Hiệp Định Paris Ngày 28-1-1973 Chính Là Hồi Chuông Báo Tử Cho VNCH |
Tác Giả: Phùng Ngọc Sa | |||
Chúa Nhật, 10 Tháng 4 Năm 2011 09:30 | |||
Ngày 30-4-1975, chính là ngày bọn cộng sản Miền Bắc vâng lệnh quan thầy Nga-Hoa xé bỏ Hiệp Ước Paris Hàng năm vào dịp Tháng Tư Đen, tất cả đồng bào Việt Nam khắp nơi tại hải ngoại cũng như đang sống nhẩn nhục ở quốc nội; và những ai còn nghĩ đến vận nước nổi trôi đều nhớù lại biến cố 30-4-1975; ngày mà tất cả đều tận mắt chứng kiến các sự kiện nghiệt ngã , đau thương nhất trong lịch sử của đất nước cận đại; nó không những đã gây bao tang tóc cho cả một dân tộc còn nhận chìm toàn thể người dân miền Nam vào cảnh khốn khổ điêu linh. Ngày 30-4-1975, chính là ngày bọn cộng sản Miền Bắc vâng lệnh quan thầy Nga-Hoa xé bỏ Hiệp Ước Paris, một Hiệp Ước quốc tế do một số cường quốc như Hoa Kỳ, Liên Xô và TC đồng ý kết thúc, Mục tiêu Hiệp Ước nói để “Chấm dứt chiến tranh&tái lập hòa bình” tại VN, Hiệp Ước chính do cộng sản Bắc Việt và bọn đầu sỏ cộng sản ký ngày 27-1-75 và có hiệu lực vào lúc 8 giờ sáng ngày 28-1-75. Nhưng khi chữ ký trên bản hiệp ước còn chưa ráo mực; và trong khi VNCH đang bị “người bạn đồng minh” Hoa Kỳ trói tay, cúp hết mọi nguồn viện trợ, thì bọn cộng sản tráo trở, phản bội lại hiệp ước rồi dốc toàn lực mở nhiều cuộc tấn công ác liệt đẫm máu cưỡng chiếm miền Nam. Kể từ ngày đó, thì toàn dân miền Nam hoàn toàn bị rơi vào tay bọn xâm lược miền Bắc; bị mất hết quyền làm người và trờ thành hạng “thứ dân”dưới tên: ngụy quân, ngụy quyền và ngụy dân. Tất cả đều bị CSVN miền Bắc đày ải, do đó người dân miền Nam gọi ngày 30-4-75 là “Ngày Quốc Hận,” mục đích là để tưởng nhớ lại cảnh thảm nạn gây ra bởi cái ngày đen tối đó ,và dư luận còn nghĩ là từ ngày 30-4-75, người Bắc khởi đầu cai trị miền Nam. Vì thế, trong Tháng Tư Đen, mọi sinh hoạt chính trị của các chính đảng, đoàn thể đấu tranh, đồng bào tị nạn CS đều lo đến việc chuẩn bị tổ chức lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30-4. Cũng sẵn dịp, xin nhắc lại quý độc giả và đồng hương, lịch sử dân tộc VN vào thế kỷ thứ XX, từng chứng kiến biết bao cảnh thảm họa; ngoài việc bị oằn oại lầm than dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, còn bị nạn chiếm đóng của quân phiệt Nhựt; bị “một cổ hai tròng” nên người dân VN phải chịu trăm bề khốn khổ. Phần thị bị mất mùa, ngoài ra còn bị đội quân chiếm đóng Nhật trưng thu hết đất đai, ép buộc nhà nông phải trồng cây công nghệ phục vụ chiến tranh, vì thế gây ra nạn thiếu lương thực, đó chính là nguyên nhân làm cho hai triệu đồng bào miền Bắc chết đói. Khốn nạn hơn, trong thời gian đó, Hồ Chí Minh, tên tội đồ dân tộc, tay sai của đệ tam CS quốc tế lại du nhập thêm tà thuyết ngoại lai vào đất nước, nói để đấu tranh “dành độc lập”dân tộc (xét thấy không cần thiết) nhưng thực chất là để phục vụ cho quyền lợi quốc tế vô sản. Các hệ lụy này đưa đến cuộc chiến với Pháp kéo dài đến 9 năm. (Chiến tranh Đông Dương I ) Kết quả, dân tộc VN bị thua thiệt: Hiệp Định Đình Chiến Genève 20-7-1954, đất nước VN bị chia đôi; một nửa bị rơi vào bè lũ tay sai cộng sản quốc tế; cầu Hiền Lương thuộc vĩ tuyến 17, là biên giới tạm chia. Phần còn lại thuộc miền Nam VN. Cũng ở vào hạ bán thế kỷ thứ XX, bọn CS miền Bắc lại vâng lệnh mấy tên đầu sỏ CS Nga-Hoa xúi giục, chúng vâng lời khởi động lại chiến tranh nói là “thống nhất tổ quốc”,nhưng thực chất là để bành trướng đế quốc đỏ. Quốc tế nói đó là “chiến tranh Đông Dương II”; còn gọi cuộc chiến ý thức hệ giữa cộng sản và tư bản. Lý do: hai miền Bắc-Nam đều là công cụ của quốc tế: miền Bắc phải theo lệnh CS quốc tế bành trướng đế quốc đỏ; trong khi miền Nam, đang yếu thế, vì mới dành lại độc lập từ tay Pháp; mặt khác vì quyền lợi dân tộc và để bảo vệ người dân tránh thảm họa CS, buộc miền Nam phải dựa Hoa Kỳ, người đứng đầu thế giới tự do để chiến đấu tự vệ. Sau mấy năm đôi bên đánh nhau đến trầy vi tróc vảy, bất phân thắng bại, nuốt không vào và nhã chẳng ra. Lý do: Phía Hoa kỳ do chủ trương “đánh mà không được thắng”, thắng là hỏng kế hoạch. Riêng khối CS lại còn có sự bất đồng và đôi khi lủng củng giữa hai tên đầu sỏ CS Nga-Hoa, và vì thế tư bản-cộng sản tạm thời ngưng tay; bên CS thì tính kế “lùi một để tiến ba”bước chờ cơ hội chớp thời cơ ; phần Hoa Kỳ lại toan tính khác, muốn phủi tay rút lui để thay đổi nước cờ, đồng thời tỏ chỉ dấu cho khối cộng sản biết, tự hậu, Mỹ sẽ không bao giờ tham dự một cuộc chiến trên bộ như ở Triều Tiên trước đây, Mỹ đành tháo chạy, Muốn dàn dựng kịch bản đó, người Mỹ đãï bày ra nhiều trò quái gở: một mặt, họ mở chiến dịch chuẩn bị rút lui bằng cách “bôi đen” VN; nào là bịa đặt tìm cách nói xấu, kết tội VNCH tham nhũng, hoặc bi thảm hóa tình hình chiến cuộc. oái ăm thay, trong khi chủ trương Việt Nam Hóa chiến tranh, tối tân hóa vũ khí và trang bị, nhưng lại dè sẻn, tiếp tế các dụng cụ thặng dư của thế chiến II như, nón sắt, giây 3 chạt v.v các thứ xét không mấy cần thiết cho chiến trường sôi động lúc đó. Và, cuối cùng thì cắt giảm lần viện trợ và quyết định cúp hẳn mà không cần biết đến QLVNCH sẽ đi về đâu khi hết còn được tái tiếp tế. Mặt khác, để tháo lui mà khỏi mất mặt với quốc tế; tại Mỹ, họ âm thầm tổ chức kế hoạch rút lui, cụ thể xúi giục bọn phản chiến nổi lên biểu tình khắp nơi trên các thành phố Mỹ; ngay cả thủ đô Hoa Kỳ Washington D.C; họ đứng đàng sau cổ võ thanh niên hoc sinh Mỹ ào ạt xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh VN, buộc chính quyền Mỹ phải lập tức rút khỏi VN, Hơn nữa, phản chiến Mỹ còn đề cao VC : hình Hồ Chí Minh, cờ đỏ sao vàng và cờ Mặt Trận Giải Phóng đều tràn ngập trong những cuộc biểu tình chống chính phủ của bọn phản chiến Mỹ. Quý độc giả nghĩ thế nào khi bọn phản chiến nổi loạn biểu tình bạo động chống nhà cầm quyền Mỹ mà đàng sau laịï được tích cực hỗ trợ ngầm của tình báo Hoa Kỳ? Trước nghịch cảnh nói trên, đồng thời sau thời gian kéo dài vì hai bên đều chủ trương là “vừa đánh vừa đàm”để chờ cơ hội chiếm lợi thế. Cuối cùng thì Hiệp Uước Paris cũng đã kết thúc và ra đời trong đó có nhiều hiện tượng nghịch lý, thiệt thòi về phía VNCH. Vì thế, khi tiếng chuông các nhà thờ, các chùa ở khắp nơi trong nước gióng lên, cốt là loan báo cho quần chúng biết để hân hoan đón mừng Hiệp Ước Paris Chấm Dứt Chiến Tranh ra đời, thì dư luận quốc tế cũng như một số am hiểu thời cuộc tại VN đồng loạt báo: Đó là “Hồi Chuông Báo Tử Cho VNCH”ø, đó là dấu chỉ khởi đầu việc Sụp Đổ chế độ miền Nam. Câu hỏi được đặt ra. Tại sao lại nói: Đó là hồi chuông báo tử VNCH, và mờ màn việc sụp đổ chế đệ miền Nam.?Trước khi trả lời câu hỏi trên, chúng tôi xin phép được sơ lược nhắc lại Nội Dung và Kết Quả Hiệp định và những hệ lụy của nó. Biếr rằng, Hiệp ước Paris ngày 28-1-1975 gồm có 9 Chương và 23 Điều ; trong đó một vài điều được xem là nghịch lý như dưới đây: a-) Điều 5 – Chương II: Về Chấm Dứt Chiến Sự – Rút Quân: Riêng về Điều 7 của Chương II nhắc đến trang bị vũ khí, thì HĐï tỏ “có vẻ” còn nghĩ đến việc bảo trì & tiếp liệu cho QLVNCH bằng ấn định thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh bị hư hỏng, hao mòn dùng hết từ sau khi ngưng bắn, trên nguyên tắc “một đỗi một”, với cùng đặc điểm, tính năng. Ngoài ra, còn nhấn mạnh “tiếp liệu”phải có sự giám sát của Uûy Ban Liên Hợp Quân Sự Hai Bên miền Nam, Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát đình chiến, Điều khoản viết thì chu đáo, nhưng chỉ thời gian ngắn sau, khi Hoa Kỳ thẳng tay cúp hẳn viện trợ , thì chẳng còn một ai nghĩ đến chuyện “Một Đỗi Một” nữa. Với những sự kiện vô lý và trái ngược nói trên; phải chăng VNCH và Hoa Kỳ không để ý, hoặc biết mà “phe lờ” để ký hiệp ước cho qua chuyện, họ hành động theo ý của Mỹ. Có điều đáng suy nghĩ, là trong bao năm chinh chiến, Hoa Kỳ từng đem hàng triệu quân (kể cả số luân chuyển), thế mà VNCH có biết bao trí thức khoa bảng, tướng tá lại chẳng vận động nổi để ký cho được một hiệp ước hỗ tương giữa VN với Hoa Kỳ, có vậy mới đề phòng được người bạn đồng minh bất thần phủi tay tháo chạy. Theo người viết, VNCH không tệ như thế, nhưng chẳng qua là có miệng mà nói không ra lời; hoặc cấp lãnh đạo cố đấm ăn xôi để đóng cho trọn vai trò tay sai. b) - Điều 9 đến 12 – Chương IV: Thực Hiện Quyền Tự Quyết Của Nhân Dân Miền Nam. Câu hỏi đặt ra, Cái được gọi là thành phần thứ Ba ở đâu mà ra; theo giải thích của HĐ thì,thành phần thư Ba do hai bên cộng sản và quốc gia, mỗi bên cử ra một số lượng nhân sự bằng nhau gộp lại tạo ra mà thành hình; điểm đặc biệt, thành phần thứ Ba cũng có đầy đủ quyền lực, và tiếng nói của nó cũng có trọng lượng như hai phần kia. Đến đây người ta có thể hình dung cụ thể: thành phần thứ Ba cũng ví như hai vợ chồng ăn nằm với nhau rồi đẻ ra một nhóc tì; tuy còn bú sữa và nằm trong nôi, nhưng mọi ý kiến có tính cách quyết định của gia đình đều phải thông qua nó. Một khi nó giở chứng, nó nói “hổng chịu” thì mọi việc kể như huề. Thử hỏi chuyện đại sự của một dân tộc sau bao phen chinh chiến điêu linh, lòng người ly tán mà quốc tế lại còn áp đặt ra nhiều điều có vẻ “tréo cẳng ngổng”, vô lý và ngược đời như thế, khiến người dân Việt tức cảnh phải cười ra nước mắt để chấp nhận oan nghiệt. Trước các những sự kiện nghiệt ngã từng gây uất hận cho toàn thể nhân dân miền Nam, vì thế người ta mới dùng hai chữ “Tưởng Niệm” để tưởng nhớ lại các sự kiện đau thương; và cho dù lịch sử có sang trang, một chế độ tự do dân chủ được may mắn xuất hiện trên toàn lãnh thổ VN, thì những dấu ấn đen tối của giai đoạn lịch sử đã qua, hằng năm cũng phải được nhắc lại để hậu thế lấy đó soi gương; cũng như mấy thế kỷ trước, vì Trịnh -Nguyễn phân tranh, đất nước bị qua phân; và sông Gianh là phân ranh của hai họ; nhưng vào năm 1802 khi vua Gia Long dù đã thống nhất được đất nước, nhưng dư âm vê công tội của hai họ vẫn được lịch sử ghi Để kết thúc bài viết góp một vài ý liên quan đến Hiệp Định Paris ngày 28-7-1973, chúng tôi xin được phép ghi lại lời nói của một nhà ngoại giao, từng là đại diện VNCH tại Hoa Kỳ, ông phát biểu:”Nhìn lại kinh nghiệm của cuộc chiến tranh Việt Nam. Những ai còn tâm tư với đất nước, xin đừng bao giờ giao vận mạng tổ quốc mình vào trong tay ngoai bang. Và, đừng bao giờ nghĩ đến chuyện liên minh bất kỳ với một quốc gia nào mà mình không có được vai trò quyết định.
|