Home Đời Sống Suy Tư Dòng Đời Tiền Bạc Và Hạnh Phúc

Tiền Bạc Và Hạnh Phúc PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan   
Thứ Tư, 15 Tháng 9 Năm 2010 20:27

Tiền là hạnh phúc?

Phàm ở đời có ai mà muốn nghèo đâu. Ai cũng muốn mình được giàu có mà càng giàu chừng nào thì càng tốt, càng sướng chừng đó, phải không các bạn?

Bởi vậy cho nên, hễ gặp nhau vào những dịp lễ lớn như Tết, thì người ta hay chúc cho nhau những câu như: “an khang thịnh vượng” , “tấn tài tấn lộc”,“làm ăn phát tài”, “tiền vô như nước ra như keo” vân vân.

Tiền bạc có đem lại hạnh phúc hay không?

Thoạt nhìn, thì tiền bạc gắn liền một cách mật thiết với hạnh phúc, nhưng trong thực tế có biết bao nhiêu là kẻ giàu có nhưng vẫn phải triền miên lo nghĩ, đối phó hết việc nầy đến việc kia, tinh thần lúc nào cũng bị căng thẳng bất an...

Bên cạnh những người quá giàu thì cũng có rất nhiều kẻ nghèo khó tận mạng, nghèo rớt mồng tơi, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, bệnh hoạn không thuốc chữa, cùng với trăm ngàn cái khổ chớ chẳng phải sung sướng gì đâu...

Vậy, có thể nói: tiền bạc chỉ là điều kiện CẦN chớ chưa phải ĐỦ để có được hạnh phúc!
Chung qui cũng chỉ do cách chúng ta suy nghĩ thế nào là hạnh phúc mà thôi.
Nhưng dù sao đi nữa, thì vừa có tiền rủng rỉnh vừa có sức khỏe sung mãn, thì vẫn sướng hơn là vừa nghèo mạt rệp lại còn vừa bị bệnh hoạn triền miên nữa.

 Các cụ ông cụ bà có đồng ý không?

Cái giá của hạnh phúc: lợi tức gia đình (vợ + chồng) 75.000$/một năm
Mới đây, đầu Sept 2010 Tạp chí Proceeding of The National Academy of Sciences có đăng bài khảo cứu của Giáo sư Daniel Kahneman và Angus Deaton thuộc Đại học Princeton Hoa kỳ về vấn đề là: có bao nhiêu tiền mới có được hạnh phúc.

Giáo sư Daniel Kahneman chuyên về tâm lý học và kinh tế. Ông ta đã doạt giải Nobel về kinh tế năm 2002 (Nobel Memorial Prize in Economic Sciences).
Câu trả lời là muốn có được hạnh phúc thì phải có lợi tức gia đình đúng 75.000$/năm.

Lẽ dĩ nhiên theo điều kiện cuộc sống của người Hoa Kỳ cũng như các tiêu chuẩn được ấn định trong khảo cứu nói trên.
Lợi tức càng thấp hơn 75.000$/năm chừng nào thì chắc chắn là càng khổ chừng đó.

Còn trên mức 75.000$/năm thì quả thật họ cảm nhận được tâm trạng thành công nói chung. Họ có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn về phương diện vật chất, nhưng về khía cạnh hạnh phúc hằng ngày cũng không có tăng theo bao nhiêu, vì đôi khi họ còn phải chịu nhiều áp lực, lo nghĩ, stress lắm chớ hổng có sướng ích gì đâu (?).
Đó là kết quả khảo cứu của Đại học Princeton.

Người viết thật sự không thoải mái lắm với kết luận trên và tự hỏi không hiểu tại sao hầu như tất cả mọi người (có người viết trong đó) đều lao đầu vào tiền, cày chết bỏ, ngày cũng như đêm, hai ba jobs cũng được, chơi luôn overtime càng đã, để mau kiếm tiền và càng thật nhiều tiền thì càng tốt zách lầu number one!

Không biết có ai tình nguyện xin cắt bớt lương từ 100.000$/năm xuống còn 75.000$/năm để bảo đảm có đươc hạnh phúc không. Chắc là chỉ có dân ba trợn mới dám làm thôi!
Thật đúng là: «Tiền là Tiên là Phật»

Người viết tìm thấy trên Internet bài thơ sau đây nói lên sức mạnh của đồng tiền từ cổ chí kim:
Ngày nay, người ta thường bảo:
Tiền là Tiên là Phật,
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khỏe của tuổi già,
Là cái đà của danh vọng,
Là cái lọng để che thân,
Là cán cân của công lý.

Còn người xưa thì lại xác quyết:
Có tiền mua tiên cũng được (tiên nâu và tiên nữ - chú thích thêm của người viết)

Deaton and Daniel Kahneman reviewed surveys of 450 000 Americans conducted in 2008 and 2009 for the Gallup-Healthways Well-Being Index that included questions on people's day-to-day happiness and their overall life satisfaction.
Happiness got better as income rose but the effect levelled out at $75 000, Deaton said. On the other hand, their overall sense of success or well-being continued to rise as their earnings grew beyond that point.
"Giving people more income beyond $75K is not going to do much for their daily mood... but it is going to make them feel they have a better life," Deaton said in an interview.

Đúng quá, tiền không đem lại hạnh phúc, nhưng có tiền cũng vẫn sướng và cũng dễ tính hơn.
Khảo cứu còn cho biết thêm, một điều kiện hiển nhiên và lãng nhách, là tình trạng bệnh hoạn và những biến cố khác như sự thiếu may mắn, vợ chồng ly dị sẽ tạo nên những tác hại, đau đớn về mặt tinh thần nhiều hơn ở những gia đình có mức lợi tức dưới 75.000$/năm so với những gia đình có lợi tức trên 75.000$/năm.

Theo thống kê năm 2008 thì có 32% gia đình Mỹ có lợi tức hàng năm trên 75.000$/năm.
Vậy, tiền $$$:
-/ không mua được hạnh phúc, nó chỉ mua được sự an ninh;
-/ bảo đảm được sự an toàn cho những người thân như vợ, con mình, v.v...thì chúng ta ít bị lo nghĩ, ít bị stress hơn;
-/ giúp chúng ta dễ tập trung ý tưởng vào hạnh phúc hơn khi chúng ta có ít lo nghĩ, ít stress.

And, according to the study, poverty exacerbated the emotional impact of negative life events such as illness and divorce. Nor did the poor get as much of a happiness boost from weekends as those who were better-off, according to the researchers.
"Life is unfair for the poor in all sort of dimensions," Deaton said

Về mọi mặt, mọi điều thì cuộc đời của người nghèo cho thấy có nhiều bất công!
Câu trên cũng không đem thêm điều gì mới lạ cả.
Không ai chối cãi là nghèo chắc chắn là khổ hơn giàu nhiều lắm.

Khảo cứu trên của Đại học Princeton đã căn cứ vào kết quả thăm dò 450.000 người Hoa Kỳ năm 2008 và 2009 về lợi tức gia đình hàng năm của họ cũng như tình trạng tinh thần trước ngày mà họ thật sự cảm nhận được hạnh phúc.

Jenifer Goodwin. Bloomberg Businessweek.07sept 2010. After $75,000. Money can’t buy day to day happiness.(but the more people make, the better they feel about their lives overall, study found)
http://www.businessweek.com/lifestyle/content/healthday/642850.html

Giáo sư Maddux, đồng tác giả trong khảo cứu nói thêm rằng: 75.000$/năm không phải là một con số mầu nhiệm, đó chỉ là một ngạch mức threshold nếu vượt qua khỏi cũng không làm cho chúng ta có thêm được nhiều hạnh phúc hơn đâu.

"$75,000 is not a magical figure people need to achieve to be at their happiest," Maddux said. "The point is there is a threshold at which people probably are not going to be substantially happier if they keep making more money."

Đúng là người Mỹ quá thực tiển. Cái gì họ cũng quy ra thành hạnh phúc được hết!
Riêng đối với đa số bà con mình sống tại Hoa Kỳ cũng như tại Canada, người viết nghĩ rằng một gia đình bốn người với lợi tức gia đình khiêm nhường ít hơn chút đỉnh cũng đã cảm thấy hài lòng lắm rồi. Vì có câu“khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” mà lỵ!

Biết có bao nhiêu tiền mới đủ?
Ý niệm giàu nghèo cũng rất tương đối, thay đổi tùy theo quan niệm, theo cách nhìn và cách suy nghĩ của mỗi người ở mỗi thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Không có cái gì là vĩnh cửu hết!
Thông thường thì sự giàu sang được đánh giá qua khả năng mua sắm, tiền bạc và sự tích tụ tài sản của cải vật chất, vân vân... Đây chỉ là cái giàu bên ngoài!
Nếu so với Bill Gates, thì một người Mỹ trung lưu được xem là rất nghèo.

Tuy nhiên, nếu nhìn về khía cạnh tiện nghi vật chất và khoa học kỹ thuật của thế kỷ 21 mà người Mỹ bình thường nầy đang thụ hưởng trong đời sống hằng ngày, thì có thể nói rằng anh ta còn giàu hơn cả Tổng thống George Washington cách đây 230 năm về trước.
Đây chỉ là một cách nhìn, một cách nói mà thôi!

Mình có giàu không?
“Ngó lên mình không bằng ai, ngó xuống thì không ai bằng mình”
Nhưng nếu ngó ngang thì mình...bằng người ta.

Nhà Nho Nguyễn Công Trứ quan niệm rằng nhu cầu của con người thì vô chừng không biết sao cho đủ.
“Tri túc, tiện túc, đãi túc,  hà thời túc,
Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn.”

Tạm dịch là :
“Biết là đủ, cho là đủ, thì nó là đủ
Biết là nhàn, cho là nhàn, thì nó là nhàn”.

Hình như hai câu nầy sao nó có vẻ như huề vốn quá trời!
Hay nói như vậy để tự an ủi mình mà thôi?
Tuy sách xưa đã dạy như thế, nhưng riêng tác giả thì sao mình vẫn còn cảm thấy lấn cấn chưa hoàn toàn thoải mái với hai câu nói trên, cho nên cũng không biết mình giàu hay nghèo nữa.

Vậy hạnh phúc là cái chi chi?
Hạnh phúc là một một trạng thái chủ quan của ý thức sung mãn.
Đối diện cùng một nghịch cảnh như nhau, có người thì lo sợ và cảm thấy khổ sở.

Nhưng ngược lại, cũng có người thì nhìn sự kiện đó một cách dửng dưng bình thản với một tâm thanh tịnh.

Có ai dám nói là mình được hoàn toàn hạnh phúc không?
Phải chăng hạnh phúc chỉ là một cái bóng hay một cứu cánh để chúng ta cố vươn tới mà thôi.

Một tôn giáo lớn thường khuyên chúng sinh chớ nên tìm hạnh phúc ở bên ngoài vì chúng ta sẽ không bao giờ đạt tới được đâu, bởi lý do lòng ham muốn của con người là vô giới hạn!
Muốn có hạnh phúc thật sự, thì phải cố gắng dẹp bớt ái dục và nhìn vào…bên trong chúng ta!

Hạnh phúc bắt đầu bằng sự cải hóa chính bản thân của mình vậy!

Montreal, Sept 16, 2010