Home Lịch Sử VN Chiến Tranh VN Di Cư 1954 Đường Đến Tự Do (1)

Đường Đến Tự Do (1) PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Văn Lục   
Thứ Ba, 21 Tháng 10 Năm 2008 15:01

Khi người di cư miền Bắc bồng bế nhau bước lên tàu há mồm để đi vào miền Nam thì đều nhìn thấy được tấm biểu ngữ viết sau đây dăng ngang trước lối lên”tầu há mồm”: Passage to Freedom. Đường đến Tự Do.

Nhiều người nay đã hẳn vẫn chưa quên được tấm biểu ngữ đó.

Phải chăng đó là mục đích tối thượng của việc bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ ruộng vườn để đi vào miền
Nam. Chọn lựa không phải dễ cho mọi người. Nhưng đó lại là biểu tượng ý nghĩa nhất cho cuộc di cư 1 triêu người miền Bắc vào miền Nam, năm 1954-1955. Đó là ra đi để tìm tự do.

Passage to Freedom: 4 thuỷ thủ chiến hạm USS Bayfield (APA-33) đưa người Việt Nam vượt biển vào Nam tìm tự do (03/091954)
Nguồn: Ảnh của Hải quân Hoa Kỳ

 

Đó cũng là cuộc Nam Tiến lớn nhất vì lý do chính trị trong lịch sử Việt Nam.
Cuộc di cư đó cũng mở ra đường ranh giới phân chia Quốc Cộng ở vĩ tuyến 17. Bên này là Quốc Gia, bên kia là Cộng Sản. Quốc gia đồng nghĩa với tự do. Cộng sản đồng nghĩa với độc tài.

Người viết bài này, xin được nhắc lại một vài hôi ức về quang cảnh cuối cùng của cuộc di cư xảy ra tại Hà nội của quân đội Pháp và tâm tình của người dân Hà nội cũng như hình ảnh Hà nội sau khi bộ đội Việt Minh cộng sản tiếp thu miền Bắc.

Ký ức hơn 50 năm nay đã có phần mịt mù, phần nhớ, phần quên. Xin được ghi lại được phần nào hay phần ấy.

Một điều rất rõ nét là quý vị đọc những dòng hồi ức này xin liên tưởng tới những dòng hồi ức sau ngày 30 tháng tư của chính tác giả. Một cuộc đời mà hai lần phải bỏ quê hương xứ sở mà đi.

Biết bao nhiêu là mất mát.
Hà nội 54-55 và Sài gòn 75 có có gì giống và khác? Giống ở một số hoàn cảnh, một số tâm tình. Nhưng lại khác hoàn toàn, vì 75 là một bi kịch chính trị với đổ vỡ hoàn toàn về
mọi phương diện không còn một hy vọng gì nữa.

Hà nội ngày 9 tháng 5 năm 1954: Buổi duyệt binh cuối cùng của người Pháp ở Việt
Nam


Đây là ngày đáng ghi nhớ cho quân đội Pháp ở Hà nội. Một hào quang cuối cùng ghi nhớ lại chiến thắng người Đức trước khi phải cuốn gói rời bỏ Việt
Nam sau một thế kỷ chế độ thuộc địa.

Ngày hôm ấy, người Pháp vẫn không quên tổ chức một buổi diễn binh tại Hà Nội để kỷ niệm ngày quân đội Pháp và đồng minh đã thắng Đức trong thế chiến thứ hai. Đối diện tượng đài chiến sĩ, người ta vẫn dựng một khán đài bằng gỗ như dự định do các “cu ly” Việt
Nam
dựng lên mà chung quanh chăng rất nhiều lá cờ ba sọc xanh trắng đỏ. Tuy nhiên, không khí buổi lễ năm nay không còn cái vẻ tưng bừng của ngày lễ ăn mừng chiến thắng nữa. Có cái vẻ gượng gạo, mặc dầu mọi người vẫn muốn tỏ ra mọi chuyện vẫn như bình thường.

Người viết đặc biệt ghi lại buổi lễ này và giúp hiểu được tại sao người Pháp đã làm như vậy.

Phải nhìn nhận rằng người Pháp quả thực có truyền thống “quân tử”. Nhờ đó họ mới có đủ can đảm tiếp tục tổ chức một buổi lễ như thế trong tình cảnh thua cuộc. Chúng ta cũng sẽ nhận thấy người Pháp đã tổ chức buổi duyệt binh cuối cùng với đầy đủ lễ nghi quân cách, uy nghi, oai vệ của họ.

Họ muốn chứng tỏ họ là những chiến binh chuyên nghiệp, có tác phong của một quân đội có truyền thống lâu đời.

Họ đã thua trong danh dự, thua “đàng hoàng”, thua mà không mất mặt.
Thật ra, không ai trong số những quan chức Pháp và Việt đang được dẫn lên khán đài ngạc nhiên về việc mất Điện Biên Phủ. Người ta chờ cái tin nó đến như thể một điều không thể khác được. Mỗi ngày lại thêm những tin xấu được gửi về từ cái lòng chảo đó. Người ta thậm chí đã chờ nó đến.

Mặc dầu vậy, người ta chỉ thấy có một vài ghế trống dành cho quan chức thuộc địa và bản xứ trong buổi lễ. Họ vẫn đủ mặt.

Buổi lễ vẫn tiến hành như thể trước đó đã không có gì xảy ra.

Vẫn bình thường. Đó là cung cách ứng xử hay nhất của người Pháp sau Điện Biên Phủ.
Lối ứng xử của người quân tử, có truyền thống văn hóa lâu đời.

Tướng Cogny, biểu tượng người Sĩ quan Pháp

Tướng Cogny là tư lệnh Bắc Kỳ với vóc dáng cao lớn, nghiêm trang và lạnh lùng. Vào những giờ phút cuối cùng này đây, ông vẫn tỏ ra uy quyền, chống gậy ba toong, trịnh trọng nhưng chậm chạp trong cung cách một vị tướng, đến bên tượng đài chiến sĩ đặt một ít cỏ và một vòng hoa nhỏ. Xong đâu đấy, ông gắn huy chương và dây huân chương cho một số sĩ quan và hạ sĩ quan. Những dây này đã đặt sẵn trên chiếc khay nhung mầu tím đỏ, do các sĩ quan tùy viên của ông bưng tới. Ông quàng dây huân chương chéo qua ngực những người sĩ quan ấy và ôm chúc mừng họ.

Tướng René Cogny cầm gậy (t), Đại tá Christian de Castries (không đội nón), Tướng Henri Navarre (g)
Nguồn:  Georges Boudarel, Giap.

 

Nam. De Lattre có mặt ở Việt Nam, vào tháng 12, năm 1950. Ông có tham vọng và mong muốn đào tạo một lớp sĩ quan trẻ Việt Nam như ông đã nói với Bảo Đại: “Pour vous prouver ma bonne foi, Sire, Je vais vous bâtir une armée Vietnamienne digne de vous, digne du Viet Nam, une armée moderne il n’y en a aucune dans tout l’Extrême_Orient et vous en serez le chef suprême. L’armée Viet Nammienne doit représenter la volonté du peuple de vaincre le communisme.” (Trích trong Le Dragon d’ Annam, Bảo Đại, trang, 272. Lược tóm: Thưa Hoàng Thượng, để chứng tỏ thiện chí với Ngài, tôi sẽ xây dựng một quân đội Việt Nam xứng đáng một quân đội Việt Nam hiện đại mà trên toàn thể Viễn Đông không đâu có. Và Ngài sẽ là vị tư lệnh tối cao. Quân đội Việt Nam sẽ thể hiện ý chí của người dân để thắng cộng sản.)

Con trai ông, trung úy Bernard de Lattre đã hy sinh vào ngày
30/04/1951
tại mặt trận ở Ninh Bình. Đã có con trai của ngót nghét gần 200 trăm tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa nào đã phải hy sinh ở ngoài chiến trường chưa? Tôi chỉ biết có một trường hợp là con riêng của vợ tướng NQT đã hy sinh ngoài mặt trận mà thôi.

Điện Biên Phủ 54 và Sài gòn 75

Tinh thần binh đội Pháp cũng khác hẳn cái cảnh tháo chạy hốt hoảng, bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của một cường quốc vốn thiếu truyền thống văn hóa. Vì thế, nhiều nhân vật trong chính quyền miền Nam sau này cảm thấy như bị lừa, bị phản bội vì cái cung cách của người Mỹ.
Họ có thừa cơ hội và sức mạnh và điều kiện để bắt bộ đội Cộng Sản phải “án binh bắt động” để người của họ ra đi đàng hoàng trong trật tự.

Kissinger cuối cùng chỉ là môt tên tay chơi cờ bạc bịp không hơn không kém. Y biến cuộc tháo chạy thành một sự thua cuộc bỉ ổi, mất mặt.

Sau 1975, các nước bạn và đồng minh của Mỹ cảm thấy không an tâm trong mối giao thiệp ngọai giao và hợp tác quân sự với Mỹ.

Tệ hại hơn cả là nó đã biến quân đội quốc gia miền Nam sau 20 năm chiến đấu dũng cảm vào những giờ phút cuối cùng trở thành những tên lính đánh thuê và một đám tướng lãnh hèn nhát, đua nhau bỏ trốn như loài chuột. Mà đáng lý số phận quân đội ấy phải được hưởng những giờ phút cuối cùng xứng đáng hơn sau 20 năm chiến đấu.

Cho nên, sau này, người ta không thể nào hiểu được cuộc tháo chạy nhục nhã, vô lý đến như thế, vì không đáng thua mà thua. Và chẳng may nếu có thua thì đã hẳn cũng cần có một cách khác để thua.

Nhìn lại ngày 30 tháng tư, lúc 10 giờ sáng, tướng Dương Văn Minh ra lệnh quân đội Việt Nam Cộng Hòa ngưng bắn để sẵn sàng trao quyền lại cho quân đội Bắc Việt. Chỉ nửa giờ sau, ông đã sửa lại bản tuyên bố lúc 10 giờ và ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải đầu hàng.

 

Đây là lần cuối ông làm công việc khó khăn này.

Xong, ông phất tay một cái ra hiệu, buổi diễn binh bắt đầu. Có một đại tá lén lấy chiếc mùi xoa trong túi áo lau nước mắt. Nỗi buồn thảm như đọc thấy trên khuôn mặt những người tham dự buổi lễ.

Người ta nhận thấy đội quân nhạc bắt đầu cử những bài hát thường lệ, trong đó có bài Hồn tử sĩ để tưởng nhớ đến các đồng đội đã hy sinh trong thế chiến thứ hai. Thường khi nghe những bài hát như thế, người ta cúi đầu, các mệnh phụ kín đáo lấy chiếc khăn nhỏ lau nhẹ khóe mắt. Song hôm đó, sự im lặng cùng nghi thức nghiêm chỉnh dường như chứa đựng một ý nghĩa nào đó khác thường.
Những chiến binh nhảy dù trong khi duyệt binh, phần đông kéo lê đôi chân vì những vết thương cũ, cố nhịp bước theo đoàn trong tiếng nhạc quân hành, nghếch mặt về phía khán đài đang rầm rộ tiếng vỗ tay. Nhiều người trong số họ là những kẻ may mắn cuối cùng vì đã không bị gửi lên Điện Biên Phủ chỉ vì lý do giản dị là họ bị thương hoặc thuộc thành phần trù bị. Họ đi như những bóng ma, mặt đanh lại, lạnh lùng tiến bước.

Họ là đại diện cuối cùng cho một đoàn quân chiến bại.

Cách đó không xa, đồng đội của họ còn nằm la liệt trên cáng dọc hành lang tại nhà thương Lanessan.

Sau này cũng chính nơi đây, mỗi ngày nhận đều đều đám tù binh được bộ đội Việt Minh thả ra từ Việt Trì. Đám tù binh Pháp được thả ra chẳng khác gì như những thây ma, da bọc xương vì thiếu ăn, bệnh tật. Họ gồm tất cả 11.721 người vừa bị thương, hoặc bị bắt làm tù binh.

Trong số hơn 10 ngàn người bị bắt làm tù binh lúc thất trận Điện Biên Phủ. Chỉ có 3290 trở về. Còn lại 7801 người kia số phận ra sao, không ai hay biết? Có thể họ chết vì thiếu ăn và bệnh tật trong các trại giam của cộng sản.
Nào ai biết được? Ai còn nghĩ đến số phận của họ? Kẻ thua trận một cách nào đó cũng là kẻ đã chết, bị chôn vùi và bị quên lãng.

Tang chế cho những ngày cuối cùng của Điện Biên Phủ

Buổi lễ mừng chiến thắng, nhưng hôm nay nó mang một ý nghĩa tang chế. Tưởng nhớ những người đã bỏ mình và thương tiếc cho những kẻ thua trận.

Không một ai trong số quan chức có mặt ngày hôm ấy có thể quên được chỉ cách đây hai hôm, vào ngày mồng 7 tháng 5 năm 1954, cách Hà Nội chừng 300 cây số đường chim bay. Tin thất trận bay về như một tin dữ. Họ làm sao quên được trước đó, ngày 3 tháng 4 vừa qua. Tin tức chiến sự tới tấp gửi về cho biết, sau 90 giờ liên tục chiến đấu, Eliane 2 vẫn đứng vững. Buổi chiều đến lượt Huguette 6 bị tấn công. Tảng sáng mồng 4 tháng Tư, Việt Minh rút lui. Trận đánh ở Eliane tạm ngưng. Lúc đó Eliane đã cầm cự được 107 giờ. Buổi chiều, đến lượt Huguette 6 lại bị tấn công. Có 5 tiểu đoàn Việt Minh tấn đánh Huguette.Tiểu đoàn Clédic 2-1 được gửi đến tiếp viện. Họ bị chặn lại nhưng đã cố gắng vượt qua được phi đạo, đẩy lui cánh quân Việt Minh đang ở phía đó. Sáng mồng 5, Clédic chiếm lại được Huguette 6. Sau đó, hai đại đội đã tìm cách chiếm lại Eliane 1. Charles và Minaud đến tiếp tay. Vào lúc 23 giờ Bigeard quăng thêm vào hai đại đội. Họ bị phản công mạnh bởi binh đội Việt Minh. Bigeard quăng tiếp thêm hai đại đội nữa của Tiểu đoàn 5 dù Việt Nam, BP Việt Nam (bataillon de parachutistes Viet Nam) do Guilleminot và trung úy Phạm Văn Phú chỉ huy. Sau này, người ta ghi nhận gương can đảm của binh sĩ nhảy dù đến tiếp viện của Guilleminot và trung úy Phú. Trung úy Phú sau lên cấp tướng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng đến 30 tháng 4, 1975 một lần nữa ông nếm mùi thất bại, đầu hàng cộng sản. Sau đó ông đã tuẫn tiết.

Lòng chảo Điên Biên Phủ nhắc nhở tới An Lộc trước 1975 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Trận chiến ác liệt với mưa pháo. Vẫn cố thủ. Vẫn can trường. Cũng bị tấn công ngày đêm, cũng bị tràn ngập. Nhưng những chiến sĩ trong binh đội Pháp cũng như binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn kiên trì giữ tới cùng.

Về phía bắc Điện Biên Phủ, trung úy Allaire vào giờ phút chót nhận được lệnh của trung tá Bigeard phải buông súng.

Allaire và lá cờ trắng

Allaire bàng hoàng không biết phải làm gì? Anh chưa bao giờ nghĩ đến chuyện phải đầu hàng.Tại sao có thể như thế được? Làm sao anh có thể nói với đồng đội điều đó? Anh gọi cho Bigeard thông báo đã nhận được lệnh nhưng yêu cầu trung tá gửi cho một lệnh viết tay. Bigeard bực mình song cũng chiều lòng cấp dưới. Ông trả lời. Được rồi, nhưng anh cho người của anh đến bộ chỉ huy. 15 phút sau, người lính nhảy dù do Allaire phái đi, quần áo nhếch nhác, lấm bùn đất quay trở lại với mảnh giấy nguệch ngoạc mấy dòng chữ viết vội của Bigeard: Gửi Allaire, ngừng chiến đấu vào lúc 17 giờ ba mươi. Hãy ngừng bắn. Không treo cờ trắng. Hẹn gặp lại. Ở bên dưới ghi thêm mấy chữ không phải là lệnh mà là sự tỏ bày thương xót: Tội nghiệp đơn vị 6. Tội nghiệp những thằng con nhảy dù. Allaire nhét mảnh giấy vào túi mệt mỏi, chán nản văng tục: Mẹ kiếp!

Tại cứ điểm Eliane 3, Allaire vén tay áo nhìn đồng hồ. Lúc ấy là 17 giờ. Cứ điểm sẽ bị chiếm lúc 17 h 30.

Trong chiến trận Điện Biên Phủ, ít ai để ý đến chi tiết mà tôi vừa trích dẫn ở trên. Trung tá Bigeard biết rằng không đủ sức cầm cư với binh đội Việt Minh nữa. Nhưng ông còn dặn Trung Úy Allaire là nhớ không được trưng cờ trắng để đầu hàng. Trung úy Allaire đã làm theo lệnh cấp chỉ huy của mình. Sau đó, Allaire bị bắt làm tù binh. Mặc dầu bị khám xét rất kỹ càng, trung úy Allaire vẫn cất dấu được mảnh giấy với vài dòng ghi chú của Bigeard. Sau này, cộng sản làm phim về ĐBP cũng không dám trưng cờ trắng lên.

Nay thì người ta có dịp được đọc mấy dòng chữ ghi có tính cách lịch sử đó của trung tá Bigeard do Allaire còn giữ lại được. Ít lắm, người Pháp cũng không chịu kéo cờ trắng lên đầu hàng. Sự thực là như vậy.

Những chi tiết nhỏ xem ra không quan trọng này lại cho thấy việc đào luyện sĩ quan Pháp có truyền thống tôn trọng danh dự, lý tưởng, sự hy sinh cũng như kỷ luật quân đội của họ như lời nhận định của tướng Giáp sau này.

Tinh thần đó cũng có thể tìm thấy nơi tướng De Lattre khi sang chỉ huy quân đội ở Việt

Dương Văn Minh đầu hàng: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam - Lời đầu hàng do Chính ủy cộng sản Bùi Văn Tùng soạn. (trưa 30/04/1975, Đài phát thanh Saigon)
Nguồn: PV Kỳ Nhân, hãng thông tấn AP


Có thể mọi truyện sẽ vẫn diễn ra bình thường, dù là trao quyền hay đầu hàng thì cũng sẽ không thay đổi được gì.

Nhưng đã hẳn chỉ có điều khác biệt là danh dự của người làm tướng được giữ nguyên vẹn. Mạng sống của người làm tướng, dù từ chối đầu hàng cũng không vì thế mà bị lâm nguy. Ngược lại sau này còn được hậu thế kính nể.

Kết luận về trận chiến Điện Biên Phủ

Nói chung, ít ai ra mặt ủng hộ kế hoạch của

Navarre. Cũng không có sĩ quan Pháp nào lưu tâm và nhấn mạnh đến sự tiếp viện võ khí, quân nhu, quân dụng, quân đội, huấn luyện của Mao Trạch Đông trong trận chiến Điện Biên Phủ. Phải nói thẳng, không có sự tiếp viện ồ ạt ấy từ 1950, không ai có thể tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra?

Trong khi đó sau khi Điện Biên Phủ bị mất, Mendes France là người lên thay thế ông Laniel trong vai trò Thủ Tướng Pháp.Ông quyết định trong vòng một tháng, hội đàm Genève phải được kết thúc.Vì thế, ông tránh né đề cập đến hiện trạng tù binh Pháp còn nằm trong tay Việt Minh Ông mặc xác số phận họ, cũng không nhắc đến họ với phía bên kia sợ gây trở ngại cho tiến trình đàm phán.

Thiếu tướng Việt Minh Nguyễn Chuông
Nguồn: antd.vn

 

Nhưng ngược lại, một số tù binh Việt Minh được Pháp thả về thì mạnh khỏe, to béo, mặc đồ của Sở Hành chính tài chính của người Pháp phát. Trên xe trở về, đám tù binh Việt Minh cởi quần áo vứt trả lại, chỉ mặc một cái quần đùi, ném trả lại đồ ăn như bánh mì. Một trong những tù binh Việt Minh đó có tướng Nguyễn Chuông, nguyên tiểu đoàn trưởng thuộc đại đoàn 312, Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC cho biết ông là cấp chỉ huy Việt Minh cao cấp nhất bị Pháp bắt. Ông được một linh mục Tuyên úy Pháp giúp đỡ và ủy lạo và được người Pháp đối xử tử tế.

Nhưng ông nói, khi ông trở về thì gặp vất vả từ phía đồng đội của ông..Ông bị ngưng chức, ngưng sinh hoạt đảng..Mãi sau này, ông mới được phục họat chức vụ. Sau này ông là sư trưởng quân đội miền Bắc đánh Sư đoàn 5 Quân lực Việt
Nam
cộng hòa.

Hà nội chuyển mình

Trong lúc đó ở Hà Nội, có nhiều dấu hiệu lạ. Pháp chưa thua trận Điện Biên Phủ mà người ta đã thấy đâu đó những tờ báo in lén ra ngày
2-5-1954 với măng sét cố chạy dài khẩu hiệu Cương quyết chống văn hóa dâm ô trụy lạc. Một cái khẩu hiệu như thế có vẻ như lạc điệu và buồn cười trong tình thế hiện nay. Ai còn có tâm trí đâu để nghĩ đến những chiêu bài cải tiến xã hội như vậy. Người ta tự hỏi như thế có sớm quá chăng? Người Pháp vẫn còn đó. Mất Điện Biên Phủ nhưng chưa mất Hà Nội. Vì thế mà vào ngày 02/07/1954
, tờ báo bị người Pháp bắt đình bản.

Nguyễn Bắc Hà Nội và Phạm Xuân Ẩn miền Nam

Thật ra, y hệt như Sài gòn trước 1975, Việt Minh đã cài được người trong bộ máy hành chánh, quân đội của chính quyền Quốc Gia do Bảo Đại cầm đầu. Thời ấy, chưa có một Phạm Xuân Ẩn thì cũng đã có một Nguyễn Bắc. Nguyễn Bắc, bề ngoài là một giáo sư Trung học lịch thiệp, xã giao, gặp ai cũng có sẵn một nụ cười. Trong khi đó, vợ Nguyễn Bắc là giáo viên ngoài khu. Cuộc sống của Nguyễn Bắc coi bộ dễ dãi, nhàn tản. Nguyễn Bắc lại sống dưới một cái dù che an toàn. Ông ở dưới sous-sol căn biệt thự của một người Pháp giàu có là Charles Henri de Montpezat, một viên chức kỳ cựu nổi tiếng của dân Pháp có máu mặt tại Hà Nội. Ra vào như thể một người giúp việc tin cẩn. Đấy là tấm thẻ căn cước có giá trị nhất cho người làm gián điệp. (Tài liêu trích trong Histoire de Hà noi của Philippe Papin, trang 298, nxb Fayard).

Nguyễn Bắc tìm cách rải truyền đơn, tuyền truyền chống đối lại lệnh của tướng De Lattre kêu gọi thanh niên từ 18-20 tuổi tòng quân. Một hình thức Việt
Nam
hóa chiến tranh như thời thập niên 1979. Nguyễn Bắc động viên, thúc dục các bà mẹ biểu tình chống đối tổng động viên trước rạp cine Majestic, Hà nội.

Việt Minh cũng có một hệ thống giao liên, thông tin và rải truyền đơn hữu hiệu, do các người bán hàng rong, một nghề vốn rất phổ biến ở Hà nội cho đến hiện bây giờ. Nghề bán hàng rong là một bộ mặt rất đặc trưng của Hà nội cùng với 36 phố phường buôn bán tấp nập.Vì thế, thủ đô Thăng Long vào thế kỷ 17, đời Trần được gọi là Kẻ chợ (le marché). Hai phố Hàng Ngang và Hàng Đào được coi là hai phố buôn bán sầm uất nhất. Nghề bán hàng rong ở Hà nội trở thành hệ thống thông tin và giao liên hữu hiệu của quân đội Bắc Việt. Nhưng hiện nay thì họ đang bị chính quyền Hà Nội xua đuổi như đuổi gà, vì làm mất trật tự và thẩm mỹ của thành phố.

Cạnh đó, người ta còn nhận thấy có hiệu sách do ông Nguyễn Mạnh Hà làm chủ. (Ông Nguyễn Mạnh Hà, một trí thức công giáo học ở Pháp, quốc tịch Pháp, lấy vợ đầm, ngả theo Việt Minh, cựu bộ trưởng kinh tế chính phủ do Hồ Chí Minh cầm đầu). Hiệu sách này là trung tâm liên lạc giữa vùng tề và kháng chiến. Người ta có thể mua bất cứ sách vở, báo chí gì từ bên Pháp gửi qua như l’Express, L’Observateur, L’Humanité,
Paris

- Match hoặc các sách vở ít chính thống thuộc nhà xuất bản Xã Hội (Éditions sociales. Tài liêu trích trong Histoire de Hà noi của Philippe Papin, trang 298, nxb Fayard).
Nam? Họ bị tuyên truyền chăng? Họ sợ cái gì? Họ là đám người cùng khổ, thứ cùng đinh của xã hội mà tại sao phải sợ? Họ nằm rải rác, vạ vật ở ga Hàng Cỏ, ở khu Nhà Hát Lớn. Phụ nữ, người già, trẻ con, họ nằm, ngồi chồm hỗm, nét mặt sợ hãi ngơ ngác. Họ nằm duỗi dài trên các vỉa hè, gối đầu lên các đồ đạc lỉnh kỉnh, nào nồi niêu, bát đĩa với trăm thứ linh tinh không đáng giá vài chục bạc. Tình trạng Hà Nội đầy căng thẳng... kẻ ra đi, người ở lại... Có một bầu không khí kinh hoàng với nhiều tin đồn. Người từ các vùng quê xa xôi từ Ninh Bình, Phát Diệm, bồng bế nhau, lỉnh kỉnh đồ đạc, tay xách nách mang hay quảy quang thúng tụ tập đông đảo ở ga Hàng Cỏ. Có người bàn bạc đi, có người ở lại. Có gia đình đành chia ra, con cái còn trẻ ra đi vào Nam

, còn bố mẹ ở lại để giữ nhà .Tiếc của mà ở lại.

Cả đời gom góp có được mấy căn nhà, ai nỡ đành đoạn bỏ đi. Nhưng chẳng bao lâu sau, những gia đình này sẽ thất vọng, vì nhà của của họ bị tich thu và chỉ có quyền trú ngụ trong một phòng cho mỗi hộ gia đình.

 

Rời làng, bỏ xóm
Nguồn: truyen-thong.org Ảnh National Geographic June 1955/Francois Sully, Black Star

 

Cuối cùng chỉ những người dân quê tưởng rằng cả đời không rời khỏi lũy tre làng thì lại thảnh thơi nhẹ nhàng ra đi.

Gia đình tôi theo quân đội nên lúc đầu đóng ở làng Ngọc Hà, gần vườn bách thảo. Một làng chuyên trồng hoa để phân phối cho Hà Nội. Không biết Khái Hưng khi viết gánh Hàng hoa, phải chăng ông đã nhắc đển một thiếu nữ thùy mị, xinh đẹp xưa của làng Ngoc Hà vào trong truyện chăng?

Sau khi nghe Điện Biên Phủ mất, những trí thức thành thị, công chức, tiểu tư sản cũng nhốn nháo cả lên. Họ bàn tán, hội họp, kẻ rục rịch bán nhà, kẻ chuẩn bị vào
Nam
. Đi hay ở là câu hỏi được đặt ra trong bọn họ. Phần đông họ tình nguyện rút theo người Pháp. Nhưng trong lúc này thì hãy chờ và xem theo cái sự khôn ngoan bình thường của những kẻ có chút chữ nghĩa. Hà Nội sống trong cơn sốt đi hay ở. Nhiều gia đình có con cái đi theo bộ đội, nay thật không dễ cho họ để bỏ đi. Họ sống trong thái độ lo âu, khắc khoải và trông chờ.

Đó cũng là trường hợp ông Trần Văn Lai, thị trưởng thành phố Hà nội có con trai đi bộ đội thời kháng chiến. Ông quyết định cửa đóng then gài, không tiếp ai, khắc khoải chờ tin tức đứa con trai trở về, không biết sống hay chết.

Có những người có cơ sở làm ăn như tiệm trồng răng Minh Sinh, bờ Hồ. Xe đòn đám ma Đức Bảo, hiêu thuốc Cam , Hàng Bạc và nhiều tiểu thương khác đã chọn ở lại.

Có nhiều sứt mẻ tình ruột thịt giữa cha mẹ con cái, tranh cãi đau lòng. Giữa hai phía. Giữa kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại. Giữa đi và ở. Giữa thị dân và kẻ “quê mùa” mới tới, giữa cựu công chức thời Pháp thuộc chịu ở lại và cán bộ ngoài khu trở về.

Và càng đến cái hẹn cuối cùng theo hiệp định
Geneva
thì bầu không khí hoảng loạn càng gia tăng.

(Còn tiếp)

© DCVOnline