LỄ VUA VÀ BÁNH VUA |
Tác Giả: Nguyễn thị Cỏ May | |||
Thứ Ba, 10 Tháng 1 Năm 2012 23:28 | |||
Những nước có lịch sử lập quốc lâu đời đều có những tập tục có giá trị văn hóa được dân gian gìn giữ. Tập tục cổ truyền thường bàng bạc những nét tôn giáo.
Bánh Vua. Mùng 6 tháng giêng : Ngày Lễ Ba Vua... Những nước có lịch sử lập quốc lâu đời đều có những tập tục có giá trị văn hóa được dân gian gìn giữ. Tập tục cổ truyền thường bàng bạc những nét tôn giáo. Ở Pháp ngày nay, dân chúng vẫn còn giữ “Ngày Lễ Ba Vua”. Hằng năm cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng, người Pháp tổ chức “Lễ Ba Vua” để nhắc lại hiện tượng Đức Chúa Jésus Christ xuất hiện đến với các Vua. Thật ra, lễ không có gì rình rang. Đúng hơn, chỉ là lễ ăn “Bánh Vua” (= La Galette des Rois) được tổ chức trong gia đình hoặc giữa bạn bè thân mật. Ăn“Bánh Vua” uống Champagne là ngon, đúng điệu. Giống như Vua. Ăn “Bánh Vua” mà uống coca-cola thì trở thành cowboy. Đây cũng là dịp để người thân trong họ hàng, bạn bè biếu nhau “Bánh Vua” vì bánh này chỉ được làm và bày bán vào sau ngày Tết cho đến hết tháng giêng mà thôi. “Bánh Vua” chỉcó ở các nước Âu Châu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và sau này, vượt Đại Tây Dương sang tận đất Huê Kỳ, tuy Huê Kỳ là xứ không có vua. “Bánh Vua”chưa qua tới Viêt Nam vì bị bánh Dầy, bánh Đa ngăn chận từ Bến Nhà Rồng, nên chưa kịp có tên gọi bằng tiếng Việt Nam. Ngày nay, người Việt Nam cư ngụ ở quốc gia có “Bánh Vua”, thì theo dân địa phương gọi tên bánh bằng tiếng địa phương. Dĩ nhiên bánh ở các nơi này cũng khác nhau. Từ cách làm, hình thức, vật liệu. Riêng ở Pháp, bánh vùng này cũng không giống bánh vùng kia. Nhưng ngày Lễ thì vẫn là đầu tháng giêng. Cỏ May không thể nói tường tận cách làm “Bánh Vua” như một bài giáo khoa gia chánh. Nếu quí vị độc giả muốn học làm bánh lại là chuyện khác. Phải có điều kiện chớ ! Nói cho vui chớ quí vị nào muốn học làm “Bánh Vua”, năm nay trễ rồi, xin hẹn năm tới, Cỏ May sẽ đến tận nhà biểu diễn và hoàn toàn miễn phí. “ Bánh Vua ”có nhiều loại phẩm chất, ngon dở khác nhau rất xa. Bánh bày bán ở cửa hàng trong Siêu Thị hoặc ở cửa hàng “ bánh mì, bánh ngọt ” không được Nghiệp đoàn bánh mì thừa nhận, thường là bánh dở và rẻ tiền. Đó là thứ bánh chế tạo theo phương thức kỹ nghệ. Tức chế tạo hàng loạt, cho vào tủ lạnh giữ đông lạnh. Thợlàm bánh chỉ có việc đem bánh đưa vào lò nướng. Bánh còn nóng, ăn tạm được. Đểnguội, bánh sẽ cứng và khi cắt bể vụn ra. Trái lại, bánh làm theo thủ công nghiệp lúc nào cũng ngon và giữ được lâu. Bánh nguội đem hâm nóng vẫn ngon như bánh mới. Loại bánh này do thợ nhồi bột và làm tại chỗ.Bán tới đâu, làm tới đó. Bánh ngon, bột có hương vị thơm tho, một phần nhờ thợnhồi bột bằng tay, và … những giọt mồ hôi trán rớt xuống trộn vào bột ! Cỏ May vừa nói “ bánh mì, bánh ngọt ” không được Nghiệp đoàn bánh mì thừa nhận. Xin nói rõ hơn, trong gần đây, vì xuất hiện quá nhiều bánh mì kỹ nghệ, để bảo vệ giá trịnghiệp vụ và sản phẩm, Nghiệp đoàn bánh mì không cho phép những lò bánh mì sản xuất và bán loại bánh mì kỹ nghệ được treo bảng “Boulangerie”, mà phải ghi rõ“Pain (=bánh mì) hay Viennoiserie, hay Le Petit Viennois, … ”, tức bảng hiệu không được phép ghi chữ “boulangerie hay boulanger”. Theo nguyên tắc này, thì bánh mì của xứ Huê Kỳ hay xứ Úc không thể du nhập xứ Tây được. Nếu xâm nhập đại sẽ … bị Tây biểu tình, đình công phản đối. Đừng quên biểu tình, đình công là nghề của Tây. Tây ăn bánh mì như người Việt Nam ăn cơm. Người Việt Nam chọn gạo ngon, như gạo Nàng thơm Chợ Đào (tức Chợ Rạch Đào gần Chợ Rạch Kiếng thuộc Tỉnh Long An, ngày trước là Tỉnh Chợ Lớn), gạo Ba Thắc ở Bạc liêu, ... Người Việt sau bữa ăn mà thiếu một chén cơm, thường có cảm tưởng như mình chưa ăn cơm vậy. Tây ăn thịt, rau là chánh, nhưng vẫn phải kết thúc bằng miếng bánh mì để nhắc người ăn là bữa ăn xong. Người ăn no chỉ đứng lên sau khi tay họ cầm miếng bánh mì vét dĩa. Cử chỉnày mang giá trị truyền thống của Pháp. Ngày xưa, vua chúa và quí tộc Âu Châu chưa biết dùng dĩa, muổng, dao, những thứ hiện diện trong nền văn minh của họngày nay, và từng bước đang thay đổi văn minh ăn uống của thế giới chúng ta. Họ ăn bằng tay. Bánh mì ngày xưa là một khối to. Khi ăn, cắt ra một miếng mỏng. Miếng bánh mì được dùng như dĩa khi ăn thịt. Sau cùng mới ăn đến miếng bánh mì, là bữaăn kết thúc. Ngày nay, ởPháp có nhiều loại bánh mì. Thông dụng là bánh mì “ba-ghết”, nhỏ và dài. Người ngoại quốc nhìn ổ bánh mì “ba-ghết” thì bảo Tây mua bánh mì đo bằng thước. Có người lại thắc mắc khi trông thấy người Pháp mua bánh mì không bao giờ gói lại, mà thường cặp nách đi về nhà. Giá bánh mì cách biệt nhau khá lớn do phẩm chất. Một “ba-ghết” bán với giá từ 75 xu đến 1,20 euro. Một ổ bánh mì “nhà quê” (pain de campagne) giá hơn 2 euros. Bánh mì này còn nóng sốt ăn với “phó-mát”, uống rượu chát đỏ Bordeaux thứ ngon, thì tuyệt vời. Ngon hơn ăn cơm nguội với mắm sống và trái bần, loại trái còn có tên rất văn chương là thủy liểu do Vua Gia Long đặt cho, của vùng quê nước mặn ở Việt Nam. Ăn uống vài lần bánh mì, “phó-mát”, rượu chát đỏ như thế này, người Việt đặc sệt đi nữa, cũng sẽ không thể tránh khỏi trở thành Tây. Thứ Tây thiệt, họ “Đờ”,như … De Gaulle. Khi ăn bánh, ai lãnh nhằm phần bánh có tượng Vua, sẽ được làm Vua. Người tham dự lấy Vương Miện được bán kèm theo bánh, đội lên đầu người được tượng Vua, như tấn phong. Và Vua vừa được tấn phong có nghĩa vụ kỳ tới phải đãi tất cả mọi người tham dựhôm ấy một chầu “ Bánh Vua ” nữa . Và cứ như vậy luân phiên cho đến hết mùa lễ. Ngày xưa, ở cổthành La Mã, người ta chưa biết dùng tượng Vua mà là hột đậu. Người tham dự Lễcắt bánh lấy hột đậu này làm phiếu bầu chọn Vua cho buổi Lễ. Đến năm 1870, tượng Vua bằng sứ, rồi bằng plastic thay thế cho hột đậu. Nghĩ đến Việt Nam, ngày mai này, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội không còn, giống như số phận của các chế độ quân chủ phong kiến Âu Châu, không biết người dân Việt Nam sẽ thừa hưởng món gì như di sản của chế độ xã hội chủ nghĩa ề ưu việt Ừ lưu lại?
|