Home Gia Đình CSQG Tài Liệu Nhớ Về Học Viện Không Quên Chuyện Chúng Mình

Nhớ Về Học Viện Không Quên Chuyện Chúng Mình PDF Print E-mail
Tác Giả: Cựu SVSQ K1 Nguyễn Công Vinh   
Thứ Tư, 03 Tháng 8 Năm 2011 10:59

Hồi ký của cựu SVSQ K1 Nguyễn Công Vinh.

Hồi Ký
        
 Nhớ Về Học Viện Không Quên Chuyện Chúng Mình
 
 Chiếc máy bay C.130 hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất lúc 5:30 chiều một
ngày đầu Xuân năm 1966. Chuyến máy bay chở anh chị em chúng tôi từ Đà Nẳng
vào Sài Gòn để gia nhập vào hàng ngủ khóa sinh Khóa I Biên tập viên và Thẫm sát
viên tại Học Viện CSQG. Phi trường TSN lúc bấy giờ còn rất hoang vắng với
nhiều gò đất vả đồng cỏ bỏ hoang. Bước ra khỏi phi cơ đặt chân xuống vùng đất
được gọi là Hòn Nngọc Viễn Đông, là thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hòa, chúng
tôi ngơ ngơ ngẫn ngẩn như bầy khỉ trên rừng lạc về đồng bằng. Các bạn ở Huế ,
Đà Nẳng hay Hội an thì còn có chút hơi hám của thị thành, duy chỉ có 3 thằng tụi
tui từ nhà quê ra thì quả thật có quá nhiều điều lạ lẫm làm cho chúng tôi vừa bàng
hoàng, vừa sung sướng, vừa lo âu.
Ba thằng nhà quê đó là: Vỏ Quang Lâu, Nguyễn Đức Xứng và Nguyễn Công Vinh.


 
 Mặt trời nấp vào các rặng cây cuối phi trường và màn đêm xuống dần. Chắng có ai
tới đón chúng tôi cả, vì đi quá gấp nên bạn nào dù có người nhà hay thân quen
cũng không thể thông báo kịp, nên tất cả phải đi bộ ra cổng. Vừa đi vừa nhìn cảnh
vật chung quanh, trên cao một vài vị sao mọc sớm nhìn chúng tôi nhấp nháy cười.
 Có tiếng còi xe sau lưng, chúng tôi quay đầu lai, một chiếc xe chở đá trên đường ra
về. Như bắt được vàng, chúng tôi đứa nào cũng đưa tay ra cầu cứu, sau vài câu
năn nỉ ỉ ôi thì tất cả chúng tôi đều được ngồi trọn trong lòng thùng xe chở đá quá
giang ra cổng phi trường. Ngồi trên xe lắc lư nhồi lên nhồi xuống chúng tôi cất
tiếng hát “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi. Lá la la lá la.lá la …..”. Ra tới
cổng thì trời đã tối hẳn, anh em chúng tôi chia tay nhau tìm về nhà người quen và
hẹn gặplại nhau khi vào nhập học. Cuối cùng còn lại 3 chàng ngự lâm pháo thủ
không nhà, chưa biết tính sao thì thằng Lâu có ý kiến (trong 3 đứa tôi thì Lâu lớn
tuổi hơn và rành rỏi hơn). Lâu nói: “Tau có thằng bạn quen nhà ở Bàn Cờ, nghe nói nhà cửa cũng rộng rảilắm, mà chỉ có hai vợ chồng, hy vọng nó cho mình ở lại đêm nay, rồi mai sẽ tính”. Lâu gọi taxi và bảo bác tài xế chạy qua đường Lê văn Duyệt gặp Phan đình Phùng thì quẹo phải. Tôi và thằng Xứng thì mãi nhìn xe cộ chạy hai bên đường đến khi xe dừng lại chữa hay. Nhìn căn nhà lầu hai tầng có cửa kéo bằng sắt đóng kín mít thấy
hơi lo lo. Thằng Lâu mạnh dạn bấm chuông,……rồi… nghe cái két, cánh của sắt
hé mở ra, thấy Vỏ Lâu anh chủ nhà mừng rở rồi mở rộng cánh cửa mời cả ba
chúng tôi vào nhà.
 Sau Tết, miền Trung thời tiết còn mát lạnh nhưng Sài Gòn thì nóng rồi, chúng tôi
thay phiên nhau tắm rửa tẩy sạch cát bụi mà Sài Gòn ưu ái tiếp đón chúng tôi chiều
nay. Lần đầu tiên đặt chân trên đất Sài Gòn hoa lệ mà chịu nằm trong nhà sao
được. Thế là cả 3 thằng chúng tôi rủ nhau cút bộ dọc theo đường Lê văn Duyệt đi
thẳng xuống tới chợ Bến Thành. Vừa đi vừa nhìn trời đất, thỉnh thoảng giật mình
vì tiếng còi xe phía sau lưng.
 Hôm nay về dự Đại Hội 45 năm ngày Học Viện, chúng tôi làm sao quên được kỹ
niệm đầu tiên nầy. Sau khi vào trại Lê văn Duyệt, thằng Lâu cao hơn nên ở Đại đội 101, còn tôi và Xứng thấp hơn nên ở Đại đội 102. Nhớ hôm ra trình diện tại Nha Cảnh Sát Công An Vùng 1, khi cân đo thì tôi được 1,6m còn thằng Xứng thiếu chút xíu, đúng ra
thì nó bị loại, nhưng tôi nói với ông Giám đốc “Nếu đậu hết thì chúng tôi đi, còn
một đứa đậu, một đứa rớt thì chúng tôi không đi”.  Ông Giám đốc Vỏ Lương cười
thông cảm cho đậu hết, nhưng dặn thằng Xứng khi vô Sài Gòn nhớ nhón chân lên
một chút nhé.
 Trong quân trường Học viên Lê văn Duyệt đến cuối tuần bạn bè có gia đình ở gần
đề về thăm, chỉ còn lại vài chục anh em quê miền Trung thì không đi đâu xa nên
đều ở lại ghi tên ăn cơm. Thằng Lâu còn đi đây đi đó chứ Xứng và tôi thì hình như
ít khi bỏ những bửa cơm nầy. Buồi sáng hai đứa cũng nai nịt gọn gàng đi đều bước
ra cổng trại, và cứ thế hướng về trung tâm Sài Gòn, tha hồ ngắm cảnh ngựa xe như
nước áo quần như nem. Nhưng dù có đi đâu thì đến giờ cũng phải ba chân bốn
cẳng trở về để ăn cơm, nếu chậm trễ thì lép bụng. Suốt 9 tháng trong học viện, ông
ba tàu thầu câu lac bộ luôn luôn cho ăn món cá đối chiên làm chuẩn. Sau nầy ra
trường đi làm việc nhiều nơi, rồi thì cuộc sống lưu vong qua đây (Hoa Kỳ) đôi khi
ăn nhiều món cao lương mỹ vị sang trọng, mắc tiền, nhưng không thể so sánh được
đối với cảm giácvừa ngon vừa hấp dẫn khi ăn cá đối chiên nầy. Và ký ức êm đềm
đó vẫn còn mãi trong tôi như là những kỹ niệm không thể phai mờ đối với Học
Viện thân thương.
 Mấy tháng đầu học quân sự nên anh em khóa 1 chúng tôi phải có xe đưa rướt lên
trường bộ binhThủ Đức để được huấn luyện. Tôi và Xứng cùng chung Đại đội,
Trung đội và Tiểu đội nên luôn luôn gần bên nhau. Nếu đã tham dự các lớp huấn
luyện quân sự ở Thủ Đức chắc các bạn đồng ý với tôi rằng sau khi tập, đến giờ giải
lao mà ăn một chén lá sâm thì thấy mát rượi trong người. Tôi và Xứng cũng thế,
đôi khi còn hứng chí “chai hia” một “chai bia trâu” trong khi ăn khẩu phần bánh mì
thì thật là tuyệt cú mèo.
 Ngày ra trường cũng đến, tất cả Tân Sĩ quan Cảnh sát Quốc Gia được về thăm nhà
trước khi dấn thân vào nhiệm vụ mới phục vụ đất nước. Tôi và Xứng cùng về quê,
cùng đến trình giấy phép tại ty cảnh sát Quảng Tín.Tại bên xe Tam kỳ chúng tôi
đến gặp môt bác cảnh sát công lộ, và hỏi đường lên Ty Cảnh sát Quảng Tín. Đọc
Sự Vụ Lệnh, bác cảnh sát nhìn hai anh em chúng tôi tỏ vẻ nghi ngờ.
 “Hai anh đi cảnh sát bao nhiẽu năm rồi mà mang cấp bậc nầy”. -
 ” Dạ, chúng tôi là Tân Sĩ quan Cảnh Sát vừa mới ra trường, hôm nay về thăm quê
 nên đến trình diện với Ty Cảnh sát địa phương xin chứng giấy tờ”.
 Tại Ty Cảnh sát tôi được vỉ chỉ huy trưởng niềm nở tiếp đón và ký xác nhận giấy
tờ cho chúng tôi. Khi ra về, từ trong các cánh cửa sổ văn phòng tôi thấy nhiều cặp
mắt đang dỏi nhìn theo bước chân nhịp nhàng cùa hai sĩ quan cảnh sát mới ra
trường.
 Từ đây 3 anh em chúng tôi mỗi người mỗi ngã theo tiếng gọi cầu của Tổ quốc.
Thực hiện đứng như lời thề trong lễ mãn khóa “ Phục vụ bất cứ nơi nào trên lảnh
thổ nước Việt Nam Cộng Hòa”. Mặc dù sanh quán tại Quảng Nam, nhưng Vỏ
Lâu chọn về Vùng 2, Đức Xứng xuống Gò Công còn tôi lên Phước Long Bà Rá.
Chiến tranh ngày một lan rộng, ngày nào không nghe thấy pháo của VC bắn vào
tỉnh lỵ, đêm nào không thấy hỏa châu soi sáng màn đêm Phước long thì chắc chắn
tôi không thể nào ngũ được, mà phải sằn sàng cùng tất cả các chiến hửu tát chiến,
vì có thể đêm nay vẹm mò về.
 Không giống như các nơi khác, các vị sĩ quan có nơi làm việc oai nghi, nhà cửa
khang trang. Ở Phước Long hầu hết anh em sĩ quan Cảnh sát chúng tôi từ khóa 1
cho đến khóa 2,3…đều làm việc trong những văn phòng chật chội, tứ bề được chở
che bằng bao cát và ban đêm ngủ dưới hầm sâu có nhiều lổ châu mai hướng ra bên
ngoài. Từ hầm nầy tới hầm kia nối với nhau bằng một giao thông hào bao bọc
chung quanh bộ chỉ huy. Mặc dù thời đó lực lượng Cảnh sát quốc gia chỉ mới được
trang bị vủ khí đơn sơ như súng lục rouleau 6 viên, carbin m1, Thomson M3A1,
nhưng vì để thích nghi với hoàn cảnh chiến tranh tại địa phương và được mấy vị cố
vấn Mỹ giúp đở, anh em chúng tôi tự rèn luyện thực tập nên đã xử dụng thành thạo
một số vủ khí của quân đội Hoa Kỳ như AR-15, súng phóng lựu chống chiến xa.
 Nhờ vậy, mà sau khi thất bại nặng nề trong trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân vào
Thủ đô Sai gòn , bọn Việt cộng kéo về gở gạt đánh vào tỉnh lỵ Phước Long. Muốn
tiến về Tòa hành chành, tiểu khu, căn cứ pháo binh thì VC phải tiệu diệt cho được
ty cảnh sát Phước Long trước. Nhưng bọn chúng đâu ngờ khi vừa chạm vào các
hàng giây thép gai thì mìn Claymore phát nổ. Đó là pháo lệnh cho tất cả chiến sĩ
CSQG từ già cho đến trẻ sát cánh bên nhau chiến đấu không ngừng nghĩ. Carbin,
súng lục, phóng lựu đếu hướng về phía địch làm cho bọn Việt cộng không hiểu
mình xữ dụng vũ khí gì. Có tiếng la của một tên VC “Đéo mẹ tụi ngụy dùng vủ khí
gì lạ quá”. Đêm đó bên tiểu khu không tốn một viên đạn.
 Mùa hè năm 1969 tôi được thuyên chuyễn về Bộ chỉ Huy Cảnh sát Quốc gia tỉnh
Hậu Nghĩa giữ chức vụ Phụ Tá Đặc biệt. Trong thời gian nầy tôi mới có dịp liên hệ
lại với bạn Nguyễn đức Xứng. Xứng đang làm việc tại Ủy ban Phụng Hoàng nằm
trong hệ thống BCH cảnh sát Quốc gia tỉnh Gò công.  Xứng tuy nhỏ con nhưng rất
đẹp trai, do đó có vài cô để mắt đến y, trong số đó có một cô đã được xếp của
Xứng để ý. Vì vậy cuộc đời của Xứng mới ba chìm bảy nổi.  Xứng bị ông xếp ghen
tỵ nên đày Xứng xuống làm việc ở các quận xa xôi nguy hiễm, chẳng có việc gì ra
việc gì. Không biết ông xếp ngày ấy của Xứng có còn sống và con nhớ hay chăng.
Xứng lúc nào cũng bép xép với tôi “ Tau đâu có để ý đến con nào đâu, tau có vợ
rồi mà ( Xứng rất yêu vợ). Còn làm việc chung với nhau thì phải nói chuyện
chứ.Tau bị đày đi lang bang hai năm nay, sĩ quan mà có khác gì thằng lính đâu”
 Thấy bạn than thở tôi thấy cũng tôi nghiệp, mặc dù không tin cái miệng nó lắm.
Chúng tôi bèn nghĩ cách cầu cứu về Học Viện, nơi đào tạo ra những sĩ quan ưu tú
đưa về địa phương nắm giữ các chức vụ chỉ huy trong ngành cảnh sát để phục vụ
đất nước hửu hiệu hơn, đâu có thể phung phí như thế nầy được. Một buổi đẹp trời
chúng tôi đến gặp thầy Viện Trưởng Đàm Trung Mộc để kêu oan. Chúng tôi nhớ
gương mặt hơi gầy của thầy, đầu gật gật, miệng cười khoan dung nói “ Thế à”. Sau
khi Xứng nói hết nổi oan ức của mình, thầy bảo chúng tôi về lại đơn vị tiếp tục làm
việc không được chểnh mản để rồi thầy sẽ bàn lại việc nầy.
 Đúng vậy, khoảng ba tháng sau Xứng được rút về làm việc trong ủy ban Phương
Hoàng trung ương trực thuộc Khối Đặc biệt. và năm sau thì Xứng xin thuyên
chuyển về Trung cho gần gia đình.
 Từ đó về sau 3 anh em chúng tôi không có dịp gặp nhau kể cả trong thời gian bị đi
tù Cộng sản. Riêng tôi khi về Hậu nghỉa thì như diều gặp gió, mới 3 tháng mà
Quân đoàn 3 đã gọi tôi về Biên Hòa để gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh ngôi
sao đồng đầu tiên lên ngựci. Và cứ thế 4,5 tháng một lần tôi lại được Quân Đoàn
gắn huy chương như vậy tại sân cờ Quân Đoàn 3 Biên Hòa vì nhờ những những
cuộc hành quân phối hợp giửa tình báo cảnh sát và quân đội . Có một điều oái ăm
là tôi được gắn nhiều huy chương như vậy nhưng khi đưa hồ sơ về bộ tư lệnh để
hợp thức hóa thì….bị… vân vân và vân vân….mãi đến cuối năm 1973 tôi mới
được thăng lên Thiếu tá sau khi phá vở môt cơ sở đặc cộng cộng sản tại Hóc Môn,
Gò Vấp Sài Gòn.
 Con chim không làm nổi mùa xuân, và tháng tư đen đã đến với đất nước chúng ta,
đưa tất cả những người con ưu tú của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trong đó
có hầu hết đại gia đình Cảnh Sát chúng ta vào trại tù cộng sản và xô đẩy hàng triệu
người dân miền Nam Việt Nam bỏ nước ra đi tìm tự do.
 Nhờ có chương trình HO. Ba anh em chúng tôi gặp lại nhau tại Sài Gòn trước khi
sang định cư tại Hoa Kỳ. Xứng hiện đang ở tại tiểu bang Uhta, Lâu ở Bác Cali
Hoa vàng, con tôi về vùng xứ lạnh Cao nguyên Tình Xanh tiểu bang Washington.
Bây giờ cả ba đứa đều đã lớn tuổi. Lâu và Xứng thì may mắn có được người vợ
hiền thục, thủy chung nên hai bạn tôi hạnh phúc như bát nước đầy. Còn tôi trong
bối cảnh ảm đạm của quê hương bị công quân xâm chiếm sau tháng tư đen , bị tô
đậm thêm màu tang của sự chia ly mất mát cho bản thân mình.
 Vỏ Lâu lớn hơn tôi vài ba tuổi nhưng trông anh ta còn khỏe mạnh và lanh lẹ như
ngày nào, còn tôi cứ mỗi khi trở trời thì kỷ niệm trong tù hiện vể làm cho vết
thương ở lưng đau đớn ê chề. Nhưng tội nghiệp nhất là bạn Nguyễn đức Xứng, sau
khi qua Mỹ một thời gian thì phải thay thận, không còn có thể đi đâu xa nếu như
không có người vợ yêu quý bên cạnh.
 Xứng ơi dù biết thế, nhưng tau vẫn cầu mong cho mầy đựơc khõe mạnh và rất
mong muốn ba đứa mình Vỏ Lâu, Nguyễn đức Xứng, Nguyễn công Vinh gặp mặt
nhau trong ngày Đại Hội Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia tại San Jose năm 2011nầy ,
biết đâu đây là lần cuối, để chúng ta cùng ôn lại kỹ niệm của 45 năm về trước,
ngày mà chúng ta cùng hát câu “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi Sài Gòn ơi”.
K1. Nguyễn công Vinh
Tháng 6 năm 2011