trung tất cả các lực-lượng cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh xâm-lăng của Mỹ, nhằm bảo-vệ nền độc-lập của quốc-gia. Việt-Nam đã phải kêu gọi sự ủng-hộ của bè bạn trên toàn thế-giới. Đồng thời, tình hữu nghị Trung-Việt rất thân-thiết và hai nước tin-tưởng lẫn nhau.  Đối với Việt-Nam, Trung-Quốc đã là một sự ủng-hộ rất vĩ-đại và trợ-giúp vô-giá. Trong tinh-thần đó và bắt nguồn từ những đòi-hỏi nêu trên, tuyên-bố của các nhà lãnh-đạo của chúng tôi “ủng hộ Trung-Quốc trong việc tuyên-bố chủ-quyền của họ trên quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa là cần-thiết”  vì nó trực-tiếp phục-vụ cho sự đấu-tranh bao-vệ độc-lập và tự-do cho tổ-quốc. Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên-bố đó nhằm vào sự đòi-hỏi cần-thiết lúc bấy giờ nhằm ngăn ngừa bọn đế-quốc Mỹ dùng hải-dảo này để tấn công chúng tôi. Nó không dính dáng gì đến nền-tảng lịch-sử và pháp-lý trong chủ-quyền của Việt-Nam về hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa (tuyên-bố trong một buổi họp báo tại Hà-Nội ngày 2 tháng 12 năm 1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt-Nam ngày 3/12/1992.)

II.- NHẬN ĐỊNH VỀ LUẬN-CỨ CỦA TRUNG-CỘNG ĐỂ ĐỔI CHỦ-QUYỀN quẩn-đảo HOÀNG-SA  và TRƯỜNG-SA.

Trung-Cộng đã đưa ra những lý lẽ sau để đòi chủ-quyền quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa:

A.- Văn-thư của Phạm văn Đồng, thủ tướng của chính-phủ Hồ chí Minh.
B.- Tuyên-bố của Ưng văn Khiêm, Thứ-trưởng Ngoại-giao.
C.- Sách giao-khoa của Hà-Nội trước năm 1974.

A.- Văn-thư cũa Phạm văn Đồng.

1.- Về phương-diện hình-thức.
Văn-thư của Phạm văn Đồng gửi cho Chu ân Lai tuy đã sử-dụng giấy tiêu-dề của nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà, nhưng qua cách hành-văn cũng như sự kiện trong văn-thư ngắn-ngủi nói trên, Phạm văn Đồng đã nhắc đi nhắc lại danh-từ “đồng-chí” nhiều lần, khiến người đọc nghĩ rằng đây chỉ là văn-thư của hai đảng Cộng-Sản gửi cho nhau; bởi vì những văn-thư chính-thức của các nguyên-thủ quốc-gia trên thế-giới không bao giờ sử-dụng danh-từ đồng-chí…
Văn-thư Phạm văn Đồng gửi cho Chu ân Lai chỉ là một văn-thư hành-chánh do ông thủ-tướng Phạm văn Đồng gửi cho ông thủ-tướng Chu ân Lai mà thôi.

2.- Không có ai có thể chuyền nhượng cho đệ tam nhân nhửng (vật hoặc quyền) thứ mà mình không có.
Như chúng ta đã biết,  để có thể được công-nhận là một quốc gia phải hội đủ 3 yếu tố chính là lãnh-thổ, chính-quyền và dân-cư. Dựa theo định-nghĩa này ta phải kết-luận rằng trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, trên thế-giới có một nước Việt-Nam Cộng-Hoà và một nước khác là Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà.  Một nước nằm phía Nam và một nước nằm phía Bắc cùa vĩ-tuyến thứ 17,  trên mảnh đất mình chữ S kéo dài từ Ải Nam-Quan đến Mũi Cà-Mau.  Mỗi nước đều được một số các quốc gia trên thế-giới công-nhận. Quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa thuộc chủ-quyền của nước Việt-Nam Cộng-Hoà.  Như vậy, nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà của người Việt-Cộng vô thẩm-quyền đối với hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa dưới mọi lảnh-vực.

Không ai có thể chuyển-nhượng cho đệ tam-nhân những thứ gì mà mình không có. Đây là một nguyên-tắc căn-bản mà luật-pháp các nước trên thế-giới đều phải công-nhận, nếu không muốn có một xã-hội hỗn-loạn. Thật vậy, mỗi người sống trong một xã-hội có luật-pháp đều hiều một cách không cần suy-nghĩ rằng ta không thể bán chiếc xe hơi của nhà bên cạnh do ông hàng xóm làm chủ cho một người thứ ba nào đó? Ta lại càng không thể bán nhà ông hàng xóm cho một đệ tam-nhân, nếu chúng ta không phài là sở hữu chủ của căn nhà đó. Nguyên-tắc này đơn-giản và dễ-hiều như vậy mà Trung-Cộng lại tỏ ra ngây-thơ, cố-tình không chịu hiểu và không chấp-nhận khi đưa ra luận-cứ rằng quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa đã được chính-phủ của ông Hồ chí Minh chuyển-nhượng hoặc ít ra là nhìn nhận chủ-quyền của Trung-Cộng căn-cứ vào văn-thư đề ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Phạm văn Đồng, thủ-tướng chính-phủ Hồ chí Minh.
Vào khoảng thời-gian đó, quần-dảo Hoàng-Sa và Trường-Sa thuộc chủ-quyền của Việt-Nam Cộng-Hoà; cho dù Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà có nhìn nhận chủ-quyền hoặc giả là Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà có bán hai quẩn-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa cho Trung-Cộng đi chăng nữa thì văn-bản nhìn nhận chủ-quyền hoặc mua bán này cũng hoàn-toàn vô giá-trị trên phương-diện pháp-lý. Nói tóm lại, Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà vô thẩm-quyền để nhìn nhận chủ-quyền của Trung-Cộng hoặc là mang bán hai quần-đảo thuộc chủ-quyền của Việt-Nam Cộng-Hoà.

3.- Phạm văn Đồng vô thẩm quyền ký kết văn-kiện nhìn nhận chủ-quyền hoặc chuyển-nhượng lãnh thổ cho Trung-Cộng.
Ngay trong giả-thuyết văn-kiện do Phạn văn Đồng ký kết ngày 14 tháng 9 năm 1956 minh-thị nhìn nhận Phạm văn Đồng đã bán hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa cho Trung-Cộng chăng nữa, thì một câu hỏi phải được đặt ra là Phạm văn Đồng có thẩm-quyền và tư-cách ký-kết những văn-kiện trọng-yếu như vậy không.?

Như chúng ta đã thấy “ Tuyên bố của chính-phủ nước Cộng-Hoà Nhân-Dân Trung-Quốc về lãnh-hải chỉ được đưa ra sau khi đã được Ban Thường-Trực Quốc-Hội Nhân-Dân thông qua trong kỳ họp thứ 100 vào ngày 4 tháng 9 năm 1958. Điều này cho chúng ta đoan quyết một điều là nếu Ban Thường Vụ Quốc-Hội Nhân-Dân không thông qua thì Chính-Phủ nước Cộng-Hoà Nhân-Dân Trung-Quốc khộng thể đưa ra bản tuyên-bố về lãnh-hải nêu trên. Nói cách khác, nếu Quốc-Hội nước Công-Hoà Nhân-Dân Trung-Quốc không thông qua bản tuyên-bố thì Hành-Pháp của nước Cộng-Hoà Nhân-Dân Trung-Quốc vô thẩm-quyền đưa ra tuyên-bố nói trên. Như vậy, ta có thể kết-luận rằng quyền-hành tối-thượng về vấn-đề lãnh-thổ ngay trong nước Trung-Hoa phải là Quốc-Hội. Cơ quan Hành-Pháp chỉ lãnh nhiệm-vụ thi-hành quyết-định của Quốc-Hội mà thôi.

Xem lại văn-thư của Phạm văn Đồng ký gửi cho Chu ân Lai không hề có một dấu-tích nào chứng tỏ là đã có sự bàn-thảo hoặc chuần-chấp từ Quốc-Hội nước Việt-nam Dân-Chù Cộng-Hoà rằng 2 quần-đào Hoàng-Sa và Trường-Sa là một phần lãnh-thổ của Trung-Quốc hoặc là được nước VNDCCH đem bán cho Trung-Quốc.
Trên khía-cạnh này chúng ta có thể kết-luận rằng Trung-Quốc đã cố-tình tỏ ra thiếu hiểu biết Hiến-Pháp và Luật-Pháp, khi cố vịn vào văn-kiện này để tuyên-bố chủ-quyền trên 2 quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa.

Mặt khác, nói đến quyền-hành của viên-chức hành-pháp cao-cấp, ta không thể không xem đến Hiến-Pháp của nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà. Dĩ nhiên đây phải là bản Hiến-Pháp được ban-hành vào năm 1946 , vì bản Hiến-Pháp này chỉ bị thay thế bởi Hiến-Pháp công-bố vào ngày 01 tháng 01 năm 1960, và văn-kiện Phạm văn Đồng đã ký vào ngày 14 tháng 9 năm 1958.

Tuy bản Hiến-Pháp vào năm 1946 viết rất sơ-sài, chỉ bao gồm tất-cà có 70 điều, nhưng ngay từ trong phẩn mở đầu Hiến-Pháp này đã nhấn mạnh đến nhiệm-vụ của toàn dân là phải bào-vệ sự vẹn-toàn lãnh-thổ. Đây phải là trách nhiệm của mọi người không trừ một ai. dĩ nhiên bao gồm cả Phạm văn Đồng.
“ ….Nhiệm-vụ của Dân-Tộc ta trong giai-đoạn này là bảo toàn lãnh thổ…..”

Theo bản Hiến-Pháp năm 1946 thì Nghị-Viên Nhân Dân là cơ-quan có quyền-hành cao nhất nước Việt-nam Dân-Chủ Cộng-Hoà và được bầu mổi 3 năm một lần.
Nghị-Viên Nhân-Dân được bầu ra nhằm mục-tiêu giải-quyết những công-việc mang tính cách quốc-gia. Nghị-Viên Nhân-Dân cũng biểu-quyết ngân-sách hàng năm của chính-phủ, hoặc chuẩn-y các Hiệp-Ước mà chính-phủ sẽ ký-kết với nước ngoài.
“Điều thứ 22
Nghị-Viên Nhân-Dân là cơ-quan quyền-lực cao nhất của nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà.
“Điều thứ 23
Nghị-Viên Nhân-Dân giải-quyết vấn-đề chung cho toàn-quốc, đặt ra các luật-pháp, biểu-quyết ngân-sách, chuẩn-y các hiệp-ước mà chính-phủ sẽ ký với nước ngoài.”
Điều 32 của bản Hiến-Pháp lại minh-thị ghi-nhận rằng những việc liên-quan đến vận-mệnh quốc-gia bắt buộc phải đưa ra cho nhân-dân quyết-định tối-hậu,  nói cách khác là cần phải đưa ra trưng-cầu dân-ý. Như vậy việc chuyển-nhượng một phần lãnh-thổ hoặc nhìn nhận chủ-quyền lãnh-thổ của một quốc-gia nào, trên phần lãnh-thổ nào…v/v.. là những việc hệ-trọng đối với quốc-gia nên Nghị-Viên Nhân-Dân cũng không được toàn quyền quyết-định mà phải đưa ra trưng-cầu dân-ý.
“{Điều thứ 32
Những việc quan-hệ đến vận-mệnh quốc-gia sẽ được đưa ra Nhân-Dân phúc quyết…..”
Chiếu theo Hiến-Pháp năm 1946 thì chính-phủ là cơ-quan hành-pháp cao nhất trong nước. Chính-phủ bao gồm Chủ-tịch nước, phó Chủ-tịch nước và Nội-Các.  Nội-các đứng đầu bởi một Thủ-tướng, có thể có phó Thủ-tướng, Bộ-trưởng và Thứ-trưởng. Tuy-nhiên chỉ có chủ-tịch nước là có nhiệm-vụ đại-diện cho nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà mà thôi. Một nhiệm-vụ chính-yếu của Chủ-tịch nước là ký hiệp-ước với các nước khác.
“Điều thứ 49
Quyền-hạn của Chủ-tịch nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà “………….
……………………………………………………………………………..
H) Ký kết hiệp-ước với các nước………………..”

Vấn-đề toàn-vẹn lãnh-thổ đã được đặc biệt nhấn mạnh ngay từ lời mở đầu của Hiến-Pháp năm 1946, nên các bản-văn quan-trọng về việc nhìn nhận chủ-quyền của một nước khác, từ bỏ chủ-quyền trên tất-cả hoặc một phần lãnh-thổ hoặc vạn-nhất là bán một phần lãnh-thồ của nước mình cho một nước khác là những văn-kiện cực-kỳ quan-trọng, đối với bất cứ quốc-gia nào trên thế-giới nên trước hết phải mang hình-thức của một hiệp-ước giửa 2 hoặc nhiều quốc-gia. Ngay khi hiệp-ước về vấn-đề nói trên đã được Chủ-tịch nước ký-kết với một hay hoặc nhiều quốc-gia khác thì hiệp-ước này cũng phải được chuyển qua Nghị-Viên Nhân-Dân để thảo-luận và biều-quyết hoặc nếu cần-thiết phải đưa ra trưng-cầu dân-ý, đề Nghi-Viên Nhân-Dân chuẩn-y hiệp-ước trước khi được ký-kết, chiếu theo điều 49 của Hiến-Pháp năm 1946.
Văn-kiện ngày 14 tháng 9 năm 1958, đã được Phạm văn Đồng ký gửi cho Thủ-tướng Chu ân Lai của Trung-Quốc với tư-cách Thủ-tướng chính-phủ Hồ chí Minh, Thủ-tướng Phạm văn Đồng không có tư-cách đại-diện cho quốc-gia, văn-kiện này lại không mang hình thức,không tuân hành thủ tục của một hiệp-ước mà chỉ là một văn-kiện ký gửi giữa hai Thủ-tướng của 2 quốc-gia, tức là giữa hai viên-chức hành-chánh cao-cấp của hai quốc-gia.

Do đó, nếu văn-kiện ngày 14 tháng 9 năm 1958, được xem là một công-hàm chuyển-nhượng hoặc nhìn nhận chủ-quyền của Trung-Cộng đối với hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa thì phải kết-luận ngay là Phạm văn Đồng vô thẩm-quyền để ký văn-kiện nói trên, chiếu theo Hiến-Pháp năm 1946. Nói cách khác, văn-kiện đó không có giá-trị pháp-lý.

B.- Tuyên-bố của Thứ-trướng Ung văn Khiêm năm 1956.

Để biện-minh chủ-quyền của mình trên quần-đào Hoang-Sa và Trường-Sa, Trung-Cộng còn viện-dẫn lời nói của Thứ-trưởng ngoại-giao nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà là Ung văn Khiêm với Đại-sứ sự vụ của Công-Hoà Nhân-Dân Trung-Quốc Li Zhimin vào ngày 15 tháng 6 năm 1956, rằng Hoàng-Sa và Trường-Sa về phương-diện lịch-sử thuộc về Trung-Cộng. Lời tuyên-bố này được phát-biểu tại văn phòng Bộ Ngoại-giao Bắc-Việt.

Chiếu theo điều 47 của Hiến-Pháp năm 1946 thì Thứ-trưởng chỉ là một chức-vụ thứ-yếu trong chính-phủ do Thủ-tướng bổ-nhiệm nên vô thẩm-quyền để nhìn nhận chủ-quyền của Trung-Cộng hoặc chuyển-nhượng quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa cho Trung-Cộng.

C.- Sách giáo-khoa về địa-lý cũa Hà-Nội trước năm 1974.

Để biện-minh cho chủ-quyền của mình đối với 2 quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa, Trung-Cộng còn nại rằng theo các sách về địa-lý dậy học-sinh tại nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà nói rằng: Hoàng-Sa và Trường-Sa lập thành vòng-đai bảo-vệ Trung-Quốc, từ đó Trung-Cộng diễn-giải ra rằng Hoàng-Sa và Trường-Sa được dùng để bảo-vệ Trung-Quốc, ắt những quần-đảo này phải thuộc chủ-quyền cũa Trung-Quốc. Sự diễn-dịch này mang tính-cách cưỡng từ đoạt lý vì sự-kiện nêu trên hoàn-toàn không liên-quan gì đến việc nhìn nhận chủ-quyền của Trung-Cộng về 2 quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa.
X
X          X
Tóm lại, tuy trên phương-diện pháp-lý, Trung-Cộng không thể trưng ra được những bằng-cớ khả-tín, khi chủ-trương rằng Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà đã nhìn nhận chủ-quyền của Trung-Cộng trên hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-Sa. Nhưng qua văn-kiện do Phạm văn Đồng, Thủ-tướng chính-phủ Hồ chí Minh, và qua lời thú nhận của Phạm văn Đồng rằng vì lúc đó là thời chiến-tranh nên y ta đã phải hành-động như vậy. Cộng thêm lời tuyên-bố của Thứ trưởng Ngoại-giao Ưng văn Khiêm vào năm 1956, và hơn hết tất-cả là lời thú-nhận bán nước của Bộ-trưởng Ngoại-giao Nguyễn mạnh Cầm được đăng tải bởi Thông Tấn Xã Việt-Nam vào ngày 3 tháng 12 năm 1992 rằng:

“ Việt-Nam đã phải kêu gọi sự ủng-hộ của bè-bạn trên toàn thế-giới. Đồng thời, tình hữu-nghị Trung-Việt rất thân-thiết và hai nước tin-tưởng lẫn nhau.  Đối với Việt-Nam, Trung-Quốc đã là một sự ủng-hộ rất vĩ-đại và trợ-giúp vô-giá. Trong tinh-thần đó và bắt nguồn từ những đòi-hỏi nêu trên, tuyên-bố của nhà lãnh-đạo của chúng tôi ủng-hộ Trung-Quốc trong việc tuyên-bố chủ-quyền của họ trên quần-đảo Hoàng-sa và Trường-Sa là cần thiết….”

Khó có ai có thể không kết-luận rằng chính-phủ Hồ chí Minh đã bí-mật bán ít nhất là quẩn-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa cho Tầu Cộng để nhận được viện-trợ quân-trang, quân-dụng và vũ-khí…v…/v…từ Tầu Cộng để mở và theo đuồi cuộc chiến-tranh xâm-chiếm Miền Nam Việt-Nam.
Đến đây chúng ta đã thấy rõ ràng chân-tướng của kẻ bán nước và người bảo-vệ sự vẹn-toàn lãnh-thổ  QUỐC-GIA VIỆT-NAM. AI LÀ NGUỴ QUÂN-TỬ NHẠC BẤT QUẦN.