Thú vui... trả đồ |
Tác Giả: Ngọc Lan | |||
Thứ Năm, 29 Tháng 12 Năm 2011 17:50 | |||
Phải chăng đây cũng là một cách thể hiện văn hoá Mỹ?
WESTMINSTER (NV) -Sau những tuần lễ người người bon chen, tất bật đi mua sắm cho mình, mua quà tặng cho người thân bạn bè, giờ lại đến lúc người ta ùn ùn xếp hàng đi... trả đồ.Và đó dường như cũng đã trở thành “lệ.”*** Mùa mua sắm, các bảng giảm giá hút hồn người mua. (Hình: Ngọc Lan) Cô Yến Phan, 41 tuổi, đang làm kế toán ở Santa Ana, nói: “Không năm nào sau lễ mà tôi không phải đi sắp hàng trả đồ! Từ ngày Black Friday, vô tiệm nào cũng thấy 'sale, sale,' người ta ùn ùn lựa, đâu có thì giờ đâu mà thử hay suy nghĩ kỹ coi mua cái đó về làm gì. Thấy rẻ thì cứ mua, để còn thời gian xếp hàng trả tiền rồi đi qua tiệm khác. Về nhà thong thả thử rồi mới biết cái nào xài, cái nào không, để mang đi trả.” Bà Ngọc Nguyễn, 50 tuổi, làm công việc chăm sóc người già, đã không ngần ngại khi mua cùng lúc hai chiếc túi xách hiệu Dooney & Bourke, một chiếc giá $250, một chiếc giá $200, sau khi được bớt 50% ngay trong đêm shopping Black Friday ở Cabazon Outlet. Thế nhưng, sau đó, bà Ngọc phải rủ con gái cùng bà lái xe lên Palm Spring để trả lại bớt một chiếc. Trong số những thứ được mang đi trả, quần áo và giày dép thường là các món hàng được trả lại cho các cửa hàng nhiều nhất sau mùa lễ. Một người đàn ông giấu tên, làm việc tại cửa hàng Home Depot, tiết lộ, “Không biết bao nhiêu người đã mang đến 'return' lại những cây Noel héo quắt sau khi hết mùa Christmas. Nhiều người kỳ quặc lắm. Tôi không biết họ nghĩ gì nữa.” Thống kê từ Liên Ðoàn Bán Lẻ Quốc Gia (National Retail Federation) cho thấy, với mỗi đô la đồ trả lại, cửa hàng bị mất đi 9.9 cent. Các cửa hàng dự kiến sẽ kiếm được khoảng $469 tỷ trong suốt mùa lễ này, điều này cũng có nghĩa là họ sẽ mất khoảng $46.4 tỷ khi khách hàng muốn trả lại những món hàng đã mua để lấy tiền lại. Trong thời điểm kinh tế sáng sủa, các cửa hàng chỉ mất khoảng 7 cent cho mỗi đô la hàng hóa trả lại. “Năm nay sẽ ghi dấu kỷ lục trả đồ,” ông Bill Angrick, giám đốc điều hành của dịch vụ bán đấu giá Liquidity Services, nói với Financially Fit. “Mọi người vẫn còn miễn cưỡng trong việc chi tiêu.” Ông Angrick cho biết bốn kho hàng của ông chứa đầy thiết bị điện tử bị trả lại và đang chờ để bán đấu giá. Ông cũng cho rằng mức độ trả đồ hiện nay gấp đôi so với những năm kinh tế còn đang sung túc. Ðối phó với tình hình này, một số nhà bán lẻ cũng đang siết chặt các qui định trả đồ. Trang mạng thế giới người tiêu dùng Consumerworld.org cho thấy cửa hàng Target, nơi trước đây cho phép khách hàng trả lại đồ trong vòng 90 ngày, nay họ chỉ chấp nhận hàng trả lại trong vòng 45 ngày. Cửa hàng đồ chơi Toys-R-Us thì không nhận lại các mặt hàng điện tử đã bị mở hộp. Cả Target lẫn Walmart cũng giới hạn đồ trả lại, nếu khách không có biên lai quà tặng (gift receipt). JC Penney, Macy và Express thì yêu cầu những chiếc váy loại “special-occasion” chỉ được trả lại khi nhãn mác vẫn còn được đính nguyên vẹn, để ngăn chặn việc người mua chiếc áo đầm về mặc một lần rồi mang trả. “Khi các hóa đơn thanh toán gửi về, mà tiền lại không có, thì phải mang đồ đi trả thôi,” cô Jennifer Nguyễn, 33 tuổi, ở Florida, nói. Cô cho biết cô đã mua rất nhiều sách truyện, phim ảnh, và quần áo cho những đứa cháu, tiêu hết $300 trong ngày Black Friday. Nhưng chưa đầy hai tuần sau, cô đã mang trả hết một nửa. Trong số những người xếp hàng rồng rắn trong đêm Thanhksgiving để mua hàng này, có bao nhiêu người sẽ lại xếp hàng chờ trả đồ sau khi mùa lễ qua đi? (Hình: Ngọc Lan) “Khi mua thì không tính, thấy bảng giá rẻ quá thì cứ mua. Nhưng mang về rồi, cộng lại hết, thấy nhiều quá, mà cũng thật sự không cần thiết hết nên phải mang trả lại cho nhẹ 'bill'.” Cô Jennifer giải thích. Tuy nhiên, mua thì ai chẳng thích, nhưng sau khi về xem lại vài đợt đi mua nước hoa, “tích tiểu thành đại,” số tiền mua dầu thơm lên đến hơn $600, nhắm cáng đáng không nổi tiền “bill” trong những tháng tới, chị Lanna đành tiếc rẻ mang đi trả gần hết. Trong khi đó, ông Sơn Vũ, một kỹ sư điện tử ở Irvine, nhăn mặt khi được hỏi đến kinh nghiệm đi mua sắm và “trả đồ,” “Ði mua đồ, đi kiếm chỗ đậu xe, đi trả đồ, đi xếp hàng dài dài, chờ chờ chờ... Tất cả chỉ làm tiêu tốn thời gian.”
|