Tài liệu lịch sử được biên khảo công phu bởi một cựu SVSQ K3 Học Viện CSQG VNCH.
PHAN ĐÌNH PHÙNG (1847 – 1895) LÃNH TỤ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG CHỐNG NGOẠI XÂM CUỐI THẾ KỶ XIX Nguyễn Thế Hoàng (Khóa 3/72 HVCSQG) Do chính sách bế môn tỏa cảng của triều đình Huế khư khư ôm giữ lề thói cũ, không chịu mở cửa thông thương buôn bán, không giao tiếp với bên ngoài khai hóa dân trí, do sự sùng tín giết hại người trong nước , làm tình làm tội bắt đạo những giáo sĩ Thiên chúa giáo tây phương và giáo dân trong nước, nên thực dân Pháp có cớ đem chiến thuyền vào bắn phá thị uy các đồn lũy ở Đà Nẳng năm 1847 rồi rút đi, mở đầu tham vọng xâm lăng và đặt nền đô hộ lên toàn cõi Việt Nam của thực dân Pháp. “Dẫu cường nhược có lúc khác nhau – Song hào kiệt lúc nào cũng có (Nguyễn Trãi). Sĩ phu Việt Nam đứng trước nguy cơ Đất Nước lâm nguy, thời bấy giờ phát sinh những phong trào Cần Vương chống Pháp cứu nước của dân tộc Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX đã nỗi lên rầm rộ, xuất hiện những nhà lãnh đạo kiệt xuất từ các phong trào Cần vương cứu nước, nỗi bật nhất là cuộc dựng cờ Cần Vương khởi nghĩa hào hùng kiên cường của chí sĩ Phan Đình Phùng chống giặc Pháp xâm lăng đất nước Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX..
PHAN ĐÌNH PHÙNG (1847-1895) sinh ngày 24 tháng 4 năm Đinh Mùi (6.6.1847 dl) người làng Đông Thái (nay là xã Tùng Ánh) huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho giáo có truyền thống hiếu học, trọng đạo nghĩa. Thân sinh của cụ là cụ Phó bảng Phan Đình Tuyển, các ông bác là chí sĩ Phan Đình Thông, cử nhân Phan Đình Thuật và người chú là cụ Phó bảng Phan Đình Vận. Ngay thuở thiếu thời, cụ Phan Đình Phùng đã nỗi tiếng thông minh, có chí và rất siêng năng ham học. Năm 29 tuổi, cụ Phan thi Hương đậu Cử nhân khoa Bính Tý (1876), năm sau, thi Hội, cụ đậu Đình Nguyên Tiến Sĩ khoa Đinh Sửu (1877), nên người đời thường gọi là cụ Đình. Bước vào hoạn lộ, cụ Phan Đình Phùng được bổ Tri Huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Do đánh đòn cố đạo Trần Lục (tục gọi là cụ Sáu) vì ông này hay ỷ thế hiếp đáp dân, nên cụ Phan bị vua Tự Đức bắt tội, cụ bị triệu hồi về kinh đô Huế sung chức Ngự Sử Đô Sát Viện có trách nhiệm kiểm tra công việc các quan lại, sẳn sàng đàn hặc (vạch tội quan lại) những người có lỗi lầm, phạm pháp dù người ấy ở cương vị nào. Là một vị quan thanh liêm, cương trực, cụ Phan Đình Phùng hết lòng chăm lo đời sống người dân, mặt khác rất nghiêm khắc với bọn quan lại tham nhũng, kể cả bọn tay sai của Pháp khoác áo tôn giáo hà hiếp dân lành. Năm 1882 cụ Phan dâng sớ đàn hặc Thiếu bảo Nguyễn Chánh về tội “Ứng Binh Bất Biến (Cầm quân ngồi yên, không đi tiếp viện) khi giặc Pháp tấn công cướp thành Nam Định, cũng như không quan tâm đến dân tình bị giặc hà hiếp bóc lột. Tại triều đình, cụ Phan Đình Phùng thường tố cáo nhiều vụ khuất tất đã tồn tại từ lâu, nên có lần vua Tự Đức khen “Thử sử cửu bất phát, phùng PHÙNG nải phát” (Những việc bê bối trong triều đình đã có từ lâu không ai dám phát hiện, nay gặp PHÙNG mới phát hiện phanh phui ra ánh sáng.) Trước sự kiện triều đình xuống chiếu cấm đạo gắt gao, nhiều giáo sĩ tây phương bị sát hại, tháng 8 năm Bính Thìn 1856 (Tự Đức thứ 9) chính phủ Pháp lại sai ông Leheur De Ville-Sur-Arc đem chiến thuyền Catinat vào cửa Đà Nẳng rồi cho người đem thư lên trách triều đình về việc cấm đạo. Nhưng vua quan triều đình không đáp ứng, nên quân Pháp bèn bắn phá các đồn lũy ở Đà Nẳng để thị uy rồi rút đi như lần trước. Sau đó, Pháp vẫn cố gắng điều đình và yêu sách triều đình Huế cho nước Pháp được tự do vào thông thương, được đặt Lãnh sự tại Huế, được mở cửa hàng buôn bán, cho giáo sĩ được tự do giảng đạo, nhưng triều đình Huế vẫn khước từ mọi yêu cầu. Tháng 7 năm Mậu Ngọ 1858 (Tự Đức thứ 11) tướng Pháp là Rigault De Genouilly lại đem 14 chiến thuyền Pháp và I Pha Nho với hơn ba ngàn quân của hai nước vào cửa Đà Nẳng bắn phá các đồn lũy, chiếm Đà Nẳng, Gia Định (Nam Kỳ)...và sau đó giặc Pháp tiếp tục tiến chiếm toàn cỏi nước Việt Nam... trong tham vọng đặt ách đô hộ với Hòa Ước ký ngày 23 tháng 7 năm Quý Mùi 1883, được tu chính lại bằng Hòa Ước Patenôtre ký ngày mùng 6 tháng 6 năm Giáp Thân 1884 buộc triều đình Huế phải chấp nhận nước Pháp đặt nền bảo hộ nước ta. Hòa Ước vừa ký xong, ông Patenôtre hội các vua quan trong triều đình đem cái ấn của Tàu phong cho vua Việt Nam thụt bể nấu lên mà hủy đi, nghĩa là từ đó Việt Nam thuộc về nước Pháp bảo hộ chứ không còn thần phục nước Tàu nữa. Đất nước lúc bấy giờ chìm đắm dưới gọng kiềm đánh phá chiếm lĩnh của giặc Pháp, toàn dân khốn đốn điêu linh dưới ách đô hộ tàn bạo của giặc ngoại xâm, đẩy vua quan triều đình Huế vào tình trạng rối loạn cực độ. Quan lại trong triều chia hai phe. Phe chủ hòa ôm chân giặc, đàn áp dân lành, lũng đoạn triều đình để mưu cầu danh lợi cho bản thân và bè phái. Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu ráo riết tập hợp lực lượng, chuẩn bị khí giới, lương thực đế kháng Pháp khi thời cơ đến. Tháng 6.1883 trong lúc giặc Pháp tràn ngập đánh phá đất nước thì vua Tự Đức băng hà, để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân là vua Dục Đức. Ba ngày sau đó, Hội đồng Phụ Chính Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Trần Tiển Thành phế vua Dục Đức, lập Hồng Dật lên ngôi lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Thấy việc làm trái nghịch di chiếu của vua Tự Đức, cụ Phan Đình Phùng can đảm đứng ra trách mắng Tôn Thất Thuyết giữa triều đường trước bá quan văn võ :” Đức Tiên Hoàng vừa mới nhắm mắt mà ngài đã làm việc trái nghịch di chiếu như thế là không được. Huống chi tân quân chưa có lỗi gì mà Ngài vội vàng mạo phạm phế vua, lập vua là việc làm càn rỡ không còn đạo nghĩa nhân thần một chút nào”.Tôn Thất Thuyết quá tức giận, thét tả hửu ba quân bắt trói cụ Phan Đình Phùng đem đi chém., nhưng sau đó cụ Phan bị đem giam vào trại Cẩm Y, vài ngày sau cụ Phan bị cách chức đuổi về quê nhà. LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG 10 NĂM KHỞI NGHĨA CHỐNG GIẶC PHÁP (1885-1895)
Mặc dù bị Tôn Thất Thuyết cách chức đuổi về quê, cụ Phan Đình Phùng không hề tức giận, ngày đêm luôn bình tâm suy nghĩ tính kế đến việc cứu dân cứu nước. Tuy bị cụ Phan Đình Phùng hạch tội chuyện phế lập vua, nhưng đầu năm 1884 Tôn Thất Thuyết lại tâu lên vua Hàm Nghi xin phong cho cụ Phan làm Tham Biện Sơn Phòng tỉnh Hà Tĩnh với trách nhiệm chuẩn bị lực lượng chống Pháp trong tỉnh. Sau cuộc tấn công của phe kháng chiến vào các căn cứ của Pháp tại kinh thành Huế thất bại, quân Pháp phản công dữ dội, kinh đô Huế thất thủ, người người chạy giặc đạp lên nhau thoát thân (Tháng 7-1885) và trong Tử Cấm Thành các vua quan, cung nữ cũng hoảng loạn tìm đường tháo chạy, Tôn Thất Thuyết phải hộ giá vua Hàm Nghi chạy về phía Bắc thoát thân. Đồng thời phát hịch cần vương kêu gọi văn thân sĩ phu và toàn dân cả nước đứng lên chống giặc Pháp xâm lăng. Tháng 10-1885 khi nghe vua Hàm Nghi đến vùng thượng du Phú Gia, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cụ Phan Đình Phùng cùng một số bạn văn thân như Phan Quang Cự, Phan Khắc Hòa, Phan Trọng Mưu, Hoàng Xuân Phong, Ngụy Khắc Kiều... tìm tới bái yết và cụ Phan được vua Hàm Nghi phong chức Tán Lý Quân Vụ lãnh đạo phong trào Cần Vương trong 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quãng Bình. Cụ Phan Đình Phùng ra lời kêu gọi những sĩ phu yêu nước và toàn dân dựng cờ khởi nghĩa tại quê nhà. Sĩ phu, thân hào, nhân sĩ và dân chúng khắp nơi đều đồng tâm hợp lực hưởng ứng đầu quân ngày càng đông. Gia nhập nghĩa quân Hương Khê còn có được những tướng tá, quân sĩ đang tham gia các cuộc khởi nghĩa ở các nơi chưa thành công đều tình nguyện kéo đến hợp tác chiến đấu dưới ngọn cờ do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Nói là cuộc khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) nhưng địa bàn hoạt động rộng khắp bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình miền Bắc Trung kỳ. Khởi đầu để gây dựng phong trào nhanh chóng, cụ Phan Đình Phùng lấy làng Đông Thái, quê nhà của cụ làm căn cứ ban đầu phát động cuộc kháng chiến, lấy nhà riêng của mình làm Nghĩa Sĩ Đường của nghĩa quân. Chính lúc này nghe tin cụ Phan Đình Phùng khởi nghĩa, một thủ lĩnh nông dân tài ba thao lược là tướng Cao Thắng đã đem toàn bộ lực lượng dưới quyền sang xin gia nhập (1886) và ông đã trở thành cột trụ của cụ Phan trong tổ chức, đảm trách rèn luyện nghĩa quân, xây dựng căn cứ đồn lũy và chỉ huy chiến đấu trên các mặt trận.. Tại căn cứ nghĩa quân có xưỡng rèn đúc vũ khí do tướng Cao Thắng chỉ đạo quân lính chế tác thành công hơn 500 khẩu súng trường hiệu 1874 của Pháp, rèn đúc gươm giáo, có những sân bãi rộng lớn tập luyện quân sĩ, những hầm an toàn chứa lương thực dự phòng, Hệ thống đồn trại phát triễn dày đặc để bảo vệ bản doanh và liên kết yễm trợ. Cụ Phan Đình Phùng cùng với phó tướng Cao Thắng rất chú trọng việc xây dựng căn cứ để thực hiện cuộc kháng Pháp lâu dài, vì thế cụ Phan đã mở rộng và chọn các căn cứ trọng điểm ở những vùng rừng núi hiểm trở địch khó bao vây và tấn công, nhưng quân ta vẫn có thể tổ chức được lực lượng chiến đấu lâu dài và thuận tiện trong việc tiến thoái. Về mặt quân sự, vùng núi Đại Hàm là một rặng núi dài hiểm hóc, sơn mạch liên tiếp khuất khúc nhau. Cứ mỗi rặng núi có một khe suối, hai bên bờ khe suối có lau sậy mọc cao quá đầu người. Đường lối đi vào rất gay go hiểm hóc, nếu ai không thuộc đường thì không tìm được lối vào, hay vào rồi mà không biết lối ra. Căn cứ, đồn lũy kháng chiến Phan Đình Phùng không đơn độc ở một khu vực mà là sự liên kết của những vùng thuộc bốn tỉnh miền Trung . Từ Vụ Quang mãi tới Trùng Khê, Tri Khê dài hơn trăm dặm bấy giờ có nhiều đồn trại của nghĩa quân liên tiếp dựng lên. Đồn trại có hầm chông rào dậu vững chắc, nhà cửa xây dựng toàn bằng cây bền chắc lấy ngay trong rừng , dựa theo thế núi, thế nước để tiện chống giữ, tiện việc ăn uống, việc chuyên chở binh gia, yểm trợ tiếp viện, di chuyển lương thực đi lại trong 4 tỉnh miền thượng du Trung việt . Đồn lũy lớn thì có Đề Đốc, đồn lũy nhỏ thì do một Lãnh Binh chỉ huy. Cụ Phan Đình Phùng chia nghĩa quân dưới quyền thành 15 Thứ, mỗi Thứ đãm trách một vùng. Mạch sống của quân đội là lương thực mang tính chất chiến lược đã được cụ Phan huy động rất tài tình không chỉ đủ nuôi quân hằng ngày mà còn dự trữ trong quy mô rộng lớn vững chắc, kín đáo. Với chính sách gần dân, thương dân, thu phục nhân tâm, cụ Phan Đình Phùng chú tâm đến công tác dân vận, thuyết phục, động viên đánh động lòng yêu nước, thu thuế, đóng góp lương thực có hạn độ theo hoàn cảnh, người dân bốn tỉnh đã tích cực ủng hộ quân khởi nghĩa với mức độ cao nhất. Việc hoạch định chiến lược trong “xây dựng căn cứ lòng dân” đã không chỉ bảo toàn lực lượng mà còn ở thế đoàn kết các lực lượng khởi nghĩa trên toàn quốc, không chỉ miền Trung mà còn vươn ra đến đất Bắc, vào trong Nam. Sự kiện chứng tỏ tầm nhìn chiến lược của lãnh tụ Phan Đình Phùng rất rộng và sâu sắc. So với các cuộc khởi nghĩa khác trên toàn quốc cùng thời, thì quy mô tầm vóc cuộc khởi nghĩa của lãnh tụ Phan Đình Phùng vượt trội, thanh thế ảnh hưởng rộng lớn đã thuyết phục được nhiều lãnh binh khác về tụ hội dưới cờ cụ Phan. Nhờ dựa vào người dân, và lấy dân làm gốc nên lực lượng nghĩa quân Phan Đình Phùng có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, sức chiến đấu bền bĩ, quả cảm, vừa chiến đấu vừa xây dựng tự túc. Trong những năm 1885 đến 1890 nghĩa quân đã đánh thắng nhiều trận chống càn quét tiêu diệt của giặc Pháp, và tấn công vào các đồn bót giặc ở Hà Tĩnh, Nghệ An. Những trận tấn công đồn Dương Liễu, đồn Trường Lưu, đồn Quỳnh Lưu, đồn Linh Cảm, và những trận phục kích ở làng Hốt, trại Tháp, đồng thời còn đánh xuống đồng bằng khắp bốn tỉnh. Từ hai năm 1891 đến 1893 nghĩa quân đã anh dũng chiến đấu những trận đánh phục kích thắng lợi ở đồn giặc Qúy Hợp, Hương Khê ở Truông Vắt. Những cuộc tiêu diệt bọn việt gian đầu sỏ theo giặc đàn áp nghĩa quân, phá vỡ trọn bộ hai trận càn quét lớn của giặc Pháp ở vùng Ngàn Phố, Sông Cả, Trảng Sim và trận tấn công của địch vào đại bản doanh của nghĩa quân ở Hội Trung. Đồng thời nghĩa quân đã tập kích địch sát tỉnh lỵ Hà Tĩnh, ở Kỳ Anh, và Nam Hưng. Đáng kể nhất trong đêm 23 rạng ngày 24.8.1892 một đơn vị nghĩa quân đã đột nhập vào trại lính tập và nhà lao ở Hà Tĩnh, giải thoát tất cả tù nhân trong đó có 70 nghĩa quân bị giặc Pháp giam giữ. Trong năm 1893 ghi nhận thêm những trận đánh liên tục của nghĩa quân ở khu Truông Việt, Ngàn Trươi, những trận tấn công của nghĩa quân vào các đồn giặc ở Trung Lương, Kim Chúc, Hương Khê. Cuối năm này, lãnh tụ Phan Đình Phùng đã thực hiện môt trận đánh táo bạo nhằm giải phóng các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình, nhưng trận đánh thất bại khi tướng quân Cao Thắng, người anh hùng trụ cột của phong trào đã hy sinh trên đường tiến quân.
Mộ Cụ Đình Nguyên Phan Đình Phùng
Ngày 17 tháng 10 năm 1894 lãnh tụ Phan Đình Phùng tập hợp lực lượng quyết sống mái với giặc. Khởi đầu cụ Phan cho quân lên tận đầu nguồn dòng sông Vụ Quang nước chảy rất xiết, chặt cây đóng kè chặn dòng nước lại, đồng thời chuẩn bị sẳn nhiều lóng gỗ lớn. Khi quân Pháp và quân của bọn triều thần thân Pháp đến giữa dòng sông thì cụ Phan cho phá kè nguồn, tuôn cây xuống. Giặc phần bị nước cuốn, phần bị cây lao vào người, lại bị nghĩa quân hai bên bờ sông tuôn ra chém. giết, nên giặc bị thương vong vô số. Trong trận Vụ Quang lẫy lừng này giặc Pháp ngoài số quân trang và vũ khí bị mất quá nhiều, còn gây tử vong trên 100 tên giặc trong đó có ba sĩ quan. Để phục thù, năm 1895 Pháp điều việt gian Nguyễn Thân phối hợp với công sứ tỉnh Nghệ An tên Duvillier đem 3000 lính đi dập tắt đại bản doanh Hương Khê. Trong trận này quân chủ lực của cụ Phan Đình Phùng bị đối phương chặn các ngã đường tiếp vận, nên quân số, vũ khí, lương thực không được tiếp tế bổ sung, thiếu thốn khó bù đắp. Mỗi lần bị đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể tiến thoái loanh quanh từ núi Quạt rồi trở về Vụ Quang và không thể ở mỗi nơi lâu quá ba ngày. Trong thời gian này, cụ Phan sức khỏe có phần giảm sút, lại đang ngã bệnh nặng. Đây là trận đánh cuối cùng vì hơn 3000 quân của Nguyễn Thân và Duvillier cầm đầu ngày càng xiết chặt vòng vây và trong một trận giao tranh ác liệt cụ Phan đã qua đời ngày 28 tháng 12 năm 1895, hưởng thọ 49 tuổi. Mười hai ngày sau khi thủ lãnh Phan Đình Phùng mất, quân của Nguyễn Thân mới lọt vào được doanh trại Vũ Quang và núi Quạt. Sau đó, việt gian Nguyễn Thân cho quật mộ cụ Phan ở chân núi Quạt , đổ dầu đốt cho xương thịt của cụ cháy thành tro, trộn vào thuốc súng bắn xuống sông La. Sang đầu năm 1896 một số cấp chỉ huy lần lượt qua đời vì ở lâu trong rừng sâu nước độc, một số đã hy sinh hoặc bị bắt, một số khác rút qua Xiêm La hoặc ra hàng giặc. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Chí sĩ Phan Đình Phùng đã dày công xây dựng trong 10 năm trời đến đây là kết thúc.
Trong 10 năm dựng cờ khởi nghĩa, chiêu tập tưóng sĩ, và liên kết những phong trào cần vương khác trong cả nước kháng chiến càn quét giặc ngoại xâm, nhà lãnh tụ Phan Đình Phùng đã bao phen gây thiệt hại nặng nề cho giặc Pháp ở khắp nơi. Nhiều lần thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt lực lượng khởi nghĩa, thực dân Pháp xoay qua dụ dỗ, mua chuộc chí sĩ họ Phan. Năm 1886 người anh của cụ Phan là Phan Đình Thông đang nắm giữ cánh quân ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) bị thủ hạ tên Nguyễn Sử làm phản dẫn lính Pháp đến vây bắt giải về tỉnh đường. Khi ấy, Lê Kính Hạp vốn là bạn thân của cụ Phan Đình Phùng, theo lệnh giặc Pháp viết thư khuyên bạn về hàng giặc để cứu người anh đồng thời để mồ mã tổ tiên ông bà khỏi bị khai quật. Cụ Phan Đình Phùng khinh miệt nói với người đưa thư :” Tôi có một ngôi mộ rất lớn cần phải giữ là đất nước Việt Nam và mấy mươi triệu đồng bào. Nếu về hàng giặc, để sửa sang gìn giữ mồ mã cha ông mình thì ngôi mộ lớn cả nước kia ai giữ ? Cứu vớt anh em của mình thì anh em khác trong nước ai cứu ?” Sau đó, giặc Pháp giết người anh của cụ, còn bắt giam nhiều thân tộc trong gia đình, đồng thời khai quật mồ mã tổ tiên của cụ, nhưng cụ Phan không sờn lòng nản chí, vẫn một lòng vì dân vì nước. Sau đó, giặc Pháp thúc tên việt gian Hoàng Cao Khải, là một trong những tên tay sai đắc lực của giặc, là Kinh Lược Sứ Bắc Kỳ lúc bấy giờ vốn là người đồng hương, vừa là thông gia với cụ Phan Đình Phùng, viết một bức thư chiêu hàng bằng những lời lẽ thân mật khuyên bạn đừng chống đối tân triều (vua Đồng Khánh) và bè lũ thực dân cướp nước. Cụ trả lời thư :” Tôi đã quyết tâm làm cái công việc của vua (Hàm Nghi) ủy thác, của người dân trông chờ vào tôi, thì dẫu có sấm sét, búa rìu không bao giờ lay chuyển và thay đổi chí hướng của tôi được”. Ngoài tài thao lược của một lãnh tụ kiệt xuất dựng cờ khởi nghĩa chống ngoại xâm, Nho sĩ Phan Đình Phùng còn là một nhà thơ, nhà văn đã để lại cho đời những áng văn, thơ ái quốc đầy dũng khí . Điển hình bài thơ “Lâm Chung Cảm Tác” đã nói lên được nỗi lòng vì nước vì dân của một kẻ sĩ chưa hoàn thành trách nhiệm trước lúc lâm chung : Lâm Chung Cảm Tác Nhung trường phụng mệnh thập canh đông Võ lược y nhiên vị tấu công Cùng hộ ngao thiên nam trạch nhạn Phỉ đồ biến địa thượng đồn phong Cửu trùng xa giá quan sơn ngoại Tứ hải nhân dân thủy hỏa trung Trách vọng dũ long ưu dũ đại Tướng môn thâm tự quý anh hùng !
Bản dịch nghĩa : Cảm tác lúc sắp qua đời Vâng mệnh ở chốn binh nhung đã mười năm Mưu lược đánh giặc vẫn chưa nên được việc gì Dân chúng cùng đường đói khổ kêu trời như đàn nhạn không có chỗ ở Bọn xâm lược còn đóng đồn như ong khắp mọi nơi Xa giá của vua (Hàm Nghi) còn đang ở ngoài quan san Nhân dân bốn bề như sống trong nước sôi lửa bỏng Trách nhiệm càng cao thì mối lo càng lớn Nghĩ mình cũng trong cửa trướng mà riêng thẹn với tiếng anh hùng !
TINH THẦN PHAN ĐÌNH PHÙNG
Công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam cuối thế kỷ XIX của chí sĩ Phan Đinh Phùng đã huy động được toàn lực nhân dân các tỉnh miền Bắc Trung Kỳ về mọi mặt nhân tài, vật lực, lòng yêu nước... Nam nữ, già trẻ đều một lòng dấn thân tham gia kháng chiến. Cụ Phan Đình Phùng đã khơi dậy được truyền thống yêu nước của dân tộc lên cao độ, được thể hiện trong hịch chống Pháp, cụ viết :” Các ông có chí lớn tài to, nếu không muốn đưa ra cho nước dùng , thì nên đem mưu lạ chước hay ra dạy bảo để cứu lấy sinh dân thì Phùng tôi xin nhá cơm, búi tóc sẳn sàng nghe theo. Như thế tuy các ông ở nơi thôn dã mà cũng có công báo nước giúp đời, chứ đừng coi việc đó là thường”. – Trong tinh thần lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, điều rất đáng quý, rất đáng kính trọng ở vị lãnh tụ họ Phan là cụ luôn chú ý đến người dân, hết lòng thương yêu tầng lớp nghèo khổ đang bị bóc lôt tận cùng và nặng nề nhất trong xã hội. Càng thương yêu dân, cụ càng căm thù giặc :” Dân đói kêu trời xao xác nhạn – Quân gian chật đất rộn ràng ong !” ( Thơ tuyệt mệnh của PĐP) Chính sức cảm hóa bằng đức lớn thật sự của cụ Phan mà toàn dân đã đi theo cuộc kháng chiến của Cụ đến cùng rộng lớn khắp nơi, không nao núng, không lùi bước mặc cho chết chóc, hiểm nguy cùng cực. Tính chất toàn dân kháng chiến ấy rõ nét khi Cụ Phan trả lời thư dụ hàng của việt gian Hoàng cao Khải :-“ Trải hơn 10 năm trời, những người dấn thân theo việc nghĩa, hoặc bị trách phạt tù đày, hoặc bị chém giết. Ấy thế mà họ chẳng hề chán nản ngã lòng bao giờ. Có phải họ lấy sự hiểm nguy, chém. giết làm thèm thuồng đâu. Chỉ vì họ tin vào sức tôi, lượng ở chí tôi nên mới hăm hở vậy đó. Nếu cổ nhân ở vào cảnh ngộ tôi liệu cổ nhân có nỡ lòng nào bỏ họ mà đi cho đành không ?”.- Lãnh tụ Phan Đình Phùng đã nhìn thấy và ý thức được sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong sự nghiệp cứu nước nên ngay từ đầu Cụ đã tìm mọi cách liên lạc bắt tay với các lực lượng kháng chiến trong cả nước, trước hết là ở Bắc kỳ, nơi Cụ có điều kiện thuận lợi giao tiếp. Cụ giao việc quân cho tướng Cao Thắng xây dựng phát triễn, Cụ ra Bắc và khắp nơi tìm gặp các thủ lãnh kháng chiến bàn bạc, thảo luận những phương án hợp tác, tạo thế đoàn kết, yễm trợ cùng chiến đấu. Tầm nhìn của Cụ Phan Đình Phùng quả là sắc sảo, rộng lớn, vượt xa tầm nhìn của một số người lãnh đạo kháng chiến khác thời bấy giờ ở Bắc và Trung Kỳ chỉ bó hẹp trong phạm vi hoạt động tại địa phương mình.
Nhìn chung, chúng ta đã thấy được và lãnh hội được Tinh Thần của Chí sĩ Phan Đình Phùng, một nho sĩ trí thức yêu nước, một nhà quân sự thao lược, dũng khí, tiết tháo hơn người. Tinh Thần Phan Đình Phùng như một hào quang rực rỡ sáng chói trong chiến sử chống ngoại xâm của Dân Tộc Việt Nam. Đó là : - ĐOÀN KẾT được toàn dân, các lực lượng kháng chiến khác trong cả nước. Sức mạnh của toàn dân là lực lượng chính yếu để hoàn thành giải phóng Dân Tộc trước họa xâm lăng của giặc Pháp. - CƯƠNG TRỰC có tính cách cương quyết thẳng thắn dám nói dám làm trong mọi hoàn cảnh để bảo vệ lẽ phái và chân lý ở mọi nơi, mọi lúc. - DŨNG KHÍ tiềm tàng một sức mạnh thể chất và tinh thần trên hẳn mức bình thường của con người, can đảm đương đầu, dấn thân với mọi khó khăn nguy hiểm để hoàn thành những việc đại sự cho Đất Nước. - TRUNG NGHĨA, hết mực trung thành với vua (Hàm Nghi), kiên trung với Đất Nước đến hơi thở cuối cung, hiếu nghĩa trọn vẹn gia đình, dòng họ. - YÊU NƯỚC, một tấm gương sáng chói tinh thần yêu nước nồng nàn, nêu cao một đạo đức, tác phong gương mẫu có tác dụng cỗ vũ và cảm hóa rất lớn đối với tướng sĩ nghĩa quân và người dân đương thời. Đã thể hiện được nỗi lòng của kẻ sĩ vì nước, vì dân. Lo nỗi lo của dân, của nước. Đau cùng nỗi đau của dân và vận nước trong cảnh đang bị ngoại xâm chiếm đóng lãnh thổ đặt ách đô hộ. - BẤT KHUẤT, kiên cường, không khuất phục, không đầu hàng, không bị cám dỗ bởi danh lợi, đặt quyền lợi Tổ Quốc Việt Nam lên trên tất cả.
Xác nhận Tinh Thần Nho sĩ Phan Đình Phùng là biểu tượng câu nói :” Phú qúy bất năng dâm. Bần tiện bất năng di. Uy vũ bất năng khuất.” (Giàu sang không quyến rũ được- Nghèo nàn không dời đổi được. Vũ lực không khuất phục được.)
Qua hơn bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, tiền nhân chúng ta đã truyền đạt cho hậu thế vô vàn kinh nghiệm cùng những bài học qúy báu trong công cuộc chống ngoại xâm , bảo tồn Đất Nước, Nòi Giống. Dãi đất Việt Nam thân thương của chúng ta nhỏ bé, nhưng vô cùng xinh đẹp do tiền nhân chúng ta đã dày công xây dựng bằng cả núi xương, sông máu. Bao đời trong lịch sử đã tưới lên Quê Hương VN và thấm đẫm bởi những dòng máu thiêng của anh hùng, liệt nữ. Thân thể Việt Nam hình cong chữ S đã cưu mang bao bọc trường tồn một Dân Tộc thông minh, hiền hòa, bất khuất luôn bị ngoại xâm phương bắc lưu tâm đánh phá, đặt ách đô hộ kể từ lúc lập quốc cho đến ngày hôm nay. - Bắc thuộc lần thứ nhất : Từ năm 111 trướcTL đến năm 39 sau TL (150 năm) - Bắc thuộc lần thứ hai : Từ năm 43 đến năm 544 (544 năm) - Bắc thuộc lần thứ ba : Từ năm 603 đến năm 939 (336 năm) - Và thực dân Pháp đô hộ : Từ năm 1883 đến năm 1954 (71 năm) Ngoài những lần giặc Tàu, giặc Pháp đô hộ mà dân tộc Việt Nam cam tâm gánh chịu theo thời gian ghi trên, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận kể từ sau Tự Chủ Thời Đại (939) đến thế kỷ 20 lũ giặc côn đồ truyền kiếp phương Bắc vẫn luôn dòm ngó, đánh phá, quấy nhiễu triền miên theo dòng thời gian qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê... trong mưu toan thôn tính sát nhập cho bằng được nưóc Việt Nam và biển Đông vào lãnh thổ của chúng để chúng có được lộ trình bành trướng tiến chiếm toàn vùng Đông Nam Á với hình lưỡi bò mà chúng đã tự vẻ một cách thô bạo vô tội vạ chẳng chứng cứ, liệu cứ chứng minh. Nhưng “Nam quốc sơn hà Nam đế cư - Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” được tiền nhân qua các triều đại đã viết nên những thiên anh hùng ca giữ nước trong lịch sử của một Dân Tộc hào hùng từ Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Lê Lợi, Quang Trung, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng.....cho dân tộc này vẫn được trường tồn nòi giống, lãnh thổ lãnh hải vẫn được toàn vẹn với thời gian. Nhưng khốn thay, đầu thế kỷ 21 dân tộc VN gặp nỗi bất hạnh đang phải cam lòng hứng chịu cuộc Bắc thuộc lần thứ tư của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc đang áp đặt bởi sự tiếp tay dâng hiến của tập đoàn thái thú việt gian bán nước đảng cướp côn đồ cộng sản VN đang là sự thật. Một sự thật phũ phàng, không còn gì chối cãi, biện minh. Đất Nước VN hôm nay đang nằm gọn trong vòng tay đô hộ của Hán tộc, không phí một viên đạn, một giọt máu đào. Đất Nước chúng ta đã thực sự mất vào tay Tầu cộng. Bất chiến tự nhiên thành. Lũ việt gian bán nước Hà Nội hôm nay đang hân hoan, “hồ hởi, phấn khởi”phát động rầm rộ và đạo diễn thành công “vỡ tuồng bán nước” cho ngoại bang mà chúng tự hào được viết nên những trang thảm sử nhục nhã cho lịch sử nước nhà. Hãy nhìn Quê Hương VN hôm nay dưới cái thời gọi là chủ nghĩa xã hội là một đất nước tràn ngập lầy lội muôn vàn hận thù, gian trá, khủng bố, bạo lực, trấn áp, thủ tiêu, tham nhũng, bóc lột, đói nghèo, lạc hậu, độc tài, gian ác... được dàn dựng bởi một nhà nước dốt nát, côn đồ, hèn với giặc, ác với dân. Một nhà nước cộng Việt ươn hèn chấp tay cúi đầu cung kính mời mọc để nghênh đón từng “đoàn quân ma” dưới vỏ bọc bởi những gói thầu trúng những dự án lớn bịp bợm, trá hình để có cơ hội cho kẻ thù truyền kiếp Bắc kinh dàn trải rộng khắp những đoàn quân ma tràn lan từ Bắc vào Nam lên Cao Nguyên. Dân Tàu tự do xâm nhập biên giới nước ta, tự do đi lại từ Bắc vào Nam như chỗ không người, không cần giấy phép, passport, tự do cư trú, tự do lập làng xã, những khu tự trị, tự do lấy gái Việt sinh đẻ hàng loạt Tàu con. Chúng muốn ở đâu, và ở bao lâu, cái nhà nước việt gian cộng sản không có quyền kiểm soát, không có ý kiến. Dân Tàu phạm pháp trên đất nước VN thì luật pháp VN không có quyền thụ lý, xét xử. Chúng tự do say sưa chè chén, cướp bóc, đánh đập hà hiếp dân lành, chọc gái, tự do hãm hiếp phụ nữ Việt giữa đám đông, trước mặt lũ công an nhân dân ác ôn việt cộng và bọn cầm quyền bất tài bất lực địa phương chỉ biết ngoảnh mặt làm ngơ. Người dân có can thiệp thì bị chúng bề hội đồng từ chết đến bị thương. Người dân VN thất nghiệp lan tràn để lũ việt gian cộng sản có cớ xuất khẩu hàng loạt lao động đi làm lao nô nhiều nước mà vơ vét đô la bỏ túi. Bọn Tàu tự do cướp hết công ăn việc làm của dân VN tại các công trường khai thác bauxite Nhân Cơ (Daknông), Tân Rai (Bảo Lộc) các nhà máy đạm Cà Mâu, nhà máy khai thác alumin ở Tây Nguyên, các nhà máy điện ở Quảng Nam, ở Trà Vinh, các khu công nghiệp ở Long An, các dự án năng lượng, luyện kim, hóa chất…Nhất là giặc Tàu thuê rừng đầu nguồn tại một số tỉnh biên giới phía Bắc dọc theo biên giới hướng Nam (tiếp giáp khu vực khai thác bauxite Tây Nguyên) với một diện tích lớn (hơn 300.000 hecta, thời hạn 50 năm với giá bèo) đang trở thành những “khu tự trị”, những “tô giới” của Tàu, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Công an ác ôn và lũ cầm quyền cộng việt không còn quyền hạn gì trên các phần đất ấy,và người dân cũng không được quyền bén mãng đến. Đụng vào là nát thây ! Tình trạng dân lao động Tàu có mặt khắp nơi như thế thật nguy cơ, đại họa về an ninh quốc phòng. Mất Cao Nguyên là mất nước. Giặc Tàu ém quân chờ thời cơ. Tịnh vi dân, động vi binh. “Con Ngựa Thành Troie” đang nhịp vó câu trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Những “đoàn quân ma” này sẽ là lực lượng nội ứng tiếp tay với các quân đoàn của Tàu phù tràn qua biên giới Việt Trung phía Bắc, từ biển Đông vào khi cần thiết. Về mặt kinh tế, tài chánh lũ việt gian cộng sản bán nước mở rộng cửa cho giặc Tầu thao túng, tung hoành ngang dọc lũng đoạn thị trường tiêu thụ. Giặc Tàu tự do nhập ào ạt vào VN không phải đóng thuế hàng hóa, thực phẩm rau quả trái cây, hàng tiêu dùng đều có tẩm chất độc. Hàng dõm, hàng giả, hàng nhái, hàng tồn đọng đang tràn lan khắp nước và rẻ mạt khiến cho hàng hóa của dân VN sản xuất trong nước không tiêu thụ được. Độc hại hơn là chúng in vô số bạc giả chuyển vào VN phá hoại tiền tệ. Dân VN hôm nay đang bị hán hóa phải tiêu thụ hàng tàu, xem phim tàu, ăn thực phẩm tàu, nói tiếng tàu, tiêu xài đồng nhân dân tệ của tàu, học chữ tàu, nhiễm nặng phong hóa tàu...và chỉ chừng đôi ba thế hệ kế tiếp là Con Rồng Cháu Tiên sẽ trở thành “chệt” lai căng. Dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497), giặc nhà Minh luôn dòm ngó nước ta, nên vua Lê Thánh Tông luôn cảnh giác, Ngài luôn căn dặn triều thần bá quan văn võ :”Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của vua Thái Tổ để lại”. Vậy mà hôm nay lũ côn đồ bán nước việt cộng Hà Nội đã manh tâm bán đứng dãi non sông gấm vóc của Tiền Nhân để lại cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo, thềm lục địa, bờ biển chạy dài từ Bắc chí Nam 3.200km xinh đẹp của dân tộc đã không còn nữa. Lũ vgcs đã phải trả món nợ vay mượn của quan thầy Tàu cộng của chúng gần 22.000 tấn vật chất (lương thực, quân trang, xăng dầu, súng đạn, xe tăng, bom mìn, hỏa tiển...) cùng với 300.000 lính Tàu mà chúng vay mượn để có phương tiện đánh phá, cưỡng chiếm miền Nam VN tự do. Vay nhiều thì nợ nhiều. Nợ nhiều thì lấy đâu trả. Chúng phải lấy đất đai của cha ông để lại mà trả nợ bằng công hàm bán nước 1958 hai đảo Hoàng - Trường Sa, biển Đông, những hiệp định năm 1999 và năm 2000 đất biên giới và biển trong vịnh Bắc bộ. Hành động của chúng quá ngu đần không còn giống người. Chúng là loài thú biết nói tiếng người, vì chúng phải dựa hơi hám Tàu để củng cố bảo vệ cái chế độ độc tài toàn trị bất lương của chúng, Thà chúng bán nước, chứ không để mất đảng, để được tiếp tục độc quyển cai trị cha truyền con nối, tham nhũng, ăn cắp bòn rút tài nguyên của cải đất nước tận cùng cạn kiệt. Hải quân Tàu tự do vào hải phận VN bắn giết tàu đánh cá của dân Việt, bắt, đòi chuộc tiền, hành hạ ngư phủ, vơ vét ngư cụ, cắt dây cáp tàu thăm dò của VN...nhưng lũ việt gian bán nước vẫn câm miệng hến, im thin thít, không dám hó hé, không dám lên tiếng phản đối, mà còn thừa nhận những hành động côn đồ của giặc Tầu như thế là chính đáng, là chẳng có gì để phải khiếu nại yêu sách. Người dân yêu nước xuống đường biểu tình chống giặc Tàu xâm lược đất nước, đàn áp ngư phủ VN thì bạo quyền vc trấn áp thật dã man, bắt bỏ tù, đánh đập tra tấn, khóa tay, bóp họng, đạp vào mặt, trấn áp ném lên xe cây như ném một con thú. Lũ vgcs còn ngang ngược, ngu muội ra thông báo cấm người dân biểu tình, vì biểu tình chống đối Tàu cộng là can tội phản quốc. Thông báo cấm dân biểu tình lại không dám ký tên, vì chúng sợ lộ cái bản mặt bán nước trơ trẽn của chúng, và phản lại cái bàn hiến pháp mà chúng đã ban hành. Thật là hèn hạ, khiếp nhược. Những chủ trương, chính sách cai trị dân thì lũ việt gian bán nước đều học theo Tàu, Tàu làm trước, cứ thế chúng sao y chánh bản mà tròng lên đầu dân Việt. Những vấn đề trọng đại của đất nước thì bọn lãnh đạo vgcs đều phải sang thỉnh thị ý kiến của Bắc kinh cho phép mới dám thi hành. Rõ ràng tên tổng bí thư vgcs đang hiện nguyên hình là một tên thái thú địa phương của Hán triều…vân..vân.... Tội ác của lũ việt gian cộng sản bán nước Ba Đình và kẻ thù truyền kiếp phương Bắc vô vàn kể sao cho xiết, cao hơn núi Thái sơn, bao la hơn đại dương, đang từng ngày diễn ra trên mảnh đất quê hương rách nát mà mọi người đều biết trong thời đại internet, để đất nước VN thành một Tân Cương, một Tây Tạng...và xóa tên trên bản đồ thế giới. Thế thì chúng ta đã mất VN thân yêu rồi còn gì. Đừng nằm mơ và đừng hoang tưởng nữa. Đừng nghĩ rằng lũ vg bán nước Ba Đình phản công bọn đại hán. Đất Nước thực sự đã nằm gọn trong tay bọn hán tộc, đang bị Tàu a man áp đặt từ từ cái gông bắc thuộc lần thứ tư một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Tuy rằng bề ngoài đối với thế giới bên ngoài thì bóng dáng đất nước VN vẫn còn là nguyên thể một quốc gia có một hệ thống nhà nước csVN cai trị hà khắc độc tài toàn trị theo từng mệnh lệnh quan thầy hán triều của chúng dạy bảo với lá cờ máu nhầy nhụa bao oan khiên ma quái. Mất nước thì phải lo lấy lại nước. Muốn lấy lại nước, điều kiện tiên quyết phải tiêu diệt toàn bộ bè lũ việt gian bán nước của cái đảng cướp Ba Đình và đồng bọn tay sai của chúng đang nhỡn nhơ trong nước cũng như tại hải ngoại. Dứt điểm toàn diện chúng mới có thể nói chuyện đánh đuổi, trừ diệt giặc Tàu kẻ thù truyền kiếp của Dân Tộc ra khỏi bờ cõi, mới có cơ thu hồi được những phần lảnh hải, lảnh thổ, hải đảo đã bị chúng cưỡng chiếm một cách hèn hạ vô liêm sỉ, cũng như quét sạch lũ dân Tàu côn đồ tạp nhạp ngang nhiên chiếm ngụ cư trú bất hợp pháp từ Nam chí Bắc ra khỏi giang sơn gấm vóc Việt Nam. Tiền Nhân đã gầy dựng, gìn giữ Đất Nước này bằng cả núi xương, sông máu và trí lực. Những bài học trong công cuộc dựng nước giữ nước của cha ông chúng ta qua từng triều đại trong lịch sử đã truyền lại hậu thế bao kinh nghiệm chống kẻ thù truyền kiếp phương Bắc và thực dân Pháp xâm lăng đô hộ. Những bài học Hội Nghị Diên Hồng được thể hiện dưới những thức khác nhau trong lịch sử vẫn còn đó. Trong đó, tiền nhân đã vẫn dựa vào một loại vũ khí sắc bén, hiệu nghiệm nhất là sức mạnh quần chúng, sức mạnh toàn dân để thanh toán giặc thù mà bao sĩ phu yêu nước đều đã nghĩ đến. Trong bài này, người viết muốn suy gẫm và vinh danh Tinh Thần Phan Đình Phùng như đã nói trên. Sống giữa triều đại phong kiến, quần thần chia bè kết đảng, đất nước loạn lạc, dân tình ly tán...nho sĩ Phan Đình Phùng thật cô đơn trước hoài bão của mình, trước nạn xâm lăng của giặc Pháp. Nhưng với trí lực phi thường đầy cương trực và dũng khí, nhà chí sĩ ái quốc họ Phan đã dấn thân tận lực vận dụng được trọn vẹn sức mạnh của toàn dân bằng câu nói :”...Tôi có một ngôi mộ rất lớn cần phải gìn giữ là đất nước Việt Nam và mấy mươi triệu đồng bào...” Câu nói như một lời thề trước hồn thiêng sông núi đã đánh động và vực dậy được lòng yêu nước của toàn dân đồng tâm đứng dưới ngọn cờ khởi nghĩa của cụ Phan, gây bao tổn thất khốn đốn nặng nề, và những nỗi lo sợ khiếp đảm kinh hoàng của giặc Pháp trong 10 năm trời khởi nghĩa. Con đường kháng Pháp cứu nước đang đạt nhiều thắng lợi tiến đến thành công, nhưng rủi thay, cụ Phan Đình Phùng đã phải hy sinh, nên cuộc khỏi nghĩa phải đành bỏ dở. Nhưng con dân VN yêu nước luôn đặt kỳ vọng vào vận mệnh Đất Nước : Giang sơn từ đây mở mặt – Xã tắc từ nay vững nền - Nhật nguyệt hối mà lại minh – Càn khôn bĩ mà lại thái. (Nguyễn Trải) Ngày hôm nay nhu cầu một cuộc cách mạng lật đổ bạo quyền tại Việt Nam rất cần thiết, cấp bách. Cấp bách và cần thiết hơn các cuộc cách mạng Hoa Lài ở các quốc gia Ai cập và Trung đông. Vì người dân ở các nước này nổi dậy chỉ mục đích duy nhất lật đổ các chế độ độc tài toàn trị, tàn ác, áp bức, tham nhũng, để giành lại tự do dân chủ, nhân quyền, sự giàu mạnh, ấm no hạnh phúc cho người dân. Nhưng đối với dân tộc VN ngoài những lý do trên còn phải gánh chịu một nổi nhục nghìn đời : Nhục mất nước vào tay ngoại bang, nhục đất nước bị xóa tên trên bản đồ thế giới, nhục làm người dân không có Tổ Quốc. Muốn được tự do, dân chủ, nhân quyền, ấm no, hạnh phúc, không muốn bị tủi nhục mất nước, không phải làm người dân vô tổ quốc, toàn dân Việt yêu nước phải tự mình quyết định vận mạng cho chính mình. Đừng điên rồ ngồi đó mà trông chờ sức mạnh ngoại bang trợ giúp, hoặc mơ tường rằng Mỹ sẽ giúp VN đánh trung cộng, hoặc vgcs sẽ đương đầu chống lại kẻ thù truyền kiếp phương Bắc bằng vũ lực. Người dân trong nước phải đoàn kết triệu người như một, tạo một sức mạnh phi thường của toàn dân cùng đứng lên buộc vgcs bán nước trả lại quyền tự quyết cho Dân Tộc, buộc chúng phải công bố những nhượng bộ về biển, đảo, đất liền...cho trung cộng. Nếu chúng sợ kết tội bán nước, sợ mất đảng, sợ mất địa vị, và mọi quyền lợi chúng đang hưởng, sợ trả thù...mà không trả lời, thì chúng ta sẽ có chính nghĩa để lật đổ, tiêu diệt lũ việt gian bán nước cộng sản và kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Lúc đó VN mới danh chánh ngôn thuận được sự tiếp tay của cộng đồng quốc tế. Lịch sử nhân loại luôn tái diễn, thì lịch sử VN vẫn không ngừng tái diễn. Những trận chiến thư hùng văng vẳng bên tai ở Vân Đồn vang dậy dồn dập tiếng thét quân, cuồn cuộn tiếng sóng Bạch Đằng Giang gào thét giết giặc, ầm ầm hồi trống giục xung phong lấy đầu giặc ở Chi Lăng, Đống Đa chiến địa....lại được tái diễn. Mùa Xuân ở các quốc gia Ả rập, Trung đông đang nở rộ. Mùa Xuân VN cũng đang chớm nở trên vùng trời VN thân yêu. Đó là lòng Dân, là ý Trời, không sức mạnh nào cản nổi được cao trào Dân Chủ, là xu thế thời đại hôm nay. Để kết bài, người viết xin phép trích đoạn cuối bài “Phú Lâm Nạn - Hịch Cứu Nước” của tác giả BẢO GIANG : ................................................................. Việt Minh lập hội, tiêu công lý, Cộng sản kết bè, hết tự do. Hởi ơi ! cơn đau như xé ruột, Tiếng thét uất nghẹn chẳng ra hơi. Mảnh đất nào cho dân ta ở, Nước sông nào cho dân ta uống, Gạo thóc nào cho dân ta ăn, Sữa mẹ nào cho con bú mớm ? Tám mươi năm giặc cộng kéo về, Nước mắt chẳng khô, đau thương chất núi. Ôi ¡ ngày đại nạn, Trời mãi ngủ yên ¡
Tùng…tùng…cắc…cắc… Nào hởi Tiên Long, Đây giờ nguy biến, Sóng cuộn biển đông. Biên thùy nguy khốn. Tùng…tùng…cheng…cheng…! Hởi người dân Việt, Tổ Quốc lâm nguy. Ai người vì nước, Đứng dậy mà đi. Người đi, chí toan bắt voi rừng hổ báo, Có lẽ nào lo ngại chồn cáo mèo hoang ? Kẻ xuống biển tìm diệt kình ngư, hà bá, Có khi nào lại sợ cóc nhái dưới chân ? Ta đi cho Việt Linh ngời sáng, Ta về cho hồn nước trào dâng. Đất của mẹ, một ngọn cỏ ta thề không bỏ, Núi nước Nam, một viên đá ta quyết chẳng rời. Chị ngã xuống, em đứng dậy, Diệt cho hết phường bán nước hại dân, Mẹ phất cờ, con ra trận, Quét cho sạch bọn bành trướng bắc phương. Người trong nước, kẻ ngoài biên, Dựng cho cao ngọn cờ Độc Lập. Hát cho đều tiếng hát Tự Do. Cho ngàn ngàn sau, dòng sử Việt còn lưu danh trời đất. Cho vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh. (tác giả Bảo Giang)
Orlando 9.9.2011 NTH (K3/72HVCSQG)
THAM KHẢO : -Nguồn tin tức trên internet. - Sách : Phan Đình Phùng - Cuộc đời và Sự nghiệp ( Nhà Xuất Bản : Nghệ An – Năm 2007) - Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim
|