Home Lịch Sử VN Các Triều Đại Việt Nam hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông tại quê Thanh Hóa

Việt Nam hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông tại quê Thanh Hóa PDF Print E-mail
Tác Giả: Anh Vũ / RFI   
Thứ Hai, 25 Tháng 1 Năm 2010 23:39

Lê Dụ Tông là vị vua thuộc thời hậu Lê, sinh năm 1679, chính thức lên ngôi vua vào năm 1702 và mất năm 1731

Con Rồng, biểu tượng của các chế độ vua chúa Á châu
(Reuters)

Theo AFP, sau hơn hai trăm năm qua đời và gần nửa thế kỷ nằm tại viện Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, hôm nay, 25/01/2010, thi hài Vua Lê Dụ Tông đã được đưa về hòan táng tại quê nhà với nghi lễ long trọng.

Thi hài nhà Vua được đặt trong chiếc quan tài bằng gỗ Ngọc Am cổ thụ nặng 700 kg, trên phủ một tấm vải đỏ thêu rồng, đã được đưa từ viện Bảo tàng về khu lăng mộ rộng 5000 m2 vừa được quy họach tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hơn 30 bộ quần áo theo nguyên bản kích cỡ của nhà Vua, do tỉnh Thừa Thiên Huế gửi đến cũng được tùy táng theo thi hài.

Ông Lê Văn Duật, một đại diện của dòng họ Lê cho biết, đây là một sự kiện trọng đại, không chỉ đáp ứng tâm nguyện của dòng họ Lê nói riêng mà còn của cả dân tộc Việt Nam.

Sau lễ khâm liệm và cầu siêu tại Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, thi hài nhà Vua đã được đưa về tỉnh Thanh Hóa với sự hộ tống của hàng trăm xe cảnh sát, tiêu binh và đại biểu. Hàng nghìn người tại quê hương nhà Vua Lê Dụ Tông đã ra đón và tham dự lễ hạ huyệt thi hài.

Lê Dụ Tông là vị vua thuộc thời hậu Lê, sinh năm 1679, chính thức lên ngôi vua vào năm 1702 và mất năm 1731. Ban đầu nhà Vua được an táng ở lăng Cố Đô, huyện Đông Sơn, sau đó được dời táng đến lăng Kim Thạch, huyện Lôi Dương cũng trong tỉnh Thanh Hóa.

Sau những biến động của thời gian và lịch sử, lăng mộ đã bị mai một, không ai để ý tới. Năm 1958, một nông dân tình cờ phát hiện ra mộ nhà Vua tại làng Bái Trạch, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh hóa. Đến năm 1964, thi hài của Vua Lê Dụ Tông được khai quật và đưa về Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội để phục vụ nghiên cứu khoa học.

Do không có điều kiện phương tiện kỹ thuật, nên việc bảo quản không được tốt, di hài Vua Lê Dụ Tông cũng như các đồ tùy táng đã bị xuống cấp. Ủy ban Nhân dân tỉnh và dòng họ Lê đã đề nghị cho hoàn táng thi hài nhà Vua. Đây là trường hợp thi hài một vị vua duy nhất của Việt Nam được khai quật và nghiên cứu.

 

 Dưới đây là bản tin của báo Người Việt Online:

 

   
 
Cải táng thi hài vua Lê Dụ Tông ở Thanh Hóa
Monday, January 25, 2010

 
 
medium_NVHN-100125-KING2.jpg

Quan tài Vua Lê Dụ Tông đang được hạ huyệt trong buổi lễ cải táng ở Thanh Hóa. (Hình: AFP)

medium_NVHN-100125-KING3.jpg

Thi hài Vua Dụ Tông nằm trong lồng kiếng lúc còn lưu giữ ở Bảo Tàng Lịch Sử Hà Nội. (Hình: Báo Ðại Ðoàn Kết)

Vị vua duy nhất của Việt Nam có thi hài được khai quật và nghiên cứuTHANH HÓA (NV) - Theo tin của hãng thông tấn AFP, xác ướp của Vua Lê Dụ Tông, một vị vua đời nhà Lê của Việt Nam, qua đời cách đây mấy trăm năm, vừa được cải táng hôm Thứ Hai, 25 Tháng Giêng ở Thanh Hóa. Thi hài của nhà vua được tìm thấy cách đây nửa thế kỷ, khi một nông dân tình cờ đào được.Truyền hình nhà nước cho thấy hình ảnh một quan tài phủ vải đỏ, thêu hình rồng ở Viện Bảo Tàng Lịch Sử Hà Nội, nơi thi hài Vua Lê Dụ Tông được bảo quản trong nhiều thập niên.RFI tường thuật, “sau lễ khâm liệm và cầu siêu tại Bảo Tàng Lịch Sử Hà Nội, thi hài nhà vua được đưa về tỉnh Thanh Hóa với sự hộ tống của hằng trăm xe cảnh sát, tiêu binh và đại biểu. Hằng nghìn người tại quê hương nhà vua cũng ra đón và tham dự lễ hạ huyệt.”Quan tài làm bằng gỗ Ngọc Am cổ thụ, nặng 700 kg, được chuyển về một khu lăng mộ rộng 5,000 mét vuông, vừa được qui hoạch tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hơn 30 bộ quần áo theo nguyên bản kích cỡ của nhà Vua, do tỉnh Thừa Thiên Huế gửi đến cũng được chôn theo.Ông Lê Văn Duật, một người đại diện của dòng họ Lê cho biết, “Chúng tôi lấy làm sung sướng trước sự kiện này, không những đáp ứng tâm nguyện của dòng họ Lê mà còn của cả dân tộc Việt Nam.”AFP tường thuật theo bản tin của Vietnam News, vào năm 1958, một số nông dân tình cờ khám phá quan tài nhà vua khi họ đang làm ruộng. Họ khám phá thấy lớp “áo quan ngoài” và khi họ đập vỡ một góc thì thấy lớp quan tài bên trong bằng gỗ sơn mài màu đỏ, có viền bằng vàng.Theo báo Ðại Ðoàn Kết ở trong nước, nông dân cuốc ruộng bên bờ sông Ðông Giang đã tình cờ khám phá thấy một ngôi mộ lớn. Ðó chính là lăng mộ Vua Lê Dụ Tông, với tấm bia ghi rõ: “Lê Dụ Tông Hoàng Ðế Chi Lăng”. Sau đó ngôi mộ đã bị đào bới khiến thi hài lộ ra không khí trước khi các nhà khảo cổ học có mặt.Giới chức và chuyên gia mở hòm lần đầu tiên vào năm 1964, được biết hồi ấy người ta chôn theo cho vua 83 mẫu vật gồm, gối, vải vóc, đồ dùng, và vải bọc. Tất cả đều đã mục nát, theo lời của viện bảo tàng nói với AFP.Xác nhà vua không được bảo quản theo đúng nguyên trạng “vì Việt Nam hồi ấy còn thiếu ngân sách và kỹ thuật”, nhưng cũng theo viện bảo tàng, từ 1964, tình trạng của xác phần lớn vẫn không thay đổi.Theo RFI, do không có điều kiện phương tiện kỹ thuật, nên việc bảo quản không được tốt, di hài Vua Lê Dụ Tông cũng như các đồ tùy táng đã bị xuống cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh và dòng họ Lê đã đề nghị cho cải táng thi hài nhà vua.Cũng theo báo Ðại Ðoàn Kết, mộ Vua Lê Dụ Tông là “ngôi mộ hợp chất”, có chất liệu tốt nhất trong số những “ngôi mộ hợp chất” đã được phát hiện ở Việt Nam. Ðây là di hài duy nhất của các bậc đế vương nước ta được phát hiện còn nguyên vẹn.Di hài Vua Lê Dụ Tông có nhiều điểm đặc biệt, “Ðây là di hài sử dụng kỹ thuật ướp xác không cần loại bỏ não và nội tạng trong khi đó, đa phần các xác ướp đều phải thực hiện công đoạn này. Với táng thức đặc biệt, ngôi mộ này cùng những đồ tùy táng được bảo quản rất tốt. Những di vật này và bản thân di hài Vua Lê Dụ Tông là tư liệu rất quý đối với nhiều ngành nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khảo cổ học và nhân trắc học...”Thi hài Vua Lê Dụ Tông được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã hơn 40 năm. Bác Sĩ Ðỗ Xuân Hợp, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về xác ướp cùng một số nhà nghiên cứu cũng đã công bố những nghiên cứu của mình. Trong thời gian lưu giữ, thi hài Vua Lê Dụ Tông được bảo quản tại một phòng riêng và không trưng bày cho khách tham quan.Thi hài vua được đặt trong một chiếc quan tài bằng kính, đã khô đen theo thời gian - và theo khẳng định của một số người được vào thăm - thì một số bộ phận như móng tay, móng chân... của vua đã có dấu hiệu bị rụng ít nhiều. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, dòng họ Lê (Thanh Hóa và toàn quốc) đã đề nghị cơ quan chức năng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cho phép dòng họ Lê được đưa thi hài vua về an táng.Mới đây, trước nguyện vọng của nhân dân xứ Thanh, tỉnh Thanh Hóa cũng đã có công văn gửi cơ quan chức năng đề xuất “được an táng thi hài Vua Lê Dụ Tông tại quê hương với nghi lễ hoàn táng trọng thể cấp nhà nước. Tuy nhiên, do vị trí lăng mộ cũ nay đã trở thành nơi ở của một số hộ dân nên vị trí hoàn táng mới sẽ chuyển ra một địa điểm bằng phẳng gần đó.”Một hòm mới được làm mô phỏng theo nguyên thủy cho việc cải táng, và các nghệ nhân từ cố đô Huế được mướn để may lại triều phục, vải liệm, cùng nhiều đồ dùng cá nhân khác.Ðây là trường hợp thi hài một vị vua duy nhất của Việt Nam được khai quật và nghiên cứu.Lê Dụ Tông là vị vua thuộc thời hậu Lê, sinh năm 1679, chính thức lên ngôi năm 1705 (theo RFI là năm 1702), là vị vua thứ 22 thuộc dòng họ Lê, trị vì đầu tiên từ năm 1427, từ lúc vua Lê Lợi đánh bại được quân Minh và sáng lập triều nhà Lê.

Vua Dụ Tông mất năm 1731, vào lúc vua băng hà ở tuổi 52, triều đại nhà Lê đang bước đến gần thời kỳ cuối, kéo dài thêm chỉ được vài thập niên. Ban đầu, vua được an táng ở lăng Cố Ðô, huyện Ðông Sơn, sau đó được dời táng đến lăng Kim Thạch, huyện Lôi Dương, cũng trong tỉnh Thanh Hóa. (T.P.)