Mời quý vị cùng tìm hiểu về Cảnh Sát Dã Chiến VNCH.
Cảnh Sát Dã Chiến VNCH
Cảnh Sát Dã Chiến (CSDC) là một lực lượng võ trang thuộc Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Ngoài việc trang bị vũ khí để tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng sản, Cảnh Sát Dã Chiến còn được trang bị thêm các dụng cụ cần thiết khác để trấn áp các cuộc bạo động và nhiễu loạn dân sự. Ðể đạt được kết qủa tốt trong hai nhiệm vụ chính yếu đó, tất cả các sĩ quan Cảnh Sát Dã Chiến sau khi tốt nghiệp tại Học Viện CSQG, còn được gởi theo học trọn khóa huấn luyện sĩ quan tại trường Bộ Binh Thủ Ðức. Ngoài ra, sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh Sát Dã Chiến cũng còn lần lượt được gỡi đi thụ huấn các khóa về trấn áp bạo động, tác chiến rừng rậm, và tình báo tác chiến tại Mã Lai và Phi Luật Tân.
Ðối với nhân viên Cảnh Sát Dã Chiến, sau khi tốt nghiệp khóa Cảnh Sát Căn Bản tại Rạch Dừa, Vũng Tàu còn được huấn luyện thêm về quân sự và chuyên môn Cảnh Sát Dã Chiến tại Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Dã Chiến Ðà Lạt. Ðây là trung tâm huấn luyện lớn nhất, chuyên huấn luyện phần căn bản Cảnh Sát Dã Chiến cho nhân viên cảnh sát sắc phục được chuyển sang Cảnh Sát Dã Chiến và huấn luyện tập thể cấp trung đội cho tất cả các đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến trên toàn quốc. Cảnh Sát Dã Chiến là thành viên chính yếu trong chiến dịch Phượng Hoàng. Với cấp số lý thuyết là 16,500 quân, Cảnh Sát Dã Chiến được phối trí hoạt động từ thành thị cho tới nông thôn.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ÐỘNG TẠI TRUNG ƯƠNG
Tại Sài Gòn có Bộ Chỉ Huy Khối Cảnh Sát Dã Chiến trực thuộc Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Do nhu cầu cải tổ để phù hợp với tình hình an ninh chung, Khối Cảnh Sát Dã Chiến nhiều lần đã được đổi tên. Năm 1969, Khối Cảnh Sát Dã Chiến được đổi tên là Khối Yểm Trợ Võ Trang. Khối này có trách nhiệm quản trị và điều hành theo hệ thống dọc hai lực lượng dưới quyền: lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến, lực lượng Giang Cảng. Năm 1972, Khối Yễm Trợ Võ Trang một lần nữa được đổi tên thành Khối Ðiều Hành. Lúc nầy Khối Ðiều Hành có 3 lực lượng võ trang dưới quyền, đó là lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến, lực lượng Giang Cảnh và lực lượng Thám Sát tỉnh. Ðến năm 1973, Khối Ðiều Hành được đổi tên thành Khối Hành Quân.
Khối Cảnh Sát Dã Chiến nguyên thủy ngoài các phòng chuyên môn còn có Ðại Ðội Tổng Hành Dinh và một Chi Ðội Thiết Giáp gồm 8 chiến xa AM8. Chi Ðội nầy phụ trách an ninh Ngân Hàng Quốc Gia và an ninh vòng đai Bộ Tư Lệnh CSQG. Bên cạnh đó có hai biệt đoàn. Biệt Ðoàn 5 CSDC có 12 đại đội tác chiến, được phối trí hoạt động trong khắp các quận của đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Ðịnh. Biệt Ðoàn 222 CSDC là biệt đoàn tổng trừ bị của Bộ Tư Lệnh CSQG. Biệt đoàn này sẵn sàng tăng cường yểm trợ hoạt động cho tất cả các Bộ Chỉ Huy CSQG địa phương trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Tổng số quân số của 2 biệt đoàn này có trên 5,000 người. Những thành tích quan trọng và khó quên được đó là hoạt động của hai biệt đoàn trong trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968. Các trận đánh của Biệt Ðoàn 5 tại nhà thờ Cha Tam, nhà thờ Bảy Vàng, bến Phạm Thế Hiển, Ðồng Ông Cộ (Gia Ðịnh). Trận đánh tái chiếm đài phát thanh Sài Gòn do Thiếu Tá N.T.X. (chỉ huy phó Biệt Ðoàn 222) chỉ huy. Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, chúng ta cũng thấy các trận đánh dữ dội của Biệt Ðoàn 222 do Thiếu Tá N.V.T. chỉ huy tại Ký Thu Ôn, Quận 8 Sài Gòn. Ngoài ra, Biệt Ðoàn 222 cũng từng được điều động tăng cường yểm trợ để vây bắt đảng cướp “Cua Vàng” tại ranh giới hai tỉnh Kiến Phong và Châu Ðốc. Những người lính Cảnh Sát Dã Chiến trên đường phố Saigon. Họ vẫn chưa tan hàng, và tiếp tục chống trả mãnh liệt để bảo vệ thủ đô đến giờ phút cuối. Hình chụp tại Sài Gòn ngày 29 tháng 4/1975. (HÌNH ẢNH: sưu tầm)
Biệt Ðoàn 222 cũng từng được tăng phái Bộ Chỉ Huy tỉnh Biên Hòa để bao vây, bắt trọn tổ chức kinh tài của Cộng Sản trong Làng Cô Nhi Long Thành. Với nhiệm vụ truy lùng các tổ chức hạ tầng cơ sở Cộng Sản, Cảnh Sát Dã Chiến đã hành động hết sức chính xác. Sau 30 tháng 4 năm 1975, trong lúc chúng tôi bị tập trung vào làng Cô Nhi Long Thành, chúng tôi đã gặp lại một cán bộ Việt Cộng nằm vùng đã từng bị Cảnh Sát Dã Chiến bắt giữ trước đây. Nay anh ta trở lại làng này để tiếp tục kinh tài cho Việt Cộng. qua việc bán chuối, tương, chao, đậu phọng, cho khoảng 3,000 viên chức các cấp của chính quyền miền Nam đang bị tập trung cải tạo tại trại tù này.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ÐỘNG TẠI ÐỊA PHƯƠNG
Kể từ năm 1968 trở về trước, các tỉnh và thị xã biệt lập có 5 quận hành chánh trở xuống được thành lập một Ðại Ðội Cảnh Sát Dã Chiến với 4 trung đội tác chiến và một Ban Chỉ Huy Ðại Ðội. tỉnh và thị xã biệt lập nào có từ 6 quận trở lên được thành lập 2 đại đội Cảnh Sát Dã Chiến. Kể từ năm 1969 trở về sau, do nhu cầu yểm trợ chiến dịch Phượng Hoàng, Cảnh Sát Dã Chiến ở các tỉnh trên toàn quốc được tổ chức lại. Mỗi tỉnh và thị xã biệt lập chỉ còn lại một ban chỉ huy đại đội và một trung đội trừ bị đóng tại hậu cứ đại đội. Tất cả các trung đội được đưa xuống hoạt động ở khắp các quận hành chánh của tỉnh liên hệ. Mỗi quận được bố trí một trung đội Cảnh Sát Dã Chiến.
Do đó, một đại đội Cảnh Sát Dã Chiến ở cấp tỉnh được thành lập với nhiều hay ít trung đội là tùy thuộc vào số quận hành chánh của tỉnh địa phương. Thí dụ Ðại Ðội Cảnh Sát Dã Chiến có nhiều Trung đội nhất là Ðại Ðội 102-Cảnh Sát Dã Chiến Thừa Thiên. Ðại Ðội này có đến 13 trung đội, vì tỉnh Thừa Thiên có thêm 3 quận hành chánh của thị xã Huế. Trong khi đó một đại đội ở các biệt đoàn Cảnh Sát Dã Chiến chỉ có 4 trung đội như nhau.
Những thành quả quan trọng trong nhiệm vụ là tiêu diệt hạ tầng cơ sở Cộng Sản. Cảnh Sát Dã Chiến đã đạt được rất nhiều, tỉnh nào cũng có, quận nào cũng có. Dưới đây là một số kết qủa điển hình mà đến hôm nay chúng tôi vẫn còn nhớ mãi.
Trong một đêm vào cuối năm 1972, môt tiểu đội của Ðại Ðội 401 CSDC Ðịnh Tường (Mỹ Tho ) tổ chức một cuộc phục kích bên một bờ kênh nhỏ có cầu tre bắt qua. Trong trận này, họ bắn hạ 11 cán binh Việt Cộng, tịch thu được 10 súng AK và một súng nhỏ.
Ðại Ðội 410 CSDC Phong Dinh (Cần Thơ) trong một lần phục kích đêm tại rạch Bến Bạ, Cần Thơ, đã tiêu diệt một toán Cộng Sản, tịch thu một số vũ khí quan trọng khi đối phương dùng xuồng vận chuyển vũ khí qua sông.
Tại mặt trận Quảng Trị và Bình Long, Cảnh Sát Dã Chiến cũng làm tròn trọng trách của mình, cũng ở hầm, cũng đánh giặc, cũng gian khổ như các đơn vị khác. Nói tới mặt trận Bình Long (trận chiến tại thị xa An Lộc) thì cũng phải nói tới công của N.V.K.là đại đội đrưởng của Ðại Ðội 302 Cảnh Sát Dã Chiến Bình Long thời đó. Cảnh Sát Dã Chiến cũng tử thủ tai An Lộc.
Khi được lệnh đến thăm BCH/CSQG Bình Long, tôi và Trung Tá D.T.Y được Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 BB đóng tại Lai Khê giúp đỡ để được đi cùng trực thăng tải thương đến phi trường Xa Cam An Lộc. Chúng tôi đã được Trung tá L.V.T. (chỉ huy trưởng của Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Bình Long) và Thiếu Tá L.V.Ð. (chỉ huy phó) ra đón bằng hai xe Honda 67, vì thành phố đỗ nát không còn nhà cửa, đường sá không còn sử dụng xe Jeep được. Vả lại lúc đó Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Bình Long cũng không còn xe Jeep nào để đi.
Chúng tôi đã có dịp lưu lại một đêm tại bộ chỉ huy này để được chứng kiến những gian khổ của anh em Cảnh Sát Quốc Gia nói chung và của Cảnh Sát Dã Chiến nói riêng. Sau hơn một tháng ở dưới hầm, toàn đơn vị thiếu thốn đủ mọi thứ, từ thức ăn cho đến nước uống và cả sự liên lạc với gia đình cũng bị gián đoạn.
Vai trò của một sĩ quan Cảnh Sát Dã Chiến hết sức phức tạp, không những phải am tường về luật pháp mà còn phải quán triệt về quân sự. Tiêu diệt cơ sở hạ tầng Cộng Sản thì chỉ cần biết tin tức tình báo từ Cảnh Sát Ðặc Biệt (CSÐB) hoặc các cơ quan bạn để Cảnh Sát Dã Chiến có thể thi hành nhiệm vụ. Còn đối với các cuộc biểu tình và nhiễu loạn dân sự thì Cảnh Sát Dã Chiến phải khéo léo, tế nhị hơn và nhất là phải biết rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Thật vậy, với nhiệm vụ thứ hai này, Cảnh Sát Dã Chiến luôn luôn thi hành đúng mức và đúng luật. Bằng chứng là vào giữa năm 1973, Linh Mục Trần Hữu Thanh từ Sài Gòn ra Quảng Ngãi xúi giục học sinh và dân chúng địa phương biểu tình chống chính quyền. Vì số người xuống đường quá đông nên ngoài Cảnh Sát Dã Chiến ra, vị tỉnh Trưởng còn điều động thêm quân đội địa phương đến hỗ trợ.
Kết quả của cuộc giải tỏa đám biểu tình này là đã làm một học sinh bị trúng đạn ở chân. Cha mẹ của học sinh bị nạn gởi đơn kiện Cảnh Sát Dã Chiến đã bắn vào con họ. Nhưng qua cuộc điều tra mới biết rằng Cảnh Sát Dã Chiến chỉ sử dụng các dụng cụ chuyên môn sẳn có như lăng khiên, đoản côn, lựu đạn khói cay, vòi phun nước. Vã lại tầm mức bạo động ở đây luật pháp chưa cho phép Cảnh Sát Dã Chiến phải dùng đến vũ khí. Thêm nữa, giảo nghiệm đầu đạn bắn là đạn của súng Colt 45 mà Cảnh Sát Dã Chiến không được trang bị loại súng này. Do đó mà Cảnh Sát Dã Chiến đã thoát khỏi bị qui trách làm sai luật pháp.
Rất tiếc trách nhiệm của Cảnh Sát Dã Chiến chưa hoàn thành thì tháng 4 năm 1975 lại đến. Những ước vọng cải tổ, sửa đổi để biến lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến trở thành một lực lượng võ trang lớn mạnh nhất trong thời bình đã bị tan vỡ. Cảnh Sát Dã Chiến cũng như các đơn vị khác được lệnh ở đâu trở về đó để tan hàng.
Thông thường thì ở các trung tâm huấn luyện hay ở bất cứ đơn vị Cảnh Sát Dã Chiến nào, trước khi được lệnh “tan hàng” đều hô to hai tiếng “cố gắng,” rồi sau đó 5 hay 10 phút đơn vị sẽ được tập họp trở lại để tiếp tục huấn luyện hay được phân chia công tác mới. Thế nhưng lần “tan hàng” này anh em Cảnh Sát Dã Chiến không có hô to hai tiếng “cố gắng” nữa. Các chiến sĩ cảnh phục “hoa màu đất” của Biệt Ðoàn 222 Cảnh Sát Dã Chiến đang đánh nhau với Việt Cộng tại Ký Thu Ôn (Quận 8 Sài Gòn) đã được lệnh trở về hậu cứ biệt đoàn, để rồi tự buông súng trước sân cờ và giải tán từ đó.
Sau một tháng kể từ ngày thua trận trở về nhà, các sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh Sát Dã Chiến cũng cùng số phận với các viên chức khác của chính phủ VNCH, phải trình diện để được đưa vào các trại tù Cộng Sản. Thông báo trên báo chí và đài phát thanh của Cộng Sản, yêu cầu mọi người trình diện “học tập cải tạo” chỉ cần mang theo thực phẩm, quần áo và tiền bạc đủ dùng trong vòng mười ngày hoặc một tháng. Thế rồi qua nhiều năm tháng , thân phận của những người tù trong đó có nhiều chiến sĩ Cảnh Sát Dã Chiến đã bị lưu đày qua biết bao trại tù từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam.
Trải qua những năm tháng gian khổ, đói rét, thiếu thốn đủ thứ, và tinh thần luôn luôn bị đe dọa, một số chiến hữu Cảnh Sát Dã Chiến đã ra đi vĩnh viễn, một số may mắn hơn sau khi ra tù đã vượt biên tìm đến bến bờ tự do hiện đang định cư ở nhiều nước trên thế giới, một số đông sau cùng đã được ra đi theo diện H.O. hiện đang cư trú rải rác trên các Tiểu bang của Hoa Kỳ.
Ngày nay người chiến sĩ Cảnh Sát Dã Chiến sống xa quê hương ít có cơ hội để gặp nhau theo định kỳ hoặc trong các chuyến công tác tại các đơn vị từ Quảng Trị cho tới Cà Mau như ngày nào. Cuộc sống nơi xứ người làm chúng ta không có nhiều thời giờ để liên lạc, trò chuyện, tâm tình khi xa xứ. Những thành qủa đạt được trong quá khứ nay chỉ còn là kỷ niệm. Dù thời gian có lâu bao nhiêu đi chăng nữa cũng không làm phôi phai đi tình nghĩa đồng đội Cảnh Sát Dã Chiến. Chúng ta luôn luôn kính trọng các bậc đàn anh, thương mến đàn em.
“Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm” luôn luôn được chúng ta gìn giữ và tôn trọng. Khi không còn ở đơn vị nữa, thì dù ở bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào, người Cảnh Sát Dã Chiến cũng luôn luôn tự hào là không bao giờ để mất đi danh dự cao quý của mình.
*Nguyễn Văn Linh*
******************************************************************
TIỂU SỬ BIỆT ĐOÀN 222/CSD *amac. Biệt đoàn 222/CSDC là một đơn vị đặc nhiệm trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia của Việt Nam Cộng Hòa.Ngoài nhiệm vụ là đơn vị Tổng Trừ Bị cho Bộ Tư Lệnh CSQG, còn có các nhiệm vụ khác liên quan đến trật tự và nội chính của đất nước. Để phù hợp với nhu cầu công tác trên 2 phương diện chuyên môn và chiến đấu, nhân viên Biệt Đoàn được huấn luyện quân sự và chuyên môn một cách ngoại lệ, căn cứ theo nhu cầu. Biệt Đoàn còn nhận được sự tăng phái của nhiều sĩ quan ưu tú thuộc các quân chũng tên tuổi trong quân lực VNCH như nhảy dù, biệt động quân, lực lượng đặc biệt, biệt kích dù..v.v.. Biệt đoàn 222/CSDC được thành lập ngày 06 tháng 11 năm 1961 với tên gọi là TIỂU ĐOÀN BẠCH HỔ 611 do thiếu tá Trần văn Dần chỉ huy.Tiểu đoàn Bạch Hổ ra đời 1 năm sau cuộc binh biến 11 tháng 11 năm 1960 thất bại.Tiểu đoàn Bạch Hổ đáp ứng tình thế hổn loạn sau đảo chánh 60 với nhiệm vụ trấn áp các tụ tập đông đảo hay biểu tình bạo động để tái lập trật tựcông cộng cho xã hội. Tiếp theo là Phong Trào Phật Giáo đấu tranh.Các đường phố Sài gòn tràn ngập đoàn ngýời biểu tình.Những bạo động liên tục xảy ra, nhiều sinh hoạt xã hội bị đình trệ.Trật tự công cộng ThủĐô Sài Gòn bị xáo trộn nghiêm trọng.Tiểu đoàn Bạch Hổ một lần nửa phải đối diện với những cuộc biểu tình bạo động với qui mô lớn, trong nhiệm vụ tái lập trật tự công cộng.Sau nhiều năm tháng gian khổ và truân chuyên trong sứ mạng tái lập trật tự công cộng, duy trì uy quyền của chính phủ cho đến ngày 01 tháng 11 năm 1963 tiểu đoàn Bạch Hổ chấm dứt nhiệm vụ. Hội Đồng Týớng Lãnh quân lực VNCH đứng lên lãnh đạo quân đội làm cuộc binh biến lần thứ 2, đảo chánh và chấm dứt nhiệm vụ chính phủ hợp pháp của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong đó có tiểu đoàn Bạch Hổ. Sau khi chính phủ lâm thời đýợc thành lập do ông Nguyển Ngọc Thõ làm thủ týớng chính phủ, tiểu đoàn Bạch Hổ được phục hoạt với tên mới là TIỂU ĐOÀN CẢNH SÁT CHIẾNĐẤU(TĐCSCĐ) do thiếu tá Huỳnh Hồng Cẩm chỉ huy.TĐCSCĐ vẩn tiếp tục hoạt động với nhiệm vụ cũ là bảo vệ uy quyền chính phủ và trật tự công cộng cho đến cuối năm 1963. Khi tướng Nguyển Khánh đứng lên làm một cuộc binh biến khác, nhằm lật đổ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng(HĐTLCM) và chính phủ với tên gọi là CUỘC CHỈNH LÝ nhằm thay đổi nhân sự trong Hội Đồng Quân Lực( tên gọi mới của HĐTLCM)và thành lập chính phủ mới.TĐCSCĐ lại bị đổi tên thành TIỂU ĐOÀN CẢNH SÁT TRẬT TỰ(TĐCSTT) do thiếu tá Dương Quang Tiếp(1) chỉ huy. Ngày 22 tháng 2 năm 1964 TĐCSTT lại được đổi tên thành BIỆT ĐOÀN 222/CẢNH SÁT DÃ CHIẾN (BĐ222/CSDC) để đáp ứng với tình hình mới. Kể từ đây BĐ222/CSDC ngoài nhiệm vụ bảo vệ uy quyền chính phủ, duy trì trật tự công cộng , còn là đơn vị bình định trong chiến dịch Phụng Hoàng.Thiếu tá Phạm Huy Sảnh(2) là người chỉ huy đầu tiên BĐ222/CSDC.Những sĩ quan chỉ huy kế tiếp cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 là thiếu tá Nguyển Trọng Tòng(3), thiếu tá Nguyển Ngọc Anh, thiếu tá Nguyển Thành Sinh, thiếu tá Nguyển Kim Biên(4) và trung tá Lai Văn Sáng. Suốt 14 năm có mặt trên chính trường và chiến trường miền Nam Việt Nam, BĐ222/CSDC đã tham gia đóng góp hầu hết các chiến dịch bảo vệ uy quyền của chính phủ, đàn áp và tái lập trật tự những vụ biểu tình, bạo động gây xáo trộn tại thủ đô Sài Gòn. Ngoài ra còn tham gia vào những chiến dịch đặc biệt mang tính lịch sữ tại các nõi biến động trên toàn lãnh thổ VNCH. Điển hình như: 1/BĐ222/CSDC có công đầu trong việc bình định biến động Miền Trung năm 1966 khi thượng tọa Thích Trí Quang cùng các phật tữ như đại tá Đàm Quang Yêu, bác sĩ Nguyển Ngọc Mẩn...gây biến động miền trung( tại Huế và Đà Nẳng) chống lại chính quyền trung ương bằng CHIẾN DỊCH MANG BÀN THỜ PHẬT RA ĐƯỜNG làm chướng ngại vật chống lại biện pháp tái lập trật tự của chính quyền địa phương.Tướng Nguyển Ngọc Loan được chính phủ cử ra Miền Trung tái lập trật tự.Tướng Loan mang theo BĐ222/CSDC do thiếu tá Sảnh chỉ huy và nhiều đơn vị quân lực khác, đáp xuống tại phi trường Đà Nẳng.Từ tuyến xuất phát nầy , tướng Loan đã bình định Đà Nẳng -Huế trong thời gian ngắn.Thượng tọa Trí Quang bị bắt mang về Sài Gòn quản thúc tại bệnh viện Duy Tân. 2/ BĐ222/CSDC đã phối hợp với Sý Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ hành quân lục soát và tảo thanh hạ tầng CS(CT4) tại Bồng Sơn , tỉnh Bình Định nơi có nhiều mật khu của Việt Cộng trong chiến dịch bình định kéo dài nhiều tháng. 3/BĐ 222/CSDC tham gia và làm nổ lực chính cuộc hành quân giãi tán Cô Nhi Viện Long Thành(CNV/LT) do Bộ Tư Lệnh CSQG ( khối Hành Quân) trực tiếp chỉ huy.CNV/LT là cơ sở kinh tài trá hình của Việt Cộng, ngoài việc huy động vật tài lực tiếp tế cho Cộng quân còn có nhiệm vụ " nhồi sọ" các cô nhi căm thù chế độ VNCH do tên cán bộ CS Tư Sự lãnh đạo. 4/BĐ222/CSDC chịu trách nhiệm phối hợp với Ban Giám Đốc Trung Tâm Cãi Huấn Côn Sơn phân loại các tù nhân CS để thực hiện Hiệp Định Paris về khoản trao đổi tù binh.Đồng thời hành quân giãi cứu giám thị trại giam bị tù cầm giử làm con tin. 5/BĐ222/CSDC tham gia với các đơn vị thuộc quân khu 4 trong chiến dịch giãi giới Tổng Đoàn Bảo An Hòa Hảo tại Cao Lãnh vào cuối năm 1974.. 6/BĐ222/CSDC là đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cơ sở cho Bộ Tư Lệnh CSQG, dinh Độc Lập. dinh Thủ Tướng, Đài Truyền hình, đài phát thanh và các bộ trong chính phủ. 7/BĐ222/CSDC thường xuyên gởi các đơn vị trực thuộc cấp Liên Đội, Đại Đội đến các địa phương như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Lạt, Côn Sơn, Phú Quốc..theo yêu cầu của các địa phương cho những nhu cầu đặc biệt vừa phát sinh ngoài khả năng dự liệu của các địa phýõng. BĐ222/CSDC tuy là một đơn vị CSQG nhưng được tổ chức như một đơn vị quân lực VNCH. BĐ222/CSDC có nhân số khoản non 3000 nhân viên được phân bổ như sau: -Bộ chỉ huy với các phòng 1(quản trị),2(tình báo),3( kế hoạch, hành quân, huấn luyện),4( tiếp liệu),Tâm Lý Chiến, An Ninh Cảnh Lực và ban Truyền Tin. -đại đội công vụ. -12 đại đội tác chiến. -1 trung đội vũ khí nặng. -3 ban chỉ huy Liên Đội A,B và C. Bộ chỉ huy BĐ trực tiếp quản lý các đại đội trực thuộc.Trong công tác, Bộ Chỉ Huy BĐ căn cứ vào nhu cầu để chỉ định Ban Chỉ Huy Liên Đội chỉ huy các đại đội công tác, khi có từ 2 đại đội trở lên. Huy hiệu của BĐ 222/CSDC là con nhện trên lưới nền vàng. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ghi chú: (1).sau là đại tá Dương Quang Tiếp chỉ huy trưởng CSQG khu 1. (2)sau là đại tá Phạm Huy Sảnh Trưởng Phòng 5 Tổng Tham Mýu Quân Lực VNCH. (3) sau là đại tá Nguyển Trọng Tòng Chỉ Huy Trýởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH. (4)sau là trung tá Nguyển Kim Biên Chỉ Huy Trýởng CSQG Phú Yên.
***************************************************************
TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG * cựu thiếu tá Nguyễn Văn Thọ, BĐ 222/CSDC.
Ba mươi năm đã trôi qua kể từ ngày vận nước đổi thay, tôi và biết bao nhiêu chiến hữu đã trải qua những ngày tháng dài đau thương khổ hận. Sống mà như đã chết, không còn có điểm tựa nào để bám víu. Cố quên đi những quá khứ tang tóc, những đau buồn tận cùng thế kỷ. Song cố quên thì lại càng gợi nhớ những chiến hữu thân thương đã cùng mình "chung lưng đấu cật", dũng cảm chiến đấu cho đến giờ phút cuối cùng để rồi nước mắt tuôn trào trong nghẹn ngào, phải giã từ vũ khí mà không biết lý do? Để tỏ lòng khâm phục và vinh danh một đơn vị có danh hiệu là Biệt Đoàn 222/CSDC mà tôi được vinh dự phục vụ dưới cờ, và đã tham dự trận đánh cuối cùng đầy khốc liệt và đã chiến thắng trong "Hoàn thành nhiệm vụ được giao phó", trong những giây phút "dầu sôi lửa bỏng" nhất của đất nước thân yêu chúng ta, bên cạnh dòng người đang tìm cách rời bỏ "hàng ngũ" để lánh thân càng lúc càng đông. Nhớ lại...khoảng 4 giờ chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, lệnh Chỉ Huy Trưởng thông qua thiếu tá HHQ, Trưởng Phòng 3, tôi đưa Liên Đội A/222/CSDC gồm 3 Đại Đội 5, 8 và 10 do thiếu tá ĐVV chỉ huy đến địa điểm cầu Sài Gòn trên xa lộ Biên Hòa rải quân, đóng chốt chận đường xâm nhập của địch hướng thủ độ Sài Gòn, thay thế tiểu đoàn dù nhận nhiệm vụ khác. Việc rải quân và tổ chức phòng thủ vừa kết thúc lúc 1 giờ khuya rạng ngày 29 tháng 4 năm 1975 thì tinh hình đã đổi thay. Vì cùng giờ nầy trong đêm, cuộc CSQG/Ký Thu Ôn thuộc quận 8 bị Việt Cộng tấn công bởi một đơn vị đặc công với hỏa lực hùng hậu. Lực lượng đồn trú chống trả mãnh liệt nhưng cuối cùng phải rút lui do áp lực địch quá mạnh. Liên đội A/222 lại bàn giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn dù khác.Sau đó BCH/HQ và Liên Đội A di chuyển đến BCH/CSQG/Q8. Tại đây lúc 7g 30 sáng ngày 29/4/1975, sau khi bàn thảo kế hoạch, tôi và thiếu tá ĐVV đưa Liên Đội A đến địa điểm hành quân và đặt kế hoạch tái chiếm cuộc Ký Thu Ôn. Thành phần tham dự gồm 3 Đại đội: -Đại Đội 5 do trung úy NTĐ chỉ huy. -Đại Đội 8 do trung úy PĐN chỉ huy. -Đại Đội 10 do trung úy NVC chỉ huy. Cuộc Ký Thu Ôn nằm sát tình lộ hướng về quận Cần Guộc, tỉnh Gò Công.Phía Tây-Bắc, cách cuộc chừng 800m là làng mạc dân cư đông đúc. Phía Đông-Bắc, sát cuộc là nghĩa trang lớn.Phía Đông-Nam, cách cuộc 500m cũng là khu dân cư có nhiều hộ và các cửa hàng buôn bán tạp hóa. Tôi và thiếu tá ĐVV quyết định đặt BCH/HQ tại phía sau lưng cuộc, về hướng Nam, cách cuộc 300m. Chúng tôi sử dụng Đại Đội 5, rải quân dọc theo tỉnh lộ, làm thành phần hỏa lực, sử dụng vũ khí gồm các loại như M79, M72, súng cối 60 ly và đại liên 50.Đại Đội 8 và đại Đội 10 tiến quân từng bước một vào mục tiêu theo chiến thuật "tam giác đáy đi trước". Khi 2 đơn vị ĐĐ8 và ĐĐ10 tiến quân còn cách xa cuộc khoảng 100m thì địch phản công dử dội bằng hỏa lực B41 và AK47. Lực lượng tiến quân bị buộc phân tán mỏng, dùng hỏa lực cơ hữu bắn dập mục tiêu. Sau hơn 1 giờ giao tranh, tiếng súng hoàn toàn ngưng hẳn. Chúng tôi dự đoán, trước hỏa lực mạnh và sự chiến đấu dũng cảm của các chiến hữu Biệt Đoàn 222/CSDC, địch âm thầm rút lui theo các đường giao thông hào, do chúng thực hiện hôm trước, khi mở đường tấn công vào cuộc. Tại đây chúng tôi ghi nhận 4 tên Việt Cộng chết tại chỗ cùng vũ khí. Sau khi nắm vững tình hình, BCH/HQ di chuyển vào bên trong cuộc. Đại Đội 8 nhận nhiệm vụ tổ chức phòng thủ và bảo vệ cuộc. Trong lúc đó lực lượng địch dù hoàn toàn rút quân khỏi vị trí, nhưng vẩn rải quân đóng chốt trong nghĩa trang. Việc xác định tình hình địch vô cùng phức tạp.Trước tình huống nầy, BCH/HQ quyết định yêu. BCH/CSQG/Thủ Đô liên hệ can thiệp cho một trực thăng quan sát và đánh dấu mục tiêu ngỏ hầu tranh tổ thất cho đơn vị. Sau 2 tiếng đồng hồ án binh bất động đợi chờ. Kết quả là sự im lặng hoàn toàn(*).BCH/HQ quá thất vọng. Chúng tôi nghĩ rằng nếu không giãi quyết chiến trường sớm trước khi trời tối sẽ gặp nhiều nguy hiểm và khó khắn nhất là các chiến hữu Biệt Đoàn hơn một ngày không chộp mắt. Chúng tôi không còn con đường nào khác. Chúng tôi áp dụng chiến thuật " Mưu Lược Chiến ". Sau khi chúng tôi bàn thảo chi tiết với thiếu tá LĐT và 3 Đại Đội Trưởng, tất cả chúng tôi đồng ý với nhau.Tôi khai hỏa phát súng đầu tiên, thì đồng loạt các đơn vị nổ súng ồ ạt và hô xung phong nhưng tât cả nằm yên tại chỗ để theo dõi địch và đánh dấu mục tiêu. Đây chỉ là kế nghi binh buộc địch xuất hiện. Đúng như dự kiến, địch phản côn quyết liệt bằng các vũ khí AK47,B40, B41. Sau khi xác định được vị trí địch, Đại Đội 10 phân tán thành 8 toán, đồng loạt men theo đường hầm của địch, tiêu diệt từng tổ một, dười sự yểm trợ hỏa lực của Đại Đội 5. Trận đánh kết thúc lúc 4 giờ chiều ngày 29/4/1975 với 6 tên Việt Cộng ra hàng. Lực lượng đặc công coi như bị tiêu diệt tại chỗ. Sau khi bàn giao khu vực cho đơn vị địa phương, Liên Đội A được di chuyển về hậu cứ. Tại đây chúng tôi được thiếu tá Q, Trưởng Phòng 3,Đại úy B Trưởng Phòng 1, Trung Úy Đ, Trưởng ban Truyển Tin ...đón tiếp với tất cả tấm lòng quý mến. Sau đó chúng tôi nhận được sự khen ngợi tức thời của Bộ Tư Lệnh CSQG. Trước tình hình "càng ngày càng bi đát" dưới áp lực quân sự đối phương, không khí chính trị càng lúc càng " ngột ngạt". Dòng người trốn chạy gần như hoảng hốt và hổn loạn, vẩn còn nhiều đơn vị, quân chủng VNCH bình thản gần như không có chuyện gì,vẩn tiếp tục rải quân trên các đường phố, chiến giữ cao ốc nội thành Saigòn. Họ đang chờ lệnh của các lãnh đạo mới. Đơn vị chúng tôi còn đang tích cực chuẩn bị mọi phương tiện, lương khô, vũ khí, đạn dược để phòng khi có lệnh di chuyển tiếp tục chiến đấu, dười hoàn cảnh mới.Nhưng đúng vào lúc 10 gìơ15 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống mới Dương Văn Minh tuyên bố các đơn vị "ngưng chiến", chuẩn bị bàn giao cho đối phương. Đúng là NGÀY ĐẠI TANG cho cả dân tộc VNCH theo sau Nhật Lệnh đầu tiên của ông Minh. Sau lời tuyên bố là những dòng nước mắt đẫm ướt áo trận...và một cuôc lưu đày oan nghiện bắt đầu... -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------(*) Sau nầy trao đổi với Phòng 3/BĐ222/CSDC, chúng tôi mới biết Tổng Thống Dương Văn Minh trao chức Chỉ Huy Trưởng/CSQG/Thủ Đô cho tên VC nằm vùng Triệu Quốc Mạnh. Hắn nhậm chức với mục đích bảo vệ mạng sống các tù nhân CS (sau này hắn trở thành thủ lãnh Luật Sư Đoàn thành phố HCM). Còn bộ Tổng Tham Mưu và BTL/Biệt khu Thủ Đô, không còn ai ngoài chuẩn tướng Nguyễn Bá Hỉ, phải xông xáo cho 2 cơ quan đầu não. Riêng BTL/CSQG chỉ có Đại tá Phạm Kim Qui là cấp chỉ huy cao nhất. Do đó mọi yểm trợ chiến trường đều bị tê liệt.
|