Thông thường sau khi uống xong một cốc nước, trong vòng 15 phút tỉ lệ nam giới vào nhà vệ sinh là 7.08%, nữ là 5.51%; trong 30 phút, tỉ lệ nam giới đi tiểu là 22.49%,
Tiểu nhiều là dấu hiệu thận hư, uống nhiều nước sẽ thải hết độc tố ra khỏi cơ thể?... Rốt cuộc đi tiểu có liên quan thế nào đến sức khỏe mỗi người?
Ăn uống có liên quan mật thiết đến sức khỏe mỗi người. Thông thường sau khi uống xong một cốc nước, trong vòng 15 phút tỉ lệ nam giới vào nhà vệ sinh là 7.08%, nữ là 5.51%; trong 30 phút, tỉ lệ nam giới đi tiểu là 22.49%, nữ là 11.76%; trong vòng 1 tiếng, tỉ lệ nam giới đi tiểu là 19.74%, nữ giới là 9.64%.
|
1. Một ngày đi tiểu mấy lần là bình thường? 8 lần
Tiêu chuẩn về số lần đi tiểu để có một cơ thể khỏe mạnh đó là mỗi ngày đi 8 lần; mỗi lần khoảng 300 ml, tổng không quá 3000 ml/ ngày.
Số lần đi tiểu nhiều, nhưng lượng nước tiểu ít, khả năng bàng quang hoặc niệu đạo có vấn đề; số lần đi tiểu nhiều, mà lượng nước tiểu cũng cũng không ít, có khả năng là do quá trình trao đổi chất, mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh đa tiểu (tiểu nhiều).
2. Buổi đêm nên dậy đi tiểu mấy lần? 1 lần
Mỗi ngày đi tiểu 8 lần, buổi sáng 7 lần, đêm 1 lần là hợp lý nhất.
Đêm dậy đi tiểu nhiều có thể là vì trước khi ngủ uống quá nhiều nước. Đây là chuyện bình thường, bạn không cần phải vì thế mà giảm lượng nước uống buổi tối, trừ những người bị cao huyết áp và suy tim, sung huyết, họ cần hạn chế uống nước để tránh dậy nhiều về đêm.
Bạn cũng không cần phải lo lắng buổi tối uống nhiều nước, buổi sáng ngủ dậy mắt và mặt sẽ bị phù, vì chỉ những người thận có vấn đề về mới bị như vậy. Người có thận khỏe mạnh sẽ trao đổi chất bình thường, không thể bị sưng phù mặt vì uống nhiều nước.
Cũng có trường hợp buổi tối không uống nước, mà vẫn dậy đi tiểu đêm, mỗi lần đi tiểu nhiều, đây có thể là do vấn đề trao đổi chất của cơ thể; mỗi lần tiểu ít, cho thấy có vấn đề bàng quang và niệu đạo. 3. Sau khi uống ước bao lâu thì đi vệ sinh? 30-45 phút
Về cơ bản, quá trình trao đổi chất nước trong cơ thể cần 30-45 phút, nhưng khoảng thời gian này có thể linh động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một là ăn mặn hoặc nhạt, khi ăn quá mặn, thời gian bài tiết nước tiểu sẽ mất nhiều thời gian hơn, vì muối sẽ làm cho khả năng giữ nước trong cơ thể lâu hơn.
Hai là ăn quá nhiều hoặc quá ít, sau bữa ăn chính lại uống rượu, sẽ không dễ để đi tiểu. Nguyên nhân rất đơn giản, thực phẩm giống như bọt biển sau khi hấp thu nước, sẽ kéo dài thời gian bài tiết nước tiểu.
Ngoài ra, cơ thể thiếu nước và thời tiết nóng lạnh cũng ảnh hưởng đến thời gian đi tiểu. Hoặc khi vận động nhiều, cơ thể thoát mồ hôi, thiếu nước cao độ, lúc này, có uống bao nhiêu nước, cơ thể cũng hấp thu bấy nhiêu, nên phải rất lâu sau bạn mới buồn đi tiểu. 4. Nước tiểu bình thường có màu gì? Màu vàng trong
Nước tiểu khỏe mạnh thường có màu vàng trong, giống như nước trà xanh pha lần đầu. Khi uống nhiều nước, nước tiểu cũng có thể ngả sang màu trắng, hoặc không màu; khi uống ít nước, nó sẽ có màu vàng của bia. Những trường hợp này đều hết sức bình thường.
Màu nước tiểu không bình thường chia làm mấy trường hợp: Nước tiểu màu vàng tươi phát sáng: Trong nước tiểu có dấu hiệu bị bệnh vàng da, hoặc bổ sung vitamin b2 quá mức
Nước tiểu màu đỏ tươi giống như màu nước rửa thịt: Xuất hiện tế bào máu trong nước tiểu, có thể là viêm thận hoặc bệnh ngoại khoa thận; hoặc bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc… Nước tiểu có màu thẫm: Trong nước tiểu có tế màu máu bị vỡ, cũng có thể là viêm thận. Nước tiểu màu trắng: Trường hợp này rất hiếm thấy, có thể là bệnh giun chỉ bạch huyết hoặc thận tắc nghẽn. 5. Lượng nước tiểu thải ra một ngày bao nhiêu là vừa đủ? 1500 ml
Mỗi ngày lượng nước tiểu bài tiết là khoảng 1500 ml là hợp lý. Thực tế, chỉ cần mỗi ngày lượng nước tiểu không ít hơn 400 ml, và không quá 3000 ml thì không có vấn đề gì bất thường.
Với lượng nước tiểu ít hơn 400 ml, thường không thể xuất hiện ở người bình thường, đây có thể là dấu hiệu suy thận cấp; lượng nước tiểu quá 3000 ml thường xuất hiện ở người mắc bệnh tiểu đường hoặc đái tháo nhạt, cũng có thể là hội chứng polydipsia (uống nhiều).
|