Lần đầu về Việt Nam sau không vận 75 |
Tác Giả: BBC | |||
Thứ Ba, 06 Tháng 4 Năm 2010 00:40 | |||
Một trong các em bé được Daily Mail không vận khỏi Sài Gòn năm 75 trở về Việt Nam. Viktoria Cowley, giữa, với Le Thanh và Chris Law, ngày trước và bây giờ Vào tháng 11/2009, đài BBC đăng Bấm lời kêu gọi của Viktoria Cowley - một trong 99 em nhỏ được không vận từ Sài Gòn tới Anh vào năm 1975. Giờ đây, Viktoria đã tìm được nhiều bạn cùng được không vận đợt đó và đã trở về Việt Nam. Vào tháng này cách đây 35 năm, tôi được đưa khỏi một cô nhi viện ở Việt Nam và bay qua 6300 dặm tới một đất nước xa lạ nhờ một tờ báo Anh. Sau nhiều năm chiến tranh, thủ đô miền nam Việt Nam là Sài Gòn khi đó đang rung chuyển trong lúc quân đội Bắc Việt tiến gần. Một đợt di tản khổng lồ diễn ra, khi hàng ngàn người lo sợ quân đội Cộng sản sẽ có đàn áp bạo lực. Trong số các bên đứng ra giúp di tản, có tờ báo Anh Daily Mail. Tôi là một trong số 99 em bé được đưa tới nước Anh trên một chuyến chuyên cơ khi đó nhờ tờ Daily Mail. Trong vòng một năm sau, tôi đã sống với bố mẹ nuôi tại Eastbourne, Đông Sussex. Gia đình mới của tôi chưa bao giờ giữ bí mật về quá khứ của tôi, và cuộc đời tôi trôi đi một cách hạnh phúc. Nhưng đã nhiều năm, tôi hay vật vã với ý tưởng là bắt đầu một hành trình tìm về quá khứ. Tôi luôn biết việc tìm kiếm thông tin về quá khứ sẽ khó khăn và có thể chẳng mang lại điều gì.
Tôi cũng không biết nên làm như thế nào, nên nhiều khi nghĩ tốt hơn có lẽ cứ quên nó đi và tiếp tục cuộc sống. Khoảng cách đây một năm, tôi bắt tay vào tìm kiếm và gặp gỡ những người đã tới nước Anh trên cùng chuyến bay với tôi. Ban đầu, đó là những cuộc gặp riêng lẻ, sau đó biến thành các cuộc đoàn tụ, vì ngày càng có nhiều các bạn con nuôi tham gia, và tôi bắt đầu đi xa hơn để gặp gỡ họ. Tôi cảm thấy có sự liên kết với những trẻ sơ sinh khác cùng được Daily Mail không vận - những người cũng nghĩ như tôi và trông giống tôi. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy có sự khác biệt, vì tôi không biết gì về đất nước, về văn hóa nơi tôi sinh ra, và có vẻ như tôi là đứa con nuôi duy nhất chưa từng trở về Việt Nam. Tôi đưa lên mạng internet một bức hình trang nhất của tờ Daily Mail, cho thấy tôi khi đó là một trẻ sơ sinh nằm giữa hai trẻ khác trên máy bay. Chỉ vài ngày sau đó, đứa trẻ nằm bên trái tôi trong dịp không vận nhìn thấy bức ảnh và nhận ra mình. Anh ấy sống ở Wales, tên là Le Thanh. Cuối cùng tôi cũng tìm ra đứa trẻ nằm bên phải. Anh ấy tên là Chris Law và không thể tin được là lại sống ngay dưới cuối đường nhà tôi, ở Bexhill. Cuối cùng, tôi tìm thấy toàn bộ hồ sơ về việc nhận tôi làm con nuôi. Hồ sơ này còn có các thư từ mang theo tin buồn là từ khi còn trong trại trẻ mồ côi ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ được ai đến thăm và cũng chẳng có ai từng hỏi han gì về tôi cả. Du khách ở quê nhà Niềm mong muốn được trở về Việt Nam ngày càng trỗi dậy mạnh hơn. Càng biết nhiều thông tin, tôi càng muốn biết thêm về nơi tôi sinh ra và tại sao lại như thế. Thế nên vài ngày sau năm mới, trong lúc Anh Quốc còn đang chìm trong đợt giá lạnh, tôi đáp máy bay trở về quê hương nhiệt đới của mình. Sau vài ngày ở Việt Nam, có một lúc, đột nhiên tôi cảm nhận được rõ ràng mối dây ràng buộc. Đó là một cảm giác kỳ lạ và khó nói. Tôi cảm thấy mình là một phần trong xã hội này, và hoàn toàn được chấp nhận. Tuy nhiên đồng thời, tôi vẫn bị coi là một du khách - có lẽ vì cách tôi ăn mặc, có lẽ vì tôi trông ngơ ngác, hoặc có điều gì đó luôn nói với người bản địa rằng tôi thực sự không thuộc về nơi này. Thật lạ lùng. Tôi bị coi là một du khách tại chính đất nước mà tôi sinh ra, trong khi tại Anh - đất nước mà tôi sống phần lớn cuộc đời - tôi lại hay bị coi là người nước ngoài. Sứ mạng đầu tiên của tôi tới Sài Gòn, hay ngày nay gọi là thành phố Hồ Chí Minh, là để tìm xem có ai còn nhớ người cha nuôi của tôi là Douglas hay không. Trước khi nhận tôi làm con nuôi, ông đã sống ở Việt Nam với mẹ nuôi tôi là Jennifer, khi ông làm việc cho hãng thuốc lá Anh Mỹ. Lẽ ra ông đã có thể trả lời cho tôi một số câu hỏi, nhưng ông đã qua đời vào năm 1998, do vậy tôi hi vọng sẽ tìm thấy người còn nhớ ông. Nhưng đây là một chuyện vô vọng. Tôi quay trở lại nơi ông từng làm việc, tới con đường nơi ông từng ở, nhưng không ai có thể nhớ được người đàn ông Anh này. Trại mồ côi bị dỡ bỏ
Có vẻ như để tìm được bất cứ điều gì, dù nó quan trọng đến đâu, cũng đều là chuyện khó khăn. Cuối cùng tôi cũng phát hiện ra trại mồ côi từng nuôi tôi đã bị san bằng và thay vào đó bây giờ là một trường tiểu học. Phần duy nhất còn lại của trại mồ côi là một cái cây ở góc sân. Tuy nhiên, tôi cũng đã tìm ra một số sư đã từng làm việc tại trại này khi tôi là đứa trẻ, và một trong số họ nhớ ra tôi. Thật là một điều dễ chịu khi tìm thấy người có thể cho mình biết thông tin về trại mồ côi cũng như hoàn cảnh khi đó. Tôi được kể là mẹ tôi đã bỏ tôi lại trại mồ côi khi bà ở trong độ tuổi 30. Bà ở trong tình cảnh tuyệt vọng và không thể nào nuôi tôi được, thế nên bà để lại tôi cho trại mồ côi. Tôi rất biết ơn người mẹ đẻ đã để tôi lại nơi an toàn. Tôi cũng rất mừng là cuối cùng đã trở về được Việt Nam. Người dân Việt Nam thật hiếu khách và dễ tính, và tôi thấy yêu thích được ở đất nước này. Hối tiếc duy nhất của tôi là đã không phát hiện ra điều này sớm hơn.
|