Tượng nữ thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa |
Tác Giả: Nguyễn Phúc Giác Hải | |||
Thứ Năm, 14 Tháng 10 Năm 2010 11:21 | |||
DCVOnline: Về tác giả Nguyễn Phúc Giác Hải – Ông sinh năm 1934, bắt đầu là một thầy giáo dậy sinh vật; sau ông chuyển sang nghiên cứu hiện tượng lạ Ảnh tác giả Nguyễn Phúc Giác Hải / Nguồn: anh.24h.com.vn và gần đây ông bước vào lãnh vực nghiên cứu sử. Xin được giới thiệu đến bạn đọc một bài viết của ông về tượng Nữ thần Tự do không phải ở New York mà là một tượng đã có một thời ở ngay tại thành phố Hà Nội. Bạn đọc cũng có thể đọc thêm về tác giả ở những đường dẫn ở cuối trang. Hà Nội từng có tượng Thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa Có lẽ ít người biết rằng Hà Nội cũng đã từng có một tượng Thần Tự Do giống hệt như tượng Thần Tự Do ở New York (Mỹ) nhưng với kích thước nhỏ hơn.
Tượng Thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa / Nguồn: R. Duboil Bức thư ba, mà dân ta gọi là “Bà đầm xoè”, cao, 2,85m có mặt ở Việt Nam năm 1887 nhân dịp Hội chợ Đấu xảo (Hà Nội). Số phận của Nữ thần Tự Do ở Việt Nam thật gian truân và có phần bi thảm. Sau thời gian ngắn được triển lãm ở Đấu xảo (Cung văn hoá Việt Xô bây giờ), tượng được tặng lại Hà Nội và được đặt ở Vườn hoa Paul Bert (Vườn hoa Chí Linh). Khi chính quyền thuộc địa Pháp muốn đặt tượng Toàn quyền Paul Bert vào vị trí của Nữ thần, tượng đã bị dỡ xuống và nằm trên đất một thời gian dài trước khi được gắn lên Tháp Rùa. Khi làm pho tượng tặng cho nước Mỹ, Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Người Hà Nội lúc ấy không quan tâm đến lịch sử của pho tượng mà chỉ gọi là tượng “Bà đầm xòe”. Tượng Thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa / Nguồn: R. Duboil Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe Tượng Thần Tự Do / Nguồn: OntheNet Tượng Thần Tự do tại Vườn hoa Neyret (nay là vườn hoa Cửa Nam) trước khi bị giật đổ. / Nguồn: OntheNet Người Pháp lấy chỗ của tượng Thần Tự Do để làm chỗ cho tượng Paul Bert. Vậy là phải tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự Do. Có ý kiến đề xuất là đặt ở chỗ ga xe điện Bờ Hồ trước đây, nay là đài phun nước trước nhà Thủy Tạ và đầu phố Hàng Đào. Nhưng một kỹ sư Pháp là Daurelle đề nghị đặt ngay trên nóc Tháp Rùa mà người Pháp gọi là Ngôi đền nhỏ (Pagodon) hay Qui Sơn Tháp (Tour de l’ile de la Tortue). Chi tiết này được viết rất rõ trong cuốn “Bắc Kỳ xưa” (Le vieux tonkin) của Claude Bourrin, viết về xứ Bắc Kỳ trong các giai đoạn từ 1890 đến 1894 (nhà in IDEO, Hà Nội, 1941, tr. 48-49). Bản tin trên báo Đông Pháp, 2/8/1945, cho biết “Bà đầm xoè” bị giật đổ 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945. / Nguồn: Báo Đông Pháp “Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi” / Nguồn: Césard/ La Vie Indochinoise (12/1896) Bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho biết, pho tượng “Bà đầm xoè” bị giật đổ 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945.Năm 1945, trước khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ngày 31/7/1945, thị trưởng Hà Nội của Chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy là Trần Văn Lai, có lẽ đã không biết đến ý nghĩa lịch sử của pho tượng, nên đã liệt “Bà Đầm xòe” vào số những tàn tích nô lệ của thực dân Pháp và ký lệnh cho giật đổ pho tượng này cùng một số tượng khác, trong đó có tượng Pôn Be. (Theo bản tin trên báo Đông Pháp, 2/8/1945. Ảnh minh hoạ). Câu chuyện “Bà đầm xoè” cho ta bao suy nghĩ và gợi mở. Ẩn sau số phận bức tượng – một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩm văn hoá, người ta thấy nhiều thứ: sự cưỡng bức, sự cố chấp, sự nông cạn, những xung đột văn hoá, và cả những âm mưu, toan tính cá nhân và chính trị. Tuy nhiên có một thứ mà ta không thấy đó là sự giao lưu văn hoá tinh khiết và đúng nghĩa. Những hạn chế lịch sử, những lỗi lầm là những bài học dành cho cả người trao và người nhận. Hà Nội sắp ngàn năm tuổi. Biết bao biến cố, thăng trầm: thay những bức tượng bị giật đổ người ta dựng nên những bức tượng khác; làng Ngũ Xã đã bỏ nghề lên phố; tượng phật A-di-đà ta có thể gặp ở khắp nơi. Chỉ riêng Nữ Thần Tự do – bức tượng nổi tiếng và đẹp bậc nhất thế giới – “Bà đầm xoè”, đã từng vượt biển đến đây nhưng đã mãi mãi ra đi.
|