Thư của một người già gởi các cháu thuộc thế hệ trẻ VN tại hải ngoại |
Tác Giả: Nguyễn Văn Thông-Cựu Thiếu tá Quân lực VNCH | |||
Thứ Năm, 04 Tháng 2 Năm 2010 08:01 | |||
Trước hiểm họa mất nước, diệt vong trong tay Tàu Cộng, thế hệ cha, chú, cô, dì của bác chỉ còn trông cậy vào lòng ái quốc của các cháu. Các cháu thân mến Đây là lần đầu tiên sau 20 năm sống tại hải ngoại, nhân dịp Tết Canh Dần 2010, bác mạo muội gởi lời chào và hỏi thăm sức khỏe đến các cháu, đến song thân và anh chị em của các cháu với lời cầu chúc năm mới An khang - Thịnh vượng. Các cháu biết không, trong 35 năm qua người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại ở lứa tuổi 70 - 80 của bác đến nay phân nữa đã đi vào lòng đất nơi xứ lạ quê người, phân nữa còn nấn ná ở lại trần đời như bác, chỉ có một hoài bảo duy nhứt là muốn nhìn thấy quê hương mình phú cường, tiến bộ. Dân tộc Việt Nam mình được tự do, ấm no, không còn Cộng sản độc tài cai trị để sánh vai cùng thế giới. Nhưng bác và những người cùng lứa tuổi vô cùng thất vọng, vì trong hơn 30 năm qua dưới sự cai trị ngu xuẩn, gian ác của tập đoàn Việt Cộng, đất nước Việt Nam ngày nay chẳng những không phát triển mà còn bị thụt lùi. Văn hóa dân tộc bị băng hoạ đưa đến tình trạng xã hội dầy dẫy bất công, thối nát và đang đứng trước hiểm họa diệt vong. Tất cả nguyên do cũng chỉ vì sự tham quyền cố vị của tập đoàn lãnh đạo CSVN. Bọn người phản bội tổ quốc này đang sẳn sàng hiến đất, dân biển cho Tàu Cộng để được vinh thân phì gia. Trước hiểm họa mất nước, diệt vong trong tay Tàu Cộng, thế hệ cha, chú, cô, dì của bác chỉ còn trông cậy vào lòng ái quốc của các cháu. Tuổi trẻ Việt Nam Hải Ngoại và trong nước. Là Thế Hệ Trẻ Việt Nam Hải Ngoại, các cháu đã sinh ra và lớn lên trong môi trường không có chiến tranh và hận thù. May mắn của các cháu, là khi trưởng thành đã biết thế nào là giá trị tự do nhân bản của con người tại những quốc gia có nền dân chủ pháp trị. Chẳng những vậy, các cháu còn được hấp thụ một nền giáo dục tân kỳ của thời đại mới. Như vậy, rõ ràng các cháu đã được đãi ngộ hơn những thanh thiếu niên của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Và đặc biệt là may mắn hơn các bạn trẻ đồng lứa tuổi tại quê nhà Việt Nam . Nhiều đêm thao thức bác tự hỏi, không biết sự thành công của đa số các cháu - Thế Hệ Mới của người VN Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Hải Ngoại, đó có phải là sự an bày của thượng đế theo phần số của mỗi con người hay không? Hay đây là sự đền bù cho những hy sinh máu xương và mạng sống của Quân, Dân, Cán, Chính VNCH - những người đã nằm xuống trong thời kỳ chiến tranh Quốc - Cộng? Nếu đúng như vậy, thì đây là sự an bày, đền bù bất công của tạo hóa. Bởi vì, không thể đem ân sủng chỉ dành cho 2, 3 triệu người hải ngoại là đủ, so với sự khổ đau của cả một dân tộc. Nhưng, sự thật không thể phủ nhận và chối cải là nếu không có máu đổ thịt rơi, xác người nằm xuống và biến cố đau thương 30 tháng 4 năm 1975, thì không có cộng đồng người Việt hải ngoại như ngày hôm nay. Mong các cháu hiểu và suy nghĩ về điều này, để thông cảm mà chia sẽ nổi niềm của thế hệ cha anh vì sao trong nhiều năm qua người Việt tỵ nạn CS không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản bạo tàn dù rằng cuộc tranh chấp đã tàn. Đối với các cháu, bác không muốn nói đến những điều thuộc về dĩ vãng, nhứt là chuyện buồn. Hơn nữa, lại là sự khổ đau của cả một dân tộc sau bao năm chiến tranh chiến tranh.Nói nhiều, chưa chắc các cháu đã hiểu, bởi vì trong đó có những điều vừa bất nhân vừa phi lý của chủ nghĩa cộng sản vượt ra ngoài sức tưởng tượng của loài người mà Hồ Chí Minh và đồng bọn đã áp đặt lên dân tộc Việt Nam của mình. Ở đây, bác chỉ muốn các cháu thỉnh thoảng tự hỏi nơi nào mới thật sự là quê cha đất tổ của mình. Và vì sao các cháu phải lưu lạc nơi xứ người, một nơi cách xa quê mẹ vạn dậm. Trả lời được câu hỏi, may ra các cháu mới cảm thông cho cha, mẹ, cô, chú, những người thế hệ lớn tuổi như bác tuy sống sung sướng nơi vùng đất tự do, nhưng sao lòng cứ mãi ngậm ngùi vọng về cố hương mỗi lần Tết đến. Các cháu hãy nghĩ coi. Sau khi tốt nghiệp các trường đại học tại nơi mình cư trú. Có phải các cháu chỉ muốn kiếm được việc làm ở một hãng, một xưởng, một công ty, một cơ cở công quyền gần nơi mình sống đã quen? Điều này cho thấy nếu phải đi làm xa nhà là điều bất đắc dĩ phải không? Công nhận điều này, các cháu mới hiểu một người phải rời bỏ quê hương, nơi chôn nhao cắt rúng đến sống nơi xứ lạ quê người không phải là một niềm vui. Cho nên, hôm nay, thế hệ của bác sau 35 năm bỏ nước ra đi nếu có vui được là thấy đàn con, đàn cháu nay đã lớn khôn với tương lai rực rở, là những người hữu dụng cho xã hội. Nhân dịp năm mới, bác muốn nói với các cháu, chuyện gần là với hoàn cảnh xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị thuận lợi các cháu hãy mạnh dạn, hăng hái tiếp tay với cha, chú trong việc phát huy sinh, xây dựng hoạt cộng đồng VN nơi địa phương mình cư trú trong tinh thần học hỏi, trao đổi kiến thức giữa cũ và mới để cơ chế cộng đồng ngày thêm trẻ trung, vững mạnh. Thực hiện được điều này chắc chắn Cộng Đồng Việt Nam sẽ được các cộng đồng bạn nể trọng. Và xa hơn nữa là sự kỳ vọng các cháu sẽ góp phần vào việc phục hưng đất nước thoát khỏi sự kềm kẹp của bạo quyền VC và hiểm họa nô lệ Tàu Cộng. Đây là một việc trọng đại mà một số nhà trí thức trẻ trong nước đang cố gắng thực hiện dù gặp phải khó khăn, họ vẫn hiên ngang cất lên tiếng nói yêu nước của mình. Dân tộc Việt Nam với truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của cha ông là bài học quí báu các cháu cần noi theo để đối đầu với tham vọng của Tàu Cộng. Hiện tại trong nước các bạn trẻ tại VN đã làm điều này, và nhiều người đã bị tù đày, đánh đập, trù dập. Chắc các cháu đã biết. Trước khi dứt lời, bác xin nhắc lại lời tiền nhân nhắn nhủ mà người Việt Nam nào cũng biết, đó là:“Đường đi khó không khó gì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” Một lần nữa mến chúc các cháu và những người thân năm mới An khang-Thịnh vượng. Mến chào các cháu Nguyễn Văn Thông Cựu Thiếu tá Hải quân QLVNCH
|